Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Bệnh lý Tăng huyết áp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.9 KB, 14 trang )

Bệnh lý Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp (THA), thuật ngữ y khoa là Hypertension, thường được
mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì bạn có thể mắc bệnh này trong
nhiều năm tháng mà hoàn toàn không phát hiện ra nó. Thực tế tại Hoa Kỳ hiện nay
có khoảng 50 triệu người bị THA, trong đó có đến một phần ba (15 triệu) hoàn
toàn không biết mình mắc bệnh.{josquote}15 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp
tại Hoa Kỳ không được phát hiện{/josquote}

Huyết áp, hay áp lực của máu trên thành mạch, được xác định bằng lượng
máu do tim bơm ra, nhịp tim, trở kháng của dòng máu trong động mạch. Huyết áp
thường thay đổi trong ngày, có thể thay đổi rất nhẹ theo nhịp tim, chẳng hạn tăng
lên chút ít khi bạn vận động, nhịp tim nhanh hoặc khi nghỉ ngơi, thư giãn.
Lượng máu do tim bơm ra mỗi nhịp càng nhiều và lòng động mạch càng
chật hẹp thì huyết áp của bạn càng cao. Huyết áp được đọc bằng hai con số:
 Số trên cho biết huyết áp tâm thu, là chỉ số áp suất máu trên thành
động mạch do tim bạn tạo ra khi tống máu vào động mạch.
 Số dưới cho biết huyết áp tâm trương, là chỉ số áp suất máu trên
thành động mạch trong thời gian nghỉ của tim giữa hai lần bóp.

Huyết áp bình thường lúc bạn nghỉ ngơi khoảng 120/80mmHg. Nếu huyết
áp lúc nghỉ của bạn từ 140/90mmHg trở lên, theo WHO bạn đã bị THA.

Nhiều người đã không nhận thức được những mối đe dọa của THA vì
thường nó ít gây ra triệu chứng trực tiếp. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát,
THA có thể gây nhiều biến chứng, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy
tim, suy thận,… Rất may là việc phát hiện ra THA khá đơn giản bằng cách đo
huyết áp đúng phương pháp, và một khi phát hiện ra THA, bạn có thể chủ động
kiểm soát nó.

Dấu hiệu và triệu chứng


Hầu hết bệnh nhân THA đều không có triệu chứng. Tuy nhiên người ta
thường nghĩ rằng nhức đầu, chóng mặt, chảy máu cam là những triệu chứng báo
động. Thực sự nhiều bệnh nhân THA giai đoạn đầu thường bị đau âm ỉ nửa sau
đầu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hoặc dễ bị chảy máu cam hơn bình thường.
Tuy nhiên thường các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, chảy máu cam chỉ xảy ra
vào các giai đoạn sau của THA – giai đoạn có thể đe dọa tính mạng của người
bệnh. Và cũng có nhiều bệnh nhân có huyết áp tăng rất cao mà hoàn toàn không hề
có các triệu chứng như trên.

Một số tình trạng sau đây làm mất kiểm soát huyết áp gây ra những triệu
chứng sau:
 Đổ mồ hôi quá nhiều
 Co thắt cơ
 Mệt mỏi
 Tiểu nhiều, thường xuyên
 Nhịp tim nhanh bất thường (đánh trống ngực)


Nguyên nhân
Không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân THA ở nhiều
bệnh nhân. Người ta chỉ xác định được nguyên nhân THA ít hơn 5% các trường
hợp, gọi là THA thứ phát. Còn lại hầu hết đều không xác định được nguyên nhân,
được gọi là: THA vô căn, THA nguyên phát hay THA thiết yếu.

THA thứ phát có thể do các nguyên nhân sau:
 Thuốc, gồm: thuốc ngừa thai uống, thuốc trị cảm cúm, thuốc giảm
đau không steroid và một số thuốc kê toa.
 Bệnh lý thận
 Bệnh lý tuyến thượng thận
 Bệnh lý tuyến giáp

 Bất thường mạch máu
 Tiền sản giật, một tình trạng tăng huyết áp trong 3 tháng cuối thai kỳ
 Sử dụng các thuốc cấm như cocaine hoặc amphetamine

Yếu tố nguy cơ
Có hai loại yếu tố nguy cơ của THA: thay đổi được và không thay đổi được

4 yếu tố nguy cơ chính không thay đổi được:
 Tuổi. Càng lớn tuổi, nguy cơ THA càng cao
 Chủng tộc. Người da den có nguy cơ THA cao hơn người da trắng
 Giới tính. Ở người trẻ và giai đoạn đầu của tuổi trung niên, nam có
nguy cơ THA cao hơn nữ. Khoảng 55-64 tuổi, nguy cơ THA ở hai giới là bằng
nhau, và đến trên 64 tuổi, nữ lại có nguy cơ cao hơn nam.
 Tiền sử gia đình. Nguy cơ có xu hướng cao đối với các thành viên
trong gia đình có người bị THA.
Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát và thay đổi được:
 Béo phì. Cân nặng cơ thể càng cao, nhu cầu ôxy và dinh dưỡng cho
chúng càng tăng và lượng máu trong hệ tuần hoàn đảm trách nhiệm vụ này cũng
tăng cao hơn người gầy, do vậy nguy cơ THA cao hơn.
 Ít hoạt động thể lực, góp phần tăng nguy cơ béo phì. Người ít hoạt
động thân thể cũng có xu hướng có nhịp tim nhanh, cơ tim phải làm việc nặng
nhọc hơn mỗi lần co bóp, dẫn đến tăng áp lực máu trên thành động mạch.
 Hút thuốc lá. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn
thương các tế bào lót mặt trong thành động mạch của bạn, gây ra sự kết tập tiểu
cầu, lắng đọng cholesterol và dần dần tạo nên những mảng xơ vữa. Nicotine trong
khói thuốc lá còn làm co thắt các mạch máu và buộc tim bạn phải hoạt động mệt
mỏi hơn.
 Nhạy cảm với muối Natri. Nhưng người này nhạy cảm với Natri
hơn và cơ thể dễ giữ lại muối Natri gây ứ trệ dịch, tăng áp lực máu.
 Hạ Kali huyết. Kali là một chất điện giải quan trọng giúp duy trì

cân bằng Natri trong tế bào. Nếu bạp nhập vào không đủ lượng Kali, Natri sẽ tích
tụ nhiều trong cơ thể gây THA.
 Uống quá nhiều rượu. Người ta vẫn chưa hiểu rõ bằng cách nào và
tại sao rượu có thể gây THA. Tuy nhiên nếu nghiện rượu lâu dài, cơ tim của bạn sẽ
bị tổn thương và suy yếu.

×