Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quan ly tuyen sinh Word 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.56 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay , công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển không ngừng và ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng của mình trong việc đánh giá một xã hội phát triển – một xã hỗi mà con người đang được giải phóng khỏi những công cụ thô sơ bằng tay sang làm bằng máy móc nhằm giải quyết công việc nhanh hơn tiết kiệm thời gian và hiệu quả , chính xác hơn . Vì thế mà công nghệ thông tin đang được đưa vào hầu hết các lĩnh cực , nghành nghề của cuốc sống , tiến tới tự động hóa toàn bộ mọi hoạt động. Và để phục vụ cho công việc , nghành giáo dục và đào tạo là nghành nhất thiết phải đi tiên phong trong vấn đề tin học hóa việc quản lí , đào tạo ,..nhằm nâng cao hiệu quả của việc tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ mới để quản lí , đào tạo giảng dạy hiệu quả , trực quan hơn . Sau khi học xong môn phân tích thiết kế hệ thống thông tin của cô Bùi Thị Như cộng thêm những hướng dẫn , định hướng làm bài của thầy cùng với sự cố gắng học hỏi , tìm hiểu của tất cả các bạn trong nhóm chúng em quyết định đăng kí thực hiện đề tài “ Quản Lí Tuyển Sinh” với mong muốn có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện hóa ý tưởng tin học hóa việc quản lí giáo dục và cũng là để kiểm nghiệm những gì đã được học trong suốt thời gian qua cũng như với một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới nhưng đầy triển vọng , hứa hiện đó là C# . Vì thời gian tìm hiểu , nghiên cứu có hạn cùng với sự bỡ ngỡ khi làm quen với C# nên chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót vì thế chúng em rất mong nhận được sự góp ý , đóng góp ý kiến của thầy để đề tài được hoàn thiện hơn và chúng em có thể tích lũy được kinh nghiệm phục vụ cho những đề tài sau này và quan trọng hơn là đồ án tốt nghiệp cũng như sau khi ra trường. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy . Hà Nội , Tháng 9 Năm 2013 Nhóm sinh viên thực hiện : Triệu Minh Đài. Mai Thị Hương. Lê Thị Ngọc..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A.PHÂN TÍCH , KHẢO SÁT HỆ THỐNG. PHẦN 1.TỔNG QUAN 1.1.Mục đích………………………………………………………………………………………………3 1.2.Ngữ cảnh giao dịch……………………………………………………………………………….3 1.3.Phạm vi…………………………………………………………………………………………………5 1.4.Đặc điểm người sử dụng……………………………………………………………………….5 PHẦN 2.GIẢ ĐỊNH ,PHỤ THUÔC,RÀNG BUÔC 2.1.Giả định……………….…………………………………………………………………………….….6 2.2.Phụ thuộc…………………………………………………………………………………….………..6 2.3.Ràng buộc……………………………………………………………………………………….……..6 PHẦN 3.YÊU CẦU 3.1.Yêu cầu nghiệp vụ………………………………………………………………………………….7 3.2.Yêu cầu chức năng…………………………………………………………………………………8 3.3.Yêu cầu dữ liệu logic……………………………………………………………….……………10 3.4.Yêu cầu người sử dụng………………………………………………………….…………….11 3.5.Yêu cầu thông tin quản lý…………………………………………………………………….11 3.6.Yêu cầu hệ thống……………………………………………………………………….…………11 3.7.Giao diện……………………………………………………………………………………………..11 PHẦN 4.CÁC MẪU BIỂU . 4.1.Phiếu đăng kí dự thi ……………………………………………………………….………….12 4.2. Giay báo dự thi ………………………………………………………………….……………. 12 4.3 .Giay báo điểm . a.Với thí sinh trúng tuyển …………………………………………………………..……….. 13 b.Với thí sinh không trúng tuyển ………………………………………………….…….. 14 PHẦN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHẦN 1:TỔNG QUAN. ………………………………………………………………………………… 14.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.1.Mục đích . Trường THPT Nguyễn Du tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 với số lượng lớn các thí sinh đăng kí dự thi .Việc quản lý thi tuyển bằng phương pháp thủ công là rất vất vả,đòi hỏi một số lượng lớn nhân lực,tốn nhiều thời gian và tiền của.Do đó, hệ thông ra đời nhằm giúp cho trường THPT quản lý ,tuyển chọn chính xác,nhanh chóng ,khách quan những đối tượng học sinh có tài năng thực sự. 1.2.Tổ chức của bộ máy nhà trường. - Trường THPT Nguyễn Du là 1 đơn vị của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta. - Trường phổ thông có mục đích giáo dục cho thế hệ trẻ ,chuẩn bị tôt cho thanh thiếu niên bước vào tương lai .Trường có nhiệm vụ thực hiện chương trình,nội dung và phương pháp giáo dục theo kế hoạch và những quy định của bộ giáo dục,đảm bảo không ngừng nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh theo từng cấp học.Để đảm bảo những yêu cầu chung trường THPT phai có bộ máy tổ chức hợp lí trong nhà trường. 1.2.1.Hiệu trưởng –hiệu phó – các phòng ban - giáo viên. -Hiệu trưởng là người có quyền cao nhất trong bộ máy tổ chức ,mỗi trường học chỉ có một hiệu trưởng ,là người đại diện cho nhà trường về mặt pháp lí,có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính ,chuyên môn trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước Bộ giáo dục ,tổ chức và quản lí toàn bộ hoạt động của nhà trường. -Hiệu phó là người giúp hiệu trưởng quản lí nhà trường trong phạm vi phân công .Có thể có hai hay ba hiệu phó phụ trách công việc như:hoc tập ,lao động,các hoạt động xã hội ,cơ sở vật chất …trong trường . -Các tổ chức chính trị :các tổ chức này phụ trách công việc Đoàn ,Đội,hướng dẫn các học sinh tham gia hoạt động các phong trào ngoài giờ học. -Các tổ trưởng :phụ trách hoạt động của tổ chuyên môn của mình. -Giáo viên chủ nhiệm:Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm do hiệu trưởng chỉ định .Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là :tìm hiểu ,nắm vững thông tin mỗi học.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục và thúc đẩy sự tiến lên của lớp học. + kết hợp cùng các giáo viên,tổ chức khác để xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh. + Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh trong nhiệm vụ giáo dục của các em. + Đánh giá,xếp loại học sinh sau kì học theo tiêu chuẩn quy định của Bộ giáo dục . + Là người báo cáo thường kì với hiệu trưởng về tình hình của lớp học. + Giáo viên chủ nhiệm có quyền khen thưởng, kỉ luật học sinh. -Giáo viên bộ môn :Đảm bảo việc quản lý học sinh trong các tiết học,nhận xét,đánh giá quá trình học tập của học sinh trong môn học đó sau đó báo cho giáo viên chủ nhiệm của lớp. -Các lớp trưởng và lớp các phó:cùng giáo viên theo dõi,đánh giá ý thức học tập của các học sinh,tổ chức,phân công lớp trong hoạt động ngoài giờ. 1.2.2.Hội đông giáo dục. Là tổ chức sư phạm của nhà trường có nhiệm vụ đề xuất,thảo luận những biện pháp giáo dục nhằm giải quyết những vấn đề sư phạm do thực tiễn nhà trường dề ra. 1.2.3.Các tổ chức chuyên môn . Giúp hiệu trưởng quản lí giáo viên,thực hiện các hoạt động giáo dục chung của nhà trường. -Tổ khoa học xã hội:phụ trách các hoạt động ngoại khóa,văn nghệ… -Tổ khoa học tự nhiên :phụ trách kĩ thuật,lao đông,sản xuất. -Tổ thể dục vệ sinh,huấn luyện quân sự và các hoạt động thể thao. -Tổ giáo viên chủ nhiêm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1.2.4 Ban hướng nghiệp. Giới thiệu cho các học sinh hiểu biết về ngành nghề,những sản phẩm và năng lực đối với mỗi ngành nghề.Hướng dẫn học sinh chọn ngành nghề theo khả năng của mình. 1.2.5 Ban thi đua khen thưởng . Do hiệu trưởng làm trưởng ban gồm đại diên công đoàn,đại diện đoàn TNCSHCM,đại diện giáo viên chủ nhiệm và đại diện các tổ chuyên môn. Vào các dịp sơ kết,tổng kết thi đua,căn cứ vào thành tích thi đua của cá nhân tập thể ban đề nghị khen thưởng những giáo viên, nhân viên,học sinh theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. 1.2.6 Hội đồng kĩ luật. Đối với học sinh thành lập Hội đông kỹ luật gồm hiệu trưởng,đại diện đoàn TNCS HCM,chủ nhiệm lớp của học sinh phạm tội và một số giáo viên có tín nhiệm về đạo đức. Đối với giáo viên theo quy định của nhà nước. 1.2.7 Văn phòng nhà trường . Mỗi nhà trường có một văn phòng và các nhân viên làm công tác văn thư,hành chính quản trị,bảo vệ và làm công tác phụ trách khác. Văn phòng nhà trường giúp nhà trường trong công tác văn thư,lưu trữ,quản lí tài sản,vật tư sổ sách… Văn phòng nhà trường do hiệu trưởng phu trách. 1.3 Phạm vi. Có thể áp dụng cho các trường THPT tổ chức thi đầu vào . 1.4.Đặc điểm người sử dụng. + Ban tuyển sinh:Hội đồng tuyển sinh,các thầy cô giáo trong trường + Thí sinh :Học sinh đã tốt nghiệp THCS.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Một số đối tượng quan tâm đến kì thi tuyển sinh vào cấp 3 Đa số mọi người không có chuyên môn về tin học. PHẦN 2.GIẢ ĐỊNH,PHỤ THUỘC,RÀNG BUÔC 2.1.Giả định. Mô tả các giả thiết có thể ảnh hưởng đến đặc tả yêu cầu trong bản SRS. -Hệ thống sẽ quản lí toàn bộ quá trình tuyển sinh đầu vào của trường THPT. -Việc xét tuyển những học sinh có năng lực,trình độ vào lớp chuyên khối PTTH có thể sẽ cần nhiều điều kiện phức tạp với các chỉ tiêu ngày càng khắc khe trong tương lai. -Số lượng hồ sơ thí sinh đăng kí thi vào trường có thể ngày một lớn và khá phức tạp trong xử lí. -Điều kiện xét tuyển,được chọn vào trường có thể sẽ ngày một phức tạp và đòi hỏi yêu cầu cao,toàn diện. 2.2 Sự phụ thuộc. Việc chọn đầu vào của trường THPT sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của Sở Giáo Dục Đào Tạo cùng với các quy chế,quy tắc,văn bản,điều lệ phù hợp và khách quan. Đồng thời hệ thống cũng có thể bị phụ thuộc vào thực trạng tăng số lượng các môn thi mới trong tương lai .Kết quả đỗ vào trường có thể đòi hỏi nhiều yêu cầu khác. 2.3.Ràng buộc khi xây dựng và vận hành hệ thống. - Quy chế của bản chung của Sở Giáo Dục và Đào Tạo - Hướng tổ chức xét tuyển của bản thân nhà trường nơi khảo sát - Các loại chỉ tiêu đầu vào của trường . +Quy tắc cộng điểm thưởng + Điểm chuẩn :lấy theo chỉ tiêu số lượng hay chọn một số điểm cao giới hạn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Các thông tin, hồ sơ,ban tổ chức,các tác nhân có ảnh hưởng đến hệ thống PHẦN 3.CÁC YÊU CẦU HÊ THỐNG 3.1 .Yêu cầu nhiệm vụ. - Hệ thống phải đưa ra một chương trình quản lí tuyển sinh vào cấp 3 tự động,chặt chẽ,dễ dàng sử dụng phù hợp với các mức độ tin học người sử dụng. - Chương trình cho phép nhập các thông tin cần thiết như hồ sơ thí sinh,điểm,môn thi.Chương trình sẽ tự động tính điểm cho các môn thi khi giáo viên chấm thi giao cho ban quản lí thi và kết quả là chương trình sẽ tự động đưa ra điểm chuẩn,tham chiếu tìm ra các đối tượng thí sinh chúng tuyển xứng đáng. - Ngoài ra chương trình sẽ phải cho phép tổ chức xếp phòng thi tự động,đánh số phách(SP),Số báo danh(SBD) ngẫu nhiên hay theo một chuẩn nào đó. Sao cho việc tổ chức quản lí tiết kiệm thời gian,công sức mà vẫn khách quan và chính xác. -Đồng thời việc xem,sửa,xóa,tra cứu thông tin điểm và xuất các báo cáo là cần thiết mà hệ thống cần thực hiên được. * Hoạt động giữa các chức năng: Sau khi nhập hồ sơ thí sinh,các thí sinh sẽ được đánh SBD theo môn chuyên và thứ tự từ điển,được sắp xếp vào phòng thi khoảng 20-25 người một phòng.SBD và phòng thi sẽ được in ra báo cáo,thí sinh có thể lên trường xem trực tiếp hoặc tra cứu trên mạng theo tên của mình.Thí sinh phải tham dự 3 môn: Toán(T),Văn(V) và môn chuyên (C). Trường sẽ tổ chức thi và xử lí bài thi:Xác định các môn thi theo từng khối chuyên.Sau khi thi xong các bài thi được gom lại,đánh SP theo từng phòng.SBD của thí sinh theo từng môn thi được lưu lại,bài thi đã rọc phách được chuyển cho giáo viên chấm thi. Chấm xong bộ phận tuyển sinh làm công tác lên điểm theo SP.Bài thi đã chấm xong được ghi nhận lại điểm cho từng SP theo từng môn {Ghép phách lên kết quả thi theo SBD)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Sau khi nhập điểm,hệ thống sẽ tự đông tính điểm đưa ra tổng điểm (TĐ)của từng thí sinh. TĐ=T+V+2*C Căn cứ chỉ tiêu nhà trường đề ra,hệ thống đưa ra điểm chuẩn khách quan và công bố danh sách thí sinh trúng tuyển.Hệ thống sẽ cho phép nhập số lượng học sinh cần tuyển,từ đố sẽ cho điểm chuẩn phù hợp.Thí sinh trúng tuyển cần có TĐ lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn và có điểm thi môn chuyên >= số điểm giới hạn (điểm này tùy thuộc tình hình dự thi của năm đó). Hệ thống sẽ đưa ra các thông tin cần thiết để xuất báo cáo kết qua cho thí sinh. 3.2 Yêu cầu chức năng Dựa trên các yêu cầu nhiệm vụ của chương trình,chúng ta có thể xác định hệ thống có các chức năng chính sau:tổ chức thi,cập nhật danh mục,tìm kiếm –thống kê,xét tuyển,trợ giúp. *Tổ chức thi - Mục đích:Hệ thống đánh SBD,phòng thi theo môn thi và thứ tự từ điển của tên thí sinh và SP một cách tự động khi mà hồ sơ thí sinh đã được cập nhật. -Đầu vào:Hồ sơ thí sinh,môn thi{để đánh SBD,SP}. -Hoạt động:Khi thông tin thí sinh đã nhập đủ,chương trình sẽ có một giao diện cho phép thao tác viên lựa chọn xếp bao nhiêu người vào phòng thi,nếu không có sự phù hợp(số người ít hơn số phòng thi và không phù hợp với số người tồn tại trong một phòng thi) thì chương trình sẽ có thông báo.Dựa vào danh sách thí sinh hệ thông tự động đánh SBD,SP ngẫu nhiên và xếp phòng thi luôn với các mã phòng thi đã có sẵn. - Đầu ra:Một danh sách SBD,SP,phòng thi theo tên thí sinh,môn thi chuyên. *Cập nhật -Mục đích:cung cấp thông tin đầu vào cho hệ thống xử lí và báo cáo.Các thông tin cập nhật gồm:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> +Hồ sơ thí sinh +Môn thi +Điểm thi +Loại điểm +Diện ưu tiên -Hoạt động:Hệ thông sẽ cho phép nhập các thông tin trên vào lưu vào các bảng dữ liệu cần thiết để khi cần truy xuất hay cập nhật,bảng dữ liệu sẽ thay đổi do hệ thống hoạt động. -Đầu ra:là nguồn báo cáo hay xử lí cho các chức năng khác. *Xét tuyển -Mục đích:Xử lí trực tiếp dữ liệu để đưa ra kết quả thi và điểm chuẩn của từng khối chuyên.Gồm hai xử lí chính:tính điểm và xét chọn thí sinh trúng tuyển. - Hoat động:Khi có điểm từng môn,hệ thông sẽ tính điểm tổng của từng thí sinh theo từng khối chuyên.Sau đó,tùy từng số lượng người cần lấy của từng khối chuyên hẹ thống đưa ra điểm chuẩn riêng cho từng khối chuyên -Đầu ra:Tổng điểm của thí sinh,điểm chuẩn cho từng khối chuyên. *Tìm kiếm,thống kê -Mục đích:Khai thác,truy xuất thông tin cần thiết phục vụ trực tiếp người sử dụng.Đồng thời xuất ra báo cáo. Chức năng này bao gồm:Tìm kiếm điểm thi,tìm kiếm thủ khoa,tìm kiêm-thông kê danh sách thí sinh đỗ. -Đầu vào:Điểm thí sinh,hồ sơ thí sinh,danh sách phòng thi và các thông tin phòng thi,SBD,SP. -Hoạt động:Truy xuất thông tin từ các bảng dữ liệu làm phép so sánh tìm kiếm các thông tin phù hợp. - Đầu ra:Các thông tin cần tìm kiếm,bảng thống kê phục vụ người sử dụng. - Đầu ra:Các thông tin cần tìm kiếm,bảng thống kê phục vụ người sử dụng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3.3.Yêu cầu logic. Hệ thống tính điểm,đưa ra điểm chuẩn,danh sách thí sinh trúng tuyển.Vậy hệ thống sẽ phải thao tác trực tiêp với các kho dữ liệu sau: Điểm gồm các thông tin:Mã môn,số phách,điểm thi. Môn thi gồm các thông tin:Mã môn,tên môn. Thí sinh:SBD (Mã thí sinh),tên thí sinh,họ đệm thí sinh,ngày sinh,giới tính,quê quán, dân tộc,loại ưu tiên,ghi chú. Diện ưu tiên:mã ưu tiên,tên loại ưu tiên,điểm cộng ưu tiên. 3.4.Yêu cầu người sử dụng. Đã biết sơ bộ về các thao tác liên quan đến máy tính(chỉ đơn giản là kích chuột,hay nhập dữ liệu vào). 3.5.Yêu cầu về quản lí thông tin. -Yêu cầu về quản lí thông tin của phần mềm:bảo mật,linh hoạt phân quyền sử dụng. +Bảo đảm thông tin không bị lộ bởi các cá nhân không được phép +Phân quyền sử dụng nhằm đảm bảo tài nguyên không bị sửu dụng các cá nhân không có quyền hoăc theo các cách không hợp lí bằng cách gán cho người dung một số truy cập nhất định và cho phép người dung chính (administrator) được ủy quyền hoặc giao quyền truy cập cho người khác. 3.6.Yêu cầu hệ thống 3.6.1.Yêu cầu thực hiện: -Liên hệ trực tiếp với ngườ có nhu cầu sử dụng hệ thống,lấy thông tin mà tổ chức mình sẽ cung cấp phần mềm. -Kinh phí cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống. -Máy tính cá nhân,và môi trường hệ thống(chương trình sẽ hoạt động trên đó)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3.6.2 Yêu cầu về chất lượng -Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người sử dụng,đầy đủ thông tin người sử dụng cần và phải nhanh chóng,chính xác. -Phần mềm phải dễ đọc,dẽ hiểu và dễ sử dụng. -Các chức năng không nhập nhằng,chồng chéo thuận tiện cho việc khác hay tìm kiếm thông tin. 3.7. Giao diện -Đơn giản nhưng phù hợp,dễ sử dụng dễ thao tác cả những người không thành thạo máy tính.Chương trình chạy trên môi trường C# là chủ yếu. -Hệ thống đòi hỏi chạy trên môi trường Windows,trên hệ cơ sở dữ liệu cụ thể(access),kết hợp với SQL. -Yêu cầu phần cứng không cao lắm. -Các lựa chọn trên giao diện phải bố trí phù hợp,không quá nhiều hay quá ít gây rối mắt hay không đủ thông tin mà hệ thống cần. PHẦN 4. CÁC MẪU BIỂU ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 4.1.Phiếu đăng kí dự thi . SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÁI BÌNH Trường THPT Nguyễn Du. PHIẾU ĐĂNG KÍ DỰ THI. ảnh 3 x 4. Tên thí sinh đăng kí dự thi : ………………………………………………………………………… Sinh ngày : …………………………… Học sinh trường (cấp 2 ): ……………………………………………………… Địa chỉ : ………………………………………………………………………………………………………………………………….. Số CMTND (nếu có ): ………………………………… Ngày cấp ………………………… Nơi cấp : ………………… Tốt nghiệp cấp II loại : ………………………………………………. Hạnh kiểm : ………………………………….. Thái Bình , ngày …… tháng ……..năm Người làm đơn ( ký và ghi rõ họ tên ). 4.2. Phiếu báo dự thi. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH THÁI BÌNH Trường THPT Nguyễn Du. GIẤY BÁO DỰ THI Đối chiếu với điều kiện tham gia dự thi cấp 3 của Sở giáo dục đào tạo tinh Thái Bình cùng với yêu cầu riêng của trường THPT Nguyễn Du , anh ( chị ) đã đủ điều kiện tham gia dự thi , nay ban tuyển sinh trường THPT Nguyễn Du gửi đến anh ( chị ) số báo danh và địa điểm thi . Anh ( chị ) : ………………………………………….. Sinh ngày :………………………………………………. Học sinh trường : ……………………………………… Số CMTND : ……………………………………….. Số báo danh dự thi là : …………………………… Địa điểm thi : ………………………………………… Đúng …..giờ , ngày ….. tháng …….năm , có mặt tại địa điểm trên để tham gia dự thi Ban tuyển sinh trường THPT Nguyễn Du TM hiệu trưởng , phó hiệu trưởng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 4.3. Phiếu báo điểm . a.Với thí sinh trúng tuyển . SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH THÁI BÌNH Trường THPT Nguyễn Du. GIẤY BÁO NHẬP HỌC Trường THPT Nguyễn Du xin gửi tới anh ( chị) kết quả thi trong kì tuyển sinh vừa qua : Anh ( chị ) : ………………………….……………………………. Sinh ngày : ……………………………………………. Số báo danh : ……………………………………. Thi tại địa điểm : …………………………………………………... Có kết quả thi ba môn lần lượt là : Toán : ……………… Văn : ……………………… Anh : ……………………………… Tổng điểm 3 môn :…………………………….. Xét với điểm chuẩn năm nay của trường là ……………thì anh ( chị ) đã trúng tuyển vào trường THPT Nguyễn Du . Đề nghị anh ( chị ) đúng …..giờ , ngày …….tháng ……..năm ……… có mặt tại hội trường lớn trường THPT Nguyễn Du để làm thủ tập nhập học . Khi đi anh ( chị ) mang theo : 1. 2. 3. 4. 5.. GIẤY BÁO NHẬP HỌC. HỌC BẠ CẤP II. GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP CẤP II ( tạm thời ). HỌC PHÍ :……… GIẤY CHUYỂN SINH HOẠT ĐOÀN. Ban tuyển sinh trường THPT Nguyễn Du TM hiệu trưởng , phó hiệu trưởng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> b.Với thí sinh không trúng tuyển. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH THÁI BÌNH Trường THPT Nguyễn Du. GIẤY BÁO ĐIỂM Trường THPT Nguyễn Du xin gửi tới anh ( chị) kết quả thi trong kì tuyển sinh vừa qua : Anh ( chị ) : ………………………….……………………………. Sinh ngày : ……………………………………………. Số báo danh : ……………………………………. Thi tại địa điểm : …………………………………………………... Có kết quả thi ba môn lần lượt là : Toán : ……………… Văn : ……………………… Anh : ……………………………… Tổng điểm 3 môn :…………………………….. Xét với điểm chuẩn năm nay của trường là ……………thì anh ( chị ) đã không trúng tuyển vào trường trong kì tuyển sinh năm nay. Mong anh ( chị ) cố gắng hơn trong các kì tuyển sinh sau . Ban tuyển sinh trường THPT Nguyễn Du TM hiệu trưởng , phó hiệu trưởng. PHẦN 5 . TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1.Thông tin từ các thầy cô trong ban tuyển sinh trường THPT Nguyễn Du ,các học sinh tham gia thi tuyển. 2.Thông tin hỏi qua các phương tiện truyền thông,các chính sách,chế độ của Sở Giáo dục đào taọ và hội đồng nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×