Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của dây thường xuân (hedera nepalensis var sinensis (tobler) rehder) thu thập ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
˗˗˗˗˗˗˗



˗˗˗˗˗˗˗

LƯƠNG ĐÌNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DÂY THƯỜNG XUÂN
(HEDERA NEPALENSIS VAR. SINENSIS (TOBLER) REHDER)
THU THẬP Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội- 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
˗˗˗˗˗˗˗



˗˗˗˗˗˗˗

LƯƠNG ĐÌNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ


THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DÂY THƯỜNG XUÂN
(HEDERA NEPALENSIS VAR. SINENSIS (TOBLER) REHDER)
THU THẬP Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa:
Người hướng dẫn:

PGS. TS. Đinh Đoàn Long
PGS. TS. Phạm Thanh Huyền

Hà Nội- 2021


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất em xin gửi
tới: PGS.TS. Đinh Đoàn Long, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội và PGS.TS. Phạm Thanh Huyền, trưởng khoa Tài
nguyên Dược liệu – Viện Dược liệu, những thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ em hồn thành khóa luận này. Thầy cơ khơng chỉ trang bị cho em kiến
thức, mà còn truyền cho em niềm đam mê, lòng nhiệt huyết, sự kiên trì và
luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi em gặp khó khăn.
Em xin chân thành cảm ơn cô TS. Phạm Thị Hồng Nhung và các thầy
cô trong Bộ môn Y Dược học cơ sở là người đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết tận tình chỉ bảo, quan tâm giúp đỡ em. Các thầy cô còn là tấm gương về
tác phong làm việc và lối sống đạo đức cho em noi theo.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Phạm Thị Ngọc, ThS. Lại Việt
Hưng, ThS. Nguyễn Quỳnh Nga cùng các cán bộ khoa Tài nguyên Dược
liệu - Viện Dược liệu đã giúp đỡ, hướng dẫn cũng như tạo điều kiện về kỹ

thuật để em có thể hoàn thành được nghiên cứu thực nghiệm tại Khoa. Em xin
cảm ơn TS. Nguyễn Tuấn Hiệp khoa Công nghệ chiết xuất - Viện Dược liệu
đã tạo điều kiện cũng như giúp em nhanh chóng hồn thiện và thu thập sớ liệu
đầy đủ cho khóa luận này.
Cho em gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng tồn thể các thầy cơ
giáo Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội dạy dỗ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt năm năm em học tập tại trường.
Chúng em trân trọng cảm ơn sự tài trợ kinh phí của Bợ Khoa học và
Công nghệ Việt Nam cho đề tài mã sớ NVQG-2018/02 do PGS.TS. Đinh
Đồn Long chủ trì để thực hiện nghiên cứu này.
Trong quá trình làm thực nghiệm và hồn thành khóa luận tại Viện Dược
liệu, em đã ln học hỏi và cớ gắng để hồn thành khóa luận này. Nhưng do kiến
thức còn hạn hẹp và nhiều thiếu sót nên khóa luận của em không tránh khỏi
những sai sót cần bổ sung và hồn chỉnh. Em kính mong nhận được sự góp ý của
các thầy, cô cùng anh, chị để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.


Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự yêu thương đến gia
đình và bạn bè đã luôn ở bên cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nợi, ngày 9 tháng 6 năm 2021
Tác giả

Lương Đình Đức


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký tự việt tắt


Tên đầy đủ

ADN

Acid deoxyribonucleic

DPP-4

Dipeptidyl peptidase-4

EMA

Cơ quan quản lý Dược châu Âu (European
Medicines Agency)

GC-MS

Sắc kí khí ghép khới phổ (Gas Chromatography
Mass Spectometry)

H. helix

Thường xn (Hedera helix L)

H. nepalensis var. sinensis Dây thường xuân (Hedera nepalensis var.
sinensis (Tobler) Rehder)
HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High-performance
liquid chromatography)


ICH

Hội nghị quốc tế về hài hòa hóa các thủ tục
đăng ký Dược phẩm sử dụng cho con người.
(International Conference on Harmonization).

NNA

Napthyl acetic acid


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Danh sách mẫu Dây thường xuân..................................................................... 13
Bảng 2.1. Chương trình dung môi rửa giải........................................................................ 16
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính tương thích của hệ thớng........................................ 26
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính................................................................. 27
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát độ lặp.......................................................................................... 28


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tran
g
Hình 1.1. Vị trí phân bớ chi Hedera trên thế giới............................................................. 5
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của hederagenin 3-O-α-L arabinopyranoside và
pulsatilla saponin A..................................................................................................... 7
Hình 1.3. Phân bố địa lý của Dây thường xuân............................................................... 12
Hình 3.1. Một đoạn Dây thường xuân.................................................................................. 20

Hình 3.2. Cành mạng hoa và quả Dây thường xuân..................................................... 20
Hình 3.3. Cụm hoa Dây thường xuân................................................................................... 21
Hình 3.4. Hoa Dây thường xuân.............................................................................................. 21
Hình 3.5. Lát cắt ngang/ dọc quả và hạt Dây thường xuân....................................... 21
Hình 3.6. Lát cắt ngang lá Dây thường xuân.................................................................... 22
Hình 3.7. Lát cắt ngang thân Dây thường xuân............................................................... 23
Hình 3.8. Lát cắt ngang thân rễ Dây thường xuân......................................................... 24
Hình 3.9. Sắc ký đồ của mẫu trắng (1), chuẩn Hederacoside C (2), chuẩn alpha

hederin (3), mẫu chuẩn hỗn hợp A_C (4) mẫu dịch chiết Lá Dây
thường xuân (5).......................................................................................................... 25
Hình 3.10. Đồ thị mới tương quan giữa nồng đợ và diện tích peak của
hederacoside C và Alpha hederin...................................................................... 26
Hình 3.11. Thẩm định tính tương thích của hệ thớng với 6 hỡn hợp dung dịch
chuẩn hederacosdie C và alpha hederin có nồng độ 50 µg/ml...........27
Hình 3.12. Khảo sát độ lặp của phương pháp................................................................... 28
Hình 3.13. Hàm lượng Hederacoside C của mẫu phân tích...................................... 29
Hình 3.14. Hàm lượng Alpha-hederin của mẫu phân tích......................................... 30


MỤC LỤC
Tran
g
ĐẶT VẤN ĐÊ.................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Tổng quan về chi Hedera L..................................................................3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu........................................................................3
1.1.2. Đặc điểm chung về hình thái chi Hedera L.................................. 4
1.1.3. Thành phần lồi và phân bố......................................................... 4
1.2. Tởng quan về Dây thường xuân H. nepanlensis var. sinensis...........5

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................5
1.2.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học........................................6
1.2.3. Tác dụng dược lý...........................................................................7
1.2.4. Một số tác dụng dược lý đã được chứng minh..............................8
1.2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............13
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................14
2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu......................................................14
2.2.2. Phương pháp thu thập mẫu vật...................................................15
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh................................15
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu............................................15
2.2.5. Phương pháp định lượng hoạt chất Hederacoside C và AlphaHederin trong dược liệu Dây thường xuân 16
2.2.6. Phân tích kết quả.........................................................................17
2.3. Vật liệu, thiết bị nghiên cứu...............................................................17
2.3.1. Hóa chất sử dụng........................................................................ 17
2.3.2. Thiết bị sử dụng...........................................................................18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................19
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật học....................................................19
3.1.1. Thu thập mẫu và thẩm định tên khoa học...................................19
3.1.2. Đặc điểm hình thái lồi Dây thường xuân..................................20


3.1.3. Đặc điểm vi phẫu loài Dây thường xuân.................................... 21


3.2. Thành phần hóa học Dây thường xuân thu hái tại Việt Nam........25
3.2.1. Tối ưu điều kiện sắc ký............................................................. 25
3.2.2. Định lượng hoạt chất Hederacoside C và Alpha-hederin......29
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................32

4.1. Phân tích hình thái.............................................................................32
4.2. Đánh giá định lượng hoạt chất Hederacoside C và Alpha
hederin..................................................................................................33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.......................................................................36
1. Kết luận..................................................................................................36
2. Kiến nghị................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐÊ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên được thiên
nhiên ưu đãi cho hệ thực vật phong phú và đa dạng, trong đó đặc biệt phải kể đến
nhóm Tài nguyên cây thuốc. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu năm 2016,
Việt Nam có 5117 loài thực vật và nấm lớn có cơng dụng làm th́c;
100 lồi tảo biển. 408 lồi đợng vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm
thuốc ở Việt Nam [13]. Tuy nhiên, phần lớn các cây thuốc được sử dụng theo
kinh nghiệm dân gian hoặc theo y học cổ truyền mà chưa được nghiên cứu một
cách chuyên sâu và đầy đủ để dễ dàng trong tiêu chuẩn hóa dược liệu, tăng chất
lượng và tăng giá trị sử dụng. Vì vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu về đặc điểm
hình thái phục vụ phân loại dược liệu nhằm bảo tồn, chọn, tạo và nhân giống để
đáp ứng yêu cầu phát triển của nền công nghiệp chế biến dược liệu bền vững.
Chi Hedera (L.) trong hệ thống phân loại thực vật thuộc họ Nhân sâm
(Araliaceae), có khoảng 15 lồi [5]. Mợt sớ lồi được biết có giá trị làm th́c.
Hai lồi đến nay được sử dụng rợng rãi và nghiên cứu nhiều hơn cả về dược học
là Thường xuân - H. helix và Dây thường xuân - H. nepalensis var. sinensis đều
có phạm vi phân bố tương đối hẹp trên thế giới. Trong đó thì H. helix là cây dược
liệu được sử dụng lâu đời ở châu Âu, được phát triển thành nhiều dược phẩm
như Prospan, đem tới doanh sớ lên đến hơn 37,8 triệu đơ tính riêng ở Mỹ năm
2019. Tuy nhiên, Thường xuân - H. helix thì lại hồn tồn khơng phải cây th́c
bản địa ở Việt Nam. Trong khi đó, ở Việt Nam ghi nhận lồi H. nepalensis var.

sinensis phân bớ khá phong phú ở mợt sớ tỉnh miền núi cao phía Bắc với trữ
lượng ước tính ban đầu khoảng hàng chục tấn nhưng lại chưa được nghiên cứu
khai thác và phát triển. Các nghiên cứu về H. nepalensis var. sinensis cũng rất
hạn chế trên thế giới so với H. helix mặc dù cây này ở Việt Nam đã được sử dụng
trong y học cổ truyền từ lâu. Trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, Dây
thường xuân được ghi nhận có một số tác dụng trong giải độc, trị phong huyết,
đau lưng, chữa sưng hạch, mắt mờ [2]. Trên thế giới, các nghiên cứu dược lý liên
quan đến H. nepalensis var. sinensis được tập trung trong khoảng 10 năm trở lại
đây cho thấy nhiều tác dụng dược lý tương đồng với H. helix. Theo đó, các dịch
chiết và sản phẩm H. nepalensis var. sinensis được tìm thấy có khả năng bảo vệ
thần kinh, hỗ trợ điều trị tiểu đường, chống

1


oxy hóa, kháng nấm, điều trị một số vấn đề về hô hấp và có tiềm năng phòng
chống ung thư [2]. Một nghiên cứu của Laila Jafri (2016) chỉ ra rằng trong dây
thường xuân chứa các hợp chất n-hexan và ethyl acetate được chứng minh có tác
dụng chống ung thư [27], ngồi ra còn chứa lupeol, mợt triterpenoid có hoạt tính
ức chế dipeptidyl peptidase - 4 với tiềm năng chữa bệnh tiểu đường [24, 31]. Các
nghiên cứu đã chứng minh rằng H. nepalensis var. sinensis có tác dụng bảo vệ
thần kinh [24], chống viêm, giảm đau, chống đông máu và chớng trầm cảm [37].
Loại saponin chính trong H. nepalensis var. sinensis là các hederacoside (C, B,
D, E, F, G, H và I) [37]. Thông qua quá trình lên men hoặc thủy phân cơ bản,
người ta nhận được Alpha - hederin, dẫn xuất monodesmosidic của Hederacoside
C [23]. Ngoài ra, các nghiên cứu hình thái,

vi phẫu còn rất ít về thành phần hóa học đã xác định được các nhóm hợp chất
như: saponin, courmarin, acid hữu cơ, tinh dầu, các hợp chất như sterol và
caroten với saponin là thành phần chính [7]. Qua đó, cần thêm các nghiên cứu

để xem liệu H. nepalensis var. sinensis ở Việt Nam có giá trị có thể thay thế
được thường xuân H. helix trong điều chế và phát triển thành th́c với các
hoạt tính sinh học tương đương H. helix hay khơng?


Việt Nam, lồi H. nepalensis var. sinensis hiện nay chưa có nhiều

nghiên cứu chính vì vậy Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với
Viện Dược liệu đã tiến hành một chuỗi các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vi
phẫu, đặc điểm hóa học, chỉ thị phân tử di truyền của Dây thường xuân ở Việt
Nam. Là một nhánh của đề tài lớn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bợ thành phần hóa học của
Dây thường xn (Hedera nepalensis var. sinensis (Tobler) Rehder).
Nghiên cứu này hướng đến hai mục tiêu:
1. Thẩm định tên khoa học của Dây thường xuân (Hedera nepalensis
var. sinensis (Tobler) Rehder).
2. Xác định đặc điểm hình thái, vi phẫu của Dây thường xuân (Hedera
nepalensis var. sinensis (Tobler) Rehder).
3. Đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của Dây thường xuân ở Việt Nam
(Hedera nepalensis var. sinensis (Tobler) Rehder).
2


CHƯƠNG 1. TỞNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tởng quan về chi Hedera L.

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu

Chi Hedera L. được mô tả vào 1753 bởi Linné. Hedera L., bao gồm
khoảng 16 taxon phân bố khắp châu Âu, Bắc Phi, Macaronesia và châu Á. Các
mới quan hệ phát sinh lồi trong Hedera đã được kiểm tra bằng cách sử dụng sự
hạn chế thay đổi vị trí của ADN lục lạp và dữ liệu trình tự không mã hóa. Dữ liệu
ADN lục lạp được so sánh với dữ liệu đoạn đệm của phiên mã bên trong ribosom
nhân đã được công bố. Khi so sánh giữa hai tập dữ liệu, không phát hiện sự
không đồng nhất về lồi nào, cũng khơng có nhóm nào giớng nhau được chia sẻ
giữa các cấu trúc liên kết. Ba trung tâm đa dạng cho chi Hedera bao gồm: châu
Âu, Tây Á, và khu vực Macaronesian, với sự phân chia toàn diện đóng vai trò
trong sự tiến hóa của chi Hedera. Bớ mẹ của các lồi đa bợi H. hibernica, H.
iberica và H. Pastuchovii được xác định trên cơ sở so sánh ADN lục lạp phát
sinh giớng lồi và cấu trúc liên kết đoạn đệm phiên mã bên trong. Thể lưỡng bội
H. helix được coi như cha mẹ của thể tứ bội H. hibernica. Việc so sánh ADN lục
lạp và đoạn đệm phiên mã bên trong cũng chỉ ra rằng H. canariensis là tổ tiên
bên dòng mẹ lưỡng bội lai với H. hibernica, dẫn đến sự hình thành H. iberica.
Bố mẹ của thể lục bội H. Pastuchovii có thể là H. nepalensis var. sinensis. Đa
dạng hóa taxon trong mỗi khu vực là tương đối gần nhau, như được chỉ ra bởi
mức độ phân hóa trình tự tương đối thấp [17]. Lông tuyến của chi Hedera rơi
vào hai nhóm: lông hình sao và những lông giống như vảy (McAllister, 1981).
Các taxon với lông tuyến hình sao là: H. azorica Carr., H. helix L. subsp. helix,
H. helix L. forma poetarum (Nyman) McAllister & Rutherford, H. helix L.
subsp. rhizomatifera McAllister, và H. hibernica (Kirch.) Bean. Các taxon với
lông tuyến giống như vảy như là: H. algeriensis Hibberd, H. canariensis Willd.,
H. colchica (K. Koch) K. Koch, H. cypria McAllister, H. maderensis K. Koch ex
Rutherford subsp. iberica McAllister, H. maderensis K. Koch ex Rutherford
subsp. maderensis, H. Maroccana McAllister, H. nepalensis K. Koch, H.
nepalensis K. Koch var. sinensis Rehder, H. pastuchovii Woronow, và H.
rhombea (Miq.) Bean. Lum & Maze (1989) đã thực hiện mợt phân tích nhiều
chiều trên lông tuyến của chi Hedera.


3


Từ kết quả phân tích này, các taxon mới như: H. cypria, H. helix subsp.
rhizomatifera, và H. maderensis subsp. iberica đã được mơ tả bởi Rutherford et
al. (1993). Ngồi ra, Lum và Maze (1989) không thể kiểm tra lông tuyến của
H. pastuchovii. Nghiên cứ hình thái lông tuyến đã được sử dụng rộng rãi như
một đặc điểm phân định taxon trong chi Hedera (Seeman, 1868; Hibberd, 1893;
Tobler, 1912; Lawrence & Schultze, 1942; McAllister, 1981; Rose, 1996) [14].

1.1.2. Đặc điểm chung về hình thái chi Hedera L.
Trong họ Nhân sâm (Araliaceae), chi Hedera (L.) là đại diện có đặc điểm
hình thái dạng dây leo duy nhất. Cây leo thường xanh có nhiều rễ móc khí sinh,
khơng có gai. Lá mọc so le, lá đơn không có lá kèm, phiến lá phân thùy, dài 5-

10 cm, rộng 3-8 cm, gân chân vịt. Cụm dạng hoa chùy, cuống có lông hình
sao, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu vàng trắng và lục trắng; lá bắc rất nhỏ, dài
có 5 răng nhỏ; tràng 5, gốc rộng, có một mào cuốn ở giữa; nhị 5; bầu 5. Quả
hạch tròn, khi chín có màu đen [2, 5, 6].
1.1.3. Thành phần loài và phân bố
Nghiên cứu sự tiến hóa của chi Hedera (chi Ivy, họ Nhân sâm), thông
tin chi tiết từ dữ liệu ADN lục lạp phân tích có 16 loài: H. algeriensis
Hibberd: Bờ biển của Mediterrancan của Algeria và Tunisia; H. azorica Carr:
Azores; H. canariensis Willd: Quần đảo Canary; H. colchica K. Koch:
Caucasus, Thổ Nhĩ Kì; H. cypria McAllister: Dãy núi Troodos ở Cyprus; H.
helix L. subsp. helix: châu Âu, Scandinavia, Bulgaria, miền Tây Thổ Nhĩ Kì,
Cyprus, Hy Lạp, Crete và Ukraine; H. helix L. f. poetarum (Nyman)
McAllister and Rutherford: Ý và Tây Transcaucasia; H. helix L. subsp.
rhizomatifera McAllister: Southern Spain; H. hibernica (Kirch.) Bean: Bờ
biển Đại Tây Dương của châu Âu từ Ireland qua phía Tây Nam của nước Anh

và Pháp đến Tây Nam Tây Ban Nha; H. iberica (McAllister) Ackerfield and J.
Wen: Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha; H. maderensis K. Koch ex Rutherford:
Madeira; H. maroccana McAllister: Ma rốc; H. nepalensis K. Koch. var
nepalensis: Nepal, Kashmir; H. nepalensis K. Koch. var. sinensis Rehder:
Trung Quốc; H. pastuchovii G. Woronow: Caucasus, Elburz, Dãy núi ở Iran;
H. rhombea (Miq.) Bean: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc [14].

4


Hình 1.1. Vị trí phân bớ chi Hedera trên thế giới
Nguồn: Plants of the world online [43]
Theo các nghiên cứu về phát sinh chủng lồi cho thấy châu Á chính là
trung tâm xuất xứ của chi Hedera, sau đó các lồi tḥc chi phát tán đến châu
Âu và vùng Địa Trung Hải. Ngày nay, các lồi tḥc chi Hedera phân bố chủ
yếu ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới như châu Âu và một số vùng châu Á
với nền nhiệt trung bình từ 26 – 30o C và cần đợ ẩm cao. Sớ lượng và thành
phần lồi tại châu Á có xu hướng suy giảm so với trước đây. Hiện ở Trung
Q́c cũng ghi nhận có 2 lồi là H. nepalensis var. sinensis và H. rhombea
var. formosana [19, 25, 32, 40].
1.2.

Tổng quan về Dây thường xuân H. nepanlensis var. sinensis

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Lồi Dây thường xuân được mô tả và đặt tên theo hệ thống phân loại
lưỡng phân lần đầu tiên bởi tác giả K.Koch với tên khoa học là Hedera
nepalensis K. Koch vào năm 1853. Đến năm 1929, tác giả Wien gộp một loài
khác là Hedera chinensis vào cùng loài H. nepalensis, và cho rằng Hedera
nepalensis K. Koch là một tên đồng danh của loài Hedera sinensis. Tuy nhiên

gần đây (năm 2002) Jun Wen khi nghiên cứu về đặc điểm hình thái và DNA
của chi Hedera trên thế giới đã cho rằng loài Hedera nepalensis có 2 thứ H.
nepalensis var. sinensis và H. nepalensis var. nepalensis [16]. Các nghiên cứu

5


về nhân giớng các lồi tḥc chi Hedera trên thế giới nhìn chung còn ít, trong
đó có mợt vài nghiên cứu nhân giống in_vivo (qua rễ hoặc thân) và in_vitro
(nuôi cấy mô). Một nghiên cứu nhân giống in_vivo H. nepalensis var. sinensis
từ thân và rễ dưới tác dụng của chất điều hòa sinh trưởng NAA (napthyl acetic
acid) cho tỉ lệ sống sót lên đến trên 95% [28]; trong khi một nghiên cứu nhân
giống in_vitro khác ở H. nepalensis var. sinensis trong môi trường nuôi có
hàm lượng khoáng thấp (WPM và B5) cho tỉ lệ cây sống sót khoảng 80% tế
bào ung thư [14, 36, 38].
1.2.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học
Trong nghiên cứu phân tích GC-MS của dầu dễ bay hơi từ loài H.
nepalensis var. sinensis vào năm 2007 của Tong Xing và Chen Xiao-qing đã
phân tách ra được 30 thành phần, trong đó có 21 loại hợp chất đã được xác
định, trong đó các thành phần chính là Terpenes và chất dẫn xuất epoxy
(33,17%), phthalic diisobutyl este (18,89%), caryophyllene oxide (15,10%),
acid eicosanoic (13,65%), sclareolit (6,17%), spathulenol (4,77%),
caryophyllene (2,49%) và alpha-caryophyllene (1,41%) [38], trong nghiên
cứu về khả năng ức chế với 5 loại nấm (Penicillium sp., Aspergillus niger,
Cladosporiumsp., Epicoccum sp. và Alternaria sp.) bằng phân tích headspaceGC-MS của Meng Xue và cộng sự (2010) đã cho các kết quả tương tự với 23
loại hợp chất đã được xác định gồm 11 hợp chất Terpene chiếm 64,73% (trong
đó nhiều nhất là Pinen và Camphen chiếm 30,67% và 14,92%) nhận thấy
được hiệu quả chống vi khuẩn của hợp chất alpha-pinene [33].
Sameen Saleem và cộng sự (2014) đã phát hiện hợp chất triterpenoid
lupeol trong H. nepalensis var. sinensis [37]. Ngoài lupeol, saponin được chứng

minh là hợp chất hóa học chủ yếu trong lá và thân của H. nepalensis var.
sinensis. T. Li và cộng sự (2015) đã tìm thấy hai hợp chất chính có tác dụng
chớng

ung

thư

trong

Dây

thường

xn



hederagenin

3-O-α-L-

arabinopyranoside (1) và pulsatilla saponin A (2) bằng phương pháp sắc ký hóa
học và phương pháp quang phổ [31]. Ngồi ra, Jafri và cợng sự (2017) đã báo
cáo sự tồn tại của catechin và axit caffeic trong phần ethyl acetate của H.
nepalensis var. sinensis và tìm thấy tỷ lệ đáng kể các hợp chất phenolic có hoạt
tính chống oxy hóa đầy hứa hẹn [28]. Không những vậy, phân tích hóa thực vật

6



của H. nepalensis var. sinensis cho thấy sự tồn tại của các alcaloid, terpenoid,
steroid, tannin và flavonoid [16].

1

2

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của hederagenin 3-O-α-L-arabinopyranoside
(1) và pulsatilla saponin A (2) [31]
1.2.3. Tác dụng dược lý
Trong các lồi tḥc chi Hedera, đến nay hầu hết các nghiên cứu dược lý
được tiến hành trên 2 loài Thường xuân - H. helix và Dây thường xuân - H.
nepalensis var. sinensis. Kết quả tìm kiếm tài liệu trên trang PubMed (tính tới
28/3/2021, với từ khóa “Hedera” ở phần tiêu đề các báo cáo nghiên cứu dược lý)
cho thấy 145 bài báo đã được công bố, trong đó có 110 nghiên cứu liên quan đến
H. helix và 35 báo cáo liên quan đến H. Nepalensis var. sinensis. Theo đó các
dịch chiết và sản phẩm của H. helix và H. nepalensis var. sinensis đều được tìm
thấy có khả năng kháng nấm, điều trị một số vấn đề về hô hấp, hỗ trợ điều trị tiểu
đường. Ngồi ra, mợt sớ lồi trong chi có khả năng tác dụng chống gây độc tế
bào, chống viêm và bảo vệ đại tràng [21, 27, 28, 35-37], một số nghiên cứu cho
thấy tác dụng ức chế ung thư tuyến tiền liệt của dịch chiết H. helix
[42]. Trong quá trình phân tích thì hợp chất Hederagenin phân lập từ H. helix có
hoạt tính thức đẩy tế bào chết, vì vậy có tiềm năng phòng chống ung thư [42].

Các nghiên cứu dược lý liên quan đến H. nepalensis var. sinensis được
tập trung trong khoảng 10 năm trở lại đây (2007 – 2017) cho thấy nhiều tác

7



dụng dược lý tương đồng với H. helix. Chẳng hạn, nghiên cứu của Uddin và
cộng sự (2012) cho thấy các dịch chiết ethyl acetate của phần thân lá H.
nepalensis var. sinensis có tác dụng chống khuẩn đường hô hấp [39]. Trong
khi đó, Ahmad và cộng sự (2012) tìm thấy dịch chiết methanol của Dây
thường xuân không gây độc tế bào nuôi cấy và không gây ngưng kết hồng cầu
[39]. Một nghiên cứu được thực hiện với các phân đoạn methanol, n-hexane,
ethyl acetate và nước (2011) cho thấy các phân đoạn ethyl acetate và nước của
Dây thường xuân H. nepalensis var. sinensis có hoạt tính kháng oxy hóa và ức
chế khới u mạnh [29].
1.2.4. Một số tác dụng dược lý đã được chứng minh
Tác dụng chống tiểu đường
Samreen Saleem và cộng sự (2014) đã thực hiện một nghiên cứu trên
chuột mắc bệnh tiểu đường sử dụng dịch chiết thô H. nepalensis var. sinensis để
đánh giá hiệu quả dựa trên nồng độ glucose được đo bằng máy đo đường huyết,
sau đó so sánh các thông số giữa chuột được điều trị và không được điều trị. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra H. nepalensis var. sinensis làm giảm đáng kể mức
đường huyết theo thời gian và làm phục hồi chức năng gan [24]. Nghiên cứu
khác cũng chỉ ra Dây thường xuân H. nepalensis var. sinensis chứa các hợp chất
tự nhiên với hoạt tính ức chế dipeptidyl peptidase - 4 (DPP - 4). Một trong số cơ
chế của thuốc chống tiểu đường hiện nay dựa trên nguyên lý ức chế DPP-4, đây
là một enzym phá hủy incretins. Incretins là hoocmon tự nhiên do cơ thể tiết ra
lượng lớn sau bữa ăn với vai trò điều chỉnh lượng đường huyết thơng qua kích
thích tuyến tụy tiết insulin. Khi ức chế enzym DPP - 4 sẽ làm tăng nồng độ và
kéo dài thời gian tác dụng của incretins, làm tăng tiết insulin và giảm tiết
glucagon trong tuần hoàn, dẫn đến giảm glucose máu. Do đó, H. nepalensis var.
sinensis được đánh giá có tiềm năng trong điều trị tiểu đường [37].

Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu của Samia Inayatullah và cộng sự (2015) về tiềm năng

chống oxy hóa của dịch chiết methanol của H. nepalensis var. sinensis được
thử nghiệm trong môi trường nước và lipid. Khả năng chống oxy hóa đã được
nghiên cứu trong nước bằng cách sử dụng xét nghiệm quét gốc tự do DPPH
8


(1,1 - diphenyl - 2 - picrylhydrazyl) và gốc ABTS (2,2’- azinobis - 3 ethylbenzothiazoline - 6 -sulfonate). Trong khi hoạt tính chớng oxy hóa trong
lipid được xác định bằng đánh giá chỉ số ôi hóa (TBARS - Thiobarbituric
Acid Reactive Substances). Các chất nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa
theo cơ chế diệt gốc tự do sẽ làm giảm màu của dung dịch có chứa nồng độ
chất tự do xác định. Sau đó, khả năng chống oxy hóa xác định bằng cách đo
độ hấp thụ quang ở bước sóng thích hợp. Nghiên cứu đưa ra kết quả hàm
lượng gớc DPPH là 26,7 ± 0,2 (mM TE/g); ABTS là 54,7 ± 1,6 (mmol TE/g);
TBARS là 393 ± 3,4 (mmol TE/g). Trong đó, mM TE/g là µmol đương lượng
chất chuẩn Trolox (Trolox Equivalent - TE) trên 1 g chất khô. Hai hợp chất
chính trong dịch chiết thơ của H. nepalensis var. sinensis có chất có khả năng
chống oxy hóa là axit chlorogen và rutin [31, 34, 41].
Nghiên cứu khám phá các chất chống oxy hóa tự nhiên bao gồm nghiên
cứu các hợp chất polyphenolic và khả năng chống oxy hóa của H. nepalensis
var. sinensis cũng đã được thực hiện. Nguyên liệu sử dụng là dịch chiết thô và
các dịch chiết phân đoạn của nó thu trong dung môi: n-hexan, ethyl acetate và
nước. Tổng hàm lượng flavonoid và phenolic được định tính bằng phương
pháp so màu sử dụng quercetin và axit gallic. Sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng
cao (HPLC-DAD) để phát hiện các hợp chất flavonoid. Theo đó, hàm lượng
flavonoid là 2,4 ± 0,16 QE /100 mg (đương lượng quercetin trên mỗi gram
dịch chiết) và hàm lượng phenolic là 12,90 ± 0,15 mg GAE/100 mg (GAE/g đương lượng acid galic trên mỗi gram dịch chiết). Tác dụng chống oxy hóa
được đánh giá bằng khả năng dọn sạch nhóm hydro peroxide (H 2O2). Các
chiết suất thô cũng như phân đoạn của H. nepalensis var. sinensis cho thấy
khả năng chống oxy hóa cao với chỉ sớ IC50 từ 31,19 đến 200 µg/mL. Trong
đó, dịch chiết ethyl acetate được cho là có khả năng chống oxy hóa cao nhất,

dịch chiết n-hexan thấp hơn và sau cùng là dịch chiết với nước [17, 19, 22].
Tác dụng chống ung thư
Laila Jafri và cộng sự (2015) đã thực hiện phân tích các đặc tính hóa học
và gây độc tế bào ung thư trong ống nghiệm của cây. Xét nghiệm hóa trị ung thư
trong ống nghiệm được thực hiện bằng xét nghiệm nitrite, xét nghiệm NFB, xét
nghiệm aromatase và xét nghiệm quinone reductase 1 (QR1). Tiềm năng

9


gây độc tế bào được đánh giá trên ba dòng tế bào ung thư: MCF-7, MDA-MB-

231 và xét nghiệm sulforhodamine B (SRB). Kết quả xét nghiệm hóa trị ung
thư cho thấy các dịch chiết phân đoạn n-hexan và ethyl acetate của cây được
thử nghiệm có tiềm năng ngăn ngừa ung thư. Dịch chiết thô và các phần dịch
chiết phân đoạn của nó đã ức chế sự tăng trưởng của ba dòng tế bào ung thư
hơn 60%, giá trị IC50 của lupeol thay đổi từ 2,32 đến 10,2 μM. Định lượng
lupeol dựa trên HPLC-DAD trong các mô thực vật khác nhau đã được chứng
minh rằng lá của H. nepalensis var. sinensis là một nguồn lupeol phong phú
(0,196 mg/100 mg trọng lượng khô) [27].
Tác dụng giảm đau
Với phương pháp thử nghiệm Hot Plate trong nghiên cứu phản ứng đau
và đánh giá hiệu quả của thuốc giảm đau bằng cách quan sát phản ứng với cơn
đau do nhiệt. H. nepalensis var. sinensis cho kết quả về khả năng giảm đau lên
tới 59,1% so với morphine là 80% (p <0,01) [20]. Trong thử nghiệm sự đau để
đánh giá hiệu quả giảm đau ngoại vi được đặc trưng bởi sự giải phóng các
chất trung gian giảm đau nội sinh chẳng hạn như axit arachidonic,
cyclooxygenas.
Tác dụng kháng viêm
Hammad và cộng sự (2017) sử dụng dịch chiết thô Dây thường xuân H.

nepalensis var. sinensis (200 mg/kg) với mô hình histamin để xác định khả
năng chống viêm ở nồng độ hiệu quả nhất. Sự ức chế phù tối đa được phát
hiện ở 90 phút. Mẫu đối chứng dương được thực hiện với chlorpheniramine
maleate. Ưc chế của chlorpheniramine maleate là 77% và của H. nepalensis
var. sinensis là 63,5% (p < 0,01). Dịch chiết của H. nepalensis var. sinensis
cho thấy giúp làm giảm đáng kể tình trạng viêm do histamine tạo ra [26].
1.2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.5.1. Đặc điểm hình thái Dây thường xn
Theo Phạm Hồng Hợ (2000) trong “Cây cỏ Việt Nam”, loài Dây thường
xuân H. nepalenis var. sinensis được mô tả: dây bò. Lá không lông, hình thể hơi
biến thiên, thon hình thoi, chót nhọn, gân từ đáy 3, gân - phụ 2-3 cặp, mặt

10


trên màu ôliu đậm, mặt dưới màu ôliu nâu. Phát hoa mang tán như hoa đầu
nhiều hoa, có lông sét. Trái tròn, màu cam đỏ [6].
Trong “Danh lục thực vật Việt Nam”, tập II của tác giả Nguyễn Tiến
Bân có mơ tả lồi H. nepalensis var. sinensis: dây bò dài tới 20m, có nhiều dễ
móc khí sinh ở các mắt, lá đơn; cụm hoa có lông màu đỏ nâu. Mọc rải rác
trong rừng thưa, ở độ cao 100-1600m [2].
Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Đỡ Huy
Bích và các tác giả đã mơ tả Dây thường xuân có dây leo nhỏ, luôn xanh, dài
10-12, mọc bám nhờ những rễ phụ mọc từ các mấu. Thân mềm nhẵn, màu lục
nhạt hoặc nâu nhạt, có nốt sần. Lá mọc so le, rất đa dạng, dài 5-10 cm ở cành
có hoa; nhỏ và ngắn hơn ở cành bất thụ; phiến dài, nhẵn, không chia thùy, gốc
hẹp; cuống lá mảnh. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành tán tròn hoặc 2-6 tán
dạng ngù, cuống có lông hình sao; hoa có cánh hình tam giác, mọc cong
xuống. Qủa mọng, hình cầu, đường kính 7,5 mm, màu vàng lục hoặc vàng
cam, có thịt nạc. Mùa ra hoa là khoảng tháng 10 [3].

Theo Võ Văn Chi (2012), Dây thường xuân là cây leo thường xanh có
nhiều rễ móc khí sinh, khơng có gai. Lá đơn không có lá kèm, phiến lá phân
thùy, dài 5-10cm, rộng 3-8cm; gân chân vịt. Cụm hoa chùy, gồm nhiều tán, có
lông hình sao. Hoa nhỏ, màu vàng trắng và lục trắng, gốc rộng, có một mào
cuốn ở giữa; nhị 5; bầu 5. Qủa hạch tròn, khi chín màu đen [5].
Có thể thấy việc mô tả trong các tài liệu đã công bố chưa có sự thống
nhất về dạng quả và màu của quả khi chín. Phải chăng có sự khác nhau này là
do trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã mơ tả lồi Dây thường xuân Việt
Nam ở những vùng khác nhau.
1.2.5.2. Thành phần hóa học
Theo Đào Duy Hoàng (2014), thành phần hóa học lá Dây thường xuân thu
hái ở Việt Nam H. Nepalensis var. sinensis gồm có các nhóm hợp chất như:
saponin, courmarin, acid hữu cơ, tinh dầu, các hợp chất sterol và caroten với
saponin là thành phần chính. Kết quả này khá giớng với các nghiên cứu trên thế
giới về H. helix L.,( Araliaceae) tuy nhiên loài Dây thường xuân thu hái ở Việt
Nam không có flavonoid và alkaloid. Dù vậy, với thành phần chính được

11


dùng làm thuốc giống nhau là saponin, Dây thường xuân ở Việt Nam vẫn có
nhiều tiềm năng để sử dụng làm thuốc [7].
1.2.5.3. Tác dụng dược lý
Theo Y học cổ truyền, Dây thường xuân đã được sử dụng từ lâu đời trong

y học cổ truyền để phòng và chữa bệnh. Ở mỗi quốc gia, Dây thường xuân có
tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam, Dây thường xuân còn được gọi là Bách cước
ngô công [1]. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, thân, rễ, quả tươi hoặc phơi khơ.
Về tính vị quy kinh, Dây thường xuân có vị đắng, tính mát thường có tác dụng
trong khu phong, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng; quả vị ngọt, tính ấm được

dùng để trừ phong huyết. Công dụng của Dây thường xuân là chữa đơn sưng
như chế rượu với lá đã giã nhỏ, gạn lấy dịch uống, phần bã còn lại đắp vào
chỗ sưng đau. Khi gặp vấn đề về mụn lở thì lấy thân hoặc rễ cây sắc hoặc
ngâm với rượu uống. Sắc hoặc ngâm rượu còn có công dụng chữa huyết bế
trong bụng, giúp giảm các triệu chứng đau lưng, mỏi gối ở người già [3].
1.2.5.4. Đặc điểm phân bố ở Việt Nam
Dây thường xuân phân bố ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm châu Á từ
vùng cận Himalaya thuộc Ấn Độ, qua Tây - Nam Trung Quốc xuống Bắc Việt
Nam. Dây thường xuân là cây ưa khí hậu ẩm ướt, hơi chịu bóng, mọc bám
trên đá, rải rác trong rừng thưa, ở độ cao 1000 - 1.600m. Ở Việt Nam, Dây
thường xuân có phân bố ở các khu vực có độ cao lớn, các mẫu thu được ghi
nhận ở độ cao khoảng 1500m trở lên: Sơn La (Mộc Châu), Lào Cai (Sa Pa),
Hòa Bình (Mai Châu, Hang Kia), Lai Châu (Sìn Hồ, Tam Đường, Than
Uyên), Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc), Lạng Sơn (Mẫu Sơn).

Hình 1.3. Phân bớ địa lý của Dây thường xuân
12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

21

mẫu đã được thu thập trên cả nước, trong đó 19 mẫu thuộc Dây thường

xuân (kí hiệu N1-N19) và 2 mẫu Thường xuân (kí hiệu H20, H21) với vị trí thu
mẫu được mơ tả trong bảng 2.1. Nơi thu mẫu được ghi số hiệu kèm theo lý lịch
như địa điểm, tọa độ, thảm thực vật tự nhiên, hiện trạng tác động của con người
và một số đặc điểm sinh học. Mẫu thu được chia làm 2 nhóm, một nhóm được


bảo quản trong tủ sấy (600C) phục vụ cho việc định danh loài và làm tiêu bản
lưu giữ tại phòng tiêu bản và một nhóm mẫu được đem đi để phân tích HPLC.
Bảng 2.1. Danh sách mẫu Dây thường xuân
Stt

Kí
hiệu

1

N1

2

N2

3

N3

4

N4

5

N5

6


N6

7

N7

8

N8

9

N9



10 N10

11 N11

12 N12

13 N13

14 N14

15 N15

16 N16


17 N17

18 N18

19 N19

20 H20*

21 H21*
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu


×