Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.76 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TIỂU HỌC MẦM NON. Bài Kiểm tra giữa kì. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Tên sinh viên:. Nguyễn Thị Yến Duyên. Lớp:. Đại học Tiểu học A-K3. GVHD: Trần. Dương Quốc Hòa. . Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Sau 4 tuần (26/10 – 21/11) được về lớp 4C trường Tiểu học Xuân Quế thực tập, em đã bước đầu hình thành cho mình một hành trang kiến thức kinh nghiệm để trở thành một giáo viên trong tương lai. Tiếp cận với việc giảng dạy thực tế, trong quá trình thực tập ở trường em được dự giờ tổng cộng 23 tiết của các cô hướng dẫn, và nhận thấy rằng, ở tất cả các khổi lớp, các em học sinh rất dễ bị cuốn hút bởi những trò chơi, và trong một tiết học mà có xen lẫn những trò chơi thì lớp học sẽ khác hẳn, sôi nổi, nhộn nhịp, học sinh tích cực, không khí không căng thẳng, làm người dự cũng cảm thấy thoải mái, điều đó cho thấy nếu kết hợp giữa học và chơi, chơi và học sẽ giúp cho lớp học vui vẽ hơn, các em học sinh chú ý vào bài, dễ tiếp thu kiến thức. Nhận thấy được điều đó,khi được dự giờ tiết luyện từ và câu: tính từ lớp 4 tuần 13 tiết 22 do cô Nguyễn Bích Thủy dạy. Em đã có ý tưởng sẽ tổ chức kết hợp trò chơi trong một hoạt động. Đó là bài tập 1 của hoạt động 2: luyện tập. Yêu cầu bài như sau: tìm tính từ trong các đoạn văn sau: a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch Lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. Theo Võ Nguyên Giáp b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đó đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng mát xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dãi đê chạy dài rạch ngang tầm măt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm màng mây hồng to tướng, lại điểm xuyên thêm ít mây mỡ gà vút dài thanh mãnh. Bùi Hiền.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV tổ chức hoạt động bằng cách: yêu cầu HS làm bài vào vở, tìm những tính từ trong các đoạn văn a) và b) và gọi 2 HS lên bảng gạch chân dưới những tính từ trong 2 đoạn văn a) và b) mà GV đã chuẩn bị sẵn. Sau khi HS làm xong thì yêu cầu đổi chéo vở để kiểm tra cho nhau. Với cách tổ chức trên em thấy không khí lớp học rất là buồn, không có sôi nổi. Nên em có ý tưởng tố chức hoạt động trên với tên: nhanh tay lẹ mắt. NỘI DUNG Ý TƯỞNG: tổ chức hoạt động vừa học vừa chơi Để hoạt động hay hơn thì em sẽ tổ chức lại lớp học. Với sỉ số lớp 4C là 30 HS. Mỗi bàn gồm 2 HS, tổng cộng có 15 bàn được chia làm 5 tổ, mỗi tổ 3 bàn. Sắp xếp bàn như bên dưới, và đặt giữa lớp 1 bảng phụ.(đặt trên 2 bàn học của HS). Bảng lớp. 1. 5. Bảng phụ. 2. 4. 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Mục đích tổ chức lớp học như vậy để giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ trong quá trình học tập. Việc trao đổi giữa GV và HS dễ dàng và thường xuyên. Sự phân công công việc trong một nhóm rất rõ ràng, mỗi người một nhiệm vụ, những học sinh yếu cũng được tham gia và bình đẳng như các bạn khác trong nhóm. Từ đó học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác, đoàn kết trong mọi hoạt động.. Cách tiến hành: Với cách tổ chức lớp học như trên, khi HS ngồi vào nhóm của mình, 3 bàn quay mặt lại với nhau, vì tạo hình tam giác nên sẽ có một lỗ hổng ở giữa, tận dụng điều đó, em sẽ chuẩn bị sẵn 5 cái thùng (có thể sử dụng thùng catoong nhỏ, dán bìa trang trí một xíu, để hấp dẫn HS), sử dụng ghế cao và đặt vào lỗ hổng mỗi nhóm một cái thùng vừa tầm với bàn. Trong thùng, GV sẽ chuẩn bị sẵn những thẻ từ có thể dán được bao gồm những tính từ và một số động từ có trong đoạn văn a) và b) (tìm tính từ nhưng chuẩn bị thêm những động từ mục đích giúp HS có thêm sự lựa chọn nội dung mà mình cần, không máy móc). Nhóm 1, mỗi thẻ từ sẽ được đánh dấu số 1. Hình minh họa: gầy gò 1 và nhóm 2 sẽ được đánh dấu số 2. Hình minh họa: gầy gò 2 tương tự với nhóm 3, 4 và 5. Minh họa các thẻ từ của câu a) cho nhóm 1: gầy gò 1 thưa 1 trắng 1 rõ ràng 1. nhanh nhẹn 1 mặc 1. đi 1. điềm đạm 1. cao 1. đầm ấm 1. sáng 1. khúc chiết 1. nói 1. Minh họa các thẻ từ ở câu b) cho nhóm 1: quang 1 sạch bóng 1 xám 1 trắng 1 xanh 1 dài 1 hồng to tướng 1 thanh mãnh 1 giội 1 chạy 1 nhanh 1 Ở giữa lớp,GV sẽ xếp 2 bàn lại và đặt lên đó một bảng phụ đã ghi sẵn nội dung đoạn văn a) theo dạng điền khuyết (những chỗ là tính từ thì sẽ để trống) GV nêu thể lệ trò chơi:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sau khi GV phát lệnh lấy những thứ bên trong thùng của nhóm mình ra thì HS sẽ lấy những thẻ từ ra và quan sát bảng phụ được đặt giữa lớp. Trên tay mỗi nhóm đã có những thẻ từ của nhóm mình, nhóm 1 sẽ được đánh dấu chữ số 1, nhóm 2 sẽ được đánh dấu chữ số 2, tương tự với nhóm 3, 4 và 5. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là từng thành viên lần lượt cầm 1 thẻ từ là tính từ và đính vào chỗ trống sao cho phù hợp, đính xong thì quay lại nhóm và người tiếp theo sẽ cầm thẻ từ khác lên đính. Điểm nhấn của hoạt động là chỉ có một bảng phụ và một nội dung, tất cả các nhóm đều hoạt động trên bảng phụ đó. Nhóm nào nhanh tay lẹ mắt hơn thì sẽ được đính thẻ từ của nhóm mình vào chỗ trống. Sau khi các nhóm đã điền khuyết xong câu a, GV sẽ treo bảng phụ chứa nội dung câu a lên bảng lớp và thay bảng phụ chữa nội dung câu b đặt giữ lớp (HS tiếp tục làm tương tự như câu a) . Khi cả 2 câu a và b đã hoàn thành và treo trên bảng, thì GV sẽ xét lại,mỗi lần đính đúng sẽ được cộng 2 điểm, chưa đúng sẽ bị trừ 1 điểm, nhóm nào đính nhiều hơn và đúng sẽ là đội thắng cuộc dựa vào chữ số đã được đánh dấu của nhóm. Thời gian cho các nhóm thảo luận và quan sát là 5 phút. GV sẽ có một phần thưởng dành cho đội thắng cuộc và 4 phần thưởng khác cho các nhóm còn lại. ►Qua hoạt động, vừa giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học, nhận biết nhanh hơn những tính từ, vừa tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm, và lớp học nhộn nhịp, sôi nổi, tăng hứng thú trong giờ học cho HS.. Cám ơn Thầy và các bạn đã đọc ý tưởng .
<span class='text_page_counter'>(6)</span>