Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tập luyện khi mang thai cần lưu ý những gì? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.07 KB, 6 trang )

Tập luyện khi mang thai cần
lưu ý những gì?

Luyện tập mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe thai
phụ. Để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện, bạn
nên lưu ý những điều dưới đây.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên
Cho dù bạn đã có thói quen tập luyện đều đặn từ lúc trước
khi mang thai thì vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem
bài tập nào là phù hợp, bài tập nào gây nguy hiểm. Nếu
chưa luyện tập trước đó, cũng nên trao đổi với bác sĩ để
chọn những bài tập dành cho người mới bắt đầu.


Ăn uống đủ chất
Lượng calo cần tăng thêm mỗi ngày trong suốt quãng thời
gian mang bầu là 300 -500Kcal. Nên duy trì chế độ dinh
dưỡng này, nhất là khi luyện tập. Nó sẽ giúp bạn không bị
mất sức và luôn khỏe mạnh.
Những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh và thiếu sự cân bằng
như: cưỡi ngựa, trượt tuyết, đua xe đạp… sẽ bị cấm khi
mang bầu. Bạn chỉ nên tuân thủ đúng lịch trình và những
bộ môn dành cho bà bầu.
Trang phục phù hợp
Nên chọn những loại trang phục rộng rãi, dễ thở trong quá
trình tập luyện. Lúc mới khởi động, bạn nên mặc thêm một
chiếc áo khoác mỏng bên ngoài. Khi đã làm nóng cơ thể,
bạn mới nên cởi bỏ chiếc áo này. Bởi vì, khi mang thai,
thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn bình thường. Do đó, nếu chủ
quan (ăn mặc phong phanh), bạn dễ bị nhiễm lạnh. Bạn
cũng nên chọn loại áo lót rộng rãi hơn, đi kèm với đôi giày


tập phù hợp với kích cỡ bàn chân, giúp bạn nâng đỡ cơ thể.
Những đôi giày tập nên được thay đổi size, nhất là trong
giai đoạn bạn có dấu hiệu bị phù ở chân.
Làm ấm cơ thể (khởi động)
Làm ấm cơ thể là bước bạn chuẩn bị cho cơ bắp và nhịp
tim quen dần với quá trình luyện tập sau đó. Nếu bỏ qua
bước này (nhảy luôn vào phần chính trước khi cơ thể có
dấu hiệu sẵn sàng), sẽ khiến các cơ bắp bị kéo căng đột
ngột. Kết quả là bạn dễ bị đau và căng cơ hơn.
Uống nhiều nước
Có thể uống nước lọc trước, trong và sau quá trình luyện
tập. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất nước -
nguyên nhân của những cơn co bóp dạ con, thân nhiệt tăng.
Không có chuẩn mức chính xác nào về việc thai phụ nên
dùng bao nhiêu nước. Tuy nhiên, nên uống một tách (loại
dùng để uống trà) nước lọc trước lúc tập luyện; 1 tách sau
mỗi 20 phút tập và 1 tách kết thúc buổi tập. Nếu trời nóng
hoặc bạn thấy khát nhiều, có thể tăng khối lượng nước
uống.


Tránh những động tác nằm duỗi thẳng lưng
Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Động tác này sẽ gây
áp lực lên động mạch chủ bụng, ngăn cản máu từ não mẹ
vận chuyển vào bào thai. Đồng thời, nó cũng khiến bạn bị
hoa mắt, xuất hiện những cơn thở ngắn và buồn nôn. Nên
đặt một chiếc gối nhỏ dưới hông hoặc mông khi nằm ngửa.
Nên di chuyển Những động tác ngồi hoặc đứng lâu theo tư
thế của Yoga có thể làm giảm sự tuần hoàn máu từ cơ thể
mẹ vào thai nhi. Nó cũng khiến máu bị dồn ở chân và khiến

bạn bị chóng mặt. Tốt nhất, không nên quá lạm dụng các
bài Yoga khi mang thai. Bạn nên thay đổi vị trí tập bằng
cách đi bộ nhẹ nhàng xung quanh chỗ tập trong ít phút.
Không nên tập quá sức
Nên tránh việc tập luyện quá mức đến nỗi kiệt sức. Nếu
cảm thấy đau, khó thở thì nên ngừng tập ngay lập tức.
Không nên tập luyện trong môi trường nóng bức
Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, thời gian mà các cơ
quan chính trong cơ thể bé phát triển. Dù chưa có kết luận
chính thức trên cơ thể người nhưng một số nghiên cứu
chứng minh, môi trường quá nóng có thể gây dị tật trên bào
thai động vật. Dấu hiệu nóng bức thường khác nhau với
từng thai phụ nhưng bạn nên chú ý khi có các triệu chứng
sau: đổ mồ hôi quá nhiều; cảm thấy nóng bức, ngột ngạt; bị
hoa mắt, thở dốc… Với những ngày trời nóng, nên tránh
tập luyện ngoài trời, nên tập trong phòng mát mẻ (có thể có
điều hòa nhiệt độ).
Thay đổi động tác một cách từ từ

×