Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoàn thiện Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty CPTM và dịch vụ truyền thông Bihaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.34 KB, 72 trang )

CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang dần hội nhập với nền kinh tế thế
giới, lao động có trí tuệ, có kỹ thuật cao đã trở thành nhân tố hàng đầu trong
việc tạo ra năng suất cũng như chất lượng lao động. Trong quá trình lao động,
người lao động đã hao tốn một lượng sức lao động nhất định, do đó muốn quá
trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì người lao động phải được tái sản
xuất sức lao động. Trên cơ sở tính toán giữa sức lao động mà người lao động
bỏ ra với số lượng sản phẩm cùng doanh thu, doanh nghiệp đã trích ra một
phần để trả cho người lao động, đó chính là tiền lương.
Xét về mối quan hệ thì lao động và tiền lương có mối quan hệ mật thiết
và tác động qua lại lẫn nhau. Như vậy trong các chiến lược kinh doanh của
Doanh nghiệp yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao
động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động của họ bỏ ra được
đền bù một cách xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các
khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ thể hiện sự quan tâm của xã
hội đối với người lao động. Có thể nói tiền lương và các khoản trích theo
lương là một trong những vấn đề cấp thiết nhất được các doanh nghiệp và
người lao động quan tâm.
Tổ chức tốt việc hạch toán lao động và tiền lương là biện pháp cần thiết
giúp cho công tác quản lý lao động và tiền lương của doanh nghiệp vào lề
nếp. Thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất
lao động và hiệu quả công tác. Đồng thời nó là cơ sở cho việc tính trả lương
theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động và là cơ sở để xây dựng giá
thành sản phẩm và giá sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Bên cạnh đó việc tính chính
xác chi phí nhân công còn là căn cứ để xây dựng khoản nộp cho ngân sách và
SV: Đỗ Thị Tuyên - Lớp kế toán 1 - GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
1
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
các cơ quan phúc lợi xã hội như thuế thu nhập của người lao động có thu nhập


cao, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ nhằm trợ
cấp cho người lao động trong những trường hợp ốm đau, thai sản, nghỉ hưu,
mất sức lao động, thất nghiệp…
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tiền lương trong Công ty.
Bằng những kiến thức đã học kết hợp với việc tiếp cận thực tế tổ chức công
tác tiền lương tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông
Bihaco. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các đồng chí
trong ban lãnh đạo cùng phòng kế toán của Công ty. Em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
Cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông Bihaco” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
Nội dung chuyên đề thực tập ngoài phần mở đầu và kết luận còn có ba
chương:
Chương I: Đặc điểm lao động tiền lương và quản lý lao động tiền
lương của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông Bihaco.
Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông Bihaco.
Chương III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông Bihaco.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, do thời gian và
trình độ có hạn, chuyên đề của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót, vì vậy em
rất mong được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo khoa Kế
toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
2
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG BIHACO
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
truyền thông Bihaco.
Tên giao dịch: BIHACO COMMUNICATION TRADING AND
SERVICE CORPORATION.
Tên viết tắt: BHMEDIA.,CORP
Địa chỉ: P311, nhà D, khu nhà Vinaconex, đường 337 Phường Dịch
Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 04.3285116
Số fax: 04.37932116
Email:
Website:
Thành lập ngày: 18/08/2008 theo quyết định số: 0103026330 do sở kế
hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
Thiết kế trang Web: thiết kế hệ thống máy tính (thiết kế, tạo lập trang
chủ Internet, thiết kế hệ thống máy tính tích hợp với phần cứng, phần mềm và
với các công nghệ truyền thông). Xuất bản phần mềm (thiết kế, cung cấp tài
liệu, giúp đỡ cài đặt và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc mua phần mềm).
Cung cấp nội dung thông tin trên Internet (ICP)
Quảng cáo thương mại.
Kinh doanh, nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, lắp đặt, chuyển giao công
nghệ, bảo dưỡng, thuê, cho thuê, sữa chữa và xuất nhập khẩu các máy móc,
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
3
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
thiết bị và dịch vụ thuộc ngành bưu chính viễn thông, điện tử, tin học và các
mặt hàng khác mà Công ty kinh doanh.
Tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông
tin (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính).

Kinh doanh, tư vấn các dịch vụ trực tuyến gia tăng trên mạng viễn
thông, Internet, điện thoại di động và các dịch vụ truyền thông, quảng cáo
thương mại điện tử.
Thiết kế, quản lý, kinh doanh Website, đăng ký tên miền, thuê và cho
thuê máy chủ Internet.
Tư vấn, cung cấp các giải pháp an toàn mạng thông tin, các dịch vụ về
an toàn và bảo mật thông tin, cung cấp dịch vụ thiết lập, khai thác cơ sở dữ
liệu, dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Dịch vụ thông tin giải trí trên phát thanh, truyền hình và báo chí.
Kinh doanh máy tính, phần mềm máy tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện
điện tử, viễn thông và điều khiển, sản xuất, gia công, mua bán, xuất nhập
khẩu phần mềm tin học.
Đại lý cung cấp các phần mềm Internet, các dịch vụ bưu chính viễn
thông.
Do ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng nên lực lượng lao
động cũng đa dạng và Công ty phải tiến hành phân loại lao động.
Có nhiều cách phân loại lao động. Nhưng chủ yếu Công ty áp dụng
hình thức phân loại lao động theo thời gian làm việc và theo khối lượng sản
phẩm hoàn thành của Nhân viên. Như vậy Nhân viên trong Công ty được chia
thành:
Lao động thường xuyên trong danh sách: gồm nhân viên các phòng ban
(phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh). Nhân viên này được
hưởng lương theo tháng hoặc theo ngày làm việc.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
4
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Lao động mang tính tạm thời là lao động làm việc bán thời gian (chỉ
làm việc vào thời gian tối - Nhân viên Partime). Nhân viên này được hưởng
lương theo số lượng sản phẩm mỗi Nhân viên hoàn thành trong tháng.
Từ ngày thành lập đến nay Công ty đảm bảo công ăn việc làm, đời sống

cán bộ, nhân viên trong Công ty ổn định, phát triển năm sau cao hơn năm
trước. Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Vì vậy Công ty càng phát triển lớn mạnh không ngừng với tổng số lao
động năm 2010 lên tới 71 nhân viên.
Nhân viên trong Công ty đều có trình độ cao. Nhân viên mang tính chất
ổn định. Tốt nghiệp đại học 43 người trong đó có 24 người có bằng cử nhân
Tiếng Anh, số còn lại chuyên ngành Kỹ Thuật, Quản Trị Kinh Doanh và Kế
Toán.
Có 28 người là Nhân viên phòng biên tập. Làm bán thời gian (partime).
Những nhân viên này đều là sinh viên năm thứ 3, 4 của các trường Đại học
chuyên ngành ngoại ngữ. Đặc biệt là ngành Tiếng Anh.
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty
Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối
theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động.
Việc trả lương cho người lao động trong Công ty áp dụng: trả lương
theo thời gian (số lượng) và trả lương theo sản phẩm (chất lượng).
1.2.1 Chế độ tiền lương trong Công ty:
Trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải biết kết hợp và xử lý đúng đắn các
yếu tố đầu vào và đảm bảo chất lượng đầu ra. Vì vậy tại Công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ truyền thông Bihaco, công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương được quan tâm đặc biệt. Cũng như các doanh
nghiệp khác, coi tiền lương có ảnh hưởng lớn và quyết định mức sống của xã
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
5
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
hội và lợi ích kinh tế của người lao động nên Công ty cổ phần thương mại và
dịch vụ truyền thông Bihaco đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và
theo sản phẩm được áp dụng theo đúng quy định của Nhà nước.
Hình thức trả lương theo tháng và theo ngày công. Một tháng làm 24

hoặc 25 ngày công và được hưởng 6 ngày nghỉ (4 ngày chủ nhật và buổi chiều
thứ 7 các ngày trong tuần). Một ngày làm việc trung bình 8 giờ.
Một năm Nhân viên Công ty có 12 ngày nghỉ phép, được hưởng lương.
Nghỉ quá ngày phép theo quy định của Công ty thì không được hưởng lương.
Chế độ trả lương cho Nhân viên làm thêm giờ được Công ty quy định
tuỳ theo phòng ban và theo mức độ, khối lượng công việc hoàn thành.
Chế độ tiền thưởng: Vào các ngày lễ tết mỗi Nhân viên được thưởng
100.000 đ, riêng tết âm lịch được tặng một giỏ quà tết và 300.000 đ.
Công ty thanh toán lương cho Nhân viên vào ngày 05 tháng tiếp theo.
Ngoài ra các cán bộ, nhân viên có tinh thần trách nhiệm với Công ty còn
được cộng thêm tiền lương phụ cấp.
Riêng phòng kinh doanh thì chế độ tiền lương còn được ưu đãi là phần
hưởng theo doanh thu mà từng Nhân viên kinh doanh đạt được.
Hàng tháng Công ty xem xét mức độ, khối lượng và chất lượng công
việc hoàn thành mà tiến hành điều chỉnh mức lương cho Nhân viên trong
Công ty.
Khi ký hợp đồng với Công ty, căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và trách nhiệm công việc của Nhân viên trong Công ty mà có mức lương
phù hợp với từng lao động: mức lương có thể là 3 triệu, 3,5 triệu, 4 triệu….
Tuỳ theo thoả thuận và sự đồng ý của cả hai bên.
1.2.2 Hình thức trả lương được áp dụng tại Công ty:
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
6
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Trong Công ty do hình thức công việc của Nhân viên được xác định
theo khối lượng sản phẩm hoàn thành và một số phòng ban được xác định
theo thời gian làm việc nên Công ty áp dụng hai hình thức trả lương chính:
Hình thức trả lương theo thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động
theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động.

Phụ thuộc vào thời gian lao động thực tế, trình độ thành thạo, điều kiện làm
việc và mức độ trách nhiệm của người lao động. Công ty áp dụng tính lương
theo tháng hoặc theo ngày làm việc của Nhân viên.
Các hình thức trả lương theo thời gian Công ty áp dụng:
Lương tháng áp dụng để tính lương cho Nhân viên các phòng ban. Tiền
lương tháng được tính theo công thức:
Mức lương Mức lương Phụ cấp
Tháng thoả thuận khác
Lương ngày: Tiền lương trả cho người lao động được tính theo mức
lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Mức lương tháng
Mức lương ngày =
Số ngày làm việc trong tháng
Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao
động theo kết quả lao động - khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã
hoàn thành, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn
giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó.
Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp. Hình thức này
thường áp dụng đối với nhân viên Partime của phòng biên tập, đơn giá tiền
lương không thay đổi ngay cả trong trường hợp vượt định mức lao động.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
7
+
=
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Tiền lương sản phẩm Số lượng sản Đơn giá
trực tiếp phẩm hoàn thành 1 sản phẩm
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương
tại Công ty:

1.3.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Bảo hiểm xã hội là quỹ đài thọ cho cán bộ, nhân viên có tham gia đóng
quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động.
Quỹ BHXH được phân làm 2 phần: một phần được tập trung vào ngân
sách Nhà nước để chi cho các hoạt động BHXH mang tính chất chung (trợ
cấp hưu trí, chôn cất, tử tuất …) phần này người sử dụng lao động hay doanh
nghiệp trích hàng tháng 16% trên tổng quỹ lương, khoản này được tính vào
chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Phần còn lại do doanh nghiệp hay các
đơn vị cơ sở quản lý để sử dụng cho việc trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động của người lao động, khoản này được trừ vào tiền lương tiền công hàng
tháng là 6%.
1.3.2. Bảo hiểm y tế (BHYT).
Bảo hiểm y tế là quỹ đài thọ cho người lao động tham gia đóng góp quỹ
trong các hoạt động tham gia khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ.
Quỹ bảo hiểm y tế hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ là 4,5% trong
đó 3% là do doanh nghiệp chịu và tính vào chi phí, còn 1,5% là do người lao
động đóng góp (trừ vào lương).
1.3.3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ).
Kinh phí công đoàn là quỹ đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoạt động công
đoàn, kinh phí công đoàn hình thành bằng cách trích theo lương một tỷ lệ quy
định là 1% tính trên số tiền lương của Nhân viên. Và Doanh nghiệp chịu 1%
tính vào chi phí của Doanh nghiệp.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
8
=
*
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
1.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) : ( bắt đầu thực hiện từ ngày
01/01/2009)
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại quỹ do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản

lý dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian thất nghiệp, Bảo hiểm
thất nghiệp bao gồm các chế độ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề, trợ cấp
tìm việc làm.
Đối tượng và mức đóng BHTN :
1. Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36
tháng. Người lao động đóng 1% trên tiền lương tiền công đóng BHTN, doanh
nghiệp khấu trừ lương người lao động.
2. Người sử dụng lao động trích 1% trên tiền lương tiền công đóng bảo
hiểm thất nghiệp tính vào chi phí của Doanh nghiệp.
3. Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách 1% mỗi năm chuyển một lần cho cơ
quan quản lý.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động đã đóng bảo
hiểm đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp đã
đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội và chưa tìm được việc làm
sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty :
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chức năng của hội đồng quản trị :
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty sau khi có sự
chấp thuận bằng văn bản của Tổng công ty.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
9
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ quản lý quan trọng khác
của Công ty thuộc thẩm quyền, quyết định mức lương và lợi ích khác của
những người quản lý đó theo quy định của pháp luật.

Quyết định khen thưởng kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản lý của Hội
đồng quản trị và quyết định mức bồi thường vật chất khi nhân viên gây thiệt
hại cho Công ty.
Quyết định các chính sách, quy chế liên quan đến tiền lương và thông
báo cho các phòng ban được biết.
Tổng giám đốc Công ty có trách nhiệm:
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn chung quy định tại Điều lệ Công
ty Cổ phần hiện hành.
Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật, mức lương hoặc thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác trong hợp
đồng lao động đối với Kế toán trưởng và trưởng phòng của các phòng ban.
Quyết định tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, mức lương,
trợ cấp, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của
người lao động trong Công ty.
Xây dựng kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch sử dụng lao động, đơn giá tiền
lương và đăng ký với đại diện chủ sở hữu. Đồng thời gửi cho cơ quan thuế tại
địa phương đơn giá tiền lương để làm căn cứ tính thuế.
Xác định quỹ tiền lương thực hiện, quỹ tiền thưởng của Công ty.
Xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên
chức, nhân viên, quy chế nâng ngạch, nâng bậc lương, quy chế trả lương, quy
chế thưởng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công bằng, minh
bạch, khuyến khích những người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật cao, có năng suất lao động cao đóng góp nhiều cho Công ty.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
10
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường đủ số lượng, chất lượng viên
chức làm công tác lao động, tiền lương của Công ty theo quy định của đại
diện chủ sở hữu.
Báo cáo đại diện chủ sở hữu và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

quận kết quả sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền
thưởng năm trước năm kế hoạch của Công ty.
Phòng kế toán kiêm phòng nhân sự
Chức năng:
Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu
cầu chiến lược của Công ty.
Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự,
đào tạo và tái đào tạo. Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn Công ty.
Xây dựng quy chế lương thưởng và các biện pháp khuyến khích người
lao động làm việc và thực hiện các chế độ cho người lao động.
Tham mưu đề xuất cho ban giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh
vực nhân sự. Hỗ trợ bộ phận khác trong quản lý nhân sự và là cầu nối giữa
ban giám đốc và nhân viên trong Công ty.
Nhiệm vụ thực hiện các chức năng trên:
Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của Công
ty và các bộ phận có liên quan.
Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển dụng và tổ chức thực
hiện.
Tổ chức thực hiện tuyển dụng theo chương trình đã được phê duyệt.
Tổ chức ký hợp đồng lao động thử việc cho người lao động.
Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ, nhân viên toàn Công ty.
Thực hiện công tác tuyển dụng, điều động nhân sự, theo dõi số lượng
nhân viên nghỉ việc trong Công ty.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
11
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Đánh giá phân tích tình hình chất lượng, số lượng đội ngũ nhân viên,
lập các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cụ thể của ban giám đốc.
Lập chương trình, tổ chức đào tạo định kỳ hàng tháng, năm.
Trực tiếp tổ chức tham gia việc huấn luyện cho nhân viên mới vào

Công ty về lịch sử hình thành, chính sách, nội dung lao động.
Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên
trong Công ty.
Điều động nhân sự theo yêu cầu của Công ty.
Lập quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm cán bộ, nhân viên trong Công ty.
Quản lý việc nghỉ riêng, nghỉ phép, nghỉ việc của nhân viên.
Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh
và chiến lược của Công ty.
Giải quyết khiếu nại, kỷ luật lao động của Công ty.
Bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động.
Xây dựng và thực hiện các chính sách đối với người lao động.
Thực hiện việc kiểm tra, xếp bậc lương, điều chỉnh mức lương theo
đúng quy định của Công ty.
Tham gia nghiên cứu hình thức trả lương, thưởng phụ cấp làm việc của
người lao động.
Theo dõi các chế độ cho người lao động của Công ty theo quy định.
Tổ chức theo dõi, lập danh sách BHXH, BHYT và thực hiện các chế độ
liên quan đến BHYT cho người lao động theo chỉ đạo của ban giám đốc.
Lập danh sách lao động định kỳ theo quy định.
Tổ chức trình kế hoạch, và thực hiện đối với các chế độ lễ tết.
Giao dịch với cơ quan nhà nước để thực hiện chế độ cho người lao
động.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
12
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Tham mưu cho giám đốc về công tác tuyển dụng trong Công ty.
Tham mưu cho ban giám đốc về các quy định lương, thưởng và chế độ
phúc lợi cho người lao động.
Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách

thức tuyển dụng nhân sự.
Kế toán lương:
Theo dõi cập nhật thông tin mới, lập bảng chấm công và tiến hành
chấm công cho nhân viên trong Công ty.
Lập kế hoạch, thủ tục và phương pháp tính lương cho nhân viên. Hàng
tháng tiến hành tính lương, trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và cấp
phát lương cho nhân viên.
Tiến hành vào các loại sổ có liên quan.
Xem xét mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, đề xuất các
phương pháp tính lương phù hợp với từng phòng ban.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
13
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG BIHACO
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
truyền thông Bihaco.
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Muốn tổ chức tốt kế toán tiền lương thì phải hạch toán lao động chính
xác, điều kiện để hạch toán tiền lương chính xác theo quy định hiện nay.
Chứng từ lao động tiền lương bao gồm:
Hạch toán theo thời gian lao động:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương
Hạch toán theo kết quả lao động:
Phiếu chấm công
Phiếu xác nhận khối lượng công việc hoàn thành
Bảng thanh toán lương

Bên cạnh đó hạch toán tiền lương còn sử dụng một số chứng từ có liên quan
khác như:
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Sổ Nhật Ký Chung
Số Cái các tài khoản liên quan
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
14
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
2.1.2. Phương pháp tính lương
Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà áp dụng hình thức trả lương hợp lý
và tiên tiến, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế đối với bản thân
người lao động cũng như tập thể đơn vị xí nghiệp.
Các doanh nghiệp thường thực hiện các hình thức trả lương sau: Trả
lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm, trả lương khoán. Việc lựa chọn
hình thức trả lương thích hợp trong các doanh nghiệp một mặt góp phần thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ lợi ích chung của
xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Mặt khác nó còn có
tác dụng là đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỉ luật
lao động, đảm bảo ngày công và năng suất lao động được nâng cao.
Công ty áp dụng các phương pháp trả lương:
Trả lương theo thời gian: Đối với nhân viên phòng kinh doanh, phòng
kỹ thuật, phòng kế toán, nhân viên phòng biên tập.
Đối với nhân viên phòng kinh doanh mức lương tháng còn được tính
theo phần trăm doanh thu:
Mức lương tháng = Mức lương theo thoả thuận + phụ cấp + 10%
Doanh thu
Nhân viên kinh doanh có doanh thu lớn hơn hoặc bằng 12 triệu thì mức
lương tháng được xác định:
Mức lương tháng = 3 triệu + 10% doanh thu

Nhân viên kinh doanh có doanh thu nhỏ hơn 12 triệu thì mức lương
tháng được xác định:
Mức lương tháng = 1,5 triệu + 10% doanh thu
Ví dụ: Tính lương của nhân viên Thân Văn Biên phòng kinh doanh:
Doanh thu nhân viên đạt được trong tháng 20 triệu
Mức lương cơ bản = 3 triệu đồng
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
15
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Số ngày nghỉ trừ lương = 2 ngày
3 triệu
Mức lương trong tháng = 3 triệu - * 2 ngày + 10% dthu
25 ngày
Mức lương tháng = 3 triệu – 0,24 triệu + 2 triệu = 4,76 triệu
Cách thức tính lương theo thời gian của các phòng khác: phòng kỹ
thuật, phòng biên tập, kế toán cũng tương tự như phòng kinh doanh nhưng các
phòng này không tính theo % doanh thu đạt được.
Mức lương tháng = Mức lương theo thoả thuận + phụ cấp (nếu có)
Ví dụ: Tính lương nhân viên Hà Minh Đức phòng kỹ thuật:
Mức lương cơ bản: 4 triệu đồng
Số ngày nghỉ trừ lương: 1 ngày
4 triệu
Mức lương tháng = 4 triệu - * 1 ngày
25 ngày
Mức lương tháng = 4 triệu – 0,16 triệu = 3,84 triệu
Trả lương theo sản phẩm: Đối với nhân viên phòng biên tập, làm bán
thời gian (partime). Tiền lương được tính theo khối lượng công việc hoàn
thành:
- Trường hợp: Nhân viên hưởng mức lương 3,5tr/tháng
Tổng số tháng của năm x 3,5tr

=
x 60 bài

12 x 3.500.000 42.000.000
= = = 2.439 đồng/bài
287 x 60 17220
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
16
Số ngày làm việc
trong năm
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Ví dụ: Tính lương nhân viên Nguyễn Thị Hồng Nhung phòng biên tập:
Số bài nhân viên đạt được: 229 bài
Hệ số bài: 2.439 đồng/ bài
Tổng số tiền lương nhân viên được lĩnh = 229 * 2.439 = 558.531 đồng
- Trường hợp: Nhân viên hưởng mức lương 3tr/tháng
Tổng số tháng của năm x 3tr
=

x 60 bài
12 x 3.000.000 36.000.000
= = = 2.091 đồng/bài
287 x 60 17220
Ví dụ tính lương nhân viên: Đào Thị Phương phòng biên tập
Số bài : 1216 bài
Hệ số : 2.091
Tổng số tiền lương nhân viên được lĩnh = 1216 * 2.091 = 2.542.656 đồng
- Trường hợp nhân viên hưởng mức lương 3,85tr

Tổng số tháng của năm x 3,85tr

=

x 60 bài
12 x 3.850.000 46.200.000
= = = 2.683 đồng/bài
287 x 60 17220
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
17
Số ngày làm việc
trong năm
Số ngày làm việc
trong năm
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
- Trường hợp nhân viên hưởng mức lương 3,3tr
Tổng số tháng của năm x 3,3tr
=

x 60 bài
12 x 3.300.000 39.600.000
= = = 2.300 đồng/bài
287 x 60 17220
- Trường hợp nhân viên hưởng mức lương 4,235tr
Tổng số tháng của năm x 4,235tr
=

x 60 bài
12 x 4.235.000 50.820.000
= = = 2.950 đồng/bài
287 x 60 17220
• Đối với nhân viên fulltime ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của nhà nước

được cộng thêm 60 bài/ngày nghỉ.
2.1.3. Tài khoản sử dụng
TK 334: “ Phải trả người lao động”
- Bên Nợ phản ánh:
+ Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản
khác đã trả, đã ứng cho nhân viên.
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của nhân viên.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
18
Số ngày làm việc
trong năm
Số ngày làm việc
trong năm
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
- Bên Có phản ánh:
+ Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả
cho nhân viên.
- Dư bên Có phản ánh:
+ Tiền lương, BHXH và các khoản khác chưa thanh toán cho nhân
viên.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan:
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 353: Qũy khen thưởng phúc lợi
TK 335: Chi phí phải trả
TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Tk 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 141: Tạm ứng
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 138: Phải thu khác

2.1.4. Quy trình kế toán: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ: Nhật ký
chung
Quy trình ghi sổ chi tiết:
Tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động không chỉ
là vấn đề quan tâm riêng của nhân viên mà còn là vấn đề của toàn Công ty.
Tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông Bihaco hạch
toán tiền lương thông qua Bảng chấm công của từng bộ phận, được trưởng bộ
phận gửi lên phòng kế toán vào ngày 28 hàng tháng. Trên bảng chấm công
được theo dõi cho từng đối tượng (số ngày lao động, số ngày nghỉ…), trên cơ
sở đó kế toán tính ra tiền lương và các khoản khấu trừ cho từng đối tượng.
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
19
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Tiền lương của Nhân viên trong Công ty được tính dựa trên mức lương
theo thoả thuận trong hợp đồng lao động.
Các khoản phụ cấp theo lương tuỳ thuộc vào từng Nhân viên, và khối
lượng công việc nhân viên đó đảm nhận.
Các khoản trích theo lương được quy định: Tính cho những nhân viên
tham gia lao động tại Công ty thời gian từ 6 tháng trở lên, mức trích lập các
quỹ theo tỷ lệ quy định mới hiện nay. Mức trích lập đó được tính trên số
lương của các trưởng phòng là: 2.000.000đ, còn đối với các nhân viên thì mức
lương trích lập là 1.500.000đ
Bảng chấm công: được lập riêng theo từng bộ phận, do trưởng phòng
căn cứ và tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng thành
viên theo ngày. Bảng chấm công được chấm công khai và giám sát.
Một số ký hiệu của bảng chấm công của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
truyền thông Bihaco:
- Nghỉ việc : x
- Nghỉ sáng: S
- Nghỉ chiều: C

- Nghỉ ốm : Ô
- Nghỉ Phép : F
Giải thích bảng chấm công:
- Cột 1: Số thứ tự nhân viên của các phòng ban.
- Cột 2: Họ và tên nhân viên .
- Cột 3- 31: Số ngày trong tháng ( từ mùng 1 đến ngày 31).
- Cột 4: Tổng số công làm việc trong tháng.
Ví dụ: Bảng chấm công các phòng ban của Công ty trong tháng 3 năm
2010:
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
20
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Biểu số 2.1:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG BIHACO
Phòng: Kinh doanh
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 3 năm 2010
STT Họ Và Tên
Ngày trong tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 27 28 29 30 31
Tổng
cộng
1
Vũ Minh Khang
x s 23.5
2
Cao Hoàng Hiệp
s x s s s 22
3
Thân Văn Biên

x x 23
4
Nguyễn Thu Trang
x 24
5
Đỗ Minh Đức
x x x x x s x x x x x s x 13
Hà nội, ngày 28 tháng 03 năm 2010
Trưởng phòng
(đã ký)
Người chấm công
(đã ký)
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
21
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Biểu số 2.2:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG BIHACO
Phòng: Kỹ thuật
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 3 năm 2010
STT

Họ Và Tên

Ngày trong tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 27 28 29 30 31
Tổng cộng

1
Trịnh Quốc Vương

25
2
Nguyễn Tiến Dũng
25
3
Hà Minh Đức
x 24
4
Nguyễn Văn Đức
25
5
Nguyễn Phúc Cường
25
6
Phạm Nhật Thắng
c x x s x x x x x s x x x x x s x x x x s 6.5
7
Trịnh Đức Thắng
s 24.5
8
Trịnh Kim Cương
ô ô ô ô ô ô ô ô ô ô ô ô ô 13
9 Phạm Thanh Loan
s x x 22.5
10 Lê Quang Thắng
s 24.5
11 La Thị Thuý Ngoan
s x x x x x s x x x s 15.5
Hà nội, ngày 28 tháng 03 năm 2010
Trưởng phòng

(đã ký)
Người chấm công
(đã ký)
SV: Đỗ Thị Tuyên GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
22
Biểu số 2.3:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG BIHACO
Partime blog
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 3 năm 2010
STT

Họ Và Tên

Ngày trong tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 27 28 29 30 31
Tổng
cộng
1
Lê Thuỳ Linh
x x x x x s x x x x x s x 13
2
Nguyễn Thị Nga
x x x x x s x x x x x s x x x 11
Hà nội, ngày 28 tháng 03 năm 2010
Trưởng phòng
(đã ký)
Người chấm công
(đã ký)
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD

Biểu số 2.4:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG BIHACO
Admin
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 3 năm 2010
STT Họ Và Tên
Ngày trong tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1
0
1
1
1
2
1
3
1
4
1
5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
0

2
1
2
2
2
3
2
4
2
5
2
7
2
8
2
9
3
0 31
Tổng cộng
1
Trần Thị Thu Trang
x x 23
2
Nguyễn Thị Thanh
Nga
25
3
Trần Thị Ngọc Oanh
ô ô ô ô ô ô 19.5
4

Tạ Thị Gấm
x 24
5
Đinh Khương Duy
25
6
Nguyễn Kiều Vân
25
7
Nguyễn Bích toàn
25
Hà nội, ngày 28 tháng 03 năm 2010
Trưởng phòng
(đã ký)
Người chấm công
(đã ký)
SV: Đỗ Thị Tuyên - Lớp kế toán 1 - GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
24
CHUYÊN ĐẾ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHOA KẾ TOÁN – ĐHKTQD
Biểu số 2.5:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG BIHACO
Forum blog
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 3 năm 2010
STT Họ Và Tên
Ngày trong tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 27 28 29 30 31
Tổng cộng

1

Nguyễn Minh Hằng
s 24.5
2
Lưu Hồng Quyên
s x s 23
3
Phan Hương Trang
x s x 22.5
4
Dương thị Thư
x s x s x s 20.5
5
Trần Thi Lý
x x x x 21
6
Lê Thị Phương Thảo
x x s 22.5
7
Phan Thị Tâm
x 24
8
Nguyễn Phương Chung
x x s x s x x s 18.5
9 Hoàng Thanh Huyền
x 24
10 Đỗ Thị Hoài Thương
x x c x c x c c x 18
11 Nguyễn Thị Thu Hiền
c x x s x x x x x s x x x x x s x x x x s 6.5
12 Chu Thuý Hằng

x x 23
Hà nội, ngày 28 tháng 03 năm 2010
Trưởng phòng
(đã ký)
Người chấm công
(đã ký)
SV: Đỗ Thị Tuyên - Lớp kế toán 1 - GVHD: THS Đặng Thị Thuý Hằng
25

×