Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Mot so kinh nghiem giup hoc sinh bo hoc tro lai lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.46 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Từ thực tế hiện nay cho ta thấy, cuộc sống của người dân càng ngày càng được nâng cao, nhà cửa xây cất khang trang, tiện nghi sinh hoạt tương đối đầy đủ, con cái cặp sách đến trường đều đặn. Tuy nhiên nhìn ở một khía cạnh nào đó thì hiện nay vẫn còn tái diễn tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng? Tại sao cuộc sống người dân được ổn định, phát triển nhưng con em của họ thì bỏ học nửa chừng? Đây là bài toán cực kỳ hóc búa, hiện nay chưa trường nào tìm ra giải pháp khắc phục triệt để. Học sinh bỏ học nữa chừng không chỉ là nổi băn khoăn, trăn trở, lo lắng của nhà trường, của gia đình mà còn là gánh nặng của toàn xã hội. Đặc biệt, lứa tuổi các em là học sinh THCS, là lứa tuổi nằm trong độ tuổi phổ cập giáo dục, lứa tuổi vị thành niên “ăn chưa no, lo chưa tới”, không muốn làm trẻ con nhưng vẫn chưa là người lớn được. Nếu các em không được ở trong môi trường giáo dục, không được uốn nắn kịp thời những lệch lạc ngay từ đầu thì rõ ràng, các em sẽ dễ dàng trượt dài trên con đường hư hỏng. Các em từ vi phạm nhỏ, dần dần quy tụ thành vi phạm lớn, nếu như chúng ta không kịp thời ngăn chặn thì chắc chắn có nguy cơ các em là gánh nặng cho gia đình, xã hội, đất nước sau này. Vì “Trẻ em như búp trên cành” nên chúng ta cần có biện pháp giáo dục mềm dẻo, hợp lý hợp tình đúng với lứa tuổi của các em, nhằm hướng cho các em đi đến một tương lai hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. “Một giáo viên tốt hữu dụng hơn cả trăm thầy tu.” (Thomas Paine). Rõ ràng, để hướng các em đi đúng hướng trên con đường tương lai của mình thì chỉ có con đương duy nhất là học vấn. Và việc bỏ học nữa chừng là vấn đề cấp thiết cần ngăn chặn kịp thời, điều đó chỉ có những nhà giáo dục, là giáo viên chủ nhiệm lớp mới có thể làm được. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp”, nhằm đưa ra một số giải pháp mà bản thân tìm tòi, tích lũy được để cùng bạn bè đồng nghiệp bàn luận, góp ý nhằm hạn chế tối đa nhất số học sinh bỏ học nữa chừng, giúp các em hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. 1.2.Những điểm mới, điểm sáng tạo của đề tài. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi có những điểm mới, điểm sáng tạo của giải pháp, đó là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học nửa chừng và tìm từng giải pháp cụ thể khả thi để khắc phục những nguyên nhân trên. Mục đích cuối cùng là hạn chế và chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng, chỉ chăm lo cho việc học mà không bị một nguyên nhân nào chi phối làm cho các em phải nghĩ tới việc bỏ học khi mà các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường THCS. 1.3. Đối tượng, phạm vi, mục đích áp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS Phạm vi nghiên cứu và áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, tôi đã áp dụng thực hiện lớp tôi chủ nhiệm ở cấp THCS, bắt đầu từ năm học 2013-2014 cho đến năm học 2015-2016. “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.” (Gôlôbôlin). Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp nhằm mục đích nghiên cứu như sau: - Đảm bảo sĩ số lớp đầu năm như cuối năm. - Giáo dục các em có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, sau này các em trở thành người công dân tốt trong xã hội. - Tạo niềm tin bền vững giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. - Góp phần thực hiện vấn đề xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới (20112020) 2. PHẦN NỘI DUNG. 2.1. Thực trạng của vấn đề: Xã hội càng ngày càng phát triển, cuộc sống của con người càng ngày càng no đủ, yêu cầu về tri thức của con người cũng từ đó mà nâng cao. Muốn có tri thức để đáp ứng với nhu cầu của xã hội thì rõ ràng con người phải học, và nơi con người tìm ra những tri thức đó là trường học. Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh luôn chăm ngoan học giỏi, có ý thức vươn lên trong cuộc sống thì vẫn còn lại một số rất ít những học sinh vì lý do này, lý do nọ mà bỏ học giữa chừng , gây ra cho nhà trường, gia đình và xã hội nổi lo lắng vô cùng. Tình trạng này xảy ra hầu khắp tất cả các địa phương trên cả nước, trong đó có trường chúng tôi, và đang là vấn đề nan giải cần phải được giải quyết . Bên cạnh nổi lo lắng của gia đình, nhà trường thì các em bỏ học nửa chừng còn ảnh hưởng về mặt trái của cơ chế thị trường, của các tệ nạn xã hội, của phim ảnh không lành mạnh, các trò chơi bạo lực cướp giật đâm chém trên mạng Intenets, ... Các mặt trái này tác động mạnh mẽ đến tâm lý lứa tuổi của các em, nếu như người lớn không kịp thời kiểm soát quản lý chặt chẽ thì các em sẽ bị hư hỏng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ lôi kéo các em tham gia vào các tệ nạn xã hội khác như mua bán ma túy, mại dâm; trộm cắp cướp giật, cờ bạc …Nếu giáo viên chủ nhiệm, gia đình không kịp thời phát hiện thì vô tình đẩy đưa các em vào con đường vi phạm pháp luật. Nhìn từ thực trạng đó thì chúng ta thấy trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội là vô cùng to lớn trong việc giáo dục học sinh để các em không có hiện tượng bỏ học, trở thành con người hư hỏng. Luật Giáo dục, năm 2005, điều 97, có khẳng định về trách nhiệm của xã hội như sau: “1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây: a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học; b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình. 2. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.” Về mặt gia đình. Phụ huynh ít quan tâm quản lý các em về việc học tập, hạnh kiểm. Ví dụ phụ huynh chỉ lo làm ăn xa, giao khoán việc học tập và hạnh kiểm của con em mình cho nhà trường thầy cô giáo. Hoặc có phụ huynh quan tâm quản lý các em nhưng chưa hợp lý. Ví dụ phụ huynh sẵn sàng cung cấp đầy đủ về sách vở, tiền bạc, … cho con ăn học, khi con cái xin tiền đi chơi nhưng lại nói dối cha mẹ đi học, phụ huynh không hề hay biết? Có em nghỉ học, vì phụ huynh còn quan niệm lạc hậu so với thời cuộc, họ xem nhẹ việc học hành của con em, họ chấp nhận cho con nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình, lớn lên cho học nghề rồi tự kiếm sống bản thân . Có em nghỉ học vì hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, nhà nghèo lại đông con… và như vậy người làm cha, làm mẹ đã không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình. Luật Giáo dục năm 2005, điều 94, quy định về t rách nhiệm của gia đình như sau: “1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. 2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.”. Tác động đến việc học sinh bỏ học nửa chừng. Vì các em học bị hỏng kiến thức cơ bản, làm cho các em chán học, học yếu, học kém, học lưu ban. Nếu lãnh đạo nhà trường không kịp thời chấn chỉnh, khắc phục thì nguy cơ các em bỏ học nửa chừng vẫn còn xảy ra. Hồ Chí Minh đã từng khuyên chúng ta: “ Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”. Giáo sư Trần Xuân Nhĩ phân tích: “Giáo dục của chúng ta đang dạy học sinh rằng “đây là quả táo”, trong khi lẽ ra phải dạy: “đây là cái gì” để học sinh tư duy, chủ động, sáng tạo. Có như vậy, học sinh mới thực sự thích học”?; “Khi trường học phát triển, mọi thứ đều phát triển.” (Martin Luther). Về quỹ thời gian và không gian việc học của các em quá tải, còn quỹ thời gian và không gian việc vui chơi giải trí của các em quá ít, chưa đáp ứng được về chế độ nghỉ ngơi của các em đúng với độ tuổi của các em theo các nhà tâm lý đã nghiên cứu? Vì về chương trình học tập hiện nay của các em, tăng về số lượng môn, tăng về thời gian học tập. Các tổ chức sinh hoạt vui chơi giải trí lành mạnh cho các em còn nhiều hạn chế, hình thức tổ chức là còn nghèo về nội dung và đơn điệu về hình thức, nên ít thu hút và ít hấp dẫn đối với lứa tuổi của các em. Từ các nguyên nhân trên đã tác động đến các em bỏ học nửa chừng. Theo tôi, nguyên nhân quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đến việc các em bỏ học nửa chừng, về phía gia đình phụ huynh học sinh. “Chín phần mười sự giáo dục là động.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> viên khích lệ.” (Anatole France). Thuở sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta có dạy: “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” Rõ ràng, học sinh bỏ học nửa chừng có rất nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên yếu tố giáo dục là quan trọng nhất. 2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 2.2.1 Cơ sở lý luận: Tại sao các em cần phải đi học? Tại sao các em không được bỏ học nửa chừng? Câu hỏi này chắc chắn có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau. Thực tiễn cuộc sống minh chứng, có nhiều con đường đi đến thành công, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình, xã hội và phụng sự tổ quốc, đa số là những con người có tri thức cao. Bên cạnh những người nổi tiếng, còn có những người thành đạt, đa số họ là những con người được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn cao và họ là những con người hữu ích, đóng góp rất nhiều công sức cho xã hội, cho đất nước. Vì vậy việc học của các em hôm nay là thước đo về việc thành đạt của các em ngày sau. Thuở sinh thời Bác Hồ rất quan tâm lo lắng nhiều về việc học tập của học sinh: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. (Trích “Thư gửi học sinh”, của Bác Hồ, vào tháng 9/1945, nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên sau Tết Độc lập), Bác còn nhấn mạnh và khẳng định chiến lược lâu dài về việc học tập của các em đối với vận mệnh sinh tồn của nòi giống quốc gia là: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì việc học của các hôm nay, không những ngày sau giúp cho các em có cơ hội tốt để đổi đời, mà có cơ hội để các em góp công sức của mình vào xây dựng đất nước, quê hương mình ngày càng giàu đẹp . “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.” ( Vijaya Lakshmi Pandit). Ngày nay Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm đến việc học của các em, đưa ra nhiều chiến lược đầu tư phát triển giáo dục. Trong Hiến Pháp nước ta, đã thông qua khóa XIII, kỳ họp thứ VI, ngày 28 tháng 11 năm 2013, điều 61, khoản 1, có ghi: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”. Luật Giáo dục, nước ta, số 38/2005 QH 11, ngày 14 tháng 5 năm 2005, điều 27, khoản 1, có khẳng định về mục tiêu của giáo dục phổ thông nước ta là: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.(Trích Luật Giáo dục, nước ta,số 38/2005QH11, ngày 14 tháng 5 năm 2005, điều 27,khoản 1) 2.2.2.Cơ sở thực tiễn:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nhìn thực tế các trường học hiện nay trên cả nước từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn, vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng. Trường của tôi cũng có tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng. Trường tôi đa số các em học sinh chăm chỉ học tập, ngoan hiền lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi nhưng ngược lại vẫn còn một số ít học sinh đôi lúc cũng chưa chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp quy định. Các em học sinh này thường biểu hiện những hành vi vi phạm của mình, như nghỉ học không phép, bỏ tiết, chơi game, ... cuối cùng các em nghỉ học nửa chừng. Những em học sinh này được lãnh đạo địa phương, trực tiếp là lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo dạy bộ môn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm rất quan tâm giúp đỡ, nhằm để vận động các em đi học lại. “Có hai kiểu giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống, và kiểu còn lại dạy chúng ta phải sống như thế nào.” (John Adams). Đây là lý do thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp “Dùng người như dùng gỗ, đừng vì một vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn.” (Khổng Tử). 2.3. Các giải pháp: Giải pháp chính: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp” của tôi 2 biện pháp chính như sau: - GVCN không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện nhân cách và phải thật sự có tâm huyết với nghề. - GVCN tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các em bỏ học nửa chừng và tìm ra giải pháp để khắc phục nguyên nhân đó. 2.3.1. GVCN không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện nhân cách và phải thật sự có tâm huyết với nghề. Chuyên môn nghiệp vụ và nhân cách là thước đo về đức và tài của người thầy giáo mẫu mực. Người thầy giáo là tấm gương sáng tỏa nhiều để cho học sinh noi theo. Nếu người thầy giáo có chuyên môn sâu rộng, cộng với cái tâm yêu nghề mến trẻ là động lực chính để chinh phục trái tim học sinh. Người thầy giáo phải thật sự là người “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi.” (Khổng Tử ). Vì vậy giáo viên bộ môn nói chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng, phải thường xuyên trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng rèn luyện nhân cách làm thầy ngày càng mẫu mực hơn, thể hiện qua từng bài giảng, từng cử chỉ, từng câu chuyện tâm sự nỗi niềm buồn vui đối với học sinh. “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác” (Usinxki). Ví dụ học sinh chưa hiểu bài thì thầy sẵn sàng, vui vẻ giảng giải kiến thức cho các em, nếu học sinh nghịch ngợm quậy phá thì thầy phải kiên nhẫn, giàu lòng vị tha, ân cần giải thích cho các em hiểu được điều hay lẽ phải. “Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung” (Helen Keller); "Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng ." (William A. Warrd)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.3.2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các em bỏ học nửa chừng và tìm ra giải pháp để khắc phục nguyên nhân đó. Các em bỏ học nửa chừng thường có nhiều nguyên nhân. Theo tôi các em bỏ học nửa chừng, thường xảy ra từ các nguyên nhân sau, như do điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn; gia đình không quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em; hoặc gia đình có quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em nhưng chưa hợp lý; hoặc một số phụ huynh quan niệm về vấn đề học tập của con em còn rất giản đơn, phiến diện ở khía cạnh của cuộc sống; hoặc do tác động mặt trái của xã hội đến tâm sinh lý của các em; hoặc do các em học lực còn yếu kém, các em học bị lưu ban… Theo tôi để khắc phục những nguyên nhân trên thì GVCN cần có các giải pháp cụ thể tùy từng trường hợp để có biện pháp phù hợp và kịp thời, cụ thể như sau. Ví dụ 1, các em bỏ học nửa chừng, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, trong trường hợp này GVCN nên báo cáo bằng văn bản lên lãnh đạo nhà trường, về tình hình học sinh lớp mình nghỉ học vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lãnh đạo có chính sách miễn giảm cho các em về các khoản tiền thu theo quy định của trường. Luật Giáo dục năm 2005, điều 93 có quy định về t rách nhiệm của nhà trường như sau: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.”. Ngoài ra GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh, tâm sự chia sẻ nỗi niềm buồn vui với phụ huynh và học sinh. Đồng thời GVCN giải thích cho phụ huynh và học sinh hiểu rõ việc về việc học của con em mình là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này. Vì nếu các em có trình độ học vấn tốt thì ngày sau các em mới có cơ hội đổi đời cho bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội đất nước. GVCN minh chứng những câu chuyện về người thật việc thật hiện nay ở địa phương, trên ti vi, báo chí,… để làm tăng tính thuyết phục đối với phụ huynh và học sinh. GVCN không quên liên lạc với phụ huynh qua số điện thoại của cá nhân, nhằm để động viên giúp đỡ con em họ đến trường đều đặn. Ví dụ 2,Trường hợp các em bỏ học nửa chừng, vì gia đình không quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em. Trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em, tâm sự chia sẻ với phụ huynh, đồng thời giải thích cho phụ huynh hiểu rõ việc học của con em mình là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này. Nhấn mạnh để phụ huynh hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc quan tâm giáo dục con cái của mình như thế nào. Gia đình là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần của các em, nếu các em thiếu sự quan tâm nhắc nhở, phê bình khi các em có sự sai sót hay không nhận được sự động viên khích lệ khi các em làm được việc tốt từ cha, mẹ thì rõ ràng các em sẽ chán nản và lờ đi hết những gì xảy ra xung quanh. Rõ ràng trong một gia đình không thể nào thiếu được những lời động viên hỏi han ân cần giữa các thành viên, mà đặc biệt là với trẻ em. Vậy, phụ huynh cần phải.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> làm gì và làm như thế nào để con em họ có cảm giác được quan tâm, được thương yêu được dẫn đường chỉ lối trong mọi việc học tập cũng như rèn luyện của mình. Ví dụ phụ huynh cần quan theo dõi các em từng buổi học ở trường, ở nhà và tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập tốt hơn, tùy theo khả năng của gia đình. GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc thường với GVCN qua số điện thoại, nhằm để quản lý về việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường. “Phải biết mở cửa lòng mình trước mới hy vọng mở được lòng người khác” (Pasquier Quesnel) Ví dụ 3, các em bỏ học nửa chừng, gia đình có quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em nhưng chưa hợp lý. Trong trường hợp này GVCN cần gặp phụ huynh học sinh để trao đổi về những biểu hiện của con em họ trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường, ở lớp. Qua đó, trao đổi trực tiếp với phụ huynh các biện pháp cơ bản và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với thực tế xã hội hiện nay và đặc biệt phù hợp với nhu cầu cụ thể của bản thân con em mình lúc đó sự quan tâm của phụ huynh mới thực sự có hiệu quả. Có những phụ huynh cứ nghĩ con mình ở nhà cứ im lặng, cứ ăn, ngủ, học hành đầy đủ như thế là yên tâm rồi, nó đã ngoan ngoãn, biết vâng lời rồi nên không cần phải quan tâm nhắc nhở nhiều. Họ có ngờ đâu các em về nhà là thế đó để che mắt bố mẹ, còn ra ngoài khi không có sự giám sát, nhắc nhở của người lớn thì các em sẽ tha hồ làm những việc mà các em thích kể cả những việc sai trái đi chăng nữa…Hoặc có những phụ huynh chỉ cần cho con tiền là được không cần biết lý do con xin tiền để làm gì, có đúng như thế hay không…? Bởi vậy, GVCN cần hướng dẫn cho phụ huynh biết cách quan tâm con em mình một cách hợp lý hơn từng buổi các em đến lớp, đến trường, từng các khoản tiền con em xin có phải vì mục đích phục vụ vào việc học hay không? GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc thường xuyên với GVCN, nhằm để theo dõi quan tâm quản lý tốt hơn về việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường. Luật Giáo dục, năm 2005, điều 94, có ghi về “Trách nhiệm của gia đình 1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. 2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.” Ví dụ 4, các em lại bỏ học nửa chừng, vì một số phụ huynh quan niệm còn sai lầm đơn giản về vấn đề học tập của con em. Trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em, vừa tâm sự vừa mềm dẻo giải thích cho phụ huynh hiểu rằng việc học tập đối với con em mình là hết sức quan trọng. Đặc biệt, với xã hội hiện nay khi đời sống con người càng ngày càng phát triển, công nghệ thong tin càng ngày càng hiện đại thì nhu cầu nâng cao tri thức, nhận biết đối với mỗi người càng hết sức cần thiết. Chúng ta không thể thấy cái lợi trước mắt mà.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> không nghĩ cho tương lai lâu dài, phụ huynh không nên hướng cho con em mình bước vào đời sớm với cơm, áo , gạo, tiền mà để con bỏ học, làm mất đi tuổi thơ trong sáng non nớt của các em và làm hỏng đi tương lai lâu dài mà cả cuộc đời các em cần phải có. “Tri thức là sức mạnh” (F.Bacon). Mỗi khi phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng về việc học tập của con em mình thì yêu cầu họ phải liên lạc với GVCN qua số điện thoại cá nhân. Điều Lệ Trường THCS, Trường THPT và Trường TH có nhiều cấp học, điều 47, có quy định về “Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: 1. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. 2. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.” Ví dụ 5, các em lại bỏ học nửa chừng, vì tác động về mặt trái của xã hội hiện nay đến tâm sinh lý của các em như chơi game, tập ăn nhậu, tập hút thuốc lá, tập uống rượu bia, tập chạy xe máy,…Trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em,trao đổi với phụ huynh và học sinh. Đồng thời GVCN giải thích cho phụ huynh và học sinh hiểu rõ tác hại về mặt trái của xã hội đến tâm, sinh lý của các em, nếu chúng ta không kịp thời có biện pháp ngăn chặn thì sẽ làm các em bị hư hỏng. Từ những học sinh ngoan ngoãn, biết vâng lời, nếu các em không được kiểm soát nghiêm khắc về thời gian cũng như các mối quan hệ bạn bè thì các em rất dễ bị lôi kéo. Khi bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội thì ban đầu các em cứ nghĩ thử một lần cho biết rồi thôi, nhưng thực tế sẽ có lần hai, lần ba và sau đó quen dần và trở thành nghiện ngập và trượt dài mãi. GVCN cần đưa ra hình ảnh thực tế về người thật việc thật hiện nay ở địa phương mình, hoặc trên ti vi, đài báo chí,… để phụ huynh nhận rõ tác hại vô cùng của các tệ nạn xã hội đối với con em họ. GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc với GVCN thường xuyên qua số điện thoại của cá nhân để GVCN theo dõi những biểu hiện bất thường của các em ở lớp, ở trường, thông báo kịp thời với phụ huynh cùng phối kết hợp. Ví dụ 6, các em lại bỏ học nửa chừng, vì các em học lực còn yếu kém hoặc các em học bị lưu ban. Giáo viên chủ nhiệm trước hết cần trao đổi chân tình với phụ huynh học sinh về năng lực học tập của con mình, từ đó có định hướng tiếp theo cho việc học của các em.Đồng thời GVCN hướng dẫn cho em cách học tập ở lớp, ở nhà. Ngoài ra GVCN phân công những em học sinh khá giỏi đến nhà giúp đỡ, hướng dẫn về cách học cho các em học sinh yếu kém. Vì “Học thầy, học bạn, vô vạn phong lưu.” (Tục ngữ dân tộc Thái ở Việt Nam). Mặt khác GVCN báo cáo lên lãnh đạo nhà trường, để chỉ đạo giáo viên bộ môn dạy bổ sung kiến thức các em chưa nắm vững (các em học không thu tiền). GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc với thường xuyên với GVCN qua số điện thoại cá nhân, nhằm theo dõi quan tâm quản lý về việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường. Bàn về công tác giáo dục thế.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> hệ trẻ, Bác đã dạy chúng ta như sau: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt.” ; GVCN phân công những em học khá giỏi giúp đỡ hướng dẫn cách học cho các em; “Tình bạn nhân lên niềm vui và chia bớt đau buồn.” (Thomas Fuller); GVCN báo cáo lên lãnh đạo nhà trường để nhờ giáo viên bộ môn dạy bổ sung kiến thức các em chưa nắm vững. ”Còn kém thì phải học, phải tích cực học cách làm việc, tích cực học chuyên môn cho biết. Nếu vì kém mà không làm thì không được. Nhiều cái mình chưa biết, nhưng có quyết tâm học thì phải biết, nhất định biết.” (Hồ Chí Minh) 2.4. Khả năng áp dụng 2.4.1 Có khả năng thay thế giải pháp hiện có Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi có khả năng thay thế giải pháp hiện có. Thường GVCN có học sinh nghỉ học của lớp mình thì GVCN hỏi lớp, đến nhà phụ huynh học sinh hoặc liên lạc qua điện thoại với phụ huynh, hỏi lý do tại sao con em họ nghỉ học, để báo cáo lên lãnh đạo nhà trường. Theo tôi cách làm như vậy, đem lại hiệu quả chưa cao. Vì cách vận động như vậy thiếu tính thuyết phục phụ huynh có con em nghỉ học và bản thân học sinh nghỉ học. “Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình.” (Socrates) 2.4.2Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi có khả năng áp dụng trong từng lớp học, từng trường học trên khắp cả nước ta hiện nay. 2.4.3 Lợi ích về kinh tế, xã hội - Thể hiện lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp của tôi thể hiện lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác đó là đã đảm bảo được sĩ số lớp học của lớp chủ nhiệm đầu năm như cuối năm, tạo điều kiện GVCN hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của mình (lớp chủ nhiệm không có học sinh bỏ học). Giáo dục cho các em có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Đồng thời giúp cho các em từng bước cố gắng để hoàn thiện về nhân cách đạo đức của mình ở gia đình, ở lớp và ngoài xã hội, sau nay các em sẽ trở thành công dân có ích góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Gia đình đỡ bớt vất vả phiền muộn tốn kém chi phí tiền bạc về việc bỏ học của con mình nhưng không đạt được theo mong ước, từ đó là tăng niềm tự hào thầy cô, cha mẹ ông bà, bạn bè,…về một người trò, người con, người cháu, người bạn đã trưởng thành về suy nghĩ và có những hành động tốt đẹp trong nhà trường và lan tỏa ra ngoài xã hội. “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người.” (Ngạn ngữ Nga) 2.4.4Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi về tính năng kỹ thuật rất đơn giản, GVCN chỉ có tâm huyết với nghề nghiệp của mình và quyết chí vượt qua mọi khó khăn vất vả đời thường, luôn luôn suy nghĩ và hành động, vì mục đích tương lai học sinh thân yêu của chúng ta. “Ảnh hưởng của người thầy là vĩnh cửu. Ta không thể biết được khi nào thì ảnh hưởng ấy dừng.” (Henry Brooks Adams) 2.4.5 Tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường, điều kiện lao động.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi góp phần tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường, điều kiện lao động rất hiệu quả trong cuộc sống như sau. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần tác động xã hội tích cực. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả, tức là GVCN đã góp một phần nhỏ bé vể xây dựng xã hội học tập ở nước ta hiện nay. “Việt Nam chúng ta sẽ tổng kết 5 năm xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 và xây dựng đề án mới theo quan điểm mới ở nước ta :“Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” giai đoạn 20112020.” (Chiến lược xây dựng xã hội hóa học tập theo quan điểm mới của Nhà nước ta hiện nay). “Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới.” (Leibniz) Sáng kiến kinh nghiệm, Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp của tôi góp phần cải thiện môi trường. Học sinh có đi học thì các em mới có kiến thức cơ bản và ý thức về việc cải thiện môi trường. Ví dụ các em có học kiến thức bảo vệ môi trường thì các em mới thấy tác hại về việc xả rác bừa bãi, về nạn chặt phá rừng, làm ô nhiễm bầu không khí do khói bụi bặm của các nhà máy, xe cộ thải ra,…từ đó các em có ý thức tham gia vào việc bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp hơn, trước tiên là các em giữ gìn lớp, trường học, nhà cửa, xóm làm sạch sẽ, không khí trong lành. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người: “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi góp phần cải tạo điều kiện lao động. Các em có đi học thì các em mới nắm vững những kiến thức cơ bản nhất trong mọi công việc. Ví dụ một người công nhân mới vào nhà máy làm việc thì điều kiện đầu tiên là anh phải có kiến thức cơ bản phổ thông THCS. Nếu các em không đi học thì các em không có bằng tốt nghiệp THCS, đồng nghĩ là các em không có việc làm. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người: “Chiến lược trồng người là trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội”. 3. KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi muốn thực hiện tốt thì cần có những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp như sau: -Yêu cầu GVCN thật sự có tâm huyết với nghề nghiệp luôn luôn nghĩ về tương lai học sinh thân yêu của chúng. “Thầy giáo bình thường giải thích những rắc rối, thầy giáo có năng khiếu tiết lộ sự đơn giản.” (Robert Brault). Muốn vậy người giáo viên chủ nhiệm phải luôn học hỏi, trau dồi tri thức nghề nghiệp, luôn mở rộng trái tim với lòng vị tha sâu rộng trước những học sinh thân yêu của mình. - Tìm hiểu kỹ nguyên nhân các em phải bỏ học, từ đó đưa ra những cách giải quyết phù hợp và xác đáng để đưa lại hiệu quả cao nhất. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi để lại những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp, là giúp.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> cho GVCN hạn chế về học sinh bỏ học của lớp chủ nhiệm, góp phần ổn định nề nếp lớp học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 3.2. Kết quả đạt được sau khi nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, tôi đã trải nghiệm trên 3 năm làm công tác chủ nhiệm lớp của tôi, đem lại hiệu quả tương đối tốt, cụ thể tôi thành công trong các năm học như sau: Năm học: 2013-2014, tôi chủ nhiệm lớp 7a, tôi và tập thể lớp chủ nhiệm, đã vận động được ba em học sinh, bỏ học nửa chừng đi học lại, đó là em Nguyễn Văn Nhân, em Trần Duy Khánh và em Hoàng Hồng Tĩnh. Năm học: 2014-2015, tôi chủ nhiệm lớp 6a, tôi và tập thể lớp chủ nhiệm, đã vận động được em Phạm Tiến Dũng, bỏ học nửa chừng đi học lại. Đặc biệt đầu năm học 2015-2016 tôi đã giúp em Hồ Minh Tuấn bỏ học vì hoàn cảnh gia đình nghèo, bố mất sớm trở lại lớp. 3.3. Bài học kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, để lại những bài học kinh nghiệm sau sau: - Đảm bảo sĩ số lớp đầu năm như cuối năm. - Giáo dục các em có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, sau này các em trở thành người công dân tốt trong xã hội. - Tạo niềm tin bền vững giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. - Góp phần thực hiện vấn đề xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới (20112020) - Muốn học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, trở thành con ngoan trò giỏi, và là người có ích cho xã hội và đất nước sau này thì đòi hỏi người làm giáo dục phải thật sự tâm huyết với nghề, phải luôn yêu nghề mến trẻ. - Với giáo viên chủ nhiệm lớp phải luôn kiên trì, nhẫn nại, có lòng vị tha , coi học sinh như con của mình thì lớp chủ nhiệm mới có thể tiến bộ được. - Người giáo viên chủ nhiệm phải luôn trao đổi, tham mưu với lãnh đạo nhà trường và địa phương về những vướng mắc trong công tác, đặc biệt là các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời uốn nắn, giúp đỡ các em. - Có mối quan hệ khăng khít với phụ huynh học sinh để có mối quan hệ hai chiều tốt đẹp giúp cho công tác chủ nhiệm được tốt. 4. Đề xuất, kiến nghị Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh bỏ học trở lại lớp, của tôi đưa vào áp dụng khả thi, tôi xin đề xuất kiến nghị với lãnh đạo nhà trường các yêu cầu sau: - Cần có chính sách miễn giảm tài chính cho những em có hoàn cảnh khó khăn kinh tế được nhiều hơn và đơn giản gọn nhẹ hơn nữa. - Trao đổi với giáo viên bộ môn dạy phụ đạo (không thu tiền) đối với các em học sinh có học lực yếu. - Tạo cho các em nhiều câu lạc bộ vui chơi giải trí lành mạnh, giàu về nội dung và phong phú về hình thức, phù hợp với lứa tuổi của các em. ./..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1. Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, năm 2013 2. Luật Giáo dục Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, năm 2005 3. Điều Lệ Trường THCS, Trường THPT, năm 2011. 4. Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp , Đồng Nai, năm 1997 5. Những câu Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Danh nhân Thế giới. 6. Những câu Ngạn ngữ, tục ngữ, ca dao ở trong nước và ở một nước trên thế giới..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×