Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SU DUNG DI SAN TRONG DAY HOC LICH SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.19 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC. I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài I.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.1. Cơ sở lí luận của vấn đề II. 2. Thực trạng của vấn đề II. 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề II. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mục đích của nền giáo dục chính là luôn hướng tới việc phát triển toàn diện cho học sinh, vì vậy những hiểu biết về di sản văn hóa sẽ làm đầy thêm vốn kiến thức của các em và đặc biệt giúp học sinh phát triển về trí tuệ. Một bộ phận giới trẻ mù mờ không am hiểu về lịch sử và văn hóa dân tộc trở thành nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông hướng tới đích giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của các di sản, qua đó giáo dục học sinh ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa. Trong những năm qua ngành giáo dục luôn báo động tình trạng học sinh không thích học môn lịch sử, không am hiểu văn hóa dân tộc đang là một thực trạng đáng lưu tâm. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở các trường phổ thông đang là hướng đi nhằm khắc phục thực trạng này. Bởi vì di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền,kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay là bức tranh đa dạng văn hoá. Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hoá và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hoá và văn minh của nhân loại với nền văn hoá bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Di sản văn hoá Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hoá phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Để giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản , đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức triển khai chương trình tập huấn “Sử dụng Di sản trong dạy học ở trường phổ thông” ở các bộ môn Lịch sử, Địa lý và Âm nhạc. Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Lich sử và được trực tiếp tham gia lớp tập huấn do SGD ĐT Quảng Bình tổ chức cùng với đó là nổi trăn trở về tình hình học tập bộ môn Lịch sử nên rất quan tâm đến vấn đề này vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài để nghiên cứu ,viết sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng có hiệu quả di sản văn hóa nhằm tạo hứng thú trong học tập môn Lịch sử khối 8, 9 ở trường Trung học cơ sở ” I.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học, chuẩn kiến thức môn Lịch sử khối 8, khối 9. - Căn cứ vào sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập, danh mục và ý nghĩa của các di sản văn hóa có liên quan - Dựa vào tình hình thực tế giảng dạy bộ môn Lịch sử khối 8, khối 9 ở trường trung học cơ sở - Qua tìm hiểu lắng nghe ý kiến của một số giáo viên trực tiếp giảng dạy - Tự đúc rút kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của bản thân. - Đúc rút từ những ý kiến góp ý, chỉ đạo của Ban giám hiệu và các đồng chí tổ chuyên môn. - Thời gian thực hiện: Năm học 2014 – 2015 và tiếp tục nghiên cứu áp dụng cho các năm sau . II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II.1. Cơ sở lí luận Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh. Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học.. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống ,trong đó các di sản văn hóa được sử dụng có hiệu quả trong các tiết dạy đóng vai trò hết sức quan trọng . Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Học môn Lịch sử phải gắn liền với các di sản mới phát huy hết hiệu quả của bộ môn giáo dục truyền thống này. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành,… Đây là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh ít hứng thú với môn học này. Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh hứng thú học , làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em.Đặc biệt bây giờ nền giáo dục Việt Nam đáng hướng tới là: “Dạy học gắn liền với thực tiễn”. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, đến việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học.Bên cạnh đổi mới phương pháp,phương tiện dạy học thì việc sử dụng các di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà bắt đầu từ học kỳ II năm học 2012 - 2013, việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông chính thức được thí điểm tại 7 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau một học kỳ, ngày 20-8, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UNESCO đã tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả đạt được về việc thí điểm này. Di sản được đưa vào giảng dạy ở 3 môn học là lịch sử, địa lý và âm nhạc. Kết quả cho thấy, giáo viên lựa chọn nội dung các tiết dạy tích hợp, liên hệ hoặc sử dụng di sản trong dạy học phức hợp, đúng địa chỉ. Đặc biệt, giáo viên tổ chức tiết dạy có sự linh hoạt, sáng tạo, học sinh hứng thú, tích cực hơn trong các giờ dạy có sử dụng di sản. Các em được tham gia vào nhiều hoạt động học tập như sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu, hiện vật có liên quan đến bài học. Từ đó các em hứng thú và có ý thức hơn trong việc học tập bộ môn. II.2. Cơ sở thực tiễn Dạy học Lịch sử là dạy những sự gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách rời rạc và rất nhanh quên. Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử,ít hứng thú khi học tập là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lí thuyết mà rất ít số tiết thực hành và ôn tập (điển hình là Sử 9). Trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học lịch sử vì khó nhớ, khó thuộc Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông nhằm đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, trong đó coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong tình hình hiện nay. Qua nhiều năm giảng dạy lịch sử và thực trạng tại nhà trường bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn . Bên cạnh đổi mói phương pháp trong dạy học thì một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập cho học sinh là sử dụng các di sản văn hóa trong các tiết học Lịch sử. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã chọn đề tài nhỏ đó là “Sử dụng có hiệu quả di sản văn hóa nhằm tạo hứng thú trong học tập môn Lịch sử khối 8, 9 ở trường Trung học cơ sở ” II.3. Các biện pháp Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tiếp cận với di sản văn hóa, học sinh còn được rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa. Đến với khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn Quốc gia Phong nha - Kẻ bàng, HS được quan sát thảm thực vật với những tầng cao thấp khác nhau, hay những ảnh chụp tư liệu và nhưng thông tin từ nhân viên khu bảo tồn trên cơ sở đó có thể thu thập, tổng hợp các mẫu thực vật và động vật, đối chiếu với kiến thức đã học để từ đó giải thích về sự xuất hiện và tồn tại của khu bảo tồn thiên nhiên, liên hệ với thực tiễn khai thác rừng để tìm hiểu vai trò của khu bảo tồn với công tác bảo vệ đa dạng sinh học. Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của GV, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn. Nhưng điều quan trọng trước tiên là đòi hỏi người giáo viên phải am hiểu thế nào là di sản, phân loại di sản để từ đó sử dụng hợp lí và có hiệu quả trong các tiết dạy của mình. Vậy, di sản văn hoá Việt Nam bao gồm: di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể (bao gồm di sản văn hoá và di sản thiên nhiên) và sản phẩm tinh.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đặc diểm của di sản văn hoá Việt Nam: Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền,kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hoá Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hoá, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại. Di sản văn hoá Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hoá và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hoá và văn minh của nhân loại với nền văn hoá bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Di sản văn hoá Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hoá phi vật thể có sức sốngmạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua Luật di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2001 và được sửa đổi năm 2009. Di sản văn hoá Việt Nam được chia thành hai loại: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. -Di sản văn hoá vật thể: Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm có giá trị vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc gia. - Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên vời công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. - Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. - Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu lịch sự, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. Di sản văn hoá phi vật thể: Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề và các hình thức khác. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết của của các dân tộc Việt Nam: Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười,truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết. Trên cơ sở nhận thức được các loại di sản để từ đó sử dụng một các phù hợp có hiệu quả. Ví dụ 1: Khi dạy tiết 6 - Bài 5: Các nước Đông Nam Á (Lịch sử 9) .Ngoài việc đảm bảo kiến thức cơ bản là: Tình hình Đong Nam Á trước và sau năm 1945. Sự ra đời của tổ chức ASEAN. Bên cạnh đó nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng như đưa dạy học gắn liền với thực tiễn tôi đã cho các em một cuộc du lịch.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhỏ vào cuối bài và gây được hiệu ứng rất tích cực. Đó là, cho tham quan một số di sản văn hóa gằn liền với Lịch sử các nước Đông Nam Á đặc biệt là di sản văn hóa Việt Nam. Cụ thể: Luang Prabang - Lào. Những ngôi nhà với kiến trúc truyền thống vẫn còn hiện diện khá nhiều ở Luang Prabang. Nằm ở hợp lưu giữa sông Mekong và Nậm Khan. Luang Pragang hấp hẫn du khách không chỉ bởi các ngôi nhà cổ, đời sống sinh hoạt của người dân mà ở đây còn có 33 ngôi chùa cổ, cùng nhiều điểm tham quan thiên nhiên hấp dẫn. Borobudur-Indonesia, là công trình Phật giáo bằng đá lớn nhất thế giới nằm ở trung tâm đảo Java, được xây dựng vào thế kỷ 8 bởi triều đại Phật giáo Sailendra. Công trình được xây dựng theo mô hình Mandala (quan niệm vũ trụ trong Phật giáo) gồm có 3 tầng, mỗi tầng tượng trưng cho các cảnh giới, tầng trên cùng tượng trưng cho thiên giới-Niết Bàn nơi có 72 tháp chứa các tượng Phật bên trong..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Angkor Wat - Campuchia, Được xây dựng từ năm 1130-1150 bởi vua Suryavarman II. Angkor Wat mới đầu để thờ thần Visnu của Hindu giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.. Vườn Quốc gia phong nha Kẻ Bàng (Quảng Bình- Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vĩ tại Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha - Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên,sự kiện Lịch sử những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước. Ví dụ 2: Khi dạy Tiết 13- Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XX (Lịch sử 8). Bên cạnh đảm bảo kiến thức trọng tâm là: Sự xâm lược và chính sách thống trị của TD Anh. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ thì trong bài dạy tôi đả đưa di sản, công trình kiến trúc hiện nay của Ấn Độ vào vừa gây hứng thú học cho học sinh vừa giúp các em thấm thía hơn thành quả của độc lập tự do so với nổi thống khổ của người dân nô lệ mà các em được tìm hiểu trong nội dung bài học.Mặt khác thông qua di sản đó tôi muốn tích hợp, liên hệ đến Lịch sử và con người Việt nam trong mối quan hệ với người dân Ấn Độ .Di sản đó là: Đền sen . Thành phố Delhi( Ấn Độ). Đền sen là ngôi đền nổi tiếng nhất của đạo Bahai tại Ấn Độ. Đền nằm cách thành cổ Delhi 5km về phía Bắc. Đền được gọi là đền Hoa Sen vì hình dáng trông giống như một đóa hoa sen đang hé nở. Kỳ quan sáng tạo này do kiến trúc sư Fa-ribo Sah-ba người Canada gốc Iran mất 10 năm thiết kế và xây dựng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ý nghĩa của hoa sen tuy luôn ở gần bùn nhưng lại mang ý nghĩa, một vẻ đẹp vô cùng thanh tao tinh khiết và ngan ngát hương thơm. Cũng như người dân Việt Nam, chúng ta luôn ca ngợi rằng: “Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Thông qua di sản đó tuy thời gian giới thiệu không nhiều nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc tích hợp kiến thức cho học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ sâu sắc hơn về ý nghĩa của quá trình đấu tranh không ngừng nghĩ cho khát vọng độc lập, tự do không chỉ người dân Ấn Độ mà còn là dân tộc Việt Nam như biểu tượng của đài sen di sản văn hóa mà tôi đưa vào giới thiệu ở trên. Ví dụ 3: Khi dạy Tiết 35- Bài 27: Cuộc kháng chiến chống TD Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 ( Lịch sử 9) Bên cạnh đảm bảo kiến thức trọng tâm , đặc biệt nhằm làm nổi bật vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến này cũng như niềm tự hào của người con Quảng Bình khi Đại tướng chọn đất mẹ Quảng Bình là nơi an giấc ngàn thu của người. Di sản tôi đem vào để giới thiệu bên cạnh gây hứng thú học cho học sinh thì một ý nghĩa quan trọng hơn nữa là tăng thêm niềm tự hào cũng như ý thức trách nhiệm của các em đối với di sản cũng như đối với tương lai của nước nhà để xứng đáng với ý nguyện của đại tướng khi người quyết định về an nghĩ tại Vũng chùa đảo Yến (Quảng Trạch- Quảng Bình). Tọa lạc trên đỉnh núi Rồng (hay còn gọi là Thọ Sơn), Người như ngọn hải đăng tinh thần luôn sáng ngời để dẫn đường, nhắc nhở con cháu muôn đời sau phải có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc - nơi bọn ngoại xâm đang lăm le dòm ngó. II. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm Trong quá trình giảng dạy đặc biệt là việc sử dụng di sản một cách có hiệu quả trong các tiết học bản thân tôi nhận thấy di sản văn hóa nâng cao nhận thức và kỹ năng cho học sinh đồng thời góp phần hết sức quan trọng vào việc gây hứng thú học tập cho các em..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Các di sản văn hóa góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh. Ví dụ như đưa di sản Phong Nha Kẻ Bàng hay khu lăng mộ của đại tướng Võ Nguyên Giáp....sử dụng trong dạy học, đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản. Những hình ảnh của di sản cùng với những sự kiện gắn liền, không chỉ giúp có thêm hiểu biết mà còn tác động sâu sắc tới tình cảm của các em. Bên cạnh đó các giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi định hướng giúp học sinh thu thập những tư liệu và tìm hiểu sâu hơn về những kiến thức lịch sử. Tiếp cận với di sản văn hóa, học sinh còn được rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa. Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn. Di sản văn hóa nâng cao nhận thức và kỹ năng cho học sinh Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn. Hướng học sinh sống có trách nhiệm hơn Như khi giới thiệu di sản vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng hay khu lăng mộ của đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ giúp các em hiểu hơn và có ý thức bảo vệ ,phát huy các giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần của các di sản đặc biệt thông qua đó hướng các em sống có ý thức, có trách nhiệm hơn . Giúp học sinh phát triển về trí tuệ Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em. Trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, các di sản được kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng. Mục đích của nền giáo dục của chúng ta luôn hướng tới việc phát triển toàn diện cho học sinh đồng thời dạy học gắn liền với thực tiển. Vì vậy, những hiểu biết.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> về di sản văn hóa sẽ làm dầy thêm vồn kiến thức của các em và đặc biệt giúp học sinh phát triển về trí tuệ. Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho HS để các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì giáo sẽ giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản. Góp phần phát triển một số kỹ năng sống Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần nâng cao kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Trong quá trình học tập với di sản, học sinh được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết một cách phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp. Đồng thời các em cũng biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp học sinh có mối quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới. Làm việc với di sản, học sinh có được môi trường giao tiếp cởi mở với bạn bè không chỉ trong phạm vi lớp học mà cả với những đối tượng khác mà các em gặp gỡ. Trong quá trình tiếp cận với di sản, giáo viên lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp cũng chính là góp phần phát triển ở các em một loại kỹ năng sống cần thiết. Trong quá trình dạy học thông qua việc tiếp cận di sản, giáo viên không chỉ thuyết trình về các hiện tượng, sự vật mà cần tìm hiểu, hướng dẫn học sinh tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin. Qua đó các em sẽ có những kiến thức về di sản và có thể trình bày lại những hiểu biết của cá nhân mình hoặc của nhóm mà mình đã thu lượm được. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm sáng kiến tuy thời gian chưa nhiều và còn rất mới mẽ nhưng khi sử dụng di sản trong các tiết dạy đã được các đồng nghiệp đánh giá khá cao. Đặc biệt là thái độ học tập tích cực của học sinh trong các tiết dạy mà giáo viên có lồng ghép sử dụng di sản. Tôi làm một cuộc điều tra nhỏ, kết quả như sau Lớp 9B: Khi dạy không sử dụng di sản trong Tiết 6- Bài 5: các nước Đông Nam Á. Lớp 9A: Cũng tiết dạy đó nhưng không sử dụng di sản. Lớp 8A khi học Tiết 13-Bài 9: Dạy học lồng ghép giới thiệu di sản, còn lớp 8B tiết dạy không sử dụng di sản. Trong các tiết dạy đó kết quả điều tra như sau : Lớp, số lượng. Lớp sử dụng di sản 9A, 8A. Hứng thú. %. Lớp không sử dụng 9B, 8B. Hứng thú. %.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 9A (29). 27/29. 93,1. 8A (32). 32/32. 100. 9B (28). 14/28. 50. 8B (31). 16/31. 51,6. 30/59. 50,8. Cộng. 59/61. 96,7. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Việc sử dụng di sản trong giảng dạy các môn học khoa học xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng ở nhà trường phổ thông hiện nay sẽ góp phần bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức, hình thành các kĩ năng thực hành bộ môn và thông qua đó sẽ giáo dục tư tưởng , đạo đức học sinh. Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho học sinh để các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản. Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng việc đưa di sản vào giảng dạy có điểm thuận lợi là chúng ta có rất nhiều di sản để giảng dạy từ cấp Quốc gia đến địa phương cũng như các di sản thế giới liên quan đến bài học, nhưng điểm khó khăn khi thực hiện là vấn đề kinh phí và thời gian, bản thân giáo viên chưa có điều kiện để đến tìm hiểu ngay tại các di sản (nhất là các di sản được công nhận cấp quốc gia và thế giới) nên khó đạt chất lượng giáo dục tốt nhất. Học sinh ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, học tập bộ môn (nhất là các bộ môn khoa học xã hội) do lối sống thực dụng như hiện nay, do áp lực thi cử, áp lực từ phía gia đình. Sử dụng có hiệu quả các di sản trong dạy học Lịch sử nói chung và Lịch sử Khối 8, 9 nói riêng có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh hứng thú ,nhớ kĩ hiểu sâu những kiến thức lịch sử. Chính vì thế để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, người giáo viên phải luôn sử dụng tốt các phương dạy học lịch sử một cách nhuần nhuyễn, trong những phương pháp đó việc sử dụng các di sản có tác dụng rất lớn . Di sản chính là một đồ dùng trực quan rất sinh động thể hiện sự sáng tạo cao khi lồng ghép trong quá trình giảng dạy của người giáo viên. Sử dụng và đưa di sản vào trong mỗi bài học giáo viên có thể phần nào tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử trong tình hình hiện nay.Đặc biệt là giáo dục ý thức phát huy và bảo tồn các di sản cho học sinh. Chính vì vậy mà việc đưa di sản lồng ghép vào quá trình giảng dạy là nhiệm vụ rát quan trọng đặc biệt là trong chương trình giáo dục địa phương.Đây là nhiệm vụ không chỉ là trách nhiệm của giáo viên dạy môn Lịch sử mà là trách nhiệm.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> chung của mọi người. Như thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói: “Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hoá, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học sẽ mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá”. Đó cũng chính là thông điệp mà tôi muốn gửi gắm qua sáng kiến kinh nghiệm này. Tuy nhiên, với thời gian còn hạn chế, tính trải nghiệm chưa cao nên còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong bạn bè, đồng nghiệp cùng góp ý, bổ sung để sáng kiến của tôi ngày một hoàn thiện hơn./.. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn bản số 73 /HD - BGDĐT-BVHTTDL hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Sử dụng Di sản trong dạy học ở trường phổ thông - Môn Lịch sử, tháng 10 năm 2013. 3. Lời phát biểu của thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển. 4. Tài liệu đánh giá kết quả của quá trình thí điểm về sử dụng di sản trong dạy học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UNESCO tổ chức Hội (20/8/2013.tại Hà Nội. 5. Tài liệu và danh mục các di sản văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á./..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×