Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Vùng văn hóa Trung Bộ - Môn CSVHVN ( có ảnh đi kèm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 19 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Đề bài: Vùng văn hóa là gì? Đứng trên góc nhìn chun ngành của
anh chị (thời trang, nội thất, đồ họa…) trình bày về trang phục hoặc
nhà ở hoặc các hình thức nghệ thuật khác để thấy rõ đặc trưng văn
hóa của một vùng văn hóa?
2

(2 điểm) Trình bày được khái niệm vùng văn hóa.
(4 điểm) Giới thiệu chung về 1 vùng văn hóa (vùng địa lý, mơi

3

trường tự nhiên, chủ thể, ngơn ngữ…)
(4 điểm) Trình bày sâu về vấn đề liên quan đến chuyên ngành

1

nội thất - nhà ở , nơi cư trú; trang phục – thời trang…


MỤC LỤC:

Lời mở đầu
I.Khái niệm vùng văn hóa………………………………….
II. Đặc trưng của vùng văn hóa Trung Bộ…………………
III.Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Trung Bộ………..
1. Khái quát lịch sử………………………………………
2. Về trang phục của người Chăm……………………….
IV.Kết luận…………………………………………………


Tài liệu tham khảo


Lời mở đầu
"Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tồn bộ lịch sử dân tộc, nó làm nên sức sống
kháng chiến, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác
ghềnh tưởng chừng khơng thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn
mạmh ". (Phạm Văn Đồng)
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay vốn có một hệ thống văn hóa lâu đời đậm bản
sắc phong vị quê hưong. Mỗi miền quê, mỗi vùng đất đều tự mang trong mình dầu
ấn văn hóa riêng biệt, vừa có những nét đặc thù, lại vừa thống nhất trong các tính
chỉnh thể của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đo dọc dài đất hình chớp, ở chỗ nào
chúng ta cũng bắt gặp bản sắc, phong vị văn hóa của mỗi địa danh. Việt Nam là
một trong những vùng đất của quê hưong- một khơng gian văn hóa có nhiều nét
đặc sắc, tiêu biểu. Tuy nhiên, trước khi tìm thấy vùng văn hóa Trung Bộ, chúng ta
hãy xem qua một số khái niệm liên quan.
I.

Khái niệm vùng văn hóa:

Vùng văn hóa là một khơng gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị
dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ
thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong
môi trường xã hội nhân văn thơng qua các hình thức ứng xử của con người với tự
nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
- Có hai yếu tố tạo bản sắc văn hóa vùng:
+ Yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra/quy định cách thức cư
trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển.
+ Yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung
cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học

nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa,… giữa nội bộ cộng
đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác.
Vùng văn hóa để chỉ một khơng gian có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên,
dân cư sinh sống..., ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử,
có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa các cộng đồng
cùng địa vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong
vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác.


II.

Đặc trưng của vùng văn hóa Trung Bộ:

Văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 vùng chính, trong mỗi vùng lại chia thành
các tiểu vùng.
Các vùng văn hoá:
1. Vùng văn hóa Tây Bắc.
2. Vùng văn hóa Việt Bắc.
3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.
4. Vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên.
5. Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
6. Vùng văn hóa Nam Bộ.
Trong bài tiểu luận này nhóm em sẽ trình bày về vùng văn hóa Trung Bộ.


Khái qt về địa hình địa lí thời tiết xã hội Vùng văn hoá Trung Bộ:
Vùng văn hoá Trung Bộ bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh
Thuận, Bình Thuận. Do vị thế địa lý - lịch sử, Trung Bộ đã trở thành trạm trung

chuyển, là nơi dừng chân của người Việt trước khi tiến về phía Nam mở cõi. Nơi
đây đã diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm, người Việt đã
tiếp nhận di sản văn hóa Chàm (cả hữu thể và vơ thể) và Việt hóa để trở thành của
mình. Sự tiếp biến văn hóa này đã khiến văn hóa của người Việt Trung Bộ thay đổi
so với của người Việt Bắc Bộ. Điều kiện tự nhiên, môi trường đã làm cho vùng đất
1.

này hình thành một nền văn hóa biển bên cạnh nền văn hóa nơng nghiệp.
Nói đến miền Trung, như một tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống Việt
Nam, người ta thường chú ý đến các đặc điểm sau đây:
-

Thứ nhất, địa hình miền
Trung hẹp theo chiểu ngang
Đông Tây, chia cắt theo chiều
dọc Bắc Nam với nhiều đèo
núi. Là vùng đất trải dài từ
Quảng Bình đến Ninh Thuận.


-

Thứ hai, địa hình bị cắt xẻ mạnh bởi các sơng núi.

-

Thứ ba, Trung Bộ có hệ thống sơng ngịi đa dạng, có nhiều đảo gần bờ.

Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ, đều chảy ngang theo chiều Tây - Đóng ra biển,
sơng ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành

các vịnh, cảng. Vận động tạo sơn còn "ném" ra biển xa các đảo và quân đảo. Chưa
kể các quần đảo san hơ xa khơi như Hồng Sa, Trường Sa, chi nói các hịn đảo gần
bị như Hịn Gió (Qng Bình) ; Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam),
Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Phú Yên), Hòn Tre (Khánh Hịa) v.v..., tạo ra
những "bình phong" ngăn chặn bớt sóng gió Biển Đơng.
Suốt dài đất miền Trung, đường bờ biển Việt Nam "ưỡn" cong, "lồi" ra phía sau
Biển Đơng, đành ràng hướng gió bão, sóng thần, nhưng luồng cá biển cũng chạy
gắn bò hơn, so với miền Bắc. Sát bờ biển, từ Quảng Bình trở vơ Nam, Ngãi, Bình,
Phú có các dải cồn cát chạy dọc dài Bắc Nam ghi dấu những đường biển cũ. Ở


giữa các dải cồn cát là một vùng trũng nổi phân bố xóm làng và ruộng lúa ngày
nay. Chân cồn là những bàu nước ngọt.
- Thứ tư là khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc
Nam đất nước, ở miền Trung, lại gập gió Tây rất khó nóng, thổi từ Lào qua
(xưa người dần gọi là gió Lào), tạo ra Gió khơ rang cho miền Trung..

Thứ năm, là nơi diễn ra sự giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Chăm.

Chính những đặc điếm tự nhiên, xã hội, lịch sử này của Trung Bộ sẽ tạo cho vũng
văn hóa Trung Bộ những đặc điểm riêng, so với các vùng văn hóa Việt Nam.
2. Đặc điểm chung của vùng văn hóa Trung Bộ
Khác với Nam Bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc Bộ là địa bàn tụ cư và
khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một thời kì dài thuộc các tiểu
quốc của vương quốc Chămpa, trước khi người Việt vào nơi này. Nền văn hóa
Chămpa một thời rạng rỡ, như một ánh hào quang hát lên mặt nước trong buổi





chiều tà. Vì vậy, đặc điểm thứ nhất của vùng văn hóa Trung Bộ phải là một vùng
đất chứa nhiêu dấu tích văn hóa Chămpa.
Tiếp nhận di sản văn hóa Chăm: Dọc miền Trung, là tổ hợp nhiều đền đài
Champa bao quanh bởi núi. Đó là các tháp Chàm phơi sương gió cùng năm tháng.
Lịch sử đi qua bao nỗi thăng trầm, cuộc đùi phải trải qua bao cơn dâu bể, tháp
Chăm vẫn sừng sững như một dấu ân không thể phai mờ. Ở Huế, cịn tháp đơi
Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi Rùa. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, tại Mỹ Sơn đã có 7
tháp, "đại diện tiêu biểu cho tất cả các giai đoạn và phong cách nghệ thuật kiến trúc
Champa, tại Bằng An có 1 tháp, tại Đống Dương có 1 tháp, tại Chiên Đàn có 3
tháp,… Có thể nói, khó có vùng văn hóa nào ở nước ta lại có nhiều tháp Chăm như
vùng văn hóa Trung Bộ.

Tổ hợp nhiều
đền đài
Champa bao
quanh ở núi.
Ngồi
các
tháp, di vật văn hóa Chămpa còn trên mặt đất, trong lòng đất khá nhiều đó là các
tượng bà Põ Nagar, tượng chó, đặc biệt là các tượng linga, yoni. Đó là các phù
điêu, các trụ đá, các bia đá v.v. .


Các di sản văn hóa Chăm nằm rải rác dọc miền Trung. Một trong những di
tích thuộc quần thể văn hóa Chăm là thánh địa Mỹ Sơn. Cùng với đó là các tín
ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thò cá voi, thờ thần biển
v.v...







Trong văn hóa đời thường: bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu có
sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà
hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở đây.

Mặt khác, người dân Việt Trung Bộ, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện
tự nhiên chi phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn.
Yếu tố sông, biển gắn liền với đời sống con người.

Vùng đất Trung Bộ sở hữu nhưng nét văn hóa độc đáo, tiếp nhận văn hóa Chăm và
hình thành những giá trị văn hóa đặc trưng vùng ven biển miền Trung.

Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Trung Bộ:

III.

Phân tích sâu về trang phục dân cư vùng văn hóa Trung Bộ thời kì Cổ Trung Đại
(từ thế kỷ 5, kéo dài tới cuối thế kỷ 15, năm 1520)
1.

Khái quát lịch sử:


Dọc dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể
thì miền bắc là lãnh thổ Đại Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc văn hóa
Chăm Pa và miền nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam.
Từ một hai thế kỷ đầu Công nguyên cho đến các thế kỷ XVII-XVIII, trên dải đất
miền Trung Việt Nam hiện tại, chủ yếu là từ Đèo Ngang cho đến Hàm Thuận, nhiều

thời bao gồm cả Tây Nguyên, đã nảy sinh, phát sáng rực rỡ rồi tắt dần một nền văn
minh độc đáo, ta gọi là văn minh Chămpa mà sợi dây liên kết là các nhà nước mà
sử sách Trung Hoa, Đại Việt gọi bằng những tên Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm
Thành, với các miền lãnh thổ – cũng có thể là các "tiểu quốc" xuất hiện trong sử
sách Hoa Việt dưới những cái tên Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, châu Ơ, châu Lý,
Chiêm Động, Cổ Lũy, Thi Bị, Thượng Nguyên, Bôn đà lãng…, hay trong bi ký Phạn
– Chàm với những tên Chămpapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga,
Virapura, v.v…
Văn hóa Chămpa đã và vẫn là một bộ phận hợp thành, là những thành tố của
phức thể văn hóa việt Nam…
Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời,
đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn
Ðộ.
Hiện tại cư dân Chăm gồm có ba bộ phận chính:
- Nhóm Chăm Bà La Môn và Bà Ni tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình
Thuận.

- Nhóm Chăm Islam theo Hồi giáo chính thống, cịn gọi là Chăm Hồi giáo mới, để phân
biệt với người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo cũ. Nhóm này chủ yếu ở An Giang, Tây Ninh,
thành phố Hồ Chí Minh…
- Nhóm Chăm H’roi chủ yếu ở Bình Định, Phú n, khơng chịu ảnh hưởng của tơn giáo
nào, họ theo tín ngưỡng ngun thủy và nhiều nét tương đồng về văn hóa với người Ba
Na, người Ê Đê sinh sống xung quanh.
2.

Về trang phục của dân tộc Chăm Chăm H’roi Vùng Trung Bộ:

Dân tộc Chăm H’roi chủ yếu ở Bình Định, Phú n, khơng chịu ảnh hưởng của tơn giáo
nào, họ theo tín ngưỡng ngun thủy và nhiều nét tương đồng về văn hóa với người Ba
Na, người Ê Đê sinh sống xung quanh.



Nam nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà
mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày
nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung,
chỉ có chiếc áo dài chui đầu là cịn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên.

Trang phục đàn ông
Chăm H’roi

Đàn ông Chăm H’roi thường mặc quần màu trắng kết hợp với áo gom màu đen, tay
ngắn, xẻ nách hai bên, có hoặc khơng có cúc, cột hai dây màu đỏ trước và sau
ngực. Từ đường chỉ đỏ cột vào những sợi dây cườm màu xanh, đỏ, trắng thả xuống
gấu áo và mỗi dây cột một đồng xu.
Trong khi đó, trang phục các cô gái Chăm H’roi mặc trong lễ hội là tấm vải thô,
trắng trơn, dài ngang gối, không trang trí hoa văn, cổ trịn, tay dài, có hoặc khơng
có khuy cài cúc theo kiểu chui đầu. Cùng với đó là dây thắt lưng bắt chéo qua vai
được trang trí nhiều họa tiết hoa văn đặc sắc, màu chủ đạo ln là đỏ tươi và vàng
óng. Để tạo nét quyến rũ, phụ nữ Chăm H’roi thường chọn khăn đội đầu để tơ thêm
sắc thái hài hịa


Trang phục truyền
thống thiếu nữ
Chăm H’roi

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ Chăm là trung tâm lưu giữ nét
văn hóa đặc sắc, trong đó có áo dài Chăm truyền thống. Với phụ nữ Chăm, áo dài
truyền thống là trang phục thiêng liêng và quý giá nhất, chỉ được mặc vào những lễ
hội lớn của dân tộc hay lễ cưới hỏi…


Áo dài Chăm luôn gắn liền với các lễ
hội của dân tộc.

Để cấu thành một bộ trang phục phụ nữ Chăm truyền thống hoàn chỉnh phải hội tụ
đủ các yếu tố gồm: áo dài, váy, talei kabak (dây thắt lưng chéo), talei ka-in (dây
thắt lưng ngang), khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức đeo cổ bằng hạt cườm đen


óng. Khi khoác lên, những trang phục ấy tạo cho người phụ nữ Chăm dáng vẻ
quyến rũ và duyên dáng đến lạ kỳ.
Áo dài là một trong những khía cạnh biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có
áo dài phụ nữ Chăm. Aó dài phát triển qua các thời đại, làm phong phú đời sống
vật chất và tinh thần của con người. Trong suốt chiều dài lịch sử cuả Chămpa như
Indrapura,Amravati,Viyaja và Panturagar theo chế độ xã hội mẫu hệ, phụ nữ chăm
có vị trí quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa truyền thống của dân
tộc. Phụ nữ Chăm là chủ nhà, là người thừa kế tài sản và là người bảo tồn di sản
văn hóa Chăm bền vững nhất,khơng bị mai một như một số dân tộc cùng ngữ hệ
.Trong quá trình phát triển đời sống đã sáng tạo một hệ thống áo dài dân tộc Chăm
phong phú và đặc sắc thể hiện phong cách, tập quán, tính cách, nếp sống qua kiểu
dáng, màu sắc hoa văn….
Lịch sử áo dài Chăm có từ lâu đời có thể từ hàng ngàn năm, gắn liền với môt dân
tộc cùng vương quốc hùng mạnh thuộc một nền văn minh cổ đại ,qua tư liệu của G.
Maspero, Vương quốc Chămpa có viết “người Chàm rất kỷ xảo, phụ nữ dệt vải ,
lụa trắng như lông con ngỗng và thường dâng cho vua chúa tàng trữ trong kho
chứng tỏ họ dệt rất khéo, họ biết dùng sợi vàng xen vào những sọi ngang để dệt ra
họa tiết lấp lánh rất tinh xảo và đẹp mắt, mỗi mặt một kiểu khác nhau , không phân
biệt được mặt trái và mặt phải.
Aw ka mei Cam ( áo dài) truyền thống phụ nữ Chăm đươc cấu tạo bằng mảng vải
không xẻ tà mà họ gọi là aw kaung loại áo này ở phần trên thân áo chảy dài từ vai

xuống ngang bụng thì dừng lại. Do khung dệt xưa chỉ dệt vải không quá một
mét,phần thứ hai từ ngang bụng cho tới qua đầu gối hoặc tới gót chân – phần này
cũng được may ghép hai phần ở mặt trước và mặt sau, hai cánh tay được nối lại hai
phần vai và nách áo và cuối cùng hai mảnh nhỏ đắp vào hai bên hong người Chăm
gọi là” aw dua baung” cổ áo thường khoét lổ trái tim , ngày xưa phụ nữ Chăm
thường may ghép nhiều màu trong một chiếc áo cổ truyền, những màu thường ưa
chuộng màu tím vàng, đỏ, xanh lá cây, trắng , đen thường bố trí ở hai cánh tay, thân
trên ( từ eo hong trở lên) và (thân dưới phần cò lại của thân áo) bố trí màu tùy
thích, người Chăm gọi aw bak kwang , người Việt gọi là áo vá quàng. Nhưng áo
dài thường hai màu , áo chỉ may vải trơn , khơng có hoa văn. Khi mặc phủ trùm lên
váy , đặc biệt tạo thêm phần thẩm mỹ thường choàng dây thắt lưng, tạo bước đi
uyển chuyển nổn bật trên cơ thể của phụ Chăm, ở hai bên hong có mở ngang eo


hong có hàng khuy bấm hoặc nút vải , một đặc trưng và phong cách áo dài truyền
thống Chăm thường mặc trong lễ hội như Katê, Ramưvan ,cưới hỏi v,v,,, , qua đó
cho chúng ta nhìn nhận một điều truyền thống áo Chăm ngày xưa là những tấm vải
ghép lại và may quay trịn, bó thân người phụ nữ Chăm. Để làm đẹp tăng thêm
phần thẩm mỹ áo dài , tư duy thẩm mỹ của người Chăm đã dùng những gam màu
làm nổi bật cơ thể của người phụ nữ rất lộng lẫy và kiêu sa .
Dây thắt lưng luôn là điểm nhấn độc đáo cho bộ trang phục Chăm, một dây được
buộc chéo qua ngực (talei kabak) và một dây được buộc quanh ngang eo (talei kain). Dây thắt lưng được trang trí nhiều nét họa tiết hoa văn đặc sắc, màu chủ đạo
luôn là đỏ tươi và vàng óng, chủ yếu được dệt nên bởi những đôi bàn tay của người
phụ nữ Chăm làng dệt truyền thống Mỹ Nghiệp. Thiếu đi dây thắt lưng làm cho
những thiếu nữ Chăm mất đi nữ tính hiền hịa, dun dáng.

Áo dài Chăm (Aw kamei) là một biểu tượng truyền thống, là linh hồn cốt túy của
dân tộc, sắc thái nổi bật nhất của bản sắc dân tộc Chăm .Đặc biệt là sự giao thoa ,
tiếp biến văn hóa Chăm Kinh. Qua q trình giao thoa tiếp biến văn hóa khơng
tránh khỏi biến đổi tùy theo từng hoàn cảnh trong lịch sử những nền tảng ban đầu,

những nét đặc trưng như loại áo dài bít tà, cổ trái tim ln được lưu giữ. Đây chính
là cách người Chăm biết kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, đổi mới văn hóa
trong trang phục nổi bật là áo dài, phải phù hợp với đinh hướng giá trị của xã hội
của cộng đồng , biến đổi của nữ phục người chăm trong quá trình hình thành và
phát triển vừa tuân thủ quy luật của vận động của cuộc sống, của xã hội và vừa
tuân theo ý thức thẩm mỹ của bản thân giới nữ người Chăm . Trong q trình đó


yếu tố văn hóa và yếu tố thẩm mỹ truyền thống trong nữ phục dân tộc , cộng đồng
luôn được người chăm trân trọng và bảo tồn.
Qua nghiên cứu lịch sử Vương quốc Chămpa thuộc vào nền văn minh cổ đại, phát
triển trên mọi lĩnh vực tromg đó nổi tiếng là dệt tơ lụa ,người chăm tự trồng bông
dệt vải, kỹ thuật dệt cịn hạn chế nên kích thước khn vải cũng nhỏ hẹp, nên việc
cắt may một chiếc áo phải làm từ nhiều mảnh vải ghép lại. Ngày nay kỹ thuật dệt,
nhuộm vải càng cải tiến đã mang lại những sản phẩm dệt với chất lượng tốt hơn,
mẫu mã đa dạng hơn. Trong q trình hiện đại hóa xã hội, quá trình đổi mới đã
đem lại những biến đổi về kinh tế, mức sống và xã hội cho các nhóm cộng đồng
Chăm.

Hoa văn trên thổ cẩm Chăm
Tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Chăm là niền tin vào những thần linh
(Pơ Yang). Với niềm tin vào tín ngưỡng đa thần, người Chăm quan niệm thiên
nhiên và mọi vật thể xung quanh con người đều có linh hồn - tất cả đều có linh hồn
và ln ln có mối quan hệ với con người. Hơn nữa, người Chăm coi cuộc sống
sau khi chết “thế giới bên kia” mới là nơi linh hồn tồn tại mãi mãi. Vì vậy, trong
cuộc sống họ luôn tôn thờ đấng tạo ra vũ trụ. Đấng ấy, được người Chăm gọi là
ông Trời (Pô Yang Hit). Ngồi Pơ Yang hit, họ cịn có phong tục tin thờ hệ thống
Pô Yang và các lễ hội truyền thống cổ khác.
Ngồi sự tin thờ các Pơ Yang như đã nói trên đây, trong cuộc sống của mình đồng
bào Chăm ln ln gắn bó với các thần linh và linh hồn của những người trong họ

tộc đã chết. Bởi thế việc tín ngưỡng thần linh và thờ cúng ơng bà, tổ tiên của người
Chăm được xem là một tập tục, truyền thống đạo đức chiếm giữ một vị trí vô cùng
quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng.


Bộ trang phục phụ
nữ Chăm H’Roi (tỉnh
Bình Định) hội tụ đầy
đủ các yếu tố truyền
thống gồm: áo dài,
váy, talei kabak (dây
thắt lưng chéo), talei
ka-in (dây thắt lưng
ngang), khăn đội
đầu, khuyên tai và
trang sức bằng hạt
cườm đen óng.

Về cơ bản, phụ nữ Chăm thường đội khăn phủ trên mái tóc hoặc quấn
gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng
từ đầu rồi phủ kín vai.
Một điều bắt buộc, áo được may sát theo dáng người, cổ trịn, kín, tay
may vừa sát cổ tay, khơng rộng như áo dài Việt, phụ nữ trẻ thì chọn
màu xanh nhạt, hồng, trắng, phụ nữ lớn tuổi chọn màu tối sẩm hơn.
Người Chăm hiện nay cịn gìn giữ lưu truyền trang phục tộc người riêng
biệt cho cả đàn ông lẫn phụ nữ, bởi họ có một truyền thống trồng
bơng, dệt vải lâu đời và phát triển ở một trình độ cao mà ngày nay
chúng ta còn nhận biết các làng dệt thổ cẩm nổi tiếng.



Lễ đổ đầu của người Chăm H’ro

Trang phục cưới truyền thống của đồng bào Chăm


Dù là lễ hội của người Chăm Awal hay Chăm Ahier, du khách đều sẽ bắt gặp những cô
gái Chăm duyên dáng trong những chiếc áo dài đủ màu sắc, với những chiếc khăn bay
phấp phới tay trong tay rảo bước trên bậc tam cấp đến những ngôi tháp uy nghiêm, cổ
kính. Những hình ảnh đặc sắc đó đã tạo nên một dân tộc Chăm khác lạ, độc đáo và
đầy sức quyễn rũ du khách gần xa.

Trang phục của phụ nữ chăm hiện nay có sự biến đổi vừa phù hợp với nhu cầu thị
hiếu thẩm mỹ hiện đại vừa phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn truyền thống về
trang phục của dân tộc chăm, cả hai yếu tố này kết hợp chặt chẽ, chi phối quá trình
phát triển trang phục từ truyền thống đến hiện đại , từ cá nhân đến xã hội. Về áo
dài, có thể nói thẩm mỹ dân tộc, quan điểm của xã hội người chăm về cái đẹp, sở
thích cá nhân phụ nữ chăm là yếu tố tác động trực tiếp. Tuy nhiên tâm lý cộng
đồng cũng có vai trị nhất định tác động đến những tồn tại và phát triển các áo dài
của phụ nữ chăm.Những cải biến có thể vơ tình hoặc cố ý mang tính cá thể đều là
những giá trị sáng tạo cần có thời gian để cho cộng đồng chăm, thẩm định, văn hóa
chăm tiếp nhận ,điều muốn nói ở đây là hịa mà khơng tan.
IV.

Kết luận:

Đồng bào Chăm, cịn gọi là người Chàm, là một trong số 54 dân tộc trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam; là một dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời,
rất đa dạng và phong phú. Một trong những cái đa dạng và phong phú của nền văn
hóa ấy là người Chăm, một dân tộc có chữ viết sớm ở nước ta; truyền thống văn
hóa ấy đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc

của nền văn hóa Việt Nam.
Nói tóm lại, Trung Bộ là một vùng văn hóa có nhiều đặc thù. Tộc người chủ thể là
dân tộc Chăm với lịch sử và văn hóa của họ đã tạo ra nét đặc thù này. Tuy nhiên
những đặc thù này không phá vỡ tính thống nhất của văn hóa Việt Bắc và văn hóa
cả nước.


Bài tiểu luận của nhóm em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô đã xem bài tiểu luận ạ.
Dưới đây là những tài liệu mà nhóm em đã tham khảo.
Tài liệu tham khảo
/> /> /> /> />
Đời sống phong tục tập quán của người Chăm: />fileticket=qpIz8U9BAMY%3D&tabid=163
/> /> /> />


×