Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GD Loi song Bai 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.53 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề 2 SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM. Bài 7 VƯỢT QUA CĂNG THẲNG I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có thể : 1. Liệt kê được một số tình huống thường gây căng thẳng cho con người trong cuộc sống và tác hại của căng thẳng . 2. Nêu được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng ; cách sống lành mạnh để hạn chế được các tình huống gây căng thẳng ; ý nghĩa , tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng . 3. Ứng dụng được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc sống và biết chia sẻ , hưỡng dẫn bạn bè , người thân cùng thực hiện . 4. Có ý thức sống lành mạnh , khoa học để hạn chế tình huống gây căng thẳng . A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động :. - Quan sát tranh về một em nhỏ hoặc người lớn tuổi đang ngồi ôm đầu ,vẻ mặt cau có ,căng thẳng . Em hãy đoán xem người trong tranh có tâm trạng như thế nào? 1. Tình huống gây căng thẳng .. - Em có thường bị căng thẳng trong học tập hay trong cuộc sống hằng ngày không ? Hãy nhớ lại một tình huống em đã bị căng thẳng và cho biết : + Tình huống đó xảy ra như thế nào? + Em cảm thấy như thế nào trong tình huống đó? - Việc 1: Chia sẻ trong nhóm - Việc 2: Thảo luận cả lớp : (1) Qua chia sẻ của các bạn trong nhóm em thấy tình huống gây căng thẳng cho mọi người có hoàn toàn giống nhau không? Vì sao? (2) Cơ thể và cảm xúc của chúng ta thường như thế nào khi bị căng thẳng? Kết luận: Trong cuộc sống , có nhiều tình huống gây căng thẳng cho con người .Tuy nhiên ,tình huống gây căng thẳng đối với mọi người không hoàn toàn giống nhau . Khi bị căng thẳng ,cơ thể chúng ta thường có những biểu hiện như :đau đầu, tức ngực , khó thở ,tim đập nhanh,toát mồ hôi ,mỏi mệt ,ăn không ngon,mất ngủ ,ngủ hay bị ác mộng ,..... Đồng thời ,chúng ta thường cảm thấy lo lắng ,hồi hộp ,buồn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> bã ,giận dữ ,tức giận.tuyệt vọng ,chán nản ,hoảng hốt,......, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe,học tập và công việc của bản thân .. 2. Những cách ứng phó tích cực và tiêu cực khi căng thẳng. + Chia sẻ trong nhóm về : - Một vài cách ứng phó khi bị khi bị căng thẳng. - Cách ứng phó đó có giúp em vượt qua căng thẳng không? Cách ứng phó đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập, sinh hoạt, mối quan hệ của em với bạn bè và mọi người không? - Theo em, thế nào là cách ứng phó tích cực? Cho ví dụ. - Thế nào là cách ứng phó tiêu cực? Cho ví dụ. Kết luận: Có nhieuf cách ứng phó khi căng thẳng .Có những cách ứng phó tích cực như : hít thở sâu , tâm sự ,chia sẻ với bạn bè ,người thân,thầy cô giáo ; đến trung tâm tư vấn ; đi dạo ;tập thể dục ;chơi thể thao ;nghe nhạc ..... Có những cách ứng phó tiêu cực như :đập phá đồ đạc tài sản ; đánh đập ,xúc phạm danh dự người khác ;bỏ học,bỏ nhà đi bui ;uống rượi ;sử dụng ma túy ;tự hành hạ bản thân ,..... Tuy nhiên ,việc lựa chọn cách ứng phó cần phù hợp với từng tình huống ,hoàn cảnh cụ thể .. 3. Ý nghĩa của kĩ năng ứng phó vố căng thẳng. -Làm bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước nhứng ý kiến mà em tán thành . a , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh đượcnhững cảm xúc tiêu cực, có hại cho sức khỏe của bản thân . b , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh đượcnhững hành động ,việc làm tiêu cực,ảnh hưởng không tốt đến học tập,công việc của bản thân. c , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh được mâu thuẫn. d , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hòa bình, không sử dụng bạo lực. e , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. g , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta học tập làm việc hiệu quả . h, KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Việc 1: Chia sẻ trao đổi kết quả bài tập với bạn bên cạnh + Việc 2: Chia sẻ ý kiến trước lớp Kết luận: KN ứng phó với căng thẳng rất quan trọng ,giúp chúng ta ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng ,bảo vệ sức khỏe của bản thân ,góp phần học tập ,làm việc hiệu quả , giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hòa bình ,xây dựng được mối quân hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh . 4. Hạn chế tình huống gây căng thẳng. -. +Việc 1: Thảo luận: Chúng ta có thể làm gì để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống? +Việc 2: Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp. Kết luận: Để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống .chúng ta cần sống an toàn ,lành mạnh ,khoa học .Cụ thể là : - Thực hiện chế độ học tập ,sinh hoạt,nghỉ ngơi hợp lý . -Sống có kế hoạch -Biết đặt mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân . -Sống lành mạnh ,tánh xa những thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội . -Ăn uống điều độ -Thường xuyên tập thể dục thể thao . - THân thiện ,vui vẻ,cởi mở với mọi người xung quanh - Luôn suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực . B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Xử lí tình huống. + Các nhóm thảo luận , tìm cách ứng phó phù hợp để vượt qua căng thẳng trong một tình huống sau: Tình huống 1: Giờ kiểm tra toán , Quân loay hoay mãi không làm được bài . Quân yêu cầu bạn Ba ngồi bên cạnh cho mình chép bài nhưng Ba từ chối Quân rất tức giận gọi Ba là "đồ kẹt xỉn" , " đồ tồi" nà xui các bạn trong nhóm không chơi với Ba khiến Ba rất căng thẳng . Theo em , Ba nên làm thế nào để vượt qua được tình trạng này? Tình huống 2: Trên đường đi học về , Huy gặp một nhóm thanh niên hư hỏng chúng ép đưa Huy vào một con hẻm nhỏ vắng người , lục cặp sách lấy hết tiền mừng tuổi Huy dành dụm để mua sách truyện. Chúng còn bắt huy ngày mai phải mang tiền đến nộp và.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đe dọa nếu nói cho ai biết chúng sẽ đánh ... Huy về đến nhà mà rất sợ hãi và căng thẳng . Theo em , Huy nên làm gì để vượt qua được căng thẳng? 2. Thực hành một số cách ứng phó tích cực. + Hội đồng tự quản lên hưỡng dẫn các bạn cùng thực hành một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng . VD: - Tập hít thở sâu - Tập ngồi nhắm mắt , thả lỏng cơ thể và nghe một bản nhạc nhẹ ( trong 2-3 phút) - Tập một vài động tác thể dục - Chơi một trò chơi vui. C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Sử dụng những cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc sống. 2. Chia những cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng với người thân trong gia đình . 3. Đề xuất với cha mẹ cách thay đổi trong phân công công việc gia đình hoặc trong sinh hoạt gia đinh để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng cho các thành viên ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×