Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thảo luận luật thuế lần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.53 KB, 12 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: LUẬT THUẾ
(Lần 2)
I.

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 17: Tại sao thuế Xk-NK không điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu dịch
vụ qua biên giới Việt Nam?
Trả lời: Vì thuế XK-NK: “Là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
được phép xuất khẩu, nhập khẩu ”, có thể thấy:
-

-

Thứ nhất, xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng hóa, dịch vụ. Hàng
hóa mang tính hữu hình, cịn dịch vụ mang tính vơ hình, là sự hưởng thụ kết quả lao
động nào đó. Vì thuế xuất khẩu – nhập khẩu có sự dịch chuyển qua biên giới, đối với
hàng hóa là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ dàng và khả thi. Ngược
lại, đối với dịch vụ với đặc tính riêng là mang tính vơ hình, trái ngược với việc hàng
hóa mang tính hữu hình, thì việc xác định sự dịch chuyển qua biên giới tương đối khó
kiểm sốt, tốn kém chi phí, khơng đảm bảo ngun tắc hiệu quả trong q trình thu
thuế nên khơng điều tiết vào dịch vụ.
Thứ hai, truyền thống của việc thu thuế xuất khẩu – nhập khẩu ở Việt Nam là bảo hộ
nền sản xuất hàng hóa nên chủ yếu nhắm đến đối tượng hàng hóa là diều dễ hiểu.

Câu 21: Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế
suất thuế xuất khẩu? Yếu tố nào đóng vai trị quyết định trong việc việc xác định
thuế suất thuế xuất khẩu hoặc thuế suất thuế nhập khẩu trong từng trường hợp cụ
thể?
Trả lời: Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế suất


thuế xuất khẩu là: việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu chỉ cần căn cứ vào chủng loại
hàng hóa thì việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu ngoài căn cứ vào chủng loại hàng
hóa cịn phải căn cứ vào xuất xứ hàng hóa.
-

Yếu tố đóng vai trị quyết định trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu trong
từng trường hợp cụ thể là xuất xứ của hàng hóa.
Yếu tố đóng vai trị quyết định trong việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu trong
từng trường hợp cụ thể là chủng loại hàng hóa.

1


Câu 23: Xác định giá tính thuế xuất khẩu và nhập khẩu?
Trả lời:
Cơ sở pháp lý: Điều VII GATT 1994, Hiệp định về Xác định trị giá tính thuế HQ, NĐ
08/2015 NĐ-CP.
-

-

Hàng XK: trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (FOB - Free on board, DAF Delivered At Frontier). Tức là giá Khơng bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận
tải quốc tế (F).
Hàng NK: trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (giá
CIF- Cost, Insurance, Freight). Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí
vận tải quốc tế (F).
Giá CIF = Giá FOB + Phí bảo hiểm quốc tế (I) + Phí vận tải quốc tế (F)

Câu 24: Việc áp dụng thuế suất thơng thường đối với hàng hóa nhập khẩu có phải là
một biện pháp trừng phạt về thuế không?

Trả lời: Thuế suất thông thường là thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất
xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ khơng thực hiện đối xử tối huệ quốc và không
thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
Việc áp dụng thuế suất thơng thường đối với hàng hóa nhập khẩu không hẳn là một biện
pháp trừng phạt về thuế. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150%
thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Việc áp dụng thuế suất thơng thường đối với hành hóa nhập khẩu một mặt có thể giúp
hàng hóa trong nước chiếm được ưu thế lớn trong thị trường nội địa, phát triển cuộc vận
động “Người Việt dùng hàng Việt”. Bên cạnh đó, việc này cịn giúp các nước và Việt Nam
có thể xúc tiến các cuộc đàm phán song phương, đa phương để trao cho nhau quy chế tối
duệ quốc hay quy chế ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong hoạt động tao đổi hàng hóa
thương mại với nhau.
Câu 29: Tại sao hành vi sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để
xuất khẩu không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Trả lời: Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết thu nhập và định hướng tiêu dùng cho
người dân (hạn chế sản xuất và tiêu dùng đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ xa xỉ,
không thiết yếu) và thuế Tiêu thụ đặc biệt là loại thuế nội địa, chỉ thu một lần và có mục
tiêu hướng dẫn tiêu dùng cho người dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trường hợp,
hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng được tiêu dùng ngoài lãnh
2


thổ quốc gia sẽ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy,
hành vi sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xuất khẩu không chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 30: So sánh qui định của Luật thuế xuất khẩu – nhập khẩu và qui định của
Luật thuế TTĐB về hàng hố khơng thuộc diện chịu thuế?
Trả lời:
− Giống nhau:
Các hàng hố khơng thuộc diện chịu

mục đích nhân đạo.
− Khác nhau:
Thuế xuất khẩu – nhập khẩu
Hàng hóa khơng chịu thuế khi:
- Hàng quá cảnh, chuyển khẩu. mượn
đường qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam.
- Viện trợ khơng hồn lại.
- Hàng từ khu phi thuế quan XK ra
nước ngoài, NK từ nước ngoài vào
khu phi thuế quan, từ khu PTQ này
sang khu PTQ khác.
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế
tài nguyên cho Nhà nước khi xuất
khẩu.

thuế giống nhau như: hàng tiêu dùng, viện trợ vì

Thuế TTĐB
Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế khi:
- Không tiêu dùng tại Việt Nam, khơng tác động
đến thị trường Việt Nam.
- Hàng hóa, dịch vụ đưa vào khu phi thuế quan.
- Chính sách ngoại giao.
- Hàng hóa do các cơ sở sản xuất gia công trực tiếp
xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh
xuất khẩu để xuất khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (có làm thủ tục
hải quan) gồm hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ

khơng hồn lại, q tặng cho các cơ quan nhà
nước…, đồ dùng của cá nhân tổ chức nước ngoài
được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng
hóa mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý
miễn thuế nhập khẩu; hàng hóa chuyển khẩu quá
cảnh, mượn đường qua Việt Nam theo một số hình
thức nhất định; hàng hóa tạm XK, NK, tái XK, tái
NK; hàng hóa nhập khẩu để bán miễn thuế cho các
cơ quan và người nước ngoài ở VN, bán miến thuế
cho các cửa hàng miễn thuế…
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước
ngồi, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi vào khu
phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế
quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi
thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24
chỗ.
- Tàu bay, du thuyển sử dụng cho mục đích kinh
doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, dịch vụ
3


du lịch (loại không dùng cho tiêu dùng cá nhân).
- Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi được sử dụng cho mục
đích chuyên dùng như: xe cứu thương, xe chở
phạm nhân, xe tang lễ, xe buýt…
- Điều hòa nhiệt độ loại có cơng suất từ 90.000
BTU trở xuống theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ
để lắp trên phương tiện vận tải bao gồm ô tô, toa
xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
+ Đối tượng không chịu thuế của thuế TTĐB rộng hơn nhiều so với thuế XKNK.

Câu 33: Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng
trong khu phi thuế quan vẫn phải chịu thuế TTĐB?
Trả lời: Ơ tơ chở người dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi
thuế quan thì thực tế nó khơng chỉ dùng trong khu phi thuế quan mà còn được tham gia
giao thơng trong phạm vi cả nước. Do đó để tranh tình trạng gian lận thương mại và đảm
bảo mục tiêu điều tiết của thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi, mặt hàng này khi
nhập vào Việt Nam để sử dụng trong khu phi thuế quan vẫn phải chịu thuế TTĐB.

II.

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI

Câu 8. Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu - nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhận định: Sai
Giải thích: Tổ chức các nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới VN
phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nếu hàng hóa đó hợp pháp và là đối tượng chịu thuế
của thuế xuất khẩu nhập khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới kinh tế VN chứ
không phải biên giới lãnh thổ hành chính. Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa qua biên giới kinh tế Việt Nam nếu thuộc trường hợp miễn thuế, đối tượng
khơng chịu thuế thì khơng phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 2 luật Thuế XK, Thuế NK 2016.
Câu 9. Doanh nghiệp khu chế xuất là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhận định: Sai
4


Giải thích: Theo khoản 4, Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu từ
khu phi thuế quan ra nước ngồi; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế
quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này

sang khu phi thuế quan khác không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp
khu chế xuất không là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 10. Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra
khỏi biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật thuế XKNK.
Nhận định: Sai
Giải thích: Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
107/2016/QH13 thì hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan (cụ thể là doanh nghiệp
trong khu chế xuất ở Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện của khu phi thuế quan) ra khỏi biên
giới Việt Nam tức ra nước ngồi khơng là đối tượng chịu thuế xuất khẩu.
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13
Câu 11. Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số
lượng so với tờ khai hải quan.
Nhận định: Sai
Giải thích: Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp
hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong
nước. Các điều kiện để áp thuế chống trợ cấp:
Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp.
Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp là nguyên nhân gây ra đe dọa gây ra
thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn chặn sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước.
Do đó, đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số lượng so với tờ khai hải quan khơng
có các điều kiện trên thì khơng bị áp thuế chống trợ cấp.
Cơ sở pháp lý: khoản 6 Điều 4, khoản 1 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.



Câu 12. Hàng hóa nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì khơng bị điều tiết thuế nhập
khẩu.
Nhận định: Sai

5


Giải thích: Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016:
Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng
hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản
xuất trong nước. Vì vậy, thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung của thuế nhập khẩu chứ nó
khơng nhằm loại trừ thuế nhập khẩu nên hàng hóa bị điều tiết bởi thuế tự vệ vẫn chịu sự
điều tiết của thuế nhập khẩu.
Câu 13. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì khơng
phải nộp thuế GTGT.
Nhận định: Sai
Giải thích: Thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi nhập khẩu hàng hóa được phép
nhập khẩu. Trong khi đó, thuế GTGT là loại thuế thu vào phần giá trị gia tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng. Như vậy,
hai loại thuế này thu vào các hành vi khác nhau, thuế nhập khẩu thu vào hành vi nhập
khẩu trong khi đó thuế GTGT thu vào phần giá trị gia tăng thêm của hàng hóa. Đối với
hàng hóa khi nhập đến cửa khẩu Việt Nam, bên cạnh thuế nhập khẩu được thu vào, thì
trong quá trình lưu thông đến tiêu dùng, tất cả những hoạt động kinh tế làm cho giá trị
của hàng hóa nhập khẩu tăng lên thì đều coi là tiền đề sinh ra thuế giá trị gia tăng. Như
vậy, hàng hóa nhập khẩu nếu đã nộp thuế nhập khẩu mà tổ chức, cá nhân có các hành vi
kinh tế làm phát sinh giá trị gia tăng thì hàng hóa đó là đối tượng của thuế GTGT.
Cơ sở pháp lý: Điều 2 Luật thuế GTGT.
Câu 14. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng
hoá nhập khẩu.
Nhận định: Sai
Giải thích: Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu
đãi đặc biệt, thuế suất thơng thường. Trong đó:
- Thuế suất ưu đãi được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm

nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt
Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều
kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong
quan hệ thương mại với Việt Nam;

6


- Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong
quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị
trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có
thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất thơng thường được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các
trường hợp quy định áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt và thông
thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng.
Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu phải căn cứ vào chủng loại hàng hóa và xuất xứ
hàng hóa, khơng căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hóa.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Câu 15. Thời điểm tính thuế nhập khẩu là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu
đầu tiên.
Nhận định sai.
Giải thích: Thời điểm tính thuế nhập khẩu là thời điểm người nộp thuế đăng ký tờ khai
hải quan với cơ quan hải quan hoặc trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời
điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử, chứ không phải là thời
điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu tiên.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 8 Luật thuế xuất khẩu – nhập khẩu.
Câu 16. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất không
phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.
Nhận định: Sai

Giải thích: Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hàng hóa nhập khẩu từ
doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế
quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất nhập khẩu 2016 vào
đối thị trường trong nước là đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam
mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất là hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan
vào thị trường trong nước nên hàng hóa này là đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu và
daonh nghiệp Việt Nam vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu.
Câu 17. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức
khác xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB.
7


Nhận định: Sai
Giải thích: Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nhưng được sản xuất để bán cho các tổ
chức khác xuất khẩu thì khơng phải chịu thuế TTĐB. Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
2008 có quy định rõ hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của luật này (tức là hàng hóa
thuộc diện chịu thuế TTĐB) không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường
hợp hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở
kinh doanh khác xuất khẩu.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.
Câu 18. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đã chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt thì khơng chịu thuế giá trị gia tăng.
Nhận định: Sai
Giải thích: Cơ sở trực tiếp sản xuất khi bán ra những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt thì cơ sở này chỉ kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải kê khai
nộp thuế giá trị gia tăng. Nhưng các chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm phải kê khai
nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp. Các
hàng hóa, dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi lưu thơng trên thị trường thì các cơ sở
kinh doanh phải đóng thuế giá trị gia tăng. Như vậy, các hàng hóa này vừa chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất ra vừa chịu thuế giá trị gia tăng khi lưu thông trên thị

trường.
Câu 19. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế
xuất sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Nhận định: Đúng
Giải thích: Bởi vì thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế nội địa, có mục tiêu hướng dẫn tiêu
dùng cho người dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp trên hàng hóa
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đã được đưa vào thị trường Việt Nam và có ảnh
hưởng đến thị trường Việt Nam nên đây được xem là đối tượng chịu thuế của thuế tiêu
thụ đặc biệt.
Câu 20. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt.
Nhận định: Sai
8


Giải thích: Đối với những cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn chưa hẳn
đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, bởi chỉ có những cơ sở, các tổ chức có hoạt động sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
thì mới là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ví dụ: Cơ sở A sản xuất vàng mã, hàng mã, những đối tượng này thuộc đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt theo Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thì cơ sở A chính là đối
tượng nộp thuế TTĐB. Trường hợp cơ sở A sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với sơ lượng
lớn nhưng cơ sở A khơng có các hoạt động sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng, dịch vụ
theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, thì cơ sở A không là đối tượng nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt.
Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 21. Hành vi nhập khẩu máy Jackpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập
khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhận định: Sai

Giải thích:
Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf là hành vi nhập khẩu hàng hóa qua
biên giới VN thì cá nhân, tổ chức nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu.
− Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo khoản 1 Điều 2
Luật thuế TTĐB không bao gồm máy Jacpot, dụng cụ chơi golf nên cá nhân tổ chức
nhập khẩu hàng hóa này khơng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.


III.

1
2
3
4

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 2: Vũ trường M đi vào hoạt động từ ngày 01/02/2009. Để phục vụ cho hoạt
động của mình, vũ trường có kinh doanh bán lẻ mặt hàng bia, rượu, thuốc lá cho khách.
Ngoài ra để mở rộng hoạt động, vũ trường đã xin mở thêm dịch vụ kinh doanh trò chơi
bằng máy jack pot và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý. Ngày
10/04/2017, vũ trường M đã nhập khẩu 10 máy jackpot để phục vụ mục đích trên. Hỏi:
Xác định các hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của Vũ trường M?
Là một nhà tư vấn, anh chị hãy tư vấn cho biết Vũ trường M có thể phải thực hiện những
nghĩa vụ thuế nào cho hoạt động của mình?
Thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế của Vũ trường M như thế nào (đăng ký, kê khai, nộp,
quyết tốn)?
Xác định giá tính thuế đối với từng loại thuế phát sinh trong tình huống trên.
9



5

Giả sử nhân ngày 30/4/2014, vũ trường M tổ chức tiệc cho nhân viên của mình, có tiêu
thụ 100 két bia. Hỏi việc tiêu thụ 100 két bia có phát sinh nghĩa vụ thuế của Vũ trường M
không?
Trả lời:
1





2

Hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của vũ trường M:
Kinh doanh vũ trường.
Kinh doanh lẻ mặt hàng bia, rượu, thuốc lá cho khách.
Kinh doanh trò chơi bằng máy jack pot.
Nhập khẩu 10 máy jackpot.
Vũ trường M có thể phải thực hiện những nghĩa vụ thuế sau đây cho hoạt động của
mình:
− Thuế mơn bài nộp hàng năm.
− Thuế giá trị gia tăng.
− Thuế thu nhập của Vũ trường M.
− Thuế tiêu thụ đặc biệt.
− Ngồi ra cịn phải có nghĩa vụ đối với những loại thuế khác.

3
- Đăng kí, kê khai, nộp, quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh

vũ trường, kinh doanh bán lẻ mặt hàng bia, rượu, thuốc lá, kinh doanh trò chơi bằng
máy jackpot:
+ Đăng kí: Cơ sở kinh doanh vũ trường M phải kê khai những thông tin để thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế cho cơ
quan quản lí thuế.
Vũ trường M phải đăng ký với cơ quan thuế tại nơi kinh doanh dịch vụ và hàng hóa.
+ Kê khai: Vũ trường M kê khai các thơng tin vào tờ khai thuế theo mẫu do cơ quan
có thẩm quyền quy định để xác định số thuế có nghĩa vụ phải nộp trong kì tính thuế hoặc
trong từng lần nhập khẩu.
Vũ trường M kinh doanh nhiều loại dịch vụ, hàng hóa có mức thuế suất tiêu thụ đặc
biệt khác nhau nên phải kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng mức thuế suất quy
định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ.

10


+ Nộp thuế : Trường hợp vũ trường M tự tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là
ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính
thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thơng báo thuế của cơ quan
quản lí thuế.
- Đối với thuế nhập khẩu: mặt hàng máy jackpot
+ Kê khai: Vũ trường M phải tiến hành kê khai thuế đầy đủ, chính xác, minh bạch
các nội dung thơng qua tờ khai hải quan.
+ Nộp thuế nhập khẩu: Đối với hàng hóa là máy jackpot phải nộp thuế trước khi
thông qua hay giải phóng hàng hóa.
- Đối với thuế giá trị gia tăng.
+ Đăng kí: Cơ sở kinh doanh phải đăng kí nộp thuế với Cục thuế theo mẫu đăng kí
nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.
+ Kê khai thuế: Vũ trường M phải kê khai thuế giá trị theo từng tháng ( trừ trường
hợp khai thuế theo quý, hoặc theo từng lần) và nộp tờ kê khai thuế kèm theo bản kê khai

hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra làm căn cứ xác định số thuế phải nộp của tháng cho cơ
quan thuế trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo
tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Nộp thuế: Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế GTGT chậm
nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT. Trường hợp cơ quan tính
thuế hoặc ấn định thuế GTGT thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ
quan thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Đăng ký: Vũ trường M có nghĩa vụ đăng ký thuế TNDN cùng với việc đăng ký
nộp thuế GTGT
+Vũ trường M phải tiến hành tạm nộp thuế TNDN hàng quý theo thu nhập thực tế
phát sinh trong q đó. Khi năm tài chính kết thúc, vũ trường M tiến hành quyết tốn
tồn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong năm để có con số chính xác về doanh thu để
từ đó xác định cụ thể số thuế TNDN mà vũ trường phải nộp, căn cứ vào số thuế thực tế
phải nộp, vũ trường M tiến hành quyết tốn với cơ quan thuế.
4


Các tính giá thuế đối với từng loại thuế:
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh vũ trường:
11


Giá tính thuế: đối với hoạt động kinh doanh trong vũ trường là doanh thu của các
hoạt động kinh doanh bao gồm cả dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác đi kèm. Như
vậy giá tính thuế TTĐB của vũ trường M sẽ gồm doanh thu của hoạt động kinh
doanh vũ trường công với tiền bán rượu, bia, thuốc lá.
+ Thuế suất: 40%
+ Cách tính: (giá tính thuế) x (thuế suất)
− Thuế tiêu thụ đặc biệt với hoạt động kinh doanh trị chơi bằng máy jackpot:

+ Giá tính thuế: đối với kinh doanh trò chơi điện tử là doanh thu từ hoạt động này
trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
+ Thuế suất: 35%
+ Cách tính: (giá tính thuế) x (thuế suất)
− Thuế GTGT đôi với hành vi kinh doanh vũ trường và kinh doanh rượu, bia, thuốc lá
và kinh doanh trị chơi bằng máy jackpot :
+ Giá tính thuế: đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thu nhập đặc biệt là giá bán ra
đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Thuế suất: 10%
− Thuế XK đối với hành vi nhập khẩu 10 máy jackpot:
+ Giá tính thuế: giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
+ Số lượng hàng hóa: 10
+ Thuế suất:
+ Cách tính: (số lượng hh) x (GTT) x (thuế suất).
5. Việc tiêu thụ 100 két bia của vũ trường M làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế GTGT.
Theo NĐ 209/2013 thì: “Giá tính thuế đối với hàng hóa dùng để tiêu dùng nội bộ là giá
tính thuế GTGT của hàng hóa cùng loại tại thời điểm phát sinh hoạt động này. Hàng hóa
dùng để tiêu dùng nội bộ là hàng hóa do cơ sở kinh doanh sản xuất hoặc cung ứng sử
dụng cho tiêu dùng, khơng bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản
xuất”. Vũ trường M đang kinh doanh rượu, bia, thuốc lá; đã có hành vi tự tiêu thụ 100 két
bia nên theo quy định trên, vũ trường M phải đóng thuế GTGT cho 100 két bia này với
cách tính giá tính thuế tại thời điểm tiêu thụ (ngày 30/4/2013).
+

12



×