Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.38 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: ĐỊA LÍ Câu Nội dung Câu 1 a) Đặc điểm lãnh thổ phần đất liền nước ta: (4,0 đ) Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5 hoặc trang 6, 7 - Kéo dài theo chiều bắc - nam (1650 km, tương đương 150 vĩ tuyến). - Hẹp theo chiều tây - đông (nơi hẹp nhất là tỉnh Quảng Bình). - Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km. - Đường biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km. b) Phân tích ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí Việt Nam: - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên có nền nhiệt độ cao, chan hoà ánh nắng; + Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt; + Nước ta giáp Biển Đông nên thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt. - Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. - Nước ta là nơi gặp gỡ của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên sinh vật phong phú. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng,ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau. - Khó khăn: nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,....) Câu 2 Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 (nếu thiếu trừ 0,25 điểm) (3,0 đ) Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng: - Nước ta đã phát hiện được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau. - Sự đa dạng của từng nhóm khoáng sản: + Năng lượng (nhiên liệu): Than đá: Quảng Ninh. Than nâu: Na Dương (Lạng Sơn), Đồng bằng sông Hồng. Than bùn: Đồng bằng sông Cửu Long. Dầu khí: tập trung ở thềm lục địa phía Nam. Các mỏ dầu, khí tự nhiên: Rồng, Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Bunga Kêkoa, Lan Tây, Lan Đỏ. + Kim loại đen: Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cau (Thái Nguyên), Văn Bàn (Lào Cai), Thạch Khê (Hà Tĩnh) Crôm: Cổ Định (Thanh Hoá) Mangan: Tốc Tát (Cao Bằng) Ti tan: có nhiều ở bãi cát các tỉnh ven biển + Kim loại màu:. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3 (3,0 đ). Câu 4 (5,0 đ). Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai), Sơn La Chì - kẽm: Chợ Đồn (Bắc Cạn) Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Nghệ An Bô xit: Tây Nguyên Vàng: Bồng Miêu (Quảng Nam) + Phi kim loại - vật liệu xây dựng: Apatit: Cam Đường (Lào Cai) Pirit: Phú Thọ Vật liệu xây dựng rất phong phú: đá vôi xi măng, cát thuỷ tinh, sét, cao lanh,... Nếu không phân thành từng nhóm khoáng sản: năng lượng (nhiên liệu), kim loại, phi kim loại - vật liệu xây dựng thì trừ 0,5 điểm a) Đặc trưng về khí hậu và thời tiết mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 ở nước ta: - Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ xen kẽ với những đợt gió Tín phong Bắc bán cầu (Tín phong Đông Bắc). - Thời tiết - khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt: + Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất. Đầu mùa đông là tiết thu se lạnh, khô hanh. Cuối mùa đông là tiết xuân lạnh ẩm, mưa phùn. Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 15 0C. Miền núi cao xuất hiện sương muối, sương giá,... + Duyên hải Trung Bộ: có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. + Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa. b) Những nhân tố tạo nên sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta: - Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. - Hoạt động của hoàn lưu gió mùa. - Địa hình đa dạng, phức tạp. a) So sánh sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, 7, 13 (nếu thiếu trừ 0,25 điểm) - Vị trí giới hạn: + Tây Bắc Bắc Bộ: nằm giữa sông Hồng và sông Cả. + Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. - Độ cao: + Tây Bắc Bắc Bộ: cao và hiểm trở nhất nước. Cao nhất vùng là đỉnh Phan- xipăng (3143m). + Trường Sơn Bắc: trung bình và thấp. Cao nhất vùng là đỉnh Pu Xai Lai Leng (2711m). - Hướng núi: Trường Sơn Bắc đa dạng hơn vì có thêm các dãy núi chạy theo hướng tây - đông đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã,… - Cấu trúc địa hình: + Tây Bắc Bắc Bộ: phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là các dãy núi. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> chạy dọc biên giới Việt - Lào, ở giữa là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. + Trường Sơn Bắc: là vùng núi hẹp ngang, có hai sườn không đối xứng. b) - Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam: + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. + Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. + Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. + Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. - Thuận lợi của sông ngòi đối với sản xuất nông nghiệp: + Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. + Bồi đắp phù sa tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu. + Cung cấp phù sa, nguồn phân bón tự nhiên giúp tăng năng suất cây trồng. + Phát triển thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản. Câu 5 a) Vẽ biểu đồ: (5,0 đ) Yêu cầu: - Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ kết hợp đường và cột + Đường thể hiện nhiệt độ (0C). Cột thể hiện lượng mưa (mm) - Vẽ chính xác. Có đủ tên biểu đồ, đơn vị 2 trục tung, 12 tháng, chú giải. (Nếu thiếu một trong các yếu tố trên: trừ 0,25 điểm; thí sinh vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm) b) Nhận xét về chế độ nhiệt của Hà Nội: + Nhiệt độ trung bình năm khá cao (23,50C) + Chế độ nhiệt phân hoá theo mùa, có 5 tháng nóng (nhiệt độ trên 25 0C) từ tháng 5 đến tháng 9, còn từ tháng 10 đến tháng 4 nền nhiệt độ thấp hơn, trong đó có 2 tháng lạnh dưới 180C (tháng 1, tháng 2) + Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (28,90C). + Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (16,40C). + Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn (12,50C). c) Giải thích: - Hà Nội có mùa đông lạnh vì chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ vùng áp cao lục địa phương Bắc tràn xuống. - Mùa đông không quá khô vì vào cuối mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biển gây nên hiện tượng mưa phùn. - Mùa hạ có mưa nhiều vì đón gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào. Tổng điểm toàn bài (câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4 + câu 5). 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 20,0. *Chú ý: - Nếu thí sinh có cách làm khác, không đúng theo bố cục của đáp án nhưng có đủ ý, đảm bảo các nội dung cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa. - Việc cụ thể hóa đáp án phải đảm bảo yêu cầu không làm sai lệch đáp án và biểu điểm..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>