Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.74 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE
VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Phản biện 1:.....................................................
Phản biện 2:.....................................................
Phản biện 3:.....................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án
cấp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Vào ngày .......... tháng………năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm thông tin học liệu và truyền thông – Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số
rất cao, đặc biệt là so với các nước có mức thu nhập trung bình. Theo
kết quả Tởng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ lệ NCT (người
từ 60 tuổi trở lên) là gần 11,9% tổng dân số (tương đương với 11,4
triệu người). Dự báo dân số giai đoạn 2014-2049 của Tổng cục
Thống kê (TCTK 2016) cho thấy, tỷ lệ NCT sẽ tăng lên mức 26,1%
vào năm 2050 (tương đương với 27 triệu người).
Theo truyền thống, đồng cư trú là hình thức phở biến ở Việt
Nam nên người cao t̉i (NCT) được chăm sóc bởi các thành viên
trong gia đình. Cho tới nay, gia đình vẫn là nguồn an sinh của NCT –
là nơi cung cấp và hỗ trợ chính cho NCT cả về mặt vật chất và tinh
thần. Tuy nhiên, q trình chuyển đởi nhanh chóng về kinh tế - xã
hội và xu hướng di cư đã tác động mạnh mẽ đến hộ gia đình theo
hướng thay đởi từ hộ gia đình truyền thống với nhiều thế hệ sang hộ
gia đình hạt nhân, đặc biệt là hộ gia đình chỉ có vợ chồng là NCT
sống với nhau. Sự thay đởi đó cũng làm cho vị thế của NCT trong hộ
gia đình cũng thay đởi. Bên cạnh đó, sống một mình là điều ít mong
muốn về mặt xã hội nhưng lại đang trở thành xu hướng ngày càng
phổ biến ở NCT, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi rất cao (từ 80 trở lên).
Những sự biến đổi sắp xếp cuộc sống (SXCS) (hay sắp xếp cư trú)
như thế vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho việc chăm sóc và phát
huy vai trị NCT.
Cùng lúc đó, phần lớn NCT Việt Nam sống ở khu vực nơng
thơn khơng có lương hưu và khơng có thu nhập tích lũy khi về già và
nhiều NCT khơng nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống an sinh xã hội
(UNFPA 2011; Giang Thanh Long và Phí Mạnh Phong 2016) nên

thực tế nhiều NCT vẫn ở lại làm việc lâu hơn để hỗ trợ tài chính cho
bản thân và gia đình. Cho nên, với sự thay đổi trong cách SXCS gia


2
đình của NCT theo xu hướng sống với con ngày càng giảm sẽ có ảnh
hưởng lớn đến an sinh thu nhập cho NCT, đặc biệt trong bối cảnh
kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Như vậy, trong bối cảnh già hóa dân số, những thay đởi trong
SXCS, thị trường lao động… thì việc xem xét tác động của SXCS
đến sức khỏe, làm việc của NCT rất cần thiết. Tuy nhiên, theo hiểu
biết của tác giả thì cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào ở
Việt Nam phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe (thể chất và
tâm thần) và tình trạng làm việc của NCT. Do đó, nghiên cứu này là
cần thiết để cung cấp những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm để
từ đó mang lại những giá trị học thuật và chính sách. Đây cũng chính
là động lực, lý do chính mà NCS lựa chọn đề tài “Tác động của sắp
xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao
tuổi Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Mục tiêu cụ thể
i) Hệ thống hóa các lý luận về sắp xếp cuộc sống của NCT và
tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của
NCT;
ii) Phân tích thực trạng sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ở
Việt Nam;
iii) Phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm
việc của NCT;
iv) Trên cơ sở các kết quả phân tích, đề xuất một số chính sách
nhằm cải thiện sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu đề ra cần giải quyết là:
i) Tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc ở
NCT được giải thích bằng các lý thuyết nào?
ii) Thực trạng về SXCS của NCT ở Việt Nam hiện nay như thế nào?


3
iii) Trong điều kiện của Việt Nam, yếu tố SXCS tác động đến sức
khỏe và tình trạng làm việc của NCT như thế nào?
iv) Dựa vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cần có các
chính sách như thế nào để nâng cao sức khỏe cho NCT và
cải thiện tình trạng làm việc của NCT?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là SXCS của NCT Việt Nam, sức khoẻ
của NCT, tình trạng làm việc của NCT và tác động của SXCS đến
sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tác giả sẽ tập trung xây dựng mô hình và phân
tích tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khoẻ (gồm thể chất và
tâm thần) và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT.
- Về khơng gian: Luận án nghiên cứu ở Việt Nam.
- Về thời gian: + Nghiên cứu sự thay đổi trong cách SXCS của
NCT giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2016 trên cơ sở sử dụng dữ liệu
Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tởng cục
Thống kê.
+ Nghiên cứu tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng
làm việc của NCT trên cơ sở dữ liệu của Điều tra Người cao t̉i
Việt Nam năm 2011 (VNAS 2011) vì đến thời điểm hoàn thành Luận
án này, VNAS 2011 là cơ sở dữ liệu đại diện quốc gia cho dân số cao

t̉i mà có đầy đủ nhất các thơng tin phục vụ nghiên cứu, đặc biệt là
thông tin về sức khỏe và làm việc của NCT.
4. Đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
của các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước. Từ đó rút ra
khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ khái niệm và phân loại SXCS cho phù hợp với bối
cảnh nghiên cứu.


4
- Làm rõ tác động của SXCS đến sức khỏe và SXCS đến tình
trạng làm việc của NCT.
- Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam phân tích về tác động
của SXCS đến sức khỏe (thể chất và tâm thần) và tình trạng làm việc
ở NCT.
- Kết quả phân tích cho thấy thực trạng SXCS của NCT Việt
Nam đã thay đởi và ở Việt Nam thì hình thức sống với con vẫn là
hình thức tốt nhất cho sức khỏe và đảm bảo phúc lợi cho NCT.
- Luận án đã gợi ý chính sách cho nhà quản lý và hoạch định
những quyết sách phù hợp trong việc phát huy vai trò của người cao
t̉i trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Cũng như, cần phải có
những điều chỉnh về chính sách để thích ứng với dân số già hóa
nhanh và nhiều biến động về kinh tế - xã hội và sức khỏe đối với thế
hệ NCT hiện tại và tương lai.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận án được kết cấu gồm 5
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về tác động của SXCS đến sức khỏe

và tình trạng làm việc của NCT
Chương 3. Thiết kế nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Một số đề xuất chính sách
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về sắp xếp cuộc sống người cao tuổi
1.1.1. Các nghiên cứu về SXCS người cao tuổi ở nước ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu về SXCS người cao tuổi ở Việt Nam
Các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam về sự SXCS của
NCT cho thấy, mơ hình SXCS của NCT ở các quốc gia, ở các khu


5
vực là khác nhau. Sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng là hình
thức SXCS phở biến nhất được tìm thấy ở các nước phát triển và
sống với con cái là hình thức phở biến ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, những bằng chứng thực nghiệm cho thấy, ở các nước
đang phát triển như Việt Nam, cùng với những thay đởi kinh tế - xã
hội thì mơ hình SXCS truyền thống cũng đang có sự thay đởi nhanh
chóng. Tỷ lệ NCT sống với con giảm, sống một mình hoặc sống chỉ
với vợ/chồng tăng.
1.2. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khoẻ NCT
* SXCS tác động tích cực đến sức khỏe NCT
* SXCS tác động tiêu cực đến sức khỏe NCT
Từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số
kết quả quan trọng như sau:
- Sắp xếp cuộc sống của NCT là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định đến sức khỏe của NCT. Có nhiều bằng chứng,
kể cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, cho thấy sự

SXCS có thể ảnh hưởng đến sức khỏe t̉i già – được thể hiện bằng
các thước đo khác nhau như sức khỏe tự đánh giá, các khó khăn
trong các hoạt động hàng ngày, tình trạng trầm cảm, sự suy giảm
nhận thức, tình hình bệnh tật và nguy cơ tử vong.
- Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng sống trong một gia
đình đa thế hệ sẽ góp phần tăng cường sức khỏe thể chất và tâm thần
vì những lợi ích vật chất và phi vật chất mang lại (như hỗ trợ chuyển
giao trong nội bộ gia đình, sự quan tâm đến sức khỏe, lối sống lành
mạnh, sự giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày, cảm giác tự hào,
những hỗ trợ về mặt cảm xúc, tình cảm…).
- Người cao t̉i sống một mình thường có tình trạng sức khỏe
kém và có nguy cơ bị trầm cảm cao cũng như ít hài lòng với cuộc
sống hơn.
- Một số các nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại là sống chung


6
không giúp cải thiện sức khỏe cho NCT mà còn làm cho sức khỏe
NCT xấu đi. Do sự chia sẻ nguồn lực từ bố mẹ sang con, hay việc sống
chung làm cho NCT quá phụ thuộc vào người khác dẫn đến sự suy
giảm một số chức năng vận động, và hơn nữa khoảng cách thế hệ dẫn
đến những xung đột về giá trị tư tưởng… Đây là các nguyên nhân này
làm cho việc sống chung giữa bố mẹ và con dẫn đến sự suy giảm sức
khỏe ở NCT.
1.3. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến tình trạng làm
việc của NCT
Từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số
kết quả quan trọng như sau:
- Thực tế phần lớn NCT vẫn tham gia làm việc, và sự tham gia
này là rất khác nhau đối với mỗi loại hình SXCS.

- SXCS của NCT là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định đến làm việc của NCT. Ở cả nước phát triển và đang phát
triển, có nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy sự SXCS có thể ảnh
hưởng đến tình trạng làm việc của NCT.
- Các kết quả nghiên cứu là không đồng nhất, trong đó một số
nghiên cứu cho rằng xác suất làm việc của NCT sống với vợ/chồng
và con cao hơn các nhóm NCT khác (ví dụ, Croda & Gonzalez,
2005, Paul & Verma, 2016, Raymo và cộng sự, 2018). Ngược lại, có
nghiên cứu lại cho thấy NCT sống chung với con có xác suất làm
việc thấp hơn so với các nhóm khác (ví dụ, Tong, Chen và Su, 2018).
1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu
- Trong các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khỏe của
NCT và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT thì các kết quả nghiên
cứu là chưa rõ ràng. Như vậy, trong điều kiện Việt Nam thì tác động
này như thế nào và rất cần nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi này.
- Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhưng tình trạng già
hóa đang diễn ra rất nhanh. Những nghiên cứu về già hóa nói chung


7
khá nhiều, nhưng việc nghiên cứu thực trạng về SXCS, sức khỏe,
làm việc cũng như tác động giữa các yếu tố này ở NCT Việt Nam là
chưa có nghiên cứu nào.
- Nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình
trạng làm việc của NCT ở Việt Nam làm cơ sở cho hoạch định các
chính sách xã hội.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP
CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

2.1. Những vấn đề chung về người cao tuổi và sắp xếp cuộc sống
người cao tuổi
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Già hóa dân số
Già hố dân số hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già”: Khi
tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên (Theo
phân loại của Cowgill và Holmes (1970) theo trích dẫn của Tsuya và
Martin 1992)
2.1.1.2. Khái niệm về người cao tuổi
Ở Việt Nam, theo Điều 2, Luật Người cao tuổi năm 2009 quy
định: Người cao t̉i là những cơng dân của nước Cộng hồ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Trong luận án này, NCS sẽ sử
dụng thuật ngữ người cao tuổi (NCT) theo quy định này.
2.1.2. Khái niệm “sắp xếp cuộc sống”
2.1.2.1. Khái niệm sắp xếp cuộc sống
2.1.2.2. Sắp xếp cuộc sống gia đình của người cao tuổi
Thuật ngữ “sắp xếp cuộc sống” (living arrangements) hoặc
“sắp xếp đồng cư trú” (co-residential arrangements) (Palloni, 2000)
được dùng để đề cập đến cấu trúc hộ gia đình của người cao t̉i.


8
2.2. Phân loại sắp xếp cuộc sống của NCT
Từ các phân tích trên để cho phù hợp với đặc trưng cơ bản của
Việt Nam về nhân khẩu học, kinh tế- xã hội và sự sẵn có của dữ liệu
nghiên cứu cũng như để phù hợp cho việc đánh giá tác động của
SXCS với sức khoẻ và làm việc của NCT một cách rõ rệt, luận án
này định nghĩa SXCS và phân loại như sau:
Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi là thể hiện việc người
cao tuổi sống với ai trong cùng một HGĐ và SXCS có thể chia thành

bốn nhóm sau: i) Sống một mình: gồm những HGĐ chỉ có NCT sống
một mình; ii) Chỉ sống với vợ/chồng cao tuổi (tức là hộ gia đình chỉ
có vợ chồng cao tuổi sống với nhau); iii) Sống với ít nhất một người
con (tức là NCT sống với ít nhất một người con, kể cả con đẻ
và/hoặc con nuôi; và iv) Loại khác (gồm những cách SXCS khác của
NCT không thuộc ba nhóm trên).
2.4. Sắp xếp cuộc sống và sức khỏe của người cao tuổi
2.4.1. Khái niệm và đo lường sức khỏe
2.4.1.1. Sức khỏe thể chất
2.4.1.2. Sức khỏe tâm thần
2.4.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe người cao tuổi
Tác động của SXCS lên sức khỏe của NCT được giải thích
bởi các lý thuyết đồn hệ, lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết văn
hóa.
2.4.2.1. Lý thuyết mơ hình đồn hệ về các mối quan hệ xã hội
SXCS có thể được coi là một kiểu đồn xe xã hội của các tác
động của các thế hệ vì nó cung cấp sự hỗ trợ trong suốt cuộc đời của
một cá nhân, bao gồm những hỗ trợ cả về mặt thể chất và vật chất
(sự giúp đỡ về mặt thể chất, hỗ trợ tài chính…) và hỗ trợ tinh thần.
các cá nhân trong đồn xe xã hội này có mối quan hệ gần gũi trong
phạm vi gia đình nên SXCS của các cá nhân và sự thay đổi trong
cách SXCS của họ cùng có ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi
chung của tất cả các cá nhân trong đoàn hệ.


9
2.4.2.2. Lý thuyết hỗ trợ xã hội
SXCS giữa các thế hệ như là một loại hỗ trợ xã hội vì SXCS
hình thành mơi trường xã hội trực tiếp và gần gũi nhất trong việc
cung cấp hỗ trợ xã hội về thể chất và tinh thần cho các cá nhân. Các

kiểu SXCS khác nhau có liên quan đến mối quan hệ gia đình đa dạng
và mơ hình trao đởi khác nhau vì các loại SXCS khác nhau sẽ xác
định vai trò của các cá nhân trong một hộ gia đình và số lượng và
loại tài nguyên khác nhau có sẵn cho các cá nhân. Do những khác
biệt này mà việc SXCS có thể có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe
và tâm lý khi về già.
2.4.2.3. Lý thuyết văn hóa
2.5. Sắp xếp cuộc sống và tình trạng làm việc của NCT
2.5.1. Khái niệm và phân loại làm việc của NCT
2.5.1.1. Khái niệm
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào về làm việc của
NCT ở Việt Nam nên để phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, luận án tiếp
cận theo khái niệm về làm việc của TCTK đưa ra: làm việc là hoạt
động lao động từ 1 giờ trở lên trong vòng 7 ngày tính tới thời điểm khảo
sát/điều tra nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình mà
khơng bị pháp luật cấm.
2.5.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến làm việc ở NCT
2.5.2.1. Lý thuyết cung - cầu và sự tham gia thị trường lao động của NCT
2.5.2.2. Sắp xếp cuộc sống và sự tham gia vào thị trường lao động của NCT
Lý thuyết hiện đại hoá cho rằng kết quả sự phát triển kinh tế sẽ
dẫn đến việc phá vỡ các chuẩn mực truyền thống và do đó đã làm
yếu đi các mối quan hệ ràng buộc giữa con cái và bố mẹ (Goode,
1963). Sự thay đởi trong cách SXCS, nhiều hơn gia đình hạt nhân
khơng chỉ làm khó khăn cho việc cùng chung sống giữa con cái với
bố mẹ mà còn làm yếu đi mối quan hệ tài chính và tình cảm qua các
thế hệ (Thornton, Chang và Sun 1984) với những sự thay đởi trong
cách SXCS sẽ có tác động đến tình trạng làm việc ở NCT.


10

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Bối cảnh nghiên cứu
3.2. Khung phân tích và mơ hình nghiên cứu tác động của sắp
xếp cuộc sống đến sức khỏe của người cao tuổi
3.2.1. Khung phân tích
Khung phân tích nghiên cứu bao gồm: Biến sức khỏe đầu ra
của NCT được thể hiện: sức khỏe tự đánh giá (đại diện cho sức khỏe
thể chất) và trầm cảm (đại diện cho sức khỏe tâm thần). Có ba nhóm
biến độc lập tác động đến sức khỏe thể chất và tâm thần của NCT, cụ
thể: i) sắp xếp cuộc sống (và đây là biến độc lập chính trong mơ
hình; ii) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm cá nhân NCT; iii)
nhóm biến đặc điểm hộ gia đình (HGĐ); iv) các nhân tố liên quan
đến hành vi sức khỏe.
3.2.2 Mơ hình nghiên cứu
Dựa trên cách tiếp cận của các nghiên cứu trước đây (ví dụ,
Chou, Ho và Chi 2006, Weissman & Russell 2016, Mahapatro, Acharya
và Singh 2017), tác giả xem xét tác động của SXCS đến sức khỏe của
NCT dựa trên mơ hình hồi quy logistic được thể hiện như sau:
𝑃
Logit (P) = βiXi + εi hay Ln( ) = β0 + β1X1 + β2X2 + … βkXk + εi
1−𝑃
Trong đó:
+ Ln[P/(1-P)]: Xác suất xảy ra của biến phụ thuộc, trong đó
biến phụ thuộc sức khỏe NCT được đo lường thông qua hai biến đại
diện là i) sức khỏe tự đánh giá của NCT và ii) tình trạng bị trầm cảm
của NCT.
+ β0: hệ số chặn (hằng số)
+ Xi: tập hợp các biến độc lập trong mơ hình phân tích, thể
hiện các đặc trưng cá nhân và hộ gia đình của NCT thứ i;

+ βi: các hệ số hồi quy tương ứng của biến Xi
+ εi: sai số ước tính của mơ hình


11
3.2.3. Mô tả và đo lường các biến nghiên cứu
3.2.3.1. Biến phụ thuộc (biến sức khỏe đầu ra của NCT)
- Sức khỏe tự đánh giá (SRH) đại diện cho sức khỏe thể chất
- Tình trạng bị trầm cảm là biến đại diện cho sức khỏe tâm thần
3.2.3.2. Các biến độc lập
❖ Các biến độc lập trong mơ hình hồi quy logistic sức
khỏe tự đánh giá
- Sắp xếp cuộc sống của NCT. Đây là biến độc lập quan trọng
chính trong mơ hình. cách SXCS hiện tại được phân loại thành bốn
nhóm như sau: i) những người cao tuổi sống một; ii) NCT chỉ sống
với vợ/chồng; iii) NCT sống chung ít nhất với một người; và iv) sống
khác
Các biến độc lập khác được chia thành ba nhóm như sau:
- Nhóm các biến dân số - xã hội học được kết hợp trong phân
tích bao gồm: t̉i; giới tính; tình trạng hơn nhân; giáo dục; khu vực
thành thị/nông thôn; tôn giáo, dân tộc.
- Nhóm biến về mơi trường sống được đo lường bằng cách
tổng hợp ba biến liên quan như sau: nguồn điện thắp sáng; nguồn
nước sinh hoạt; nhà vệ sinh
- Nhóm biến liên quan đến hành vi sức khỏe (Health
behaviors): Các hành vi sức khỏe được đánh giá bao gồm: hút thuốc,
dùng đồ uống có cồn.
❖ Các biến độc lập trong mơ hình hồi quy logistic về trầm
cảm
- Sắp xếp cuộc sống của NCT. Đây là biến độc lập chính trong

nghiên cứu này, SXCS đã được mô tả ở trên.
Các biến độc lập khác được đưa vào phân tích chia thành ba
nhóm như sau:
- Các đặc điểm cá nhân, gồm có: t̉i; giới tính; tình trạng hơn
nhân; trình độ học vấn; tình trạng làm việc; mức độ khó khăn trong


12
hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADLs), các hạn chế về chức năng
vận động
- Các biến thể hiện đặc điểm hộ gia đình, gồm có: tình hình tài
chính; khu vực sống; NCT đã từng bị bạo lực gia đình hay khơng;
NCT có vai trò quyết định các việc lớn trong hộ gia đình hay khơng;
NCT có nhận được sự trợ giúp cơng việc nhà từ con hay khơng; NCT
có nhận được sự trợ giúp tài chính từ các con; NCT có hỗ trợ tài
chính cho các con; NCT có chăm sóc cháu hoặc các thành viên khác
trong gia đình hay không.
- Các biến liên quan đến cộng đồng nơi NCT sinh sống, gồm
có: NCT có tham gia hoạt động xã hội và cộng đồng khơng; NCT có
nhận được sự tơn trọng của cộng đồng hay khơng
3.3. Khung phân tích và mơ hình nghiên cứu tác động của sắp
xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc của người cao tuổi
3.3.1. Khung phân tích
3.3.2. Mơ hình nghiên cứu
3.3.3. Mơ tả và đo lường các biến nghiên cứu
3.3.3.1. Biến phụ thuộc: tình trạng làm việc của NCT
Tình trạng làm việc của NCT được phân loại theo nhị phân,
được mã hóa là 1 nếu người cao tuổi đang tham gia làm việc và là 0
nếu người đó đang khơng làm việc.
3.3.3.2. Các biến độc lập trong mơ hình

- Biến độc lập chính của nghiên cứu là cách SXCS hiện tại đã
được mô tả ở trên.
Các biến kiểm sốt được chia thành ba nhóm sau:
- Các biến thể hiện các đặc điểm cá nhân, gồm có: t̉i; giới
tính; trình độ học vấn; sức khỏe.
- Các biến thể hiện đặc điểm hộ gia đình, gồm có: tình hình tài
chính; khu vực sống; NCT có nhận được sự trợ giúp tài chính từ các
con; NCT có hỗ trợ tài chính cho các con; NCT có chăm sóc cháu


13
hoặc các thành viên khác trong gia đình hay khơng.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng hai bộ dữ liệu thứ cấp
gồm: dữ liệu Điều tra về người cao tuổi Việt Nam (VNAS) của
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) và dữ liệu Khảo
sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tổng cục Thống
kê (GSO).
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Xử lý số liệu
3.5.2. Phương pháp phân tích
3.5.2.1. Phương pháp định tính:
Phương pháp tởng hợp được sử dụng thơng qua việc tổng
hợp các lý thuyết liên quan và hệ thống hóa thành cơ sở lý thuyết của
luận án, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của SXCS với sức
khỏe và làm việc ở NCT. Từ đó, tiếp thu có chọn lọc để xây dựng
khung lý thuyết và mơ hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực
tiễn của Việt Nam.
3.5.2.2. Phương pháp định lượng:
❖ Thống kê mô tả

Với các chỉ tiêu tần suất để phân tích thực trạng SXCS của
NCT Việt Nam, tình trạng sức khỏe NCT cũng như tình trạng làm
việc của họ theo từng cách sắp xếp cuộc sống cụ thể, và theo các
biến khác.
❖ Các kiểm định liên quan
Để đảm bảo độ tin cậy và tính ổn định của các hệ số trong mô
hình, tác giả tiến hành các kiểm định có liên quan bao gồm:
- Kiểm định tương quan
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
- Kiểm định t
- Kiểm định Chow


14
- Kiểm định Hosmer-Lemeshow cho tính phù hợp của mơ
hình.
❖ Ước lượng các hệ số hồi quy
Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy logistic. Các hệ số hồi
quy biểu thị bằng tỷ số chênh (OR – odds ratio): nếu tỷ số lớn hơn 1
thì một biến số có xác suất (cơ hội) xảy ra cao hơn so với biến tham
chiếu, và ngược lại khi OR nhỏ hơn 1.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ở Việt Nam
4.1.1. Khái quát về dân số cao tuổi ở Việt Nam
4.1.1.1. Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam
Số lượng và tỷ trọng NCT Việt Nam đã tăng mạnh mẽ qua các
thời kỳ. Năm 1979 dân số cao tuổi của nước ta là 3,71 triệu người
chiếm tỷ trọng 6,9% dân số cả nước thì đến năm 2019 có khoảng
14,4 triệu người Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 11,9% tổng

dân số. Số lượng NCT đã tăng lên gấp 2 lần so với năm 1999 và gấp
3 so với năm 1979. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê (2016), đến
năm 2050, Việt Nam là quốc gia có dân số “siêu già”.
4.1.1.2. Các đặc trưng của dân số cao tuổi Việt Nam
4.1.2. Cách thức sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam
Bảng 4.3. Cách thức sắp xếp cuộc sống của NCT Việt Nam
Chỉ tiêu
Đvt 2002
2006
2012
2016
Sống một mình
Sống chỉ với vợ/chồng

%
%

Sống với ít nhất một
người con
Sống khác

%
%

5,29
13,28

5,58
15,53


7,44
19,43

7,92
19,65

72,80
8,63

68,02
10,86

60,85
12,28

59,53
12,90


15
Chỉ tiêu
Đvt 2002
2006
2012
2016
Tổng
100
100
100
100

Tởng số NCT (chưa có Người
trọng số)
11.946 3.865
3.978
4.642
Tởng số NCT (theo Người
trọng số)
7.081.223
8.400.266
10.009.091
12.464.736
Nguồn: Tính tốn từ VHLSS các năm 2002, 2006, 2012, 2016
Cách thức sắp xếp cuộc sống hộ gia đình NCT thay đởi rất nhiều,
trước đây 80% NCT sống với con cái, nhưng hiện nay do thay đởi về
đời sống kinh tế- xã hội, chỉ có 59% NCT sống với con cái. Rõ ràng, với
sự biến đổi về SXCS gia đình như vậy tạo ra thách thức trong hỗ trợ,
chăm sóc NCT dựa trên cộng đồng và các nhân tố khác thay vì gia đình.
Trong khi tỷ lệ NCT sống chung với con cái giảm đi đáng kể thì tỷ lệ
NCT chỉ sống với vợ/chồng gia tăng trong thời gian qua
4.1.3. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo từng độ tuổi
4.1.4. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo giới tính
4.1.5. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo khu vực sống
4.2. Kết quả các kiểm định
4.3. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe tự đánh giá
của NCT
4.3.1. Tình trạng sức khỏe do NCT tự đánh giá
Có 36% NCT tự đánh giá mình có sức khỏe tốt (SRH- Selfrated Health), trong đó tỷ lệ của nam giới cao t̉i là 41,19% và phụ
nữ cao t̉i là là 32,11%.
Theo hình thức SXCS thì có sự khác biệt lớn trong đánh giá về
SRH giữa các cách SXCS khác nhau. Chỉ có 18% NCT sống một

mình cho rằng họ có SHR tốt, trong khi đó, tỷ lệ này ở NCT sống chỉ
với vợ/chồng là 36,07%; những người sống với con là 36,62%; và
những NCT sống với người khác có SRH là 41,94%.


16
4.3.2. SXCS và các yếu tố tác động tới sức khỏe tự đánh giá ở NCT
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy logistic cho sức khỏe tự đánh giá
của NCT
Mơ hình

Mơ hình

Mơ hình

Mơ hình

1

2

3

4

OR

OR

OR


OR

-

-

-

-

Sống chỉ với vợ/chồng

2.57***

1.488

1.50

1.40

Sống với ít nhất một

2.63***

1.78**

1.80**

1.76**


3.29***

1.94*

1.99*

1.99**

Theo loại hình SXCS
Sống một mình (ref.)

người con
Sống khác

Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,
5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ dữ liệu VNAS 2011
Kết quả của Mơ hình 1 cho thấy tác động của SXCS đến SRH
là khá rõ: so với NCT sống một mình thì NCT sống với vợ/chồng;
NCT sống với con; và NCT có cách SXCS khác đều có SRH tốt cao
hơn gấp 2,5 lần (OR= 2,572, p<0.001; CI: 1.29-5.12).
Khi thêm các biến nhân khẩu-xã hội học, Mơ hình 2 cho thấy
các biến số này đã làm giảm tác động của SXSC lên SRH. Một số
ảnh hưởng của SXCS đối với SRH là do sự liên kết của SXCS với
t̉i, dân tộc, giới tính và giáo dục. Kết quả cho thấy, các cách SXCS
của NCT có tác động đến sức khỏe tự đánh giá tốt có ý nghĩa thống
kê khác nhau trong mơ hình. NCT sống với ít nhất một người con và
sống khác đều có SRH tốt cao hơn so với sống một mình. (OR =

1.785, p<0.05, CI: 1.00-3.17 và OR= 1.947, p<0.1, CI: 0.97-3.87).
Tuy nhiên, so với Mơ hình 1 thì ở Mơ hình 2 này, cách NCT chỉ sống
với vợ/chồng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Khi thêm các yếu tố môi


17
trường vào Mơ hình 3 thì kết quả cũng cho thấy SXCS có tác động
đáng kể đến SRH (OR=1.8, p<0.05, CI: 1.00-3.24 và OR= 1.9,
p<0.05, CI: 0.99-4.01), trừ việc sống chung chỉ với vợ/chồng. Tương
tự, ở Mơ hình 4 khi thêm các biến hành vi sức khỏe thì các hệ số hầu
như vẫn được giữ nguyên.
Vậy, kết quả từ nghiên cứu khẳng định rằng SXCS có tác
động đáng kể đến SRH ở NCT, và trong các hình thức SXCS thì
những NCT sống với con và sống khác có SHR tốt hơn so với những
người sống một mình. Kết quả này cũng giống với các nghiên cứu
của Grundy (2000), Hughes và Waite (2002), Samanta, Chen và
Vanneman (2015), Paul và Verma (2016).
4.4. Tác động của sắp xếp cuộc sống tới trầm cảm của NCT
4.4.1. Tình trạng trầm cảm của NCT
Có 39,62% NCT trong mẫu nghiên cứu bị trầm cảm. Theo
tuổi, nhũng người ở nhóm t̉i càng cao thì có tỷ lệ mắc trầm cảm
cao hơn so với nhóm trẻ. Về giới, so với nam cao t̉i thì nữ giới cao
t̉i bị các triệu chứng trầm cảm nhiều hơn nam (31,66% so với
45,67%).
Theo các hình thức SXCS, kết quả cho thấy có sự khác biệt về
tỷ lệ mắc trầm cảm theo từng cách SXCS của NCT. Như thể hiện
trong Bảng 4.10, cho thấy những người sống một mình có tỷ lệ mắc
trầm cảm cao nhất (78,13%) so với bất kỳ nhóm SXCS nào khác,
trong khi NCT chỉ sống với vợ/chồng lại có tỷ lệ trầm cảm thấp nhất
(33,41%), sau đó là những người sống với con (37,90%) và NCT với

hình thức SXCS khác là 43,08%.
4.4.2. SXCS và các yếu tố tác động tới tình trạng trầm cảm của
NCT
SXCS tác động rõ rệt đến tình trạng trầm cảm ở NCT: so với
những NCT sống một mình, NCT trong tất cả các cách SXCS còn lại
đều có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn; cụ thể: những NCT sống chỉ


18
với vợ/chồng có nguy cơ trầm cảm thấp hơn 0,51 lần (p< 0.05; CI:
0.294 – 0.891) so với những NCT sống một mình; những NCT sống
ít nhất với một người con có nguy mắc trầm cảm thấp hơn 0,55 lần
(p<0.05; CI 0.345- 0.890); NCT có cách SXCS khác thì nguy cơ mắc
trầm cảm thấp hơn 0,33 lần (p< 0.01; CI: 0.158-0.719). Kết quả này
cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Kooshiar và cộng sự
(2012) McKinnon, Harper và Moore (2013); Ren và Treiman (2015);
và Teerawichitchainan, Pothisiri và Long (2015)
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy logistic cho trầm cảm của NCT
Biến

OR

P_value

95% CI

-

-


-

Sống chỉ với vợ/chồng

0.51**

0.018

0.29 -0.89

Sống với ít nhất một người con

0.55**

0.015

0.34-0.89

**

0.005

0.15-0.72

Theo loại hình SXCS
Sống một mình (ref.)

Sống khác

0.33


Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,
5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ dữ liệu VNAS 2011
4.5. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc của
NCT
4.5.1. Tình trạng làm việc của NCT phân theo giới tính và khu vực
Tỷ lệ NCT tham gia làm việc là 39,14%, trong đó tỷ lệ làm việc
của nam giới cao tuổi là 45,5% cao hơn 11,2 điểm phần trăm so với nữ
cao tuổi (34,3%). Tỷ lệ làm việc của NCT ở khu vực nông thôn cao
hơn 16,75 điểm % so với khu vưc thành thị.
Theo hình thức SXCS thì có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ tham
gia lao động ở nam và nữ cao t̉i. Với hình thức sống một mình ta
thấy có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia vào lao động ở
nữ cao hơn 28,79 điểm phần trăm so với nam cao tuổi. Tỷ lệ tham gia


19
làm việc đối với hình thức sống chỉ với con là khác biệt khá lớn giữa
nam và nữ giới cao t̉i (46,42%/25,3%). Đối với hình thức sống chỉ
với vợ/chồng thì tỷ lệ làm việc ở nữ cao tuổi cao hơn 10,69% so với
nam giới, nhưng với hình thức sống với con thì tỷ lệ làm việc của nữ
cao t̉i lại thấp hơn nam cao tuổi khá nhiều (25,3% so với 46,42%)
Đối với tất cả các hình thức SXCS thì NCT ở khu vực nơng thơn đều
có tỷ lệ làm việc cao hơn so với khu vực thành thị.
4.5.2. SXCS và các yếu tố tác động tới tình trạng làm việc của NCT
SXCS của NCT có tác động đến tình trạng làm việc của NCT
với mức ý nghĩa thống kê khác nhau trong mỗi một mơ hình. Ở hình
thức sống với con, đối với nữ cao t̉i sống với con có xác suất làm

việc thấp hơn 0.37 lần so với những người sống một mình (p< 0.00;
CI: 0.19-0.72).
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy tình trạng làm việc của NCT,
theo giới tính
Nam

Nữ

(n= 1094)

(n=1643)

OR

95% CI

OR

95% CI

-

-

-

-

0.94


0.38-2.32

1.26

0.58-2.76

1.17

0.57-2.40

0.37***

0.19-0.72

0.03***

0.00-0.28

1.05

0.47-2.35

Theo loại hình SXCS
Sống một mình (ref)
Sống chỉ với vợ/chồng
Sống với ít nhất một người
con
Sống khác

Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,

5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ dữ liệu VNAS 2011
Theo kết quả hồi quy logistic ở cả hai khu vực nông thôn và
thành thị ở Bảng 4.14 cho thấy, ở khu vực thành thị tác động của SXCS


20
đến tình trạng làm việc của NCT thì đều khơng có ý nghĩa thống kê.
Nhưng đối với khu vực nơng thơn thì những NCT sống với con có xác
suất làm việc thấp hơn 0.49 lần (OR=0.49 p< 0.05; CI:0.25-0.95) so với
NCT sống một mình. Các cách SXCS còn lại như (sống chỉ với
vợ/chồng và sống khác) khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy tình trạng làm việc của NCT,
theo khu vực sống
Thành thị
(n= 719)
OR
95% CI
Theo loại hình SXCS
Sống một mình (ref)
Sống chỉ với vợ/chồng
Sống với ít nhất một
người con
Sống khác

0.86

0.26-2.80


0.72
1.15

0.30-1.72
0.24-5.62

Nơng thơn
(n=2018)
OR
95% CI
0.86

0.44-1.68

0.49**
0.71

0.25-0.95
0.23-2.17

Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,
5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ dữ liệu VNAS 2011
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
5.1. Các kết quả nghiên cứu chính
Dựa vào kết quả phân tích thống kê và mơ hình hồi quy về tác
động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT. Tác
giả xin đưa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, kết quả từ phân tích thực trạng cho thấy hình thức
sắp xếp cuộc sống hộ gia đình NCT thay đổi rất nhiều: vào đầu
những năm 1990, 80% NCT sống cùng với con cái, nhưng hiện nay
chỉ còn 59%, trong khi đó tỷ lệ NCT sống một mình hoặc chỉ sống
với vợ/chồng lại tăng lên. Sự biến đổi về SXCS gia đình tạo ra thách


21
thức trong hỗ trợ, chăm sóc NCT nếu chỉ dựa vào gia đình.
Thứ hai, tỷ lệ NCT chỉ sống với vợ/chồng tăng lên phản ánh
sở thích sống độc lập của bố mẹ cao tuổi cũng như phản ánh sự độc
lập của con cái.
Thứ ba, phần lớn NCT Việt Nam sống ở khu vực nông thôn,
nhưng tỷ lệ NCT ở nông thôn sống với con thấp hơn so với thành thị,
trong khi các hình thức SXCS khác (như sống một mình, sống chỉ
với vợ/chồng) lại cao hơn so với khu vực thành thị.
Thứ tư, t̉i thọ trung bình của Việt Nam đã cải thiện, nhưng
sức khỏe NCT vẫn còn nhiều thách thức với 36% NCT có SHR tốt
và 39,62% NCT bị trầm cảm. Do đó, cần có các chính sách giúp cải
thiện và nâng cao sức khỏe NCT. Mặc khác, phần lớn NCT vẫn tiếp
tục tham gia làm việc (hơn 55%) để duy trì cuộc sống cá nhân và hỗ
trợ con cái.
Thứ năm, kết quả hồi quy logistic cho thấy, trong các hình thức
SXCS ở NCT thì ở Việt Nam hình thức NCT sống chung với con là có
lợi nhất cho sức khỏe của NCT cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe
tâm thần. Những người sống một mình có sức khỏe kém nhất. Cùng
với những thay đổi về SXCS đã nêu trên, các kết quả này cho thấy
nhiều thách thức trong chăm sóc và hỗ trợ cho người cao tuổi.
Thứ sáu, kết quả hồi quy về tác động của SXCS đến tình trạng
làm việc của NCT cũng cho thấy, những NCT sống với con có xác

xuất làm việc thấp hơn các nhóm khác và điều này thể hiện rằng gia
đình vẫn là nguồn hỗ trợ chính về thu nhập cho NCT.
5.2. Một số chính sách
Từ những kết quả phân tích ở trên, nghiên cứu đề xuất hàm ý
chính sách tập trung theo 4 hướng ưu tiên sau: i) chính sách khuyến
khích đồng cư trú, ii) chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho NCT, iii)
chính sách làm việc cho NCT; iv) chính sách vận động tuyên truyền


22
5.2.1. Chính sách khuyến khích đồng cư trú
Một là, để khuyến khích sự chăm sóc hỗ trợ của gia đình đối
với NCT và đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sự riêng tư
và độc lập trong cuộc sống hàng ngày của cả bố mẹ và con cái.
Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích như: thuế, nhà ở, các
khoản vay, cũng như đưa ra các xu hướng dự kiến trong đơ thị hóa
Hai là, xây dựng hình ảnh gia đình chung sống nhiều thế hệ
nhằm tạo điều kiện để NCT được sống cùng con cháu và được chăm
sóc tại gia đình thơng qua việc hướng dẫn người thân kỹ năng chăm
sóc NCT.
Ba là, thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến
tuyên truyền tầm quan trọng của gia đình, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các thế hệ nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các thế hệ.
5.2.2. Chăm sóc sức khỏe NCT
Một là, chính sách an sinh xã hội, sức khoẻ và kinh tế cho
NCT cần phải được xem xét cùng với sự SXCS. Với sự thay đởi
trong mơ hình SXCS như hiện nay, thì các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cần phải dịch chuyển các nguồn lực và dịch vụ để sớm đáp ứng
với những sự thay đổi này.
Hai là, nguy cơ “già trước khi giàu” khiến việc hỗ trợ và chăm

sóc sức khỏe cho NCT chủ yếu dựa vào chính phủ là khơng khả thi.
Do đó, chính phủ cần tăng cường khuyến khích mạng lưới hỗ trợ,
chăm sóc từ gia đình.
Ba là; việc chăm sóc NCT hiện nay chủ yếu vẫn là dựa vào gia
đình cần có những hỗ trợ tương ứng cho những người chăm sóc này
Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ và mở rộng các trung
tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, ni dưỡng người cao
tuổi. Xây dựng các viện lão khoa tại các tỉnh/thành phố, ở cấp
quận/huyện thành lập các khoa lão khoa. Mở rộng đào tạo đội ngũ
bác sỹ, nhân viên y tế chính và nhân viên xã hội về lão khoa và lão


23
khoa cơ bản.
Năm là, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nhằm huy động
nhiều nguồn lực xã hội trong chăm sóc NCT.
5.2.3. Chính sách làm việc cho NCT
Một là, tạo cơ hội làm việc cho NCT, cho phép người cao tuổi
tiếp tục làm việc miễn là họ muốn làm việc và có thể làm, với những
người có kỹ năng đặc biệt, kinh nghiệm nên được khuyến khích ở lại
lực lượng lao động lâu hơn.
Hai là, hình thành các phòng tư vấn việc làm riêng đối với
NCT nhằm giúp NCT tìm được việc làm phù hợp với hồ sơ cá nhân
của họ.
Ba là, loại bỏ các rào cản tuổi tác trong thị trường lao động
chính thức bằng cách thúc đẩy tuyển dụng người cao tuổi. Đối với
các doanh nghiệp sử dụng lao động cao t̉i cần có cơ chế khuyến
khích
Bốn là, các hình thức tự làm việc ở NCT cũng nên được
khuyến khích bằng cách chính phủ cung cấp mơt số hỗ trợ về tài

chính và phi tài chính.
5.2.4. Chính sách vận động tuyên truyền
Một là, cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
và nâng cao nhận thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho
một tuổi già khỏe mạnh.
Hai là, cung cấp cho người già những kiến thức tổng quan về
sự thay đổi của t̉i tác, khuyến khích họ tham gia các hoạt động
cộng đồng.
Ba là, có những chính sách vận động và đồng thời hình thành
những tở chức, các câu lạc bộ tạo điều kiện cho NCT tham gia vào
các tổ chức cộng đồng sẽ cải thiện tinh thần NCT.


×