Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phat trien von tai lieu tai Thu vien truong Tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.6 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. Tên sáng kiến: Phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường Tiểu học. 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Thư viện trường Tiểu học là một trong những thư viện luôn phấn đấu thực hiện tốt công tác bổ sung vốn tài liệu để phục vụ bạn đọc ngày một tốt hơn. Song, do nhu cầu của bạn đọc ngày càng cao, yêu cầu cần phải có thêm nhiều tài liệu mới cả về nội dung lẫn hình thức ngày càng phức tạp. Thư viện hiện nay không chỉ cần phải bổ sung thêm lượng tài liệu truyền thống mà còn phải có kế hoạch bổ sung thêm nhiều dạng tài liệu mới, đặc biệt là tài liệu điện tử, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu đọc tại thư viện. Tuy nhiên, hiện nay Thư viên chưa đáp ứng hết do cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, thư viện chưa có máy vi tính dành cho bạn đọc khi cần tra cứu thông tin trên mạng Internet Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình xây dựng và phát triển vốn tài liệu, thư viện cần phải có những giải pháp cụ thể, hợp lý và sát với tình hình thực tế. 3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp : Nghiên cứu vốn tài liệu tại Thư viện trường Tiểu học. Trên sơ sở đó có những giải pháp cụ thể, hợp lý và sát với tình hình thực tế để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình xây dựng và phát triển vốn tài liệu. Nội dung giải pháp: Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: - Mở rộng nguồn bổ sung và hình thức bổ sung trên cơ sở xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu phù hợp với tình hình thực tế của thư viện. - Bổ sung vốn tài liệu từ ngân sách nhà nước cấp và giáo viên đóng góp - Phát động phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” trong toàn trường - Thực hiện phong trào ủng hộ, tặng sách cho thư viện nhà trường từ các cơ quan, đơn vị địa phương và các tổ chức từ thiện.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu cho bạn đọc - Tạo những bộ sưu tập trên phần mềm Greentone để phục vụ cho nhu cầu thông tin của bạn đọc khi cần. Các Biện pháp thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể: a) Biện pháp : Mở rộng nguồn bổ sung và hình thức bổ sung trên cơ sở xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với tình hình thực tế của thư viện Bất cứ một thư viện nào muốn xây dựng được một vốn tài liệu tốt thì ngoài việc xây dựng được Chính sách bổ sung còn phải có một kế hoạch bổ sung hợp lý. Nội dung của kế hoạch bổ sung là nêu lên những nhiệm vụ phải thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể trong năm học như số lượng, loại tài liệu cần bổ sung, danh sách tài liệu cụ thể cùng với các điều kiện về tài chính tùy theo tình hình thực tế của trường. Sau khi nghiên cứu tình hình thực tế của thư viện, kinh phí chi cho các hoạt động của thư viện và căn cứ vào kế hoạch xây dựng thư viện chuẩn, tôi đưa ra chính sách bổ sung cụ thể theo từng học kì và cả năm học. Việc bổ sung tài liệu đưa vào thư viện trường học phải theo đúng danh mục tài liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hàng năm. Vốn tài liệu của mỗi thư viện trường học được chia thành 3 bộ phận: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo viên và sách tham khảo. - Sách giáo khoa: Đảm bảo 100% học sinh có đủ Sách giáo khoa và sách cho giáo viên giảng dạy. - Sách nghiệp vụ: Có đầy đủ các văn bản pháp quy, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Ngành. Các sách bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao trình độ chuyên môn bổ sung theo quy định. - Sách tham khảo: các loại từ điển, tài liệu tham khảo các môn học, sách mở rộng kiến thức chung, nâng cao trình độ và truyện thiếu nhi. Ưu tiên các tài liệu tham khảo các môn học, các loại từ điển, một số truyện thiếu nhi để đáp ứng nhu cầu của cán bộ, giáo viên và học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Báo, Tạp chí: ưu tiên bổ sung đủ loại báo theo quy định và một số tạp chí: báo Nhân dân, báo Giáo dục thời đại, báo Đồng khởi, báo Nhi đồng, Tạp chí Tài hoa trẻ, Tạp chí Giáo dục, tạp chí Toán học tuổi thơ. b) Biện pháp 2: Bổ sung từ ngân sách Nhà nước cấp và giáo viên đóng góp Theo Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông quy định: kinh phí chi cho thư viện hàng năm là từ 2 – 3% tổng ngân sách sự nghiệp giáo dục phổ thông, trong đó phải chi cho mua sắm trang thiết bị thư viện, sửa chữa cơ sở vật chất, hoạt động của thư viện và phần còn lại là bổ sung vốn tài liệu. Chính vì vậy, ngân sách chi cho mua sắm bổ sung vốn tài liệu là rất ít. Tổng số tiền chi cho việc bổ sung vốn tài liệu là: 3.000.000 đồng, số lượng sách thiếu nhiều, trong khi giá cả sách lại cao nên cần phải tìm và lựa chọn những tài liệu cần thiết, phù hợp để bổ sung theo từng giai đoạn cụ thể đảm bảo tính phong phú, tính cập nhật phù hợp với tình hình mới để tài liệu không bị lỗi thời gây lãng phí. Bên cạnh đó thư viện còn nhận được kinh phí từ giáo viên đóng góp 30.000đ/GV/năm học. Sau khi thực hiện thư viện thu được 3.860.000đ kết hợp với ngân sách chi cho hoạt động thư viện thì kinh phí bổ sung tài liệu tạm thời đáp ứng đúng theo nhu cầu đọc của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Tìm và chọn tài liệu cần phải căn cứ vào mục đích sử dụng tài liệu và yêu cầu của bạn đọc, đảm bảo chất lượng vì thế cần chú ý đến các yếu tố như: tài liệu của các tác giả, các nhà xuất bản nổi tiếng, có uy tín: Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, nhà xuất bản Kim Đồng…; những tài liệu được tái bản nhiều lần, số lượng phát hành lớn, nơi xuất bản, nội dung của tài liệu, giá cả, số bản cần phải bổ sung. Từ đó để đưa ra số liệu chính xác cần phải bổ sung cho mỗi thành phần tài liệu là bao nhiêu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bổ sung tài liệu không chỉ ở trao đổi, tặng biếu hay mua từ các Nhà xuất bản, tôi còn thông qua mạng thông tin Internet để tìm kiếm những nguồn tin phục vụ cho công tác bổ sung như: Davibookd.vn, Vinabook.com, Tiki.vn, Nhà sách Phương Nam, Minhkhai.com.vn… Đây là một trong những địa chỉ đáng tin cậy trên mạng. c) Biện pháp 3: Phát động phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” trong toàn trường. Do ngân sách chi ít, số lượng sách đảm bảo cho thư viện hoạt động tốt thiếu nhiều, nhu cầu mượn, đọc sách của cán bộ, giáo viên và học sinh là rất lớn nên ngay từ đầu năm tôi xây dựng kế hoạch phát động phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” và đưa lên Ban giám hiệu duyệt để tiến hành thực hiện. Phối kết hợp với Tổng phụ trách đội và Công đoàn, thư viện tổ chức phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” đã được sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Mỗi học sinh trong nhà trường ủng hộ cho thư viện 1 cuốn sách có thể là sách mới hoặc cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng. Số lượng tuy không nhiều nhưng từ hành động thiết thực đó đã giúp cho thư viện có thêm vốn tài liệu phong phú và các cá nhân trong trường hiểu hơn và quan tâm đến hoạt động của thư viện. Học sinh thấy mình được góp sức vào đó để xây dựng các em sẽ thích đến thư viện hơn, quan tâm hơn đến việc đọc và rèn luyện thói quen đọc sách. Sau khi thực hiện phong trào thư viện đã nhận được 6877 cuốn sách từ học sinh trong nhà trường. Phần nào giải quyết được số lượng tài liệu còn thiếu và đảm bảo cho thư viện hoạt động tốt hơn. d) Biện pháp 4: Thực hiện phong trào ủng hộ, tặng sách cho thư viện nhà trường từ các cơ quan, đơn vị địa phương và các tổ chức từ thiện. Ngoài các phong trào ủng hộ đóng góp trong nhà trường còn có các cơ quan, đơn vị địa phương như: các cơ quan và tổ chức từ thiện. Được Ban giám hiệu quan tâm, tôi lên kế hoạch thực hiện và cùng Ban giám hiệu liên hệ với các cơ quan và tổ chức từ thiện vận động các cơ quan, đơn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> vị tham gia ủng hộ cho thư viện. Nêu lên tầm quan trọng của công tác giáo dục trong nhà trường mà trong đó thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy và học, đồng thời thư viện còn tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Các cá nhân làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong địa phương một phần trong đó chính là phụ huynh của các em học sinh trong trường. Chính vì vậy nhờ sự giúp đỡ của Hội phụ huynh tuyên truyền, vận động, cùng với sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của địa phương, thư viện đã nhận được nhiều sự ủng hộ, đóng góp tích cực và phong trào đã thu được kết quả tốt. Vận động giáo viên và học sinh quyên góp sách cho thư viện là một trong những nguồn sách, báo, tài liệu lớn và rất quan trọng giúp cho việc xây dựng kho sách hạt nhân của thư viện ngày càng phong phú hơn. Cần chú trọng bổ sung các tài liệu mang tính chất giải trí, những tài liệu mang tính chất xã hội nhằm mở rộng vốn kiến thức và sự hiểu biết của bạn đọc. e) Biện pháp 5: Tạo những bộ sưu tập trên phần mềm Greentone để phục vụ cho nhu cầu thông tin của bạn đọc khi cần. Đây chính là phần mềm Hòn đá xanh – Greentone để xây dựng các bộ sưu tập tài liệu như âm thanh, tranh ảnh, hình ảnh động, hoạt hình, toàn văn từ Internet và các cơ sở dữ liệu trực tuyến đa phương tiện khác. Greentone chính là công nghệ giúp cán bộ thư viện tham khảo chuyển đổi câu hỏi của đọc giả thành câu trả lời qua những bộ sưu tập để phục vụ bạn đọc. Ngoài ra, Greentone còn hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy xây dựng những bộ sưu tập chuyên ngành đóng góp vào kho tài nguyên của thư viện..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giới thiệu phần mềm Greentone Ví dụ: Khi đọc giả muốn tìm hiểu về Tỉnh Đồng Nai thì mở bộ sưu tập Tỉnh Đồng Nai tìm theo danh mục và tiêu đề bài viết Các biểu tượng tìm trong bộ sưu tập.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tìm thông tin theo các bài viết cụ thể. Ví dụ: khi đọc giả muốn tìm những bài giảng về lịch sử thì vào bộ sưu tập giáo án lịch sử, nếu giáo viên có nhu cầu chương trình cho phép tải về Tiêu đề Bài giảng lịch sử. Tải về.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Kỹ năng nghề nghiệp + Kỹ năng nghiệp vụ: để đáp ứg nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc bên cạnh việc được đào tạo qua chương trình thông tin thư viện tôi còn tự nghiên cứu học hỏi thêm ở bạn bè đồng nghiệp cùng với việc tích luỹ kinh nghiệm trong công tác, để trở thành kĩ năng nghiệp vụ cho riêng mình. Những yêu cầu bắt buộc như phải biết rõ cấu trúc của bảng phân loại, biết phân loại tài liệu. Biết nguyên tắc tổ chức sử dụng thành thạo các công cụ tra cứu tài liệu, hệ thống mục lục truyền thốg và hiện đại, phải nắm chắc nguyên tắc tổ chức, sắp xếp kho sách trog thư viện và có kĩ năng xử lý thông tin. + Kỹ năng tâm lý: mọi lứa tuổi, nghề nghiệp và giới tính, sẽ có tâm lý khác nhau, nhu cầu và sở thích khác nhau vì thế tôi còn phải biết tâm lý, lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích, nhu cầu hứng thú đọc của từng nhóm đối tượg bạn đọc, để có biện pháp phục vụ phù hợp. + Kỹ năng giao tiếp: là 1 trong những kỹ năng mang tính đặc thù đối với nghề thư viện, để làm hài lòng các độc giả, khả năng giao tiếp đóng vai trò quyết định, kể cả khi nhu cầu đọc của bạn đọc bị từ chối, họ vẫn cảm thấy hài lòng và vẫn muốn quay trở lại với thư viện. Tôi phải ứng xử lịch sự, vui vẻ mềm mỏng, nhã nhặn trog giao tiếp với bạn đọc. Tôi còn làm hài lòng bạn đọc bằng giọng nói, cử chỉ, ánh mắt và còn có văn hoá trong ăn mặc, tác phong… -Phẩm chất nghề nghiệp: Phải xuất phát từ lòng yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm với nghề cụ thể hơn là với bạn đọc, hiểu được bạn đọc đó chính là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là nhữg yêu cầu đạo đức đặc biệt có liên quan đến việc tiến hành một hành động nào đó. Do đó tôi có bổn phận đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc trong điều kiện cụ thể, để làm tròn bộ phận của mình, tôi chủ động trong học tập nâng cao trình độ để phục vụ bạn đọc tốt nhất. 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Thực hiện tốt công việc với trách nhiệm và tâm quyết của mình, đó chính là áp dụng được đề tài này cho những năm học tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: * Sau khi thực hiện đề tài, thư viện đã thu được kết quả như sau: Loại tài liệu Sách giáo khoa Sách Nghiệp vụ Sách tham khảo Sách thiếu nhi Báo, tạp chí Tổng số. Số sách đầu năm Số sách cuối năm 441 471 2604 2717 4615 4739 1143 1329 5 loại 7 loại 8833 9256. Số lượng tăng 30 113 96 186 2 loại 423. Qua bảng so sánh đối chứng đầu năm và cuối năm cho thấy: Số lượng sách bổ sung vào thư viện đến cuối năm so với đầu năm đã tăng lên 2658 bản. Tăng thêm 423 bản. Chất lượng cũng tốt hơn so với đầu năm. Sách giáo khoa tăng 30 bản Sách nghiệp vụ tăng 113 bản Sách tham khảo tăng 96 bản Sách thiếu nhi tăng 186 bản Báo, tạp chí tăng 2 loại phù hợp với ngành học, cấp học. * Số lượt bạn đọc đến thư viện cũng tăng lên đáng kể, cụ thể: Bạn đọc. Số lượt đọc năm. Số lượt đọc năm. Số lượt đọc năm. 2013- 2014. 2014-2015. 2015-2016. Giáo viên Học sinh. 1015. 2453. 3195. 17386. 21058. 25152. Tổng cộng. 18401. 23511. 29347. Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường, thư viện trường đã có những bước phát triển trong hoạt động nghiệp vụ nói chung và công tác phát triển vốn tài liệu nói riêng. Dựa vào số liệu thống kê trên có thể thấy thư viện trường không chỉ chú trọng đến việc phát triển vốn tài liệu về số lượng bản mà còn rất quan tâm đến phát triển loại hình và chất lượng nội dung vốn tài liệu. Kết quả đó phần nào khẳng định được sự lãnh đạo sát sao, năng động của Ban giám hiệu nhà trường.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> đã khắc phục những khó khăn mà công tác phát triển vốn tài liệu thường gặp là: tài chính hạn hẹp, thiếu trang thiết bị và diện tích thư viện còn chật hẹp. Bổ sung vốn tài liệu là quá trình lựa chọn có hệ thống và thu thập theo kế hoạch những tài liệu đưa vào thư viện làm tăng cường về mặt số lượng và chất lượng vốn tài liệu đồng thời loại bỏ những tài liệu đã lỗi thời, không phù hợp. Đó là một công việc rất quan trọng khi bổ sung tài liệu tốt thư viện sẽ trở nên gần gũi và gắn liền với việc học tập, nghiên cứu của bạn đọc trong nhà trường. Đồng thời phát huy vai trò của thư viện góp phần truyền tải thông tin để đào tạo tốt nhất cho những mầm non của đất nước. Ngược lại, nếu việc bổ sung không tốt, thư viện sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời, không theo kịp sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, không phục vụ được nhu cầu của độc giả Giồng Trôm, ngày 15 tháng 12 năm 2015.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×