Những điều cần quan tâm trước khi
nâng cấp thiết bị
Bạn muốn nâng cấp máy mới? Bạn muốn tìm hiểu thông tin từ internet?
Bạn muốn những người khác giúp bạn chọn mua thiết bị? Xin hãy dành vài phút
đọc bài chia sẻ từ bác Nikonian2006 trước khi quyết định đầu tư nâng cấp máy
mới.
Bạn muốn nâng cấp máy mới? Bạn muốn tìm hiểu thông tin từ
internet? Bạn muốn những người khác giúp bạn chọn mua thiết bị? Bạn
thấy chiếc máy ảnh của mình không "pro" như các máy khác? Xin hãy
dành vài phút đọc bài chia sẻ sau đây từ bác Nikonian2006 trước khi
quyết định đầu tư nâng cấp máy mới.
Có nên nâng cấp máy mới?
1. Thông thường thì mình cũng ít viết bài đóng góp thông tin cho các
bạn cho nên đa số bài viết mình ở tầm vĩ mô nghĩa là nó không chỉ trả lời
thuần túy câu hỏi của bạn TungLe đã hỏi mà nó áp dụng cho tất cả các
bạn trong cùng một hoàn cảnh bất chấp là bạn sử dụng hiệu máy gì. Nói
cách khác, sau khi bạn đọc xong bài này, bạn không chỉ trả lời câu hỏi
"mua Nikon D700 hay Nikon D3" mà nó áp dụng cho trường hợp bạn phân
vân không biết có nên mua một máy dòng pro hay semi-pro cho bất cứ
một hiệu máy ảnh nào. Nếu bạn muốn suy nghĩ cao hơn nữa, bài viết này
đi đúng theo khái niệm "bạn biết điểm đến của bạn là gì ngay vào lúc bạn
bắt đầu" (tiếng Anh của nguyên tắc nổi tiếng này gọi là "begin with the end
in mind" do Stephen Covey sáng tác ra vào năm 1989).
2. Ở trong đây, các bạn thấy rất phổ biến gặp phải câu hỏi "không
biết mua máy nào pro hay semi-pro nhờ tư vấn" và số tiền bỏ ra không
phải là ít đối với một người Việt Nam kiếm tiền đồng Việt Nam.
3. Trong nhiếp ảnh, nếu mục đích của bạn đến với nhiếp ảnh vì
muốn chụp ra một sản phẩm nghệ thuật đẹp (khác với bạn muốn sưu tầm
máy ảnh), thì bạn phải nhớ những điểm sau:
3.1 Để có một sản phẩm đẹp bạn phải hội đủ ba điều kiện
(a) máy đủ tốt đến mức bạn cần chụp tấm ảnh đó. Đủ tốt không có
nghĩa là máy phải đắt tiền nhất mà nó phụ thuôc vào yêu cầu dụng cụ bạn
có đến mức bạn đủ chụp một sản phẩm đẹp.
(b) kỹ năng tốt; và
(c) kinh nghiệm tốt.
3.2 Nếu như bạn thiếu một (trong ba) yếu tố ở trên, và bạn đi mua
một body thật đắt tiền, nó không giúp gì cho bạn. Ngược lại, nó là sự lãng
phí tiền bạc của bạn. Nếu bạn giàu có, bạn là người sử dụng tiền của bạn
không thông minh. Một người có khả năng tự mình kiếm nhiều tiền phải là
người thông minh và biết chi tiêu đúng lúc.
3.3 Vì lẽ đó, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng bạn phải mua một máy ảnh
thật đắt tiền thì bạn mới có thể chụp ảnh đẹp.
4. Nếu như có một bạn muốn đi mua một máy ảnh dòng pro đắt tiền
mà đi hỏi những câu hỏi rất cơ bản thì hầu như (mà có thể sai) là bạn
chưa có kỹ năng tốt. Một người chụp giỏi họ sẽ không hỏi như vậy mà họ
chỉ hỏi một yếu tố nhỏ trong câu hỏi đó vì hầu như những thông tin khác
họ đều biết, hoặc tư tìm hiểu ra, mà không cần phải hỏi.
5. Nếu bạn không có kỹ năng tốt, hãy bắt đầu bằng máy vừa túi tiền
sao cho nó ngang bằng với kỹ năng của bạn và bạn dành thời gian rèn
luyện kỹ năng cho tốt thay vì bỏ tiền ra đi mua một cái máy lãng phí mà
không dùng hết nó. Đó là một hướng đi sai lầm cần phải suy nghĩ lại trong
các bạn. Để rèn luyện kỹ năng tốt phải mất hàng năm trong thời gian đó
cái máy đắt tiền bạn mua bạn sẽ bị lỗ rất nhiều và bạn không sử dụng hết
nó.
6. Trong đây các bạn hay hỏi bạn khác chỉ cho bạn mua máy nào.
Bạn đừng nên hỏi như vậy vì trong đa số câu trả lời người trả lời cho bạn
lấy kinh nghiệm riêng của họ ra để giúp chưa kể đến sự thiên vị về hiệu
máy. Kinh nghiệm của họ chưa chắc gì đúng cho kinh nghiệm của bạn và
bạn nghe một hồi bạn tá hỏa không biết chọn hiệu nào. Đó là điều rất phổ
biến trong đây.
7. Để tránh điều đó, bạn nên hỏi các bạn khác so sánh cho bạn biết
sự khác nhau giữa các đời máy ảnh hoặc tại sao người đó lại chọn hiệu
máy ảnh đó so với hiệu khác. Nói cách khác, bạn tránh không để cho họ
áp đặt kinh nghiệm của họ lên bạn. Sau đó bạn đọc và quyết định mua sau
khi bạn đã bảo đảm rằng bạn biết bạn cần một máy ảnh để làm gì. Hiệu
máy không quan trọng. Quan trọng là nó làm được cái gì. Đi Honda hay
Yamaha không quan trọng, quan trọng là có đến nơi bạn muốn hay không.
8. Khi bạn gặp phải vấn đề không biết mua loại nào của một hiệu
máy (pro hay semi-pro) bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:
8.1 Tôi có khả năng đọc tiếng Anh hay không? Đa số thông tin trên
mạng mà tốt đều bằng tiếng Anh. Không có nó, bạn sẽ rất khó khăn kiểm
đủ thông tin bạn muốn. Những forum của người Việt chưa đủ đa dạng và
kiến thức chi tiết cho bạn.
8.2 Tôi đã đọc hết, và hiểu rõ, những bài review trên mạng hay
chưa? Những bài này chia ra hai loại. Một loại chuyên sâu về kỹ thuật và
nó nói khá cao siêu và chi tiết về kỹ thuật. Một loại khác là người bình
thường chia sẻ kinh nghiệm sử dụng. Loại một mang tính chuyên môn và
loại hai mang tính bình dân nhưng chúng đều có tầm quan trọng ngang
nhau.
8.3 Bạn có biết mình cần gì chưa? Bạn cần một máy ảnh phục vụ
điều gì cho bạn? Nếu bạn không biết mình cần gì chi tiết và cụ thể và bạn
đi hỏi người khác, những câu trả lời sẽ làm cho bạn lạc vào mê cung vì họ
mua cái họ cần chứ không phải cái bạn cần. D3 chẳng hạn. Nó là máy
dành cho dân pro đi kiếm tiền không phải cho amateur. Nó là máy cho ảnh
action cho nhóm người mà bỏ đi một khoảnh khắc là mất job hoặc mất
khách hàng. Nó được built như một chiếc xe tăng để cho dân chụp ảnh
phóng sự chiến trường ở nơi mà họ quan tâm đến sống còn không phải
cái máy còn đẹp hay xấu. Bạn có cần đến nó không? Bạn có cần đến phải
hai ổ CF card (slot) để sao cho bạn không thể nào bị mất ảnh nếu một CF
bị hư mà hậu quả là mất khoảnh khắc bị mất khách hàng. Đối với amateur
là không quan trọng nhưng đối với pro nó rất quan trọng. Và đó là sự khác
biệt về tiền giữa hai máy (2,900 so với 4,300 đồng). Bạn có cần weather-