Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty TNHH Tư vấn – Thiết kế CORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.24 KB, 67 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương là chi phí sức lao động được vật hóa, là thành quả lao động
mà người lao động được hưởng sau một thời gian làm việc. Tiền lương là một
bộ phận của giá thành sản phẩm, là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh
doanh do đó công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một
trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tại doanh
nghiệp nói chung và tại Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE nói riêng.
Bởi vì ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ tiền lương đúng quy định,
tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến tính hợp lý tương
đối của tiền lương đứng trên góc độ người lao động, nhằm thu hút lao động có
trình độ tay nghề, đồng thời, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất,
nâng cao năng suất và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao
động. Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE là doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, chi phí lương trong Công ty luôn
chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Đòi hỏi công tác kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Công ty phải được thực hiện một cách chính
xác hợp lý giúp cung cấp những thông tin chính xác cho nhà quản lý đưa ra
các quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Tuy công tác kế toán tiền lương tại
Công ty có nhiều ưu điểm đã và đang dần hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều
nhược điểm cần khắc phục. Vì vậy sau một thời gian thực tập tại Công ty em
lựa chọn chuyên đề với đề tài : “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế CORE ”.
Chuyên đề gồm có 3 chương :
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chương 1: Đặc điểm lao động - tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE .
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE .


Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE .
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng kế toán và các phòng ban
khác trong Công ty đã giúp đỡ về mọi mặt để em có điều kiện đi sâu tìm hiểu.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Đặng Thị Thúy Hằng đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và viết bản chuyên đề thực tập
này. Do thời gian thực tập còn ít và khả năng của bản thân còn hạn chế nên
bản chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN - THIẾT KẾ CORE.
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE.
Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE là doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, chi phí lương trong Công ty chiếm
một tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Do vậy, lao động tại Công ty đòi hỏi
là những người có trình độ chuyên môn học vấn cao, đội ngũ nhân viên lao
động trực tiếp đều được đào tạo tại các trường đại học xây dựng, đại học kiến
trúc trong và ngoài nước và có kinh nghiệm trong ngành tư vấn thiết kế, xây
dựng. Ngoài lao động là nhân viên chính thức trong công ty, Công ty còn thuê
lao động bên ngoài để thực hiện những công trình xây dựng nhỏ như nhà ở,
nhà hàng nhỏ, …
Hiện tại, nhân viên trong Công ty có tổng số là 72 người gồm cả Ban

giám đốc và nhân viên các phòng ban.
Ban giám đốc : 3 người
Phòng kế hoạch kỹ thuật : 6 người
Phòng tài chính kế toán : 5 người
Phòng tổ chức hành chính : 5 người
Hai trung tâm kiến trúc : 28 người
Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng : 14 người
Trung tâm nước và môi trường : 6 người
Trung tâm thí nghiệm : 5 người
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Theo tình hình lao động hiện tại, có thể phân loại lao động của Công ty
theo các cách sau đây :
1.1.1. Phân loại theo tính chất của lao động
Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng, việc xác
định số lượng lao động cần thiết ở từng bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng
trong vấn đề hình thành cơ cấu lao động tối ưu. Mặt khác, số lượng lao động
là một trong những nhân tố cơ bản quyết định quy mô kết quả của sản xuất
kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần
xác định mức tiết kiệm lãng phí, nếu thừa sẽ gây khó khăn cho quỹ tiền lương
gây lãng phí lao động, ngược lại nếu thiếu sẽ không đáp ứng được yêu cầu
của sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào cho cơ cấu này hợp lý,
điều này Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE đang dần sắp xếp và tổ
chức có hiệu quả .
Hiện tại, theo tính chất lao động thì lao động trong Công ty được chia
thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp .
Lao động trực tiếp : là lao động trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh
như tham gia thiết kế bản vẽ công trình , tư vấn cho khách hàng, … tại các TT
kiến trúc, TT tư vấn đầu tư xây dựng, …

Lao động gián tiếp : bao gồm Ban lãnh đạo công ty, các phòng ban
không trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh như phòng tài chính kế
toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kỹ thuật .
Cơ cấu lao động và tình hình biến động về số lượng cũng như chất
lượng của lao động trong Công ty được thể hiện cụ thể trong bảng sau đây :
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động về số lượng và chất lượng lao động trong các năm gần đây tại Công ty TNHH Tư vấn -
Thiết kế CORE
CƠ CẤU LAO ĐỘNG VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY
Các chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 CL 2008 so với 2007 Năm 2009 CL 2009 so với 2008
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng

(người)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số lao động 47 100 70 100 23 48,94 72 100 2 2,86
1. Theo tính chất lao động :
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
35
12
74,5
25,5
51
19
72.86
27,14
16
7
45,7
58,3
53
19
73,6
26,4
2
0
3,9
-
2. Theo giới tính :
- Nữ
- Nam

10
37
21,3
78,7
14
56
20
80
4
19
40
51,35
15
57
20,8
79,2
1
1
7,14
1,8
3. Theo trình độ :
- Đại học
- Cao đẳng
43
4
91,5
8,5
64
6
91,4

8,6
21
2
48,84
50
66
6
91,7
8,3
2
0
3,125
-
4. Theo độ tuổi :
- Từ 25 đên 40 tuổi
- Từ 40 đến 55 tuổi
32
15
68,1
31,9
48
22
68,6
31,4
16
7
50
46,7
50
22

69,4
30,6
2
0
4,2
-
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Từ bảng số liệu trên, ta thấy số lượng lao động trực tiếp có xu hướng
tăng lên. Đặc biệt, năm 2008 lao đông trực tiếp tăng lên 16 người so với năm
2007, hay tăng lên 45,7%, nguyên nhân ở đây là do Công ty mở rộng sản xuất
kinh doanh nên cần thêm nhiều lao động. Năm 2009, lượng lao động trực tiếp
chỉ tăng lên 2 người hay tăng thêm 3,9% so với năm 2008. Tương tự, số
lượng lao động gián tiếp của Công ty năm 2008 cũng tăng mạnh so với năm
2007, nhưng năm 2009 lại không tăng so với năm 2008.Cụ thể ,năm 2008 số
lượng lao động gián tiếp tăng 7 người hay tăng thêm 58,3% so với năm 2007;
năm 2009 số lượng lao động gián tiếp bằng số lượng lao động gián tiếp năm
2008.
Cũng theo bảng số liệu trên, ta thấy trong các năm 2007, 2008, 2009,
lao động trực tiếp luôn có số lượng lao động lớn hơn lao động gián tiếp.
Trong năm 2009, Công ty có 53 lao động trực tiếp chiếm 73,6% tổng số lao
động còn lao động gián tiếp chỉ chiếm 26,4% tổng số lao động. Cơ cấu lao
động của Công ty khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Lao
động gián tiếp có số lượng nhỏ nhưng đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công
việc. Lao động trực tiếp có số lượng lớn là lao động chính sản xuất ra sản
phẩm tạo ra doanh thu và để phát triển sản xuất kinh doanh .
1.1.2. Phân loại theo trình độ của lao động :
Trong quá trình sản xuất, trình độ của lao động có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ của lao

động thể hiện chất lượng lao động, chất lượng lao động cao thì việc thực hiện
công việc và hiệu quả công việc là tốt .
Hoạt động trong lĩnh vực đặc thù là tư vấn, thiết kế về xây dựng nên
đội ngũ lao động trong Công ty có trình độ nghiệp vụ cao, được đào tạo tại
các trường đại học xây dựng, đại học kiến trúc, đại học mỹ thuật công nghiệp,
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
… trong và ngoài nước và có kinh nghiệm trong ngành tư vấn thiết kế, xây
dựng .
Nhìn chung, trong các năm gần đây, số lượng lao động có trình độ đại
học chiếm đa số trong tổng số lao động tại Công ty, lao động có trình độ cao
đẳng chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Cụ thể, năm 2009, số lượng lao động có
bằng đại học là 66 người chiếm tỷ lệ 91,7% tổng số lao động, cho thấy chất
lượng lao động của Công ty là rất cao, được đào tạo là các kỹ sư, kiến trúc sư,
kỹ thuật viên, cử nhân kinh tế,… Số lượng lao động có bằng cao đẳng là 6
người chỉ chiếm 8,3% tổng số lao động và tập trung chủ yếu ở phòng tài
chính kế toán .
1.1.3. Phân loại theo giới tính của lao động :
Việc phân loại lao động theo giới tính giúp Công ty có thể quản lý tốt
và có những chính sách, chế độ, hoạt động riêng cho từng giới. Ngoài đảm
bảo quyền lợi riêng cho hai giới còn đảm bảo quyền lợi dành cho các lao động
nữ trong Công ty .
Theo bảng số liệu trên về lao động tại Công ty thì số lượng lao động
của hai giới có sự chênh lệch rất lớn. Số lượng lao động nữ có tăng qua các
năm nhưng là do tăng quy mô hoạt động do vậy số lao động nữ tại Công ty
tăng lên không đáng kể. Nguyên nhân là do xuất phát từ tính chất và đặc điểm
sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lượng lao động nữ ít hơn rất nhiều so với
lao động nam. Cụ thể, năm 2009 số lượng lao động nữ là 15 người chỉ chiếm
20,8%, được bố trí rải rác ở các phòng ban, trong khi số lượng lao động nam

là 57 người chiếm tỷ trọng là 79,2% tổng số lao động .
Tuy nhiên, ngày càng nhiều nữ giới tham gia lao động trong lĩnh vực
xây dựng, thiết kế, … do vậy Công ty cũng cần điều chỉnh lại cơ cấu lao động
theo giới tính để không quá chênh lệch như hiện nay .
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.1.4. Phân loại theo độ tuổi của lao động :
Xét về độ tuổi của lao động, ta thấy lao động ở độ tuổi từ 25 đến 40
tuổi chiếm đa số trong tổng số lao động của các năm gần đây. Năm 2009 số
lao động ở độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi là 50 người chiếm 69,4% tổng số lao
động, còn số lượng lao động ở độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi là 22 người chỉ chiếm
30,6% tổng số lao động .
Số lượng lao động thuộc độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi có xu hướng tăng lên
qua các năm. Năm 2008, số lao động thuộc độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi tăng lên
16 người hay tăng thêm 50% so với năm 2007, nguyên nhân là do Công ty
tuyển dụng nhân viên mới đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
Năm 2009, số lượng lao động thuộc độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi chỉ tăng 2 người
hay tăng thêm 4,2%.
Số lượng lao động ở độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi tăng lên vào năm 2008
nhưng không tăng vào năm 2009. Cụ thể, năm 2008, số lượng lao động thuộc
độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi tăng lên 7 người hay tăng thêm 46,7% so với năm
2007; năm 2009 số lượng lao đông ở độ tuổi này không tăng bằng số lao động
ở độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi của năm 2008 .
Đội ngũ lao động trẻ phát huy được các thế mạnh của mình như thông
minh, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc và đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu đi công tác theo các công trình trên khắp các miền đất nước. Và
đội ngũ lao động già tâm huyết với nghề, có nhiều kinh nghiệm quý báu qua
nhiều năm trong ngành. Đây là hai lực lượng lao động quan trọng và có quan
hệ mật thiết với nhau, đã và đang duy trì hoạt động và tạo ra những thành quả

của Công ty .
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.2. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty TNHH Tư vấn -
Thiết kế CORE.
1.2.1. Tổ chức quản lý về lao động
Lao động là nhân tố có vai quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất
kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE, do vậy công tác tổ
chức sắp xếp lao động tại các khâu, các phòng ban sao cho hợp lý và công tác
quản lý số lao động này một cách hiệu quả là điều mà Ban lãnh đạo Công ty
luôn luôn quan tâm .
Công ty hiện có tổng số 72 lao động và làm việc tại các phòng ban khác
nhau theo phân công của Ban giám đốc tùy theo chuyên môn, nghiệp vụ của
từng lao động .
Lao động trong Công ty đều qua quá trình tuyển dụng bởi hội đồng
tuyển dụng bao gồm Ban lãnh đạo Công ty và trưởng phòng của các phòng
ban chức năng. Lao động khi được tuyển dụng sẽ được ký kết hợp đồng lao
động với Công ty theo quy định của Pháp luật .
Tại các phòng ban, theo dõi về số lượng lao động đang làm việc, số
lượng lao động nghỉ phép và nghỉ không phép, theo dõi thời gian làm việc
chính của lao động, thời gian làm việc thêm giờ của người lao động qua các
bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ,…từ đó nắm bắt được tình
hình của mọi lao động làm căn cứ tính lương và đề nghị thưởng phạt với Ban
giám đốc .
Lao động trong Công ty được hưởng chế độ nghỉ các ngày lễ, Tết theo
quy định của Nhà nước. Ngoài ra, lao động còn được Công ty tổ chức cho đi
nghỉ mát hoặc đi đền chùa mỗi năm một lần .
Công ty còn tổ chức cho nhân viên đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng
cao trình độ tay nghề, chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc và đào tạo cán

Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
bộ trong tương lai,…
Nhằm đáp ứng cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh,Công ty
đang có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trực tiếp. Yêu cầu đã tốt nghiệp
đại học về thiết kế xây dựng, đã có kinh nghiệm làm trong ngành xây dựng
hoặc tốt nghiệp đại học với kết quả cao, …
1.2.2. Tổ chức quản lý về tiền lương
Công ty trả lương cho lao động theo sản phẩm, có tiến hành khoán quỹ
lương tới từng bộ phận, đây là hình thức trả lương vừa chính xác và vừa
khuyến khích lao động .
Giám đốc và các phòng ban và bộ phận kế toán trong Công ty có trách
nhiệm trong việc tính và chi trả lương cho lao động. Các phòng ban lập bảng
chấm công cho từng lao động và sau 6 tháng tính ra lương tháng chi tiết của
từng lao động trong phòng dựa trên tổng quỹ lương khoán của phòng theo
doanh thu thực hiện trong kỳ. Giám đốc kí duyệt các bảng ứng lương tháng
hay bảng quyết toán lương do kế toán trình lên. Phòng kế toán tính ra lương
tạm ứng của lao động, lập phiếu đề nghị thanh toán trình giám đốc và viết ủy
nhiệm chi gửi cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam ( BIDV ) .
Công ty trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản tại ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam ( BIDV ) vừa nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản mà
tránh tổn thất quỹ tiền lương như khi trả tiền lương bằng tiền mặt .
Công ty còn chế độ thưởng cho người lao động căn cứ vào doanh thu
thực hiện trong kỳ, năng suất, tinh thần, thái độ của từng lao động. Trưởng
các phòng ban trình danh sách lao động được xét thưởng lên cho giám đốc xét
duyệt và chuyển về phòng kế toán để thanh toán. Đây là hình thức khuyến
khích lao động làm việc có trách nhiệm có hiệu quả hơn nữa, vừa đảm bảo
quyền lợi người lao động vừa tăng lợi nhuận cho Công ty .
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9

10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN - THIẾT KẾ CORE.
2.1. Đặc điểm chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE .
2.1.1. Hình thức trả lương của Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE .
Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, khảo sát các công
trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, sản phẩm làm ra là các bản vẽ thiết
kế, các dịch vụ tư vấn về xây dựng công trình, khảo sát và giám sát thi công
công trình nên lương của nhân viên trong Công ty được áp dụng là lương
theo sản phẩm. Ngoài tiền lương cơ bản theo hệ số lương cơ bản quy định
của nhà nước nhân viên còn được hưởng phần lương theo năng suất hiệu quả
làm việc của mình. Đây là hình thức trả lương phù hợp với đặc điểm sản
xuất, kinh doanh của Công ty, ngoài ra hình thức trả lương theo sản phẩm
của Công ty nhằm giúp khuyến khích tinh thần và trách nhiệm làm việc của
nhân viên đồng thời nâng cao hiệu quả công việc, kết quả sản xuất kinh
doanh cho công ty .
Công ty thực hiện chế độ theo lương sản phẩm từ khâu tìm kiếm công
việc, thực hiện công việc, tìm tài liệu kinh tế kỹ thuật, giám sát tác giả thiết
kế, thu hồi công nợ, hồ sơ thanh quyết toán và giải quyết các phát sinh khác,

2.1.2. Phương pháp tính lương cho người lao động trong Công ty TNHH Tư
vấn - Thiết kế CORE .
Do Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, các khoản chi
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
phí tiền lương ở đơn vị phải thanh toán trực tiếp đến từng người gồm :

TL
ksp
= TL
cb
+ TL
ns
TL
ksp
: là tiền lương khoán sản phẩm cho cả khối trực tiếp và gián tiếp. Và
được tính theo định mức chi phí khoán sản phẩm .
TL
ns :
tiền lương năng suất .
TL
cb
: tiền lương cơ bản .
TL
cbi
= ( TL
cbtt
* ( H
cbi
+ H
pci
) * T
i
/26 ) + T
k
Trong đó :
TL

cbtt
: tiền lương cơ bản tối thiểu theo luật định ( 650.000 đồng ) .
TL
cbi
: tiền lương cơ bản của người thứ i .
H
cbi
: Hệ số lương cấp bậc .
H
pci
: Hệ số phụ cấp của người thứ i ( nếu có ) .
T
i :
Số ngày làm việc của người thứ i trong tháng .
T
k
: các khoản khuyến khích khác ( nếu có ) .
TL
nsi
= Tổng lương năng suất của bộ phận ( H
si
* H
1i
) / Σ ( H
si
*
H
1i
)
Trong đó :

TL
nsi
: tiền lương năng suất của người thứ i .
H
si
: hệ số lương sản phẩm của người thứ i .
H
1i
: hệ số tích cực của người thứ i .
Phương pháp tính lương khối trực tiếp:
Lương của khối trực tiếp trong Công ty là lương của cán bộ công nhân
viên của các trung tâm và lương của các lao động thuê ngoài. Trong đó, lương
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
của lao động thuê ngoài được tính riêng cho từng công trình theo thoả thuận.
Hàng tháng bộ phận trực tiếp được tạm ứng một khoản tiền lương cố
định được xây dựng theo hệ số lương cơ bản, phụ cấp trách nhiệm và chức
trách, nhiệm vụ được giao của từng người .
Sau 6 tháng sẽ tính ra được lương từng tháng của từng lao động dựa trên
lương khoán sản phẩm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Lương của cán bộ nhân viên thuộc khối trực tiếp trong Công ty được tính
theo công thức :
TL
ksp
= TL
cb
+ TL
ns
Lương khoán sản phẩm của khối trực tiếp được tính bằng tỷ lệ % doanh

thu từng công việc mà mỗi trung tâm đã tạo ra. ( Tỷ lệ % doanh thu tại bảng
2.1)
Ví dụ : Trong quý 3 và quý 4, trung tâm tư vấn và đầu tư xây dựng có
doanh thu là : 2.300.000.000 đồng, trong đó :
Doanh thu thi công xây lắp : 500.000.000 đồng
Doanh thu tư vấn đầu tư : 1.100.000.000 đồng
Doanh thu tư vấn thiết kế : 700.000.000 đồng
Lương khoán sản phẩm 6 tháng của lao động trực tiếp thuộc trung tâm
tư vấn đầu tư xây dựng là :
1.100.000.000 * 27,5% + 700.000.000 * 27,5% + 500.000.000 * 8,5%
= 537.500.000 đồng .
Lương khoán sản phẩm 1 tháng của lao động trực tiếp thuộc trung tâm tư vấn
đầu tư xây dựng là : 89.583.333 đồng .
Ví dụ : - Tính lương tháng 12 năm 2009 của anh Lê Quang Huy – thuộc
trung tâm tư vấn và đầu tư xây dựng .
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Anh Lê Quang Huy có hệ số lương cơ bản là 3,77; hệ số phụ cấp là 0,2;
số ngày công làm việc là 27 ngày; lương khoán sản phẩm tháng 12 năm 2009
là 89.583.333 đồng; lương theo năng suất là 63.978.083 đồng. Tiền lương
tháng 12 năm 2009 khi chưa trừ BHYT, BHXH của anh Lê Quang Huy là:
650.000 * (3,77 + 0,2 ) * 27/26 + 63.978.083 * ( 1*1 )/13,8 = 7.315.843 đồng.
- Tính lương tháng 12 năm 2009 của anh Phạm Hoàng Long – nhân
viên thuộc trung tâm tư vấn và đầu tư xây dựng .
Anh Phạm Hoàng Long có hệ số lương cơ bản là 2,65; số ngày công
làm việc là 26 ngày; lương khoán sản phẩm tháng 12 năm 2009 là 89.583.333
đồng; lương theo năng suất là 63.978.083 đồng. Tiền lương tháng 12 năm
2009 khi chưa trừ BHYT, BHXH của anh Phạm Hoàng Long là:
650.000 * 2,65 * 26/26 + 63.978.083 * ( 1*0,9 )/13,8 = 5.894.984 đồng

Ngoài các khoản lương sản phẩm, còn có những khoản lương chế độ
có tính chất tiền lương như : phụ cấp làm việc ban đêm, phụ cấp đi công tác,
lương những ngày nghỉ phép, nghỉ lễ … do phụ trách đơn vị hạch toán chi
phí .
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.1 : Định mức phân bổ chi phí nhân công theo doanh thu thực hiện ( %)
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG THEO DOANH THU THỰC HIỆN ( %)
Nội dung các khoản mục
chi phí
Lập DAĐT,
tư vấn XD
Thiết kế
quy hoạch
Khảo sát địa
hình
Khảo sát
địa chất
Công tác
thí nghiệm
Thi công
xây dựng
Đơn
vị
cty
Đơn
vị
Cty Đơn vị Cty Đơn vị Cty
Đơn

vị
Cty
Đơn
vị
Cty
Chi phí tiền lương
1. Lương khối trực tiếp 27,5 27,5 27,5 28 32,0 8,5
2. Lương chủ nhiệm đồ án 3 3 3 3
3 . Lương quản lý đơn vị 3 3 3 3 3
4. Lương quản lý chất lượng 0,5 1,5 0,5 1,5 0,5 1,5 0,5 1,5 0,5 0,5 0,5
5. Lương khối điều hành
Công ty
6,5 6,5 6,5 6,5 2 1
Biểu 2.1 : Bảng tính lương Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Đơn vị : Công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế CORE
Địa chỉ : 38 Châu Long - Ba Đình - HN
BẢNG TÍNH LƯƠNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Tháng 12 năm 2009
Tên Tổng quỹ lương
khoán SP
Lương cố đinh theo hs cơ
bản
Lương theo năng suất
Hs

bản
Phụ

cấp
Lương cơ bản
Hs
lương
SP
Hs
tích
cực
H
1
Hs
tổng
hợp
Lương năng suất
Tổng lương tháng
gồm BHXH,
BHYT
BHXH,
BHYT
trừ vào lương
Lương TB
tháng trừ
BHXH, BHYT
TT tư vấn đâu tư XD
89.583.333 25.605.250 63.978.083
Tổng quỹ lương
khoán SP trừ lương
theo hệ số cơ bản
63.978.083
Lê Quang Huy 3,7

7
0,2 2.679.750 1,0 1,0 1,0 4.636.093 7.315.843 160.785 7.155.000
Đỗ Mạnh Toản
3,6 2.430.000 1,0 1,0 1,0 4.636.093 7.066.093 145.800 6.920.000
Nguyễn Văn Hưng 2,6
5
1.788.750 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.424.843 107.325 6.317.500
Nguyễn Đình Hồng 2,6
5
1.788.750 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.424.843 107.325 6.317.500
Thái Minh Quý 2,6
5
1.788.750 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.424.843 107.325 6.317.500
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Nguyễn Viết Lâm 2,6
5
1.788.750 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.424.843 107.325 6.317.500
Nguyễn Tiến Việt 2,3
4
1.579.500 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.215.593 94.770 6.121.000
Nguyễn Sỹ Tú 2,3
4
1.579.500 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.215.593 94.770 6.121.000
Phạm Quốc Hưng 2,6
5
1.788.750 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.424.843 107.325 6.317.500
Phạm Hoàng Long 2,6
5

1.722.500 1,0 0,9 0,9 4.172.484 5.894.984 103.350 5.791.500
Bùi Văn Dũng 2,6
5
1.788.750 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.424.843 107.325 6.317.500
Nguyễn Văn Khỏe 2,3
4
1.579.500 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.215.593 94.770 6.121.000
Nguyễn Hữu Nam 2,6
5
1.722.500 1,0 0,9 0,9 4.172.484 5.894.984 103.350 5.791.500
Nguyễn Viết Huy 2,3
4
1.579.500 1,0 1,0 1,0 4.636.093 6.215.593 94.770 6.121.000
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phương pháp tính lương khối gián tiếp:
- Lương khối gián tiếp cũng được tính theo công thức :
TL
ksp
= TL
cb
+ TL
ns
- Lương sản phẩm của khối gián tiếp được hưởng theo định mức khoán
trung bình là 6,5 % doanh thu trước thuế .
- Hàng tháng bộ phận gián tiếp được tạm ứng một khoản tiền lương cố
định được xây dựng theo hệ số lương cơ bản, phụ cấp trách nhiệm và chức

trách, nhiệm vụ được giao của từng người .
- Cứ 6 tháng một lần sẽ được nghiệm thu lương theo định mức khoán
trên doanh thu của Công ty , sau khi đã trừ các khoản lương đã tạm ứng trước
đó. Việc tính toán lương cũng dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng
bộ phận, cá nhân và phải được xác nhận thông qua các trưởng phòng ban .
- Khoán quỹ lương cho từng bộ phận nhằm nâng cao tinh thần trách
nhiệm và hiệu quả công việc. Giám đốc, các trưởng phòng ban xem xét kết
quả công việc hàng tháng theo bảng phân công, đánh giá và điều chỉnh hệ số
cho phù hợp giữa tiền lương và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân .
- Tỷ lệ tiền lương giữa các bộ phận trong khối gián tiếp và khối kỹ
thuật cơ sở có thể được giám đốc Công ty điều chỉnh cho phù hợp với thực tế
từng giai đoạn, nhưng tổng quỹ lương A (quỹ lương khối gián tiếp) và B(quỹ
lương khối quản lý kỹ thuật) được tính không vượt quá tỷ lệ trên doanh thu
nêu trên .
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.2: Bảng chia lương khoán sản phẩm khối gián tiếp
BẢNG CHIA LƯƠNG KHOÁN SẢN PHẨM KHỐI GIÁN TIẾP
STT Bộ phận gián tiếp Số người
Tỷ lệ lương hưởng
trên doanh thu
Ghi chú
1 Ban giám đốc công ty 3 31% A
2 Tổ chức hành chính 5 31% A
3 Kế toán – Tài chính 5 26% A
4 Kế hoạch – Kỹ thuật 6 12% A + B
Khoán quỹ lương :
Tổng mức lương khoán A (quỹ lương khối gián tiếp)
A = 6,5 % Doanh thu ( Tư vấn + Khảo sát + Thiết kế ) + 1% Doanh

thu thi công + 2% Doanh thu thí nghiệm
Tổng mức lương khoán B (quỹ lương khối quản lý kỹ thuật)
B = 1,5 % Doanh thu ( Tư vấn + Khảo sát + Thiết kế ) + 0,5% Doanh
thu thi công + 0,5 % Doanh thu thí nghiệm
Ví dụ : Trong năm 2009, doanh thu các bộ phận như sau :
Doanh thu tư vấn, thiết kế : 9.000.000.000 đồng .
Doanh thu thí nghiệm : 0
Doanh thu thi công : 500.000.000 đồng .
Do vậy, quỹ lương khối gián tiếp A = 6,5% * 9.000.000.000 + 1% *
500.000.000 = 590.000.000 đồng .
Quỹ lương khối quản lý kỹ thuật B = 1,5% * 9.000.000.000 + 0,5% *
500.000.000 = 137.500.000 đồng .

Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.3 : Bảng chia lương khoán sản phẩm khối gián tiếp quý III và quý IV năm 2009
BẢNG CHIA LƯƠNG KHOÁN SẢN PHẨM KHỐI GIÁN TIẾP QUÝ III VÀ QUÝ IV NĂM 2009
Doanh thu tư vấn, thiết kế 9.000.000.000
Doanh thu thí nghiệm 0
Doanh thu thi công 500.000.000
Quỹ lương khối gián tiếp : A = 590.000.000
Quỹ lương khối quản lý kỹ thuật B = 137.500.000
A + B = 727.500.000
TT Thành phần Tỷ lệ
Tổng quỹ lương khoán
theo quy chế = A+B
Tổng quỹ lương
điều chỉnh
Ghi chú lý do

điều chỉnh
I Ban giám đốc 31% 182.900.000
II Phòng tổ chức hành chính 31% 182.900.000
III Phòng tài chính – kế toán 26% 153.400.000
IV Phòng kế hoạch – kỹ thuật 208.300.000
1 Kế hoạch 12% 70.800.000
2 Kỹ thuật B 137.500.000
Cộng A+B 727.500.000
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ví dụ : Tính lương khoán sản phẩm 6 tháng của Ban lãnh đạo Công ty :
= 31% A = 31% * ( 6,5% * 9.000.000.000 + 1% * 500.000.000 ) =
182.900.000 đồng .
Lương khoán sản phẩm 1 tháng của Ban lãnh đạo Công ty : 30.483.333
đồng .
Tính lương tháng 12 năm 2009 của ông Nguyễn Tư Minh là giám đốc
Công ty, có hệ số lương cơ bản là 5,59; hệ số phụ cấp là 0,5; số ngày làm việc
là 26 ngày; lương khoán sản phẩm tháng 12 năm 2009 là 30.483.333 đồng;
lương theo năng suất là 19.985.833 đồng. Tiền lương tháng 12 năm 2009
chưa trừ BHYT, BHXH của ông Nguyễn Tư Minh là = ( 5,59 + 0,5 ) *
650.000 * 26/26 + 19.985.833 * ( 1*1 )/ 3 = 10.620.444 đồng .
Ví dụ : Tính lương khoán sản phẩm 6 tháng của phòng tài chính – kế
toán :
= 26% A = 26% * ( 6,5% * 9.000.000.000 + 1% * 500.000.000 ) =
153.400.000 đồng .
Lương khoán sản phẩm 1 tháng của của phòng tài chính – kế toán :
25.566.667 đồng
Tính lương tháng 12 năm 2009 của chị Trần Bích Thủy nhân viên kế
toán, có hệ số lương cơ bản là 2,65; số ngày làm việc là 27 ngày; lương khoán

sản phẩm tháng 12 năm 2009 là 25.566.667 đồng; lương theo năng suất là
16.892.917 đồng. Tiền lương tháng 12 năm 2009 chưa trừ BHYT, BHXH của
chị Trần Bích Thủy là
= 2,65 * 650.000 * 27/26 + 16.892.917 * ( 1*1 )/ 4,9 = 5.236.284 đồng.
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 2.2 : Bảng tính lương Ban lãnh đạo Công ty
Đơn vị : Công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế CORE
Địa chỉ : 38 Châu Long - Ba Đình - HN
BẢNG TÍNH LƯƠNG BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY
Tháng 12 năm 2009
Tên
Tổng quỹ
lương khoán
SP
Lương cố đinh theo hs cơ
bản
Lương theo năng suất
Hs

bản
Phụ
cấp
Lương cơ
bản
Hs
lương
SP
Hs

tích
cực
Hs
tổng
hợp
Lương năng suất
Tổng lương
tháng
gồm BHXH,
BHYT
BHXH,
BHYT
trừ vào
lương
Lương TB
tháng trừ
BHXH, BHYT
Ban lãnh đạo
30.483.333 10.497.500 19.985.833
Tổng quỹ lương khoán SP
trừ lương theo hệ số cơ bản
19.985.833
Nguyễn Tư Minh 5,5
9
0,5 3.958.500 1,0 1,0 1,0 6.661.944 10.620.444 237.510 10.383.000
Nguyễn Đức Viễn 4,7
3
0,3 3.269.500 1,0 1,0 1,0 6.661.944 9.931.444 196.170 9.735.000
Nguyễn Kỳ Nam 4,7
3

0,3 3.269.500 1,0 1,0 1,0 6.661.944 9.931.444 196.170 9.735.000
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 2.3 : Bảng tính lương Phòng tài chính – kế toán
Đơn vị : Công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế CORE
Địa chỉ : 38 Châu Long - Ba Đình - HN
BẢNG TÍNH LƯƠNG PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
Tháng 12 năm 2009
Tên Tổng quỹ lương
khoán SP
Lương cố đinh theo hs cơ bản Lương theo năng suất
Hs

bản
Ph

cấp
Lương cơ bản
Hs
lương
SP
Hs
tích
cực
Hs
tổng
hợp

Lương năng suất
Tổng lương tháng
gồm BHXH,
BHYT
BHXH,
BHYT
trừ vào lương
Lương TB
tháng trừ
BHXH, BHYT
Phòng TC _ KT 25.566.667 8.673.750 16.892.917
Tổng quỹ lương khoán SP trừ
lương theo hệ số cơ bản
16.892.917
Vũ Thị Lan 3,7
7
0,2 2.679.750 1,0 1,0 1,0 3.447.534 6.127.284 160.785 5.966.500
Trần Bích Thủy 2,6
5
1.788.750 1,0 1,0 1,0 3.447.534 5.236.284 107.325 5.129.000
Phạm Thanh Thủy 1,9
9
1.343.250 1,0 1,0 1,0 3.447.534 4.790.784 80.595 4.710.000
Vũ Đình Thạch 2,1
6
1.458.000 1,0 1,0 1,0 3.447.534 4.905.534 87.480 4.818.000
Lê Thị Nga 2,1
6
1.404.000 1,0 0,9 0,9 3.102.781 4.506.781 84.240 4.422.500
Người lập bảng Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.1.3. Cách trích lập và sử dụng các khoản tính theo lương tại Công ty
TNHH Tư vấn - Thiết kế CORE .
Công ty thực hiện trích các khoản theo lương bao gồm BHXH, BHYT,
KPCĐ theo nghị định số 152/2006/CP ngày 22/12/2006 của chính phủ cụ thể
như sau :
Bảo hiểm xã hộị : Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao
động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao
động như ốm đau, thai sản, nghỉ hưu,…
Theo chế độ tài chính hiện hành của năm 2009, quỹ BHXH hình thành
bằng cách tính theo tỷ lệ phải nộp 20% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp.
Trong đó Công ty phải nộp 15% tính vào chi phí trong kỳ và người lao động
nộp 5% trừ vào thu nhập của họ. Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao
động tại doanh nghiệp trong các trường hợp họ bị ốm đau, nghỉ đẻ hoặc thai
sản,… được tính toán trên cơ sở mức lương theo hệ số lương cơ bản, thời gian
nghỉ và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế
toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán
BHXH để làm cơ sở thanh toán với cơ quan quản lý quỹ .
Công ty sẽ nộp BHXH trích trong kỳ vào quỹ BHXH tại BHXH Hà
Nội thông qua tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam .
Quỹ BHYT: là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham
gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh .
Theo chế độ hiện hành Công ty đang trích lập quỹ BHYT bằng cách
trích lập 3% giá trị tiền lương cấp bậc, trong đó Công ty nộp 2% còn người

lao động nộp 1%. Quỹ BHYT được thống nhất do cơ quan BHYT thống nhất
quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi
trích BHYT Công ty phải nộp cho BHYT Hà Nội qua tài khoản tại ngân hàng
Nguyễn Thị Yến Lớp: KT1 - K9
25

×