Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiêu đề văn bản trong phân tích diễn ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.15 KB, 30 trang )

Chương I: Cơ sở lí thuyết.
1.1 Tiêu đề:
Theo cách hiểu thông thường, khái niệm tương ứng với những số chỉ
khác nhau, đó là những dịng chữ ở bìa các cuốn sách, trên các biển hiệu
buôn bán, trên các tấm pano quảng cáo, là tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí
nghiệp,trường học, tên các nhãn hiệu hàng hóa, là tựa đề của những bức
tranh, ảnh, vở múa, bức tượng, ban nhạc, vở kịch, cuốn phim, tít của các bài
báo, bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, đầu đề của các tác phẩm…
Khái niệm tiêu đề là tập hợp của nhiều chủng loại tiêu đề đặc thù cụ thể
ví dụ tiêu đề văn bản, tiêu đề phi văn bản…
1.2. Văn bản:
Văn bản là một sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời hay phát
ngôn, mang một nội dung giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh,
đảm bảo được tính hồn chỉnh và tính liên kết,
1.3. Tiêu đề văn bản:
Tiêu đề văn bản được hiểu theo hai nghĩa:
- Tên gọi chính thức một văn bản như tên quyển sách, bài báo, bài thơ….
- Tên gọi chính thức một chương, một mục nào đó trong văn bản…
Tuy nhiên, những tên gọi tắt của văn bản hay một bộ phận văn bản như
gọi theo kí hiệu thư viện: quyển sách VB.202 hay gọi theo thứ tự quyển I,
quyển II, quyển III,…
Như vậy, tiêu đề văn bản bao gồm:
- Tiêu đề duy nhất, mỗi văn bản chỉ có một tiêu đề, tiêu đề này được thế
hiện bằng câu chữ hoặc tiêu đề zero.


- Tiêu đề của toàn văn bản (tiêu đề chung), phân biệt với tiêu đề của một
bộ phận văn bản được đặt tên (tiêu đề bộ phận).
Ngoài ra, ở vị trí và chức năng của tiêu đề chung có thể có tiêu đề chính,
tiêu đề phụ.
1.4 Tiêu đề phi văn bản:


Đối tượng mà tiêu đề phi văn bản hướng tới không phải là văn bản hoặc
một bộ phận trong văn bản. Những tiêu đề phi văn bản thường gặp là tên cơ
quan, tên hãng, nhãn hiệu hàng hóa…
Bao gồm các tiểu loại sau:
a)Tiêu đề thông báo về sự hiện diện của các tổ chức xã hội:
Đó là tên cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, đường phố,…Hình
thức là những hàng chữ được ghi thành bảng, biển hiệu, đôi khi có sử dụng
hình ảnh cách điệu. Lưu ý, chỉ khi nào nó được ghi thành bảng hiệu, biển
hiệu hoặc được ghi trên góc trái trong các văn bản hành chính thì mới được
gọi là tiêu đề.
b) Tiêu đề của một sản phẩm hàng hóa:
Chúng thường được gọi là nhãn hiệu, hay xuất hiện dưới dạng viết tắt
kèm theo hình ảnh tượng trưng hoặc minh họa. Ví dụ: Nước ngọt Tribeco,
Nước mắm Phú Quốc, Nước tương Chinsu…
Những tiêu đề này thực chất là những danh từ định danh chủ yếu dùng để
phân biệt và không nhất thiết phải phản ánh nội dung hàng hóa. Đơi khi
chúng dùng để nói tới địa danh hoặc tên người, như Nước mắm Phú Quốc
hay Mắm cá cơm Cả Cần…những địa danh và tên người này cũng là một
loại ước lệ để gọi tên hàng hóa.
Cùng loại này có thể kể tới tên tiêu đề của hãng buôn, hiệu buôn, tiệm
dịch vụ và các tấm pano quảng cáo.


c)Tiêu đề của một sản phẩm văn hóa hoặc tên của một tác phẩm nghệ
thuật.
Đó là tên những cuốn phim, tên bản nhạc, tên vở kịch (kịch trên sân
khấu). Ngoài chất liệu chuyên biệt như màu sắc, ánh sáng, âm thanh, cử chỉ,…
phim, nhạc, kịch có kèm theo lời.
Nếu kèm theo lời thì tiêu đề phải có liên quan một phần đến nội dung của
lời nhưng nhìn tồn cục nó không phải là tiêu đề văn bản.


Chương II: Tiêu đề văn bản
2.1 Vai trò của tiêu đề trong văn bản
2.1.1 Trong quá trình giao tiếp
Quá trình giao tiếp là tổng hợp một chuỗi những hành vi, bao gồm những
thao tác lựa chọn và xử lý ngơn từ, xét từ phía người phát ngôn, và những thao
tác nhận biết, đánh giá tác dụng cụ thể của ngơn từ, xét từ phía người thụ ngôn.
Liên quan đến vấn đề trên, người ta hay nhắc đến hai quá trình ngược
chiều nhau: quá trình lập văn bản và quá trình giải văn bản.
2.1.1.1 Quá trình lập văn bản
Tiêu đề là yếu tố thường trực hiện hữu hoặc bằng ý thức hoặc bằng vô
thức chi phối q trình lập văn bản. Bởi vì khơng có nó, thật khó xác định nội
dung giao tiếp cũng như giới hạn nội dung sẽ trình bày.
Xét trong quá trình tạo các văn bản, tiêu đề vừa đảm nhận chức năng của
một yếu tố dự báo (cataphoric), đồng thời lại vừa gánh vác nhiệm vụ của một
yếu tố hồi cố (anaphoric). Hai chức năng này hồn tồn ẩn mặt. Nó rất khác dự
báo và hồi cố với tư cách là một phương thức liên kết trong văn bản. Nếu như
trong văn bản hai yếu tố vừa nhắc có thể dễ dàng nhận diện, tức có một số từ
ngữ nào đó chuyên đảm trách chức năng này thì dự báo và hồi cố trong tiêu đề


văn bản lại là một công đoạn diễn ra quá trình văn bản và được thực hiện dưới
dạng tiềm ẩn. Chúng xảy ra cách đồng thời trong quá trình lập văn bản cũng
như giải văn bản.
Một bài viết chỉ được coi là hồn chỉnh, khi ta có thể đặt cho nó một tiêu
đề dưới dạng này hay dạng khác. Điều đó nói lên rằng, tiêu đề văn bản là yếu tố
mở đầu nhưng cũng là biểu tượng kết thúc trong quá trình lập văn bản.
2.1.1.2 Quá trình giải văn bản
Trước một văn bản cụ thể, người thụ ngơn có thể quyết định đọc nó (đọc
kĩ hoặc đọc lướt) tức giải mã nó, nhưng cũng có thể gạt nó qua một bên, có

nghĩa là khơng tiến hành giải mã nó.
Có ý nghĩa quyết định đối với sự lựa chọn đó, khơng thể khơng có vai trị
của tiêu đề. Tiêu đề văn bản là yếu tố đầu tiên được người thụ ngôn tri giác. Nó
có thực hiện đuọc chức năng kích thích hay không, dĩ nhiên trước hết tuỳ thuộc
vào nội dung vấn đề nó đề câp có phù hợp với nhu cầu người thụ ngơn hay
khơng. Trước một tiêu đề có thể có những câu hỏi tương tự đặt ra đối với người
thụ ngơn. Có thể ví, tiêu đề như một cánh cửa của văn bản, sẵn sàng mở ra đón
khách, nhưng người ta có bước vào hay khơng cịn tuỳ thuộc vào những gì được
khắc trên cánh cửa ấy. Nhưng một khi đã đi vào văn bản, thì tất nhiên, tiểu đề sẽ
là đối tượng được nhận thức và tái nhận thức nhiều lần. Nó vừa thực hiện chức
năng dự báo vừa là cái nút (tie) quan trọng trong tuyến hồi cố. Nó là một tiêu
điểm (focus) mà các yếu tố làm nên VB phải hướng về. Và trong quá trình đọc
hiểu VB, người thụ ngơn cũng ln ln hướng về nó.
Tiêu đề văn bản là cái gốc để kiểm tra và thẩm định văn bản. Dựa vào nó,
có thể xem xét sự tương hợp/ bất tương hợp giữa ý nghĩa của tiêu đề văn bản và
nội dung của văn bản, cũng như để xem xét văn bản đã hoàn chỉnh chưa, đã trọn
vẹn chưa.


Tiêu đề văn bản là yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố cuối cùng chi phối quá
trình thụ đắc văn bản.
2.1.2 Trong văn bản
Dưới dạng thức là một phát ngơn hay một chuỗi phát ngơn, nhưng tuỳ
theo góc độ xem xét, tiêu đề có thể có những cương vị khác nhau,
Tiêu đề văn bản là một phát ngôn độc lập: tính độc lập của nó rất khác về
chất với phát ngôn trong văn bản. Trước hết, muốn độc lâp (nghĩa là có thể trở
thành “câu cơ sở”), phát ngơn trong văn bản phải đầy đủ thành phần cơ bản và
không chứa các đại từ. Trong khi ấy, tiêu đề bất chấp điều kiện này, nó vẫn có
tính độc lập. Phát ngôn trong văn bản dù “độc lập” nhưng vẫn bị chi phối bởi
tính kế thừa thơng báo. Nghĩa là nó vẫn bị chi phối bởi các phát ngơn trước và

sau nó. Phát ngơn trong tiêu đề trái lại khơng bị ràng buộc như vậy. Nó được
phân giới với phần văn bản còn lại khá rõ, dưới nhiều dạng thức hoặc màu sắc
hoặc kiểu chữ khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ngăn cách với phần còn lại
bởi một khoảng trống để người thụ ngôn dễ phân biệt.
Tiêu đề văn bản là một “khách ngôn”. Khách ngôn là một phát ngơn hoặc
một bộ phận của phát ngơn đã có sẵn trong xã hội, tồn tại khách quan ngoài sự
sáng tạo riêng tư của người phát ngơn. Nói khác, tiêu đề - khách ngơn cũng là
tiêu đề - trích dẫn. Nguồn trích dẫn này rất phong phú và đa dạng, có thể từ
nguồn văn học dân gian, từ một văn bản khác, hoặc từ một câu tun ngơn nổi
tiếng nào đó… và chỗ trích dẫn có thể dẫn ngun dạng hoặc chỉ lấy ra một vài
thành tố. Nhưng dù sao, cuối cùng, nó là khách ngơn đã được người phát ngơn
chủ ngơn hố.
Tiêu đề văn bản là một chủ ngơn. Chủ ngơn thì do chính người phát ngơn
sáng tao ra với đầy đủ dấu ấn cá nhân của mình. Đối với một số tác giả có bản
lĩnh thì thơng qua một số tiêu đề, có thể ghi nhận những nét độc đáo về phong
cách cá nhân của họ.


Dù khách ngôn hay chủ ngôn, tiêu đề văn bản vẫn là linh hồn của văn
bản, là những phát ngôn tuyển chọn sau một q trình cân nhắc khó khăn.
Tiêu đề văn bản là một phát ngôn biểu trưng. Biểu trưng cho nội dung
toàn văn bản hoặc cho nội dung của đoạn văn mà nó là tên gọi. Trong tương
quan với tồn văn bản hoặc với tồn đoạn văn, có thể nói tiêu đề là phần nêu,
phần đề mà phần còn lại văn bản là phần báo, phần thuyết. Nhưng khác với
phần đề, trong câu “đề - thuyết”, tiêu đề văn bản có tư cách là một “phần đề”
mà nội dung của nó là cái biểu trưng cho tồn bộ nội dung của “phần thuyết”
tức phần còn lại của văn bản hoặc của đoạn văn.
Ngoài sự phân bố như vừa miêu tả, tiêu đề bộ phận có thể nằm ngay sau
tiêu đề chung, nhằm cụ thể hoá nội dung của tiêu đề chung, do đó, trong văn
bản có thể sẽ không xuất hiện tiêu đề bộ phận nữa. Trong trường hợp này, tiêu

đề bộ phận cũng là một phát ngôn biểu trưng.

2.2 Cấu trúc của tiêu đề văn bản
Cấu trúc là tổ chức bên trong của một chỉnh thể, liên kết các bộ phận với
chỉnh thể và các bộ phận với nhau, theo những phương thức nhất định.
Cấu trúc của tiêu đề văn bản bao gồm cấu trúc hướng nội và cấu trúc
hướng ngoại.
+ Cấu trúc hướng nội là cách tổ chức bên trong của một văn bản khi được
tách khỏi văn cảnh. Nói rõ hơn đó là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung
giữa các yếu tố tạo nên chỉnh thể của tiêu đề.
+ Cấu trúc hướng ngoại chủ yếu là mối quan hệ về nội dung và hình thức
giữa tiêu đề và phần cịn lại của văn bản.
2.2.1 Tiêu đề văn bản tạm thời tách khỏi văn bản ( cấu trúc hướng
nội)


Nhận diện ban đầu, về giá trị thông báo, tự thân tiêu đề văn bản là một
thơng điệp, có khả năng được người thụ ngôn tri giác như một đơn vị riêng, và
tự bản thân chúng có một cấu trúc riêng, nên hồn tồn có thể tách khỏi ngữ
cảnh để xem xét các cấu tố làm nên tiêu đề.
Vì vậy, có thể có hai kiểu câu trúc nội tại chính là cấu trúc tuyến tính và
cấu trúc phi tuyến tính.
a. Cấu trúc tuyến tính
- Cấu trúc tuyến tính: Cấu trúc tuyến tính là những kết hợp giữa từ, cụm
từ, câu, đoạn theo trật tự hình tuyến. Cụ thể là sự kết hợp giữa những cú đoạn
trong một phát ngôn tiêu đề hoặc giữa các tiêu đề với nhau, hoặc giữa tiêu đề
với phần còn lại của văn bản. Chủ yếu là những quan hệ về trật tự trước sau của
từ và chuỗi lời và có thể phân chia chúng thành: cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ý
nghĩa hiển hiện, tức loại ý nghĩa xuất hiện trên bề mặt của tiêu đề văn bản.
Cấu trúc tuyến tính bao gồm cả nội dung và hình thức, hễ chúng kết hợp

được với nhau trên hình tuyến đều là cấu trúc tuyến tính.
b. Cấu trúc phi tuyến tính
- Cấu trúc phi tuyến tính: là những quan hệ về nội dung giữa những từ
hoặc cụm từ trên chuỗi lời. Nó có khả năng bao gồm hai bình diện: cấu trúc liên
tưởng giữa những từ khơng theo trật tự tuyến tính, và cấu trúc ngữ nghĩa hàm
ẩn.
Cấu trúc phi tuyến tính là những kết hợp ý nghĩa vượt ra khỏi sự định vị
trên hình tuyến, tức sự kết hợp giữa các phạm trù nghĩa được phản ánh bằng
mối quan hệ giữa các cú nghĩa tố hoặc là những liên tưởng ngữ nghĩa vượt ra
ngoài sự kết hợp ngữ nghĩa tuyến tính.


Cấu trúc phi tuyến tính được chia làm hai loại: cấu trúc nội phi tuyến và
cấu trúc ngoại phi tuyến.
+ Nội phi tuyến: những kết hợp ý nghĩa phi tuyến tính hoặc liên tưởng
ngữ nghĩa xảy ra trong lịng nội bộ của tiêu đề.
+ Ngoại phi tuyến: những liên tưởng ngữ nghĩa hoặc những kết hợp giữa
ý nghĩa của tiêu đề với một yếu tố nào đó bên ngồi nó.
*Đặc điểm của cấu trúc hướng nội:
- Tiêu đề văn bản có thể được cấu tạo bằng từ ngữ tiếng Việt nhưng thỉnh
thoảng cũng có xen các yếu tố vay mượn nước ngoài, hoặc cá biệt, toàn bộ tiêu
đề tiếng nước ngồi.
- Về hình thức trình bày trước hết phải đủ sáng tỏ trong nội bộ tiêu đề
( đó là in thường hay in hoa, in nghiêng hay in đậm, kiểu chữ biểu tượng hay
chân phương.
- Về hình thức ngữ pháp tiêu đề văn bản có thể do mọi ngơn ngữ đảm
nhiệm. Nhưng việc sử dụng chúng đến mức độ nào và như thế nào thì đó lại là
yếu tố tạo nên đặc điểm riêng của từng loại tiêu đề. Ngoài ra hình thức ngữ pháp
cịn có thể là hình thức bình thường hoặc bất thường; và nếu là bất thường thì
cũng có nhiều mức độ và kiểu cách khác nhau. Nó sẽ mang nét độc đáo của tiêu

đề và cá tính của người phát ngơn.
- Nội dung của tiêu đề văn bản hướng nội thì có thể bao gồm hai lớp
nghĩa: ý nghĩa biểu hiện trên bề mặt lúc nào cũng có trong tiêu đề văn bản và ý
nghĩa hàm ẩn.
2.2.2 Tiêu đề văn bản gắn với toàn văn bản ( cấu trúc hướng ngoại)


Tiêu đề văn bản đồng thời cũng là một bộ phận của văn bản. Do đó, cũng
cần khảo sát nó trong tư thế không cô lập, tức là trong mối quan hệ với chỉnh
thể văn bản. Vì vây, chúng ta lần lượt khảo sát các mối quan hệ sau:
a. Quan hệ giữa tiêu đề chung và phần còn lại của văn bản:
Có nhiều cơ sở để khẳng định giữa tiêu đề và phần cịn lại của văn bản có
mối quan hệ về hình thức và nội dung.
Hình thức của văn bản là tồn bộ kết cấu ngơn ngữ bao gồm những phần,
chương, mục, đoạn, câu làm nên cấu trúc văn bản.
Nội dung của văn bản là một mảng hiện thực nào đó được phản ánh trong
văn bản theo những góc nhìn, những chính kiến nhất định.
Mối quan hệ giữa tiêu đề và hình thức văn bản quả nhiên khó quan sát,
như một bộ tiểu thuyết gồm nhiều tập chẳng hạn. nhưng cho dù có đồ sộ đến
đâu, thì một văn bản phải có sự sắp xếp tổ chức.
Mối quan hệ giữa tiêu đề và nội dung văn bản, tuy tốn cơng sức nhưng lại
dễ quan sát hơn. Bởi vì sự liên quan giữa tiêu đề với nội dung này, nội dung
khác trong văn bản là điều không thể nắm bắt được.
b. Quan hệ giữa các tiêu đề trong văn bản: giữa tiêu đề chung và các
tiêu đề bộ phận với nhau.
Trước hết là mối quan hệ giữa tiêu đề chung với các tiêu đề bộ phận. Đây
là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Mỗi tiêu đề bộ phận biểu thị một
phần nội dung của tiêu đề chung. Tổng hợp ý nghĩa của các tiêu đề bộ phận ta
nhận rõ được nội dung tổng quát hàm chứa trong tiêu đề chung.
Tiếp theo là mối quan hệ giữa các tiêu đề bộ phận với nhau. Đây là mối

quan hệ lơ gích giữa các tiêu đề bộ phận kế tiếp nhau để tạo ra một chuỗi các


mắt xích nội dung hợp lí đi từ đoạn nội dung này đến đoạn nội dung khác trong
văn bản theo trật tự tuyến tính.
Trong một văn bản chỉ có tiêu đề chung mà khơng có tiêu đề bộ phận thì
cấu trúc hướng ngoại của tiêu đề văn bản sẽ như sau:
Tiêu đề chung -> Phần cịn lại của văn bản
Ví dụ: Những văn bản không chia chương hay mục nhỏ: tác phẩm Chí
Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân),…
Trong một văn bản mà ngoài tiêu đề chung, cịn có những tiêu đề bộ phận
thì cấu trúc hướng ngoại của tiêu đề văn bản sẽ như sau:
Tiêu đề chung

Phần còn lại của VB

TĐ bộ phận 1

Đoạn văn 1

TĐ bộ phận 2

Đoạn văn 2

VD: Tác phẩm “Nghệ nhân và Margarita” (Mikhail Bulgacov)
Nghệ nhân và Margarita


Phần cịn lại của VB


Đừng bao giờ nói chuyện với những người lạ

Đoạn văn 1

Ponti Pilat

Đoạn văn 2

* Ý nghĩa của tiêu đề văn bản
Về nội dung của tiêu đề chung và tiêu đề bộ phận:
- Tiêu đề chung nói lên được nội dung chính của văn bản, nhìn vào tiêu
đề người đọc sẽ biết được nội dung mà văn bản hướng tới.
- Đối với tiêu đề bộ phận nó sẽ là những luận điểm dẫn dắt làm sáng rõ
tiêu đề chung. Ngồi ra trong tiêu đề chung cịn có các đoạn văn 1, đoạn văn 2,
… thì lúc này tiêu đề bộ phận sẽ bao quát toàn bộ nội dung có trong đoạn văn 1,
đoạn văn 2.
Về hình thức của tiêu đề chung và tiêu đề bộ phận:
Tiêu đề chung sẽ là tên gọi của văn bản (nếu là sách thì sẽ được in ở đầu
trang sách). Tức là nó sẽ được bố trí ở một trang riêng in hoa to hơn tiêu đề bộ
phận. Các tiêu đề bộ phận sẽ được sắp xếp ở mục lục ứng với từng chương hoặc
từng đề mục với cỡ chữ thường hoặc hoa in nhỏ hơn so với tiêu đề chung.
2.2.3 Nhận diện tiêu đề văn bản
a. Tiêu đề chính - tiêu đề phụ
- Tiêu đề phụ được đặt trong ngoặc đơn. Vd: “Nhớ rừng” ( Lời con hổ
trong vườn bách thú)


- Tiêu đề phụ được đặt sau một trong những từ ngữ như hay là tức là. Ví
dụ: “Xua tan ô nhiễm trong bầu trời văn học nghệ thuật hay là những đòi hỏi
đổi mới của giới văn học”.

- Tiêu đề phụ chỉ chủng loại thường đặt trước tiêu đề chính. Vd: “Nhịp
sống trẻ của những người bị khuyết tật, nhà văn và bạn đọc.”
b. Tiêu đề chung + một số tiêu đề bộ phận
Đây là trường hợp đưa những tiêu đề bộ phận đặt kế sau tiêu đề chung để
nói rõ hơn ý nghĩa của tiêu đề chung. Và do đó, phần văn bản cịn lại có thể sẽ
khơng có tiêu đề bộ phận. Nhưng người đọc văn bản có thể quy chiếu dễ dàng
những đoạn nội dung mà bên dưới có nội dung của những tiêu đề bộ phận đặt
theo cấu trúc kiểu này.
Vd: Mít tinh trọng thể kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (tiêu đề chung). Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc diễn văn khai mạc
( tiêu đề bộ phận 1). Các đồn đại biểu quốc tế Liên Xơ, CHDCND Lào,
Campuchia, Ấn Độ, Cu Ba đến dự ( tiêu đề bộ phận 2)
c. Tiêu đề văn bản có thể có cấu trúc phân cắt
Một phát ngôn được tách ra thành nhiều phần. Mỗi phần ấy được dùng
làm một tiêu đề bộ phận.
Vd: Từ giới hạn câu ( tiêu đề bộ phận 1) đến sự ra đời của ngôn ngữ học
văn bản (tiêu đề bộ phận 2)
d. Tiêu đề Zero
Trong thực tế có những văn bản khơng có tiêu đề. Nghĩa là ở vị trí đáng
lẽ tiêu đề phải hiện diện thì lại để trống hoặc chỉ thấy một số kí hiệu như
1,2,3…


Tiêu đề zero là một nội dung hoàn toàn ẩn mặc để trao cho độc giả cái
quyền tự do giải mã. Tiêu đề này hàm chứa nhiều điều thú vị, có thể khiêm
nhường cho rằng khơng có gì để ghi hoặc quan niệm khó có thể khái quát hết
nội dung văn bản qua một tiêu đề hoặc có khi thể hiện tính bất lực, cho rằng
khơng thể đặt tiêu đề cho văn bản.
Tiêu đề zero được sử dụng trong những văn bản đặc biệt như: ca dao, tục
ngữ, thành ngữ, bút kí, thư từ…


2.3 Đặc điểm của tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản chỉ là một trong những loại tiêu đề, nhưng đây là một bộ
phận tiêu biểu và quan trọng nhất. Quan trọng và tiêu biểu không chỉ ở hình
thức cấu tạo đa dạng mà cịn ở nội dung hàm súc, có sức diễn đạt được nhiều
phương diện, ở cả bề mặt lẫn bề sâu, khơng chỉ có số lượng áp đảo so với các
loại tiêu đề khác mà cịn thể hiện nhiều đặc điểm phong cách ngơn ngữ. Tiêu đề
có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tinh thần cuat tồn xã hội mà bất kì một loại
tiêu đềnào cịn lại, khơng thể bì kịp.
2.3.1 Tiêu chí nhận diện
Xét trên 5 tiêu chí nhận diện:


Đối tượng mang tiêu đề



Hình thức của tiêu đề



Chất liệu thể hiện của tiêu đề



Tác dung hướng nội của tiêu đề



Tác dung hướng ngoại của tiêu đề

2.3.1.1 Đối tượng mang tiêu đề
Đối tượng mang tiêu đề hình thành nên một thế đối lập:
a. Đối tượng mang tiêu đề là văn bản hoặc bộ phận văn bản


Tiêu đề văn bản vừa là tên gọi văn bản hoặc bộ phận văn bản vừa là một
phần của nội dung văn bản. Phần nội dung này rất đa dạng, nó có thể là:
- Chủ đề của văn bản: Bên kia biên giới (Lê Khâm), Đất nước đứng lên
(Nguyên Ngọc)
- Nội dung tổng quát của văn bản: Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam
(Trường Chinh), Tun ngơn độc lập (Hồ Chí Minh)
- Một chi tiết đáng chú ý nhất trong văn bản: Lưỡi dao (Ngun Hồng),
Dưới bóng hồng lan (Thạch Lam)
- Một hình tượng biểu trưng cho nội dung cơ bản của tồn văn bản: Tắt
đèn (Ngơ Tất Tố), Sợi tóc (Thạch Lam)
- Tiếng cười chiết xuất từ nội dung văn bản: Oẳn tà roằn (Nguyễn Công
Hoan), Trẻ con khơng được ăn thịt chó (Nam Cao)
Giữa TĐVB và một bộ phận nội dung ấy tất phải có nhiều mối quan hệ:
- Cấu trúc hình thức: đa dạng về câu chữ.
- Cấu trúc nội dung: ý nghĩa của câu chữ biểu hiện trên bề mặt cũng như
hàm ẩn ở bề sâu có thể quán xuyến ở nhiều tầng, lớp.
b. Đối tượng mang tiêu đề không phải là văn bản:
*Các tác phẩm nghệ thuật không phải là văn bản
Tiêu đề của các tác phẩm nghệ thuật không phải là văn bản:
- Vừa là tên gọi tác phẩm, vừa là chủ đền của tác phẩm như tên các bức
tượng: Tình mẫu tử, Thành đồng
- Nội dung khái quát của tác phẩm như tên các bản nhạc: Sông Lô, Thiên
Thai
Nếu các tác phẩm nghệ thuật có kèm theo lời, thì có thể, có mối quan hệ
giữa tiêu đề và phần lời nhưng không có khả năng phản ánh một cách đan dạng

phần nội dung như ở tiêu đề văn bản.
* Các tổ chức xã hội hay sản phẩm hàng hóa, các bảng hiệu ...
Tiêu đề của các tổ chức xã hội hay sản phẩm hàng hóa, các bảng hiệu ...


- Tên gọi, chủ yếu để tự giới thiệu, thường có gắn với chức năng của đối
tượng: Sở Giáo dục, Cơng ti sản xuất bao bì
- Tên giao dịch được cấu tạo bằng những từ tắt (acronym) theo thông lệ
quốc tế: FAHASA là tên giao dịch của Công ty Phát hành sách
Ở tiêu chí “Đối tượng mang tiêu đề”, tiêu đề văn bản là loại tiêu đề tiêu
biểu nhất.
2.3.1.2 Hình thức của tiêu đề
a. Tiêu đề văn bản
Chuỗi lời của tiêu đề văn bản được cấu tạo rất đa dạng: có thể là một từ,
một ngữ, một câu, mà cũng có thể là một chuỗi liên kết gồm nhiều từ, nhiều
ngữ, nhiều câu. Trong tiêu đề văn bản có tất cả các từ loại: thực từ, trợ từ, phụ
từ và có đủ các loại kết từ. Tiêu đề văn bản cũng có thể là khẩu ngữ và hội
thoại: Thanh ! Dạ ! (Nguyễn Công Hoan)
b. Tiêu đề trong các tác phẩm nghệ thuật không phải là văn bản và các
tổ chức xã hội hay sản phẩm hàng hóa, các bảng hiệu ...
Chuỗi lời trong 2 loại tiêu đề trên thì đơn giản hơn nhiều. Nó thường là
ngữ, mà chủ yếu là ngữ danh từ, hiếm khi gặp ngữ động từ, tính từ và ít gặp tiêu
đề là do câu và nhóm câu đảm nhiệm. Rất ít khi sử dụng từ tình thái, khơng xuất
hiện những từ mang màu sắc khẩu ngữ và hội thoại.
Ở tiêu chí “Hình thức của tiêu đề”, tiêu đề văn bản là loại tiêu đề tiêu biểu
nhất.
2.3.1.3 Chất liệu thể hiện của tiêu đề
a. Tiêu đề văn bản
Đường nét văn tự của tiêu đề văn bản có khả năng phản ánh đầy đủ các
kiểu đường nét của kí hiệu chữ viết và chữ số trong ngơn ngữ viết. Tiêu đề văn

bản có đầy đủ các dạng chữ viết: viết thường, viết hoa, viết tu từ (viết nghiêng,
viết đậm, viết gạch chân), đầy đủ các dấu câu kèm theo. Đường nét văn tự của
tiêu đề văn bản không đơn thuần chỉ làm sao cho rõ, đẹp mà cịn có tác dung
góp phần diễn đạt ý nghĩa và tình cảm.
b. Tiêu đề trong các tác phẩm nghệ thuật không phải là văn bản và các
tổ chức xã hội hay sản phẩm hàng hóa, các bảng hiệu ...


Đường nét văn tự của 2 loại tiêu đề trên chỉ thiên về yêu cầu rõ, đẹp lại
không đa dạng và phong phú vì khơng có tác dụng tu từ như tiêu đề văn bản
Ở tiêu chí “Chất liệu thể hiện của tiêu đề”, tiêu đề văn bản là loại tiêu đề
tiêu biểu nhất.
2.3.1.4 Tác dụng hướng nội của tiêu đề
a. Tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản không những có tính biểu trưng cho tồn văn bản hoặc
cho bộ phận văn bản, mà còn là một yếu tố cấu thành văn bản. Tiêu đề văn bản
thường được nhắc đến trong văn bản dưới hình thức này hoặc hình thức khác,
rất đa dạng. Nói cách khác, nó được lặp lại nhiều lần trong văn bản, bằng nhiều
thủ pháp khác nhau, với các sắc độ đậm nhạt khác nhau (đơn giản – phức tạp,
tường minh – hàm ẩn ...) với những dụng ý khác nhau.
a. Tiêu đề trong các tác phẩm nghệ thuật không phải là văn bản và
các tổ chức xã hội hay sản phẩm hàng hóa, các bảng hiệu ...
Tác dụng hướng nội của tiêu đề của 2 loại tiêu đề trên không phong phú
như tiêu đề văn bản
Ở tiêu chí “Tác dụng hướng nội của tiêu đề”, tiêu đề văn bản là loại tiêu
đề tiêu biểu nhất.
2.3.1.5 Tác dung hướng ngoại của tiêu đề
a. Tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản có khả năng phản ánh mọi vấn đề trong xã hội (từ kinh tế
đến văn hóa; từ vật chất đến tinh thần ; từ những mối quan tâm hàng ngày của

quần chúng đến những cõi sâu kín nhất của tâm hồn). Tiêu đề văn bản bao gồm
hầu như tất cả các tín hiệu của đời sống. Nó chính là đời sống dược tín hiệu hóa
và kí hiệu hóa.
b. TĐ trong các tác phẩm nghệ thuật khơng phải là văn bản và các tổ
chức xã hội hay sản phẩm hàng hóa, các bảng hiệu ...
Tác dung hướng ngoại của tiêu đề của 2 loại tiêu đề trên không phong
phú và đa dạng như tiêu đề văn bản.


Ở tiêu chí “Tác dung hướng ngoại của tiêu đề”, tiêu đề văn bản là loại
tiêu đề tiêu biểu nhất.
2.3.2 Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong các phong cách ngôn ngữ và
thể loại văn bản
2.3.2.1 Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong các phong cách ngôn ngữ
Tiêu chí

Cấu trúc

Kết cấu

Cấu tạo

Đặc điểm
ngơn ngữ

Khơng có tiêu đề
zero, cũng không
dùng các dấu câu
làm tiêu đề


Câu gọi tên
tức loại câu
một
thành
phẩn
đảm
nhiệm. Câu
gọi
tên
thường do tổ
danh từ đảm
nhiệm,
làm
nhiệm vụ nêu
tên đối tượng
nghiên cứu,
phạm
vi
nghiên cứu.

Chứa nhiều
thuật
ngữ
chuyên môn.
Các thuật ngữ
này học được
tự tạo hoặc
được
phiên
âm gián tiếp

bằng các yêu
tố Hán Việt,
có khi phiên
âm trực tiếp
bằng các thứ
tiếng
châu
Âu.

PC
NN

Phong cách Trong các văn
khoa học kĩ bản khoa học
thuật
thường ít xuât
hiện tiêu đề
phụ. Tiêu đề
phụ nếu có
thường
tạp
trung trong các
văn bản thuộc
các ngành khoa
học xã hội.
Bị chi phối bởi
tính đơn trị
ngữ nghĩa ( chỉ
có một nghĩa
duy nhất)

Phong cách
hành
chínhchính luận

Bên cạnh tên
gọi khái quát
loại văn bản,
thường
xuat
hiện một vài
định tố nhằm
cụ thể hóa hay
hạn định nội
dung văn bản.

Khơng có tiêu đề
phụ và có thể có
hay khơng tiêu đề
bộ phận.

Về mặt tổ Ngắn gọn
chức ngơn từ ,
vẫn là kết cấu
nằm trong mơ
hình đã nhận
Gần với tiêu đề
xét ở trên
trong các văn bản
khoa học tự nhiên



Phong cách Đa dạng và
nghệ thuật phức tạp hơn,
nhưng
cũng
thú vị hơn.
TĐVB
được
mã hóa sâu,
hồn tồn có
tính chất mở.
Chữ
nghĩa
trong tiêu đề
đều lung linh
mờ ảo

Đầy đủ các kí
hiệu văn tự của
tiếng Việt, xuất
hiện các từ, ngữ
vay mượn của
nước ngồi, tiếng
các dân tộc ít
người của Việt
Nam, các khn
hình hội thoại,
những từ phương
ngữ, từ nghề
nghiệp, thuật ngữ

khoa
học...
TĐVB chính là
đời sống dược tín
hiệu hóa và kí
hiệu hóa.
TĐVB hay dùng
khách ngơn, hay
một bộ phận
khách
ngơn,
thường được trích
dẫn từ một thông
điệp nghệ thuật
khác.

Phong cách Do nhiều loại
thông tấn
cấu trúc đảm
nhiệm:
bên
cạnh TĐ chính
lại thường xuất
hiện tiêu đề
phụ, được bố
trí theo mơ

Trình bày các
kiểu chữ khác
nhau, làm nổi bật

các quan hệ ý
nghĩa của các
thành phần ngữ
pháp

-Câu ghép

-Sử dụng một
cách tổng hợp
-Câu đơn: câu
tất cả các
đơn 2 thành
phương tiện
phần câu (câu
ngôn ngữ
đề thuyết) /
câu đơn một -Phương thức
thành
phần biểu
trưng,
câu (câu gọi các biện pháp
tên) do từ, tu từ trong
ngữ với đầy tiếng
Việt
đủ: danh từ, xuất hiện với
động từ, tính tầng suất khá
từ hoặc do các cao.
ngữ
tương
-Luôn luôn đa

ứng với ba
nghĩa
loại từ vừa
nêu
đảm
nhiệm.
Thường xuất
hiện các kết
hợp “ngược
cú pháp”.
TĐ có độ dài
ngắn nhất, lại
cân đối và
hàm súc về ý
nghĩa.
-Câu ghép
-Câu đơn: câu
đơn 2 thành
phần câu (câu
đề thuyết) /
câu đơn một
thành
phần
câu (câu gọi

Ngôn
ngữ
thông tin sự
kiện, “ngơn
ngữ

định
lượng”
chứ
khơng
phải
định
tính,
nghĩa là thơng


hình diễn dịch.

Phong cách
sinh hoạt
hằng ngày

tên)

Kết cấu ngữ pháp
thường
được
dùng để giao tiếp
của một cộng
đồng người trong
hồn cảnh thân
mật

qua nội dung
chứa
trong

ngơn từ, ta có
thể lượng hóa
sự kiện chính
trong văn bản
Những
từ,
ngữ thường
được dùng để
giao tiếp của
một
cộng
đồng người
trong
hoàn
cảnh thân mật

2.3.2 Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong các thể loại văn bản
2.3.2.1 Tiêu đề văn bản trong khoa học tự nhiên
- Tiêu đề văn bản trong khoa học tự nhiên thường sử dụng thuật ngữ vay
mượn nguyên dạng của tiêng nước ngòai.
- Cấu trúc ý nghĩa của tiêu đề văn bản trong khoa học tự nhiên là hiển
hiện, nói rõ trên câu chữ của tiêu đề
- Xét phương diện nội dung giữa tiêu đề và văn bản thì đa số các tiêu đề
văn bản trong khoa học tự nhiên nêu khái quat nội dung văn bản, hoặc nêu các
luận điểm chính của văn bản.
2.3.2.2 Tiêu đề văn bản trong khoa học xã hội
- Tuy vẫn bị chi phối bởi những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa
học, nhưng các văn bản thuộc văn bản khoa học xã hội, xét về mặt ngơn ngữ
khơng hề trung tính. Trái lại, chúng thường bộc lộ cái tôi chủ quan trong nhận
định đánh giá nên phần nào khơng cịn lạnh lùng như trong văn bản trong khoa

học tự nhiên.
- Tiêu đề văn bản trong khoa học xã hội thường sử dụng từ tổ danh từ
thường dược tổ chức này thường được tổ chức thành nhiều tầng bậc. Điều đó có


lẽ là xuất phát từ tính nhân văn, tính xã hội phức tạp của các khoa học xã hội.
Các tiêu đề được danh hóa thường được băt đầu bằng những từ tố thể hiện tính
khiêm tốn của người viết: Mấy ý nghĩ, vài nhận xét, đôi điều thu hoạch…
- Các tiêu đề văn bản loại này thường có một số kiểu mở đầu giống
nhau, có thể tiến hành mơ hình hóa được. Chẳng hạn, tiêu đề là từ tổ danh
từ thường bắt đầu bằng mấy ( vài, một số…) ý kiến( nhận xét, thu hoạch…
Từ tố bắt đầu từ tổ động từ thường bắt đàu bằng chữ thử( bước đầu, sơ
bộ…)
- Tiêu đề văn bản trong khoa học xã hội có nhiều khả năng sử dụng tiêu
đề phụ bên cạnh tiêu đề chính. Chúng được lên kết bằng kết từ: Hay, tức, hay
là, tức là…
- Nhìn một cách khái quát cũng như các văn bản trong khoa học tự nhiên
đều nêu khái quát nội dung văn bản, hoặc nêu các luận điểm chính của văn bản.
2.3.2.3 Tiêu đề văn bản trong phổ biến khoa học
- Các văn bản phổ biến khoa học cũng phản ánh hiện thực bằng những
thuộc tính có tính quy luật như trong các văn bản khoa học. Nhưng ở loại văn
bản này thiên về giải thích, nghiêng về chứng minh đơn giản, gần với cuộc
sống.
- Với ý nghĩa ấy, gần như khơng có sự khác nhau trong cấu trúc của tiêu
đề văn bản giữa các đề tài khoa học tức nội dung được phản ánh.
- Văn bản phổ biến khoa học thường được xuất hiện dưới dạng hỏi đáp.
Trong đó câu hỏi là một đoạn văn bản, bộ phận trả lời cũng là một đoạn văn
bản, chúng thường tập trung xung quạnh tiêu đề, mang ý nghĩa khái quát về một
lĩnh vực kho học nào đó.
- Ngoài đặc điểm này, tiêu đề văn bản trong các văn bản phổ biến khoa

học thường xuất hiện dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề.
- Tuy không phong phú và đa dạng bằng tiêu đề văn bản trong phong
cách nghệ thuật, nhưng cấu trúc tiêu đề trong các văn bản phổ biến khoa học có
đầy đủ mọi phương thức tạo nên nghĩa hàm ẩn.
2.3.2.4 Tiêu đề văn bản hành chính


- Nội dung của văn bản thường được định trước bằng tên gọi các thể loại
văn bản , và những tên gọi này xuất hiện dưới dạng tiêu đề: hiệp định, hiến
pháp, thông tư, nghị quyết, thông báo, đơn từ…Như vậy kết cấu tiêu đề văn bản
trong văn bản hành chính, bên cạnh tên gọi khái quát loại văn bản, thường xuat
hiện một vài định tố nhằm cụ thể hóa hay hạn định nội dung văn bản.
- Tất nhiên bên cạnh đó có những tiêu đề văn bản ngắn gọn nhưng về mặt
tổ chức ngôn từ , vẫn là kết cấu nằm trong mơ hình đã nhận xét ở trên.
- Các văn bản hành chính khơng có tiêu đề phụ và có thể có hay khơng
tiêu đề bộ phận.
- Xét về mặt hình thức kết cấu và về quan hệ tuyến tính liên tục, tiêu đề
trong các văn bản này rất gần với tiêu đề trong các văn bản khoa học tự nhiên.
Đó là khơng xuất hiện tiêu đề zero, không chứa các yếu tố của ngôn ngữ sinh
hoạt, cấu tạo tiêu đề khơng có khách ngơn và đơn trị về nghĩa.
2.3.2.5 Tiêu đề văn bản chính luận
- Cũng giống như tiêu đề trong các văn bản hành chính, một số tiêu đề
chính luận định trước nội dung của văn bản bằng tên gọi các thể loại văn bản
nằm ngay ở tiêu đề như: lời kêu gọi, báo cáo, diễn văn, phát biểu, bài nói,….
- Về các loại tiêu đề thì ngịai tiêu đề nêu khái qt nội dung văn bản,
hoặc nêu các luận điểm chính của văn bản cịn có loại tiêu đề nêu xuất xứ văn
bản.
2.3.2.6 Tiêu đề trong văn xuôi nghệ thuật
- Cấu trúc: khác với tiêu đề ở thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn về mức độ
ý nghĩa khái quát – cụ thể, về mức độ dài – ngắn

- Kết cấu tiêu đề của tiểu thuyết thường ngắn gọn, ý nghĩa của nó có tầm
khái quát cao; tiêu đề của truyện ngắn có độ dài lớn, ít ý nghĩa khái quát hơn do
truyện ngắn có dung lượng vừa phải.
2.3.2.7 Tiêu đề văn bản trong thơ ca
- Kết cấu tiêu đề văn bản tập trung đầy đủ tất cả những đặc trưng trong
phong cách nghệ thuật
- Tiêu đề có tổ chức ngơn từ “khác lạ”, xuất phát từ mục đích gây tị mị,
chú ý lại phải tn theo yêu cầu dễ nhớ, dễ thuộc. Việc dùng dấu câu làm tiêu đề


văn bản trong lĩnh vực thi ca trở thành một đặc điểm phổ biến (VD: Dấu hỏi –
Trần Nhật Tuấn), tiêu đề là một câu thơ cũng chiếm tỉ lệ đáng kể.
- Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc tiêu đề văn bản thơ là xuất hiện nhiều
kết hợp “bất thường” (VD: Tháng giêng non – Hoàng Trần), nhiều liên tưởng ý
nghĩa đặc biệt chỉ có trong thi ca (VD: A và H – Chế Lan Viên).
2.3.2.8 Tiêu đề văn bản mẫu tin
- Các kiểu cấu trúc của tiêu đề văn bản mẫu tin: tiêu đề là câu gọi tên; tiêu
đề là câu đề - thuyết ; tiêu đề là câu ghép.
- Kết cấu tiêu đề văn bản tin tức có mơ hình A : B rất hay gặp: A : B là
cấu trúc đề - ứng (với 3 biến thể) ; A : B là cấu trúc chủ - vị
2.3.2.9 Tiêu đề văn bản trong các thể loại phỏng vấn, phóng sự, tiểu
phẩm
*Tiêu đề văn bản trong các thể loại phỏng vấn: Kết cấu mang ý nghĩa
bao quát toàn văn bản, hoặc có ý nghĩa như hạt nhân của văn bản.
* Tiêu đề văn bản trong các thể loại phóng sự: Kết cấu thường chứa
những từ ngữ có tính cách kêu cứu hoặc nêu lên những sự kiện không bình
thường, do nhiều câu đảm nhiệm, tiêu đề văn bản là câu hỏi xuất hiện với tần
suất tương đối cao.
*Tiêu đề văn bản trong các thể loại tiểu phẩm: Ý nghĩa rất hàm súc và
đa dạng, chứa nhiều yếu tố biểu cảm, thường sử dụng khách ngôn, nhất là khách

ngôn được “cải biên” theo tiêu đề hay câu thơ trong văn học cổ điển.
2.4 Các tầng nghĩa của tiêu đề văn bản
2.4.1 Ý nghĩa hàm ẩn tầng I:
Đó là ý nghĩa hàm ẩn trong bản thân tiêu đề khi người đọc chưa liên hệ
nó với tồn bộ phần cịn lại của VB. Ý nghĩa hàm ẩn tầng 1 của tiêu đề được tạo
nên từ mối quan hệ giữa ý nghĩa hàm ẩn 1 và ý nghĩa hàm ẩn 2. Ý nghĩa hàm
ẩn 1 là loại ý nghĩa người đọc suy ra nhờ các phương thức hàm ngơn cịn ý
nghĩa hàm ẩn 2 là những liên tưởng đoán định nảy sinh từ phía người đọc khi
mới tiếp xúc với tiêu đề văn bản.
a. Cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng 1 của tiêu đề


+ Xét về mặt tổ chức ngôn từ và những hiệu ứng từ nó gây ra, ý nghĩa
hàm ẩn tầng 1 có thể được hình dung gồm 2 tiểu tầng:



Tiểu tầng thứ nhất: Ý nghĩa hàm ẩn 1 là loại ý nghĩa do kết cấu ngôn ngữ
của tiêu đề tạo ra.
Tiểu tầng thứ hai: Ý nghĩa hàm ẩn 2 là loại ý nghĩa người giải mã liên hệ
mà có.

Ví dụ: “Đừng làm “bác thằng bần”” (TT World Cup 19-6-1994)
-

Ý nghĩa hàm ẩn 1 = “bác thằng bần” là một thành phần của câu ca dao
“cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.”
Ý nghĩa hàm ẩn 2 = Với TĐ này, tác giả của nó định nêu ra gương xấu cụ
thể phân tích một tệ nạn xã hội? Hoặc đề cập đến một bi kịch gia đình mà
cờ bạc là nguyên nhân? Hay từ những hoàn cảnh tệ hại của người bê tha

cờ bạc, muốn rút ra những bài học để khuyên răn người đời?

+ Mặc dù, ý nghĩa hàm ẩn 1 là yếu tố kích thích sự tị mị của độc giả
nhưng ý nghĩa hàm ẩn 2 mới là nhân tố đảm nhiệm vai trò khiến người đọc quan
tâm đến văn bản, quyết định đọc văn bản hay khơng.
Ví dụ: Với tiêu đề “Bùng nổ mùa xuân” (Thanh Thảo)
Người đọc có thể liên tưởng : Mùa xuân nào đây? Tại sao lại bùng nổ?
Hẳn là một mùa xuân có ý nghĩa lịch sử? Mùa xuân này phải chăng là mùa xuân
Mậu Thân hay một cuộc khởi nghĩa có tầm vóc chiến lược nào khác?...
b. Các phương thức tạo nên ý nghĩa hàm ẩn 1 trong tiêu đề văn bản

Dựa vào mối quan hệ phi cấu trúc
câu
1. Dùng hình thức liên hệ âm – âm
2. Dùng từ đồng âm
3. Dùng từ cụm từ vừa đồng âm vừa
đồng nghĩa
4. Dùng hình thức nói lái
5. Dùng những từ, cụm từ đối nhau
6. Dùng lối tách từ

Dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa bất
thường
7. Dùng khách ngôn hoặc một bộ phận
khách ngơn
8. Dùng lối nói bỏ lửng
9. Dùng đại từ “ngược chiều”
10. Dùng lối nói có vẻ mâu thuẫn
11. Dùng lối nói thái q
12. Dùng hình ảnh có tính chất biểu

trưng
13. Dùng lối nói nghịch thường
14. Dùng từ vay mượn nước ngoài


15. Dùng lối nói ẩn dụ
16. Dùng lối nói ví von
17.Dùng lối nói nhân hóa
18. Dùng lối đảo cấu trúc

Ví dụ:
(1) Cảo không thơm mà vẫn phải lần giở trước đèn (TQ tháng 121986)
=> Dùng khách ngôn
- Tiêu đề làm chúng ta nhớ đến câu Kiều : “ Cảo thơm lần giở trước đèn”.
Nó rất gần với phương thức lẩy Kiều quen thuộc trong đời sống tinh thần của
người Việt Nam.
Ý nghĩa hàm ẩn 1: Sách hoặc báo không hay nhưng vì nhiệm vụ nào đó
phải đọc để nghiên cứu nó.
Chúng ta có thể thấy phương thức này kích thích sự tị mị, gây được ít
nhiều sự chú ý từ người đọc.
(2) “ Lươn lẹo lại lên lương” (LACT 29-8-1992)
=> Dùng hình thức liên hệ âm – âm
Tiêu đề sử dụng phương thức liên hệ âm – âm giữa các phụ âm đầu để
tạo sự thu hút, chú ý của người đọc. Nó gợi đến thái độ phê phán nhằm phủ định
lại những việc làm sai trái hay đó cũng có thể được xem như sự mỉa mai châm
biếm những nghịch lí ối ăm thường gặp ở đời.
(3) “ Số phận những người chống tiêu cực tại làng Picasso Thủ Đức…
đấu tranh…tránh đâu? (PNTPHCM 17-2-1993) , “Hộ khẩu thành hậu khổ”
( CATPHCM 3-8-1994)
=> Dùng hình thức nói lái

Ý nghĩa hàm ẩn 1 ở các tiêu đề trên hiện rõ lên câu chữ nhưng vẫn ẩn
chứa trong đó là một sự phê phán về thái độ trù dập (đấu tranh – tránh đâu), hay
tệ nạn quan liêu (hộ khẩu – hậu khổ), …


(4) “Cổng thấp, người cao – Người cao, cổng thấp” ( TTCN 30-11994), “Chúc vụ nhỏ …tham nhũng to” ( TTC 12-1982)
=> Dùng những từ, cụm từ đối nhau
- “ Cổng đối với người”, “cao đối với thấp”, “ cổng thấp người cao đối
với người cao cổng thấp” tất cả tạo nên sự liên quan: hễ muốn qua cổng thì con
người phải cúi đầu, hoặc đi bằng gối. Và “cổng” ở đây tượng trưng cho cổng
thăng quan tiến chức, mà người cán bộ muốn qua “cổng” thì ít nhất cũng phải
làm như trên hay khơng thì cũng phải có hành động tức thời.
- “Nhỏ” đối với “to” kết cấu tiêu đề hình thành một luận cứ, từ đó suy ra:
mới chỉ có chức vụ nhỏ mà đã tham nhũng to như thế thì liệu rằng chức vụ to sẽ
ra sao?...
- “Một” đối với “vô số”, “kẻ thù” đối với “bạn bè”, ý nghĩa hàm ẩn 1 là
sự bất ngờ vì có điều trái ngược giữu ý định và thực tế.
(5)“ Có “ngơi” nhưng chưa có “sao”” (DĐ TPHCM 1-3-1993, “Cá
q xá độ” (TTCN 17-6-1990)
=> Dùng lối tách từ: nhấn mạnh thái độ, nổi bật thực trạng. Ở tiêu đề
đầu, ý nghĩa hàm ẩn 1 : chưa có lấy một diễn viên nào tài năng thực sự. Tiêu đề
2, phản ánh tình trạng cá cược, cay cú ăn thua quá nhiều.
2.4.2 Ý nghĩa hàm ẩn tầng II:
Là ý nghĩa có được khi người giải mã đọc hết văn bản, tồn tại và được
minh định bằng mối quan hệ hiện thực giữa tiêu đề và nội dung văn bản. Đó là
cái đích cuối cùng mà người đọc phải hướng tới.
Cấu trúc của ý nghĩa hàm ẩn tầng II bao gồm cấu trúc của ý nghĩa hàm ẩn
tầng I cộng với cấu trúc nội dung văn bản. Mà nội dung văn bản luôn tồn tại nội
dung “sự kiện – tình thái” và hàm ý rút ra từ sự kiện – tình thái đó.
Tuy nhiên, mơ hình này mang tính chất lý tưởng, chỉ chính xác với các

văn bản thuộc phong cách nghệ thuật. Cịn các tiêu đề trong văn bản hành chính,
nghị quyết, sắc lệnh,… hay một số thể loại thuộc phong cách tin tức điển hình,
phỏng vấn,.. đều khơng chứa nội dung hàm ẩn.
Ví dụ: Khảo sát ý nghĩa hàm ẩn tầng II trong tiêu đề: “Bến quê” (Nguyễn Minh
Châu)


×