Tải bản đầy đủ (.pptx) (50 trang)

dan toc ton giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 50 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Dân tộc – tôn giáo và ảnh hưởng đến khu vực Trung Đông – Bắc Phi : trường hợp Ai Cập Lybia • Thành viên nhóm:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> CẤU TRÚC. Chương 1: cơ sở lý luận. Chương 2: Ảnh hưởng của dân tộc tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới Chương 3: Dân tộc tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến khu vực Trung Đông – Bắc Phi : trường hợp Ai Cập Lybia.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chương 1: cơ sở lý luận 1. Dân tộc. 2. Tôn giáo 3. Bản đồ chính trị thế giới.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: 1. DÂN TỘC * Dân tộc là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, sử dụng ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: 2. TÔN GIÁO * Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như thế giới bên lịch sử, hoàn cảnh địa lí văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng kia. * Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kì cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.Tôn giáo, được vận hành nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: 2. TÔN GIÁO * Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh sự tồn tại của xã hội, ra đời cách đây hàng ngàn năm. Từ khi xuất hiện đến nay, quá trình biến động của lịch sử cho thấy tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội loài người. Do tôn giáo thuộc về kiến trúc thượng tầng nên nó chậm thay đổi hơn so với cơ sở hạ tầng xã hội * Trong quá trình vận động của xã hội có một số tôn giáo có thể hưng thịnh, có thể suy vong, thậm chí mất đi nhưng tôn giáo là một hình thái xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài, quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lí, đạo đức, lối sống...của nhiều dân tộc, quốc gia....

<span class='text_page_counter'>(8)</span> I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: 3. BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI * Là sự phân bố không gian của các cộng đòng dân cư, các hoạt động kinh tế xã hội theo lãnh thổ. Mỗi lãnh thổ có những đặc trưng riêng tạo thành một thể thống nhất..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ TH GIỚI 1. QUÁ TRÌNH BIẾ ĐỔI BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI. THỜI KÌ CTTG LẦN I ĐẾN THỜI KỲ SAUCTTG LẦN II PHÁT KIẾN HỜI KÌ ĐỊA LÝ ĐẾN RƯỚC CTTG LẦN I T KIẾN. THỜI KÌ SAU CTTG LẦN II ĐẾN 1990. THỜI KỲ 199 ĐẾN NAY.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI. DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO. TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI CHIẾN TRANH. CÁC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Chương 2: Ảnh hưởng của dân tộc tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới DÂN TỘC. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH. QUÁ TRÌNH BIỂN ĐỔI LÃNH THỔ. ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI. TÔN GIÁO. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC. CÁC TÔN GIÁO CHÍNH HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> I. Dân tộc. Quá trình hình thành. Quá trình biến đổi lãnh thổ. Ảnh hưởng đến bản đồ chính trị thế giới.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> I. DÂN TỘC 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH * Dân tộc là một cộng đồng người xuất hiện, phát triển và tập hợp trong một phạm vi nhất định cùng hoàn cảnh tạo nên thị tộc là tổ chức cộng đồng nguyên thủy đầu tiên của xã hội loài người. * Quá trình chung sức đấu tranh với thiên nhiên, chống kẻ thù và sản xuất đã kết nối nhiều con người hình thành nên cộng đồng và đây là cơ sở hình thành dân tộc, quốc gia sau này. * Dân tộc đươc hình thành từ: thị tộc, một bộ lạc hoặc nhiều bộ lạc..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> I. DÂN TỘC 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH * Mỗi dân tộc đều có lãnh thổ ban đầu, tuy nhiên đây là một phạm trù đầy rẫy những biến động phức tạp. * Ở mỗi khu vực có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh sống khác nhau do đó có sự ứng xử khác nhau, phương thức sản xuất kiếm sống cũng khác nhau, tất yếu hình thành nên ngôn ngữ, phong tục, tập quán và văn hóa khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> I. DÂN TỘC. 2. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI LÃNH THỔ. MỞ RỘNG. THU HẸP HOẶC BIẾN MẤT.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> a. SỰ MỞ RỘNG LÃNH THỔ -Có nhiều dân tộc trong quá trình phát triển đã mở mang lãnh thổ rộng gấp trăm lần so với diện tích ban đầu của chúng. -Sự mở rộng lãnh thổ nhờ quá trình phát triển của dân tộc như các nước: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ,….

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bản đồ chính trị Trung Quốc Thời nhà Chu(221-207. TCN). Hiện nay.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> b. SỰ THU HẸP HOẶC BIẾN MẤT -Ngược với quá trình mở rộng lãnh thổ, có những dân tộc trong quá trình phát triển lãnh thổ của mình bị thu hẹp dần, thậm chí bị diệt vong. -Nguyên nhân: + Chiến tranh hủy diệt lẫn nhau giữa các bộ tộc. + Bệnh dịch, nạn đói, thiên tai. + Các dân tộc tự nguyện sát nhập hòa bình với các dân tộc khác. + Thế kỉ XVII-XX, các đế quốc Âu Mĩ xâm chiếm và nô dịch các dân tộc thuộc địa..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI Bản đồ chính trị thế giới thời kì cộng đồng nguyên thủy. -Con người hiện đại chỉ xuất hiện trong một số khu vực nhất định. -Quá trình phát triển và tập hợp của con người trong một phạm vi nhất định cùng hoàn cảnh tạo nên thị tộc. -Các khu vực : Ai Cập, đông Trung Quốc, Trung Cận Đông là những nơi tập trung dân cư đầu tiên của thế giới. => Bản đồ chính trị phát triển chậm, mối liên hệ giữa các vùng còn hạn chế..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI. LƯỠNG HÀ AI CẬP. TRUNG QUỐC ẤN ĐỘ.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI Bản đồ chính trị thế giới thời kì hình thành và phát triển các dân tộc. -Quá trình chung sức đấu tranh với thiên nhiên, chống kẻ thù và sản xuất đã kết nối nhiều con người => cộng đồng => cơ sở hình thành dân tộc. -Dân tộc đươc hình thành từ: một bộ lạc hoặc nhiều bộ lạc. -Mỗi dân tộc đều có lãnh thổ ban đầu, tuy nhiên đây là một phạm trù đầy rẫy những biến động phức tạp..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> NHẬN XÉT. * Quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc ảnh hưởng tới những biến động của bản đồ chính trị thế giới. * Trước đây, do lãnh thổ cư trú của các dân tộc biến động phức tạp nên bản đồ chính trị thế giới phức tạp theo. * Ngày nay, tính ổn định của vị trí lãnh thổ cư trú ngày càng cao, tình trạng chung sống giao thoa giữa các dân tộc trở nên phổ biến nên bản đồ chính trị thế giới ổn định hơn..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> II. TÔN GIÁO Quá trình thành lập Quá trình biến đổi lãnh thổ Ảnh hưởng đến bản đồ chính trị thế giới.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2. TÔN GIÁO a. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN. Thời kì đầu Khởi nguyên Tôn giáo ra đời khoảng 45000 năm vào thời kì đồ đá cũ với những hình thức sơ khai nhất như: đạo Vật Tổ, Ma Thuật, Tang. Lễ.... Các hình thức tôn giáo ra đời với sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống, thờ các biểu tượng của sự sinh sôi, các vị thần của các thị tộc Mẫu hệ. Thời cận hiện đại Cuộc cách mạng công nghệ đã tạo ra một XH công nghiệp, XH này đòi hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một tổ chức, một giáo lí với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp. Tình hình độc tôn của 1 tôn giáo trong 1 QG đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong đời sống tôn giáo..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Các hình thức tổ chức tôn giáo Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp.. Ăng ghen cho rằng tôn giáo xuất hiện từ ngay trong thời kì nguyên thủy. Các tôn giáo nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợi ích về KT- XH.. Tôn giáo trong xã hội có giai cấp.. Khi XH phân chia g/c , xuất hiện các nhà nước, QG với các vùng lãnh thổ riêng biệt, tôn giáo lúc này không chỉ là nhu cầu tinh thần mà còn là 1 phương tiện để GC thống trị duy trì sự thống trị áp bức GC và bóc lột của mình... Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của bản đồ CTTG..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI Chính thống Tin lành Hồi giáo. Công giáo.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Phật giáo. Các tôn giáo lớn trên thế giới Đạo hồi. Cơ đốc giáo.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Cơ đốc giáo (Christianity): - Có ba nhánh lớn là Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành.. - Là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới, khoảng 2,1 tỷ tín đồ, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Âu và rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới.. - Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới và là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Thánh giá. Vatican.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Hồi giáo (Islam): Hồi giáo: là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới, với khoảng 1,5 tỷ tín đồ, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên trái đất. Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII, do Muhammad sáng lập. Cũng giống Kitô giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày phán xét, mọi người có trách nhiệm giải thích trước Thượng Đế về những việc làm của mình trên trần thế..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Biểu tượng của Hồi giáo. Thánh địa Meca.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Phật giáo (Buddhism). Cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công nguyên. Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới hiện có hơn 367 triệu người, chủ yếu tập trung ở Châu Á và đang lan truyền khắp thế giới.. Mọi sự tồn tại của con người đều là khổ đau và muốn đạt đến sự bình an về tinh thần, Phật giáo phủ nhận mọi hình thức vui thú vật chất, thủ tiêu các ham muốn vật chất hay thể xác..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Phật Thích Ca. Chùa ở Thái Lan.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Tác động của tôn giáo đến bản đồ chính trị. Trong các cuộc chiến tranh xâm lược của các đế quốc trước đây đã sử dụng tôn giáo như là công cụ để gây chia rẽ và thù hằn giữa các dân tộc nhằm tạo ra nguyên nhân để can thiệp quân sự và thống trị.. Ngày nay, tôn giáo đôi khi bị lợi dụng trong các hoạt động chính trị và các hoạt động quan hệ quốc tế.. Các quốc gia có cùng tôn giáo là điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng khu vực kinh tế-xã hội thống nhất.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Chương 3: Dân tộc tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến khu vực Trung Đông – Bắc Phi : trường hợp Ai Cập - Lybia. I. Trung Đông – Bắc Phi 1. Giới thiệu chung Vùng Bắc Phi, Trung Đông là nơi sinh ra và là trung tâm tôn giáo của đạo Hồi, đạo Do Thái, Kito.. Vùng này, người theo đạo chiếm khoảng hơn 90% dân số, nơi đây từng trải qua các giai đoạn bạo lực và khoan dung..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> * Trong thế kỷ 20, nằm ngay trong trung tâm các sự kiện quốc tế có vị trí địa chính trị chiến lược, kinh tế, văn hoá và tôn giáo đặc biệt quan trọng, một vùng đất rất nhạy cảm trong các mối quan hệ tôn giáo, dân tộc.. * Với những đặc điểm trên, đạo Hồi ở Bắc Phi, Trung Đông phát triển nhanh khiến cho vùng này có nhiều biến đổi sâu sắc.. * Các nước Hồi giáo cần sự can thiệp từ bên ngoài để thúc đẩy các xã hội ấy thực hiện cải cách tùy theo sự chín muồi của tình hình..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 2. Nguyên nhân của xung đột * Lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nhất là sự lệ thuộc về kinh tế. * Đường lối chính trị, phương pháp lãnh đạo, điều hành đất nước của nhà cầm quyền : độc đoán, chuyên quyền, gia đình trị, tham nhũng kéo dài, tạo nên sự bất bình ngày càng gia tăng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội * Các đảng phái đối lập, các nhóm Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, nêu chiêu bài “dân chủ”, “chống tham nhũng”, “chống độc quyền, chống gia đình trị”,… làm cho làn sóng bạo động chính trị ngày càng bùng phát. * Có sự cách biệt giàu nghèo quá lớn trong xã hội, dân chúng bức xúc với chính sách, ứng xử của chính quyền.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> II. Ai Cập – Lybia 1. Ai Cập Qúa trình thành lập nhà nước Văn minh Ai Cập phát triển ở vùng Đông Bắc châu Phi, trải qua 4 giai đoạn là. * Tảo vương quốc (3200 – 3000 TCN), * Cổ vương quốc (3000 – 2200 TCN),. *Trung vương quốc (2200 – 1570 TCN) và *Tân vương quốc (1570 – 1100 TCN). *Xã hội có giai cấp và Nhà nước xuất hiện vào thời kỳ đầu của Cổ vương quốc..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> b. Diễn biến của xung đột: * Cách mạng Ai Cập năm 2011(25/1- 29/1) là một loạt các cuộc biểu tình và phản đối ngoài đường phố và các hành vi bất tuân dân sự đã diễn ra tại Ai Cập kể từ ngày 25 tháng 1 năm 2011. * Ngày 11/2, Tổng thống Hosni Mubarak từ chức và chuyển quyền cho Hội đồng Quân lực Cao cấp vì các cuộc biểu tình nhất định. Tuy các cuộc biểu tình hạn chế đã xảy ra nhiều lần về trước, kỳ này lớn hơn cuộc biểu tình nào tại Ai Cập sau Náo loạn bánh mì năm 1977..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> c. Hiện nay thì tình hình ở Ai Cập diễn ra vô cùng phức tạp, nhiều cuộc biểu tình diễn ra như: Ngày 22/11/2012: Hàng trăm ngàn người biểu tình đang biểu tình chống lại Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi.. Ngày 30/6/2013, đúng ngày kỉ niệm đầu tiên của cuộc bầu cử Morsi, hàng chục ngàn người phản đối Morsi tụ tập tại Quảng trường Tahrir và bên ngoài chính điện tổng thống tại ngoại ô thủ đô là Heliopolis, yêu cầu Morsi từ chức. Quân đội tiếp tục thẳng tay đàn áp các phương tiện truyền thông công cộng và đóng cửa một vài đài phát thanh tỏ ra ủng hộ Morsi, bao gồm Al-Jazeera. Trong nhiều trường hợp, quân đội đã từ chối việc bắn vào người biểu tình bằng đạn dược quân trang, trái ngược với sự chứng kiến tai mắt của các nhân chứng sống của truyền thông phương Đông và cư dân địa phương.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> d. NGUYÊN NHÂN Đây là một đất nước Hồi giáo với hơn 90% dân số theo đạo này, người Cơ đốc giáo chiếm khoảng 10% dân số và 1% là theo công giáo,… Đường lối điều hành đất nước dần bảo thủ, trì trệ, chuyên chế, mở đường cho ai thâu tóm được quyền lực nhà nước thì cũng thâu tóm luôn các nguồn tài nguyên quốc gia, tham nhũng ngày càng nặng nề, kéo dài.. * Đời sống nhân dân khó khăn.. * Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc không được giải quyết từ gốc. Làn sóng biểu tình và bạo động ở Ai Cập được đánh giá là được tiếp sức từ "cách mạng hoa nhài" ở Tunisia, nơi lần đầu tiên một tổng thống Ả rập bị lật đổ bởi sức mạnh của nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 2. Lybia.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> a. Quá trình thành lập nhà nước * Tám nghìn năm trước Công Nguyên, đồng bằng ven biển Libya đã có những người dân thuộc văn hoá đồ đá mới biết thuần hóa gia súc và trồng cấy lương thực *Vùng đất trở thành nước Libya hiện đại ngày nay đã từng bị chinh phục ở nhiều mức độ khác nhau từ bên ngoài bởi người Phoenicia, Carthage, Hy Lạp, La Mã, Vandal, ngoài ra Đế chế Byzantine từng cai trị toàn bộ hay từng phần của Libya. * Từ năm 1943 tới 1951, Tripolitania và Cyrenaica nằm dưới quyền chiếm đóng của Anh trong khi Pháp chiếm đóng Fezzan. Theo các điều khoản của hiệp ước hòa bình năm 1947 với các nước Đồng Minh, Ý từ bỏ mọi yêu sách đối với Libya * Ngày 21 tháng 11 năm 1949, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết tuyên bố rằng Libya sẽ trở thành một nước độc lập trước ngày 1 tháng 1.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> b. Diễn biến xung đột * Hiện nay tình hình Libya vẫn diễn ra gay gắt và bất ổn định, nhiều cuộc nội chiễn vẫn xảy ra . * Tình trạng hỗn loạn tại Libya đã vượt khỏi tầm kiểm soát, trong khi hoạt động của các cơ quan chính phủ chủ chốt bị tê liệt hoàn toàn. * Trong bối cảnh chính quyền trung ương hầu như không tồn tại, các nhóm này ra sức hoành hành và cướp phá.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> c. Nguyên nhân * Libya là một đất nước Hồi Giáo thống nhất, với hơn 95% người dân theo Hồi giáo do đó ở Libya không xảy ra mâu thuẫn giữa các dòng phái mà lại xảy ra mâu thuẫn giữa Hồi giáo với chính phủ Assad, họ ngày càng bất mãn với chính quyền này,… * Do sự phân chia ranh giới địa lý: miền Đông là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên của đất nước và miền Tây là nơi tập trung phần lớn tài sản và phúc lợi quốc gia.. * Duy trì chế độ độc tài quá lâu do đó dẫn đến tham nhũng trầm trọng , người lao động bị gạt ra ngoài lề những thành quả của đất nước, tỉ lệ tham nhũng, nghèo đói, thất học, thất nghiệp ở mức cao.( chỉ số tham nhũng ở Libya xếp hạng 2,2 đứng thứ 146/178 nước trên thế giới).

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Ai Cập và Libya:. Ai Cập và Libya là hai nước láng giềng với nhau,có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú với trữ lượng lớn.. Hai nước này có chế độ xã hội bất ổn định, chiến tranh, nội chiến xảy ra thường xuyên đặc biệt là giữa Hồi giáo với chính quyền, giữa hai nước này lại luôn giúp đỡ nhau. Gần đây nhất là Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) là những nước thực hiện hai loạt không kích các phe phái Hồi giáo có vũ trang ở thủ đô Tripoli của Libya hồi tuần trước nhưng Ai Cập đã bác bỏ điều đó.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Trước đây thì hai nước đã có những hành động qua lại với nhau. Cụ thể là vào năm 1973 sau những cuộc đàm phán đầu tiên của Ai Cập với Israel, Li bya bắt đầu có thái độ thù địch với Ai Cập. Năm 1977, không lâu sau khi những người biểu tình ở hai nước tấn công vào tòa lãnh sự nước kia, hai nước lao vào cuộc chiến kéo dài bốn ngày (21 tháng 7-24 tháng 7). Trong cuộc chiến này các máy bay Libya đã bị phá hủy ngay trên mặt đất và sau đó cuộc chiến chấm dứt với một hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Libya để thống nhất nỗ lực chống lại các lực lượng Hồi giáo cực đoan..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> C. KẾT LUẬN • Dân tộc và tôn giáo là hai vấn đề có những đặc trưng riêng về lý luận và thực tiễn. Đây là hai vấn đề mang tính toàn cầu gắn với sự phát triển của nhân loại và đặc điểm lịch sử của từng quốc gia. Và do vậy đây cũng là hai vấn đề khiến các thế lực thù địch luôn lợi dụng để gây mất ổn định chính trị,kìm hãm sự phát triển của đất nước và địa phương. • Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, tôn giáo luôn hiện diện trong lòng xã hội. Ngược lại, dù có tiến bộ văn minh đến đâu, xã hội luôn có sự đồng hành của tôn giáo. Không có lịch sử của dân tộc nào lại không cưu mang lịch sử tôn giáo của họ; bởi lẽ, khác với mọi hệ thống chính trị xã hội, tôn giáo là một nhu cầu muôn thuở của con người. • Nói theo ngôn ngữ của các triết gia, đặc tính của một nền văn minh là sự biểu lộ về tôn giáo của nó, và văn minh được quyết định bởi phẩm chất tôn giáo mà nó dựa vào. Nói khác đi, yếu tố tôn giáo có một vai trò vô cùng quan trọng đến sự phồn vinh hay thất bại của một xã hội. Trong một giai đoạn nào đó mà xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc có nghĩa là mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc đã được phát triển một cách hài hòa, tốt đẹp. Ngược lại, trong một giai đoạn nào đó mà xã hội bộc lộ những mâu thuẫn giữa hai thành tố này, điều ấy có thể do hai lý do: Một là tôn giáo và dân tộc chưa vận dụng được sức mạnh của chính mình; hai là vì triết lý tôn giáo đó không còn đáp ứng được khát vọng sống và nhu cầu tâm linh của dân tộc ấy..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> C TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thu Hằng. Một số vấn đề cơ bản về hồi giáo ở Trung Đông. Nhà xuất bản khoa học xã hội. 2. Kiều Thanh Nga, một số sự kiện kinh tế - chính trị nỗi bật của châu Phi và Trung Đông năm 2012. Nhà xuất bản từ điển bách khoa. 3. Nguyễn Thanh Hiền.Châu Phi những đặc điểm chính trị chủ yếu hiện nay. Nhà xuất bản khoa học xã hội. 4. Phạm Viết Hồng. Địa lý kinh tế - xã hội các nước I. Nhà xuất bản Đại học Huế..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE. KÍNH MONG SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÔ GIÁO VÀ CÁC BAN ĐỂ BÀI VIẾT ĐƯỢC.

<span class='text_page_counter'>(51)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×