Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

skkn 9 su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.62 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. MỤC LỤC. Phiếu nhận xét, xếp loại SKKN.....................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU. Lý do chọn đề tài...........................................................................................5. Mục đích nghiên cứu đề tài....................................................................7 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................7 PHẦN NỘI DUNG. Cơ sở lý luận của vấn đề............... ........................................................9 Cơ sở thực tiễn của vấn đề............... .....................................................10 Thực trạng của vấn đề...........................................................................10 Các biện pháp để giải quyết vấn đề................................................................9 Hiệu quả của SKKN....................................................................................16 PHẦN KẾT LUẬN Kết luận ..................................................................................................18 Bài học kinh nghiệm...............................................................................19 Dự kiến về cải tiến cấu trúc thơi gian tới ...............................................19 Đề. nghị,. kiến. nghị....................................................................................19 Tài. liệu. khảo......................................................................................21. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1. tham.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. PHÒNG GD & ĐT YÊN MỸ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG THCS MINH CHÂU. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Tên đề tài: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử Tác giả:. Ngô Thị Thoan. Chức vụ:. Giáo viên Dạy môn lịch sử. Bộ phận công tác:. Tổ xã hội. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước những diễn biến thay đổi to lớn, phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học- kỹ thuật. Nhiều mối quan hệ mâu thuẫn của thời đại cần được giải quyết trong đó có mâu thuẫn yêu cầu ngành GD- ĐT nói chung và người thầy chúng ta nói riêng phải giải quyết ngay, đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sức ép của khối lượng tri thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận của con người có giới hạn, bởi vì sự nhận thức của con người nói chung là tuyệt đối và không có giới hạn song sự thu nhận, hiểu biết kiến thức của mỗi con người đều hữu hạn và tương đối. Nhiệm vụ trên đây đã đặt ra cho người giáo viên bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì phải cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Như chúng ta đã biết, môn Lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên và từ đó xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 2 khoá VIII đã nhấn mạnh:. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD-ĐT khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạyhọc đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và hành động của bản thân (tư duy và thực tiễn). Vì vậy việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Qua nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS đặc biệt là từ khi thực hiện thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn bởi vì đối tượng là học sinh THCS thì về mặt thể chất cũng như tinh thần, sự nhận thức, năng lực tư duy …của các em đã phát triển ở mức độ cao hơn các em ở bậc tiểu học và các em ở lớp trên thì cao hơn các em ở lớp dưới. Nếu được khơi dậy đúng mức tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào bậc THPT – nơi mà các em sẽ phải có năng lực tư duy và ý thức tự học cao hơn. Từ trước tới nay, đã có rất nhiều người đề cập đến vấn đề phát huy tích tính cực của học sinh trong học tập Lịch sử từ bậc THCS đến Đại học. Tuy nhiên, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đưa ra chỉ áp dụng vào một bậc học cụ thể mà ít đi sâu vào một khối lớp cụ thể. Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin lưu ý đến một khía cạnh gắn liền với việc giảng dạy nhiều năm môn Lịch sử, đó là khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử (phần Lịch sử thế giới lớp 8- 9) với mục đích là góp một phần nhỏ bé vào việc Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS nơi tôi đang giảng dạy, đồng thời cũng là để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học. Những vấn đề mà tôi nêu ra trên cơ sở được trang bị những kiến thức cơ bản nhất, phương pháp dạy học Lịch sử cũng như việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8- 9 (phần Lịch sử thế giới). Nếu thầy giáo chỉ làm chức năng truyền thụ kiến thức thì sẽ thực hiện phương châm “Thầy giáo là trung tâm’’ học sinh sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức, sẽ học thuộc lòng những gì thầy giáo giảng và cho ghi cũng như trong sách đã viết. Đó chính là cách giảng dạy giáo điều, nhồi sọ biến giáo viên thành người thuyết trình, giảng giải và học sinh thụ động tiếp nhận những điều đã nghe, đã đọc. Có nhà giáo dục đã gọi đó là cách “Nhai kiến thức rồi mớm cho học sinh”. Chúng ta đều biết rằng việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hỗ nhau: giảng dạy và học tập. Cả việc giảng dạy và học tập đều là một quá trình nhận thức, tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trình với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Nhà giáo dục người Đức là Disterverg đã khẳng định đúng đắn rằng: “Người giáo viên tồi truyền đạt chân lí, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lí”. Điều này có nghĩa rằng người giáo viên không chỉ giới hạn công việc của mình ở việc đọc cho học sinh ghi chép những kiến thức có sẵn, bắt các em học thuộc lòng rồi kiểm tra điều ghi nhớ của các em thu nhận được ở bài Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. giảng của giáo viên hay trong sách giáo khoa. Điều quan trọng là giáo viên cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản (bao gồm kiến thức khoa học, sự hiểu biết về các quy luật, nguyên lí và các phương pháp nhận thức…) làm cơ sở định hướng cho việc tự khám phá các kiến thức mới, vận dụng vào học tập và cuộc sống. Vì vậy, việc cho các em quan sát kênh hình rồi từ đó các em rút ra những nhận xét, tiếp thu tri thức, bồi dưỡng, rèn luyện về học tập là con đường phát triển tối ưu của giáo dục - đó chính là con đường lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể của việc nhận thức với sự hướng dẫn, giáo dục tích cực có hiệu quả của giáo viên, điều này được thực hiện trên cơ sở hoạt động tích cực, tự giác của học sinh. Đây là tính ưu việt của phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh được gọi là phương pháp dạy học mới để phân biệt với phương pháp dạy học cũ hay còn gọi là kiểu dạy học truyền thống. Xuất phát từ tình hình thực tế đất nước, đặc biệt là trước công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như vũ bão, việc chỉnh lý chương trình giáo dục và thay đổi nội dung sách giáo khoa là một vấn đề rất cấp thiết và vô cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó mà “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhằm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với hướng dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”. Một trong những phương pháp đặc trưng bộ môn Lịch sử là phương pháp “Khai thác kênh hình” trong giảng dạy. Từ thực tế cho thấy chuẩn bị “Khai thác kênh hình” làm dụng cụ trực quan là công tác rất khó khăn, rất công phu và rất tốn kém như: + Sử dụng “Khai thác kênh hình” như thế nào để đảm bảo tính trực quan.. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. + Sử dụng “Khai thác kênh hình” như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy Lịch sử lại là một vấn đề càng khó khăn hơn. Đó cũng chính là vấn đề của mỗi người giáo viên Lịch sử đã và đang quan tâm hiện nay, với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử. Vì vậy mà trong bài viết này tôi xin trình bày: “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử ( phần Lịch sử thế giới 8-9)” sẽ giúp cho việc dạy học theo phương pháp mới và việc thực hiện chương trình giáo dục mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn như mong muốn. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Về lí luận và thực tiễn, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong học tập môn Lịch sử là điều cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục. Đó chính là lí do chủ yếu để nghiên cứu vấn đề này. Nội dung gồm: a. Cơ sở lí luận của việc khai thác kênh hình trong dạy-học lịch sử b. Thực tiễn của việc khai thác kênh hình trong trong dạy -học ở trường THCS. c. Những biện pháp sư phạm để phát huy hiệu quả của việc khai thác kênh hình . 3. Phương pháp nghiên cứu: a- Đối tượng nghiên cứu. - Nội dung chương trình SGK, sách bài tập lịch sử THCS . - Sách hướng dẫn giáo viên, phân phối chương trình lịch sử THCS, thuật ngữ lịch sử và các tài liệu có liên quan - Đối tượng HS THCS đặc biệt là HS lớp 8- 9. - Giáo viên dạy bộ môn và thực trạng việc khai thác kênh hình . ở trường THCS hiện nay. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. b- Nhiệm vụ, mục đích. - Nhìn rõ thực trạng việc khai thác kênh hình ở trường THCS những ưu điểm, nhược điểm. - Nguyên tắc và phương pháp khai thác kênh hình ở trường THCS. - Rút ra những yêu cầu chung và bài học kinh nghiệm khi khai thác kênh hình trong giảng dạy gắn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. c- Phương pháp nghiên cứu. - Điều tra, phán đoán. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp khảo sát đánh giá.. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Cơ sở lí luận của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Hiện nay có nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc xây dựng cơ sở lí luận là điều quan trọng trong thực tiễn dạy học bộ môn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với học sinh lớp 8- 9 là lớp cuối bậc THCS vì vậy mục tiêu giáo dục đặt ra ở đây là các em phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới được xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9. Các em phải được rèn luyện ở mức độ cao hơn khả. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. năng tự học, tự nhận thức và hành động cũng như có những tìm tòi trong tư duy,sáng taọ. So sánh kiểu dạy học truyền thống và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc khai thác kênh hình chúng ta thấy rõ những điều khác biệt cơ bản trong quá trình dạy và học. Xin trích dẫn một vài ví dụ của giáo sư Phan Ngọc Liên và tiến sĩ Vũ Ngọc Anh để thấy rõ sự khác biệt đó: PPDH PHÁT HUY TÍNH TÍCH. KIỂU DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG. CỰC CỦA HS. 1. Cung cấp nhiều sự kiện, được. 1. Cung cấp những kiến thức cơ bản. xem là tiêu chí cho chất lượng giáo được chọn lựa phù hợp với yêu cầu, trình dục.. độ của HS, nhằm vào mục tiêu đào tạo. 2. Ngoài bài giảng của GV ở trên 2. GV là nguồn kiến thức duy lớp HS được tiếp xúc với nhiều nguồn. nhất, phần lớn thời gian trên lớp dành kiến thức khác, vốn kiến thức đã học, cho GV thuyết trình, giảng giải, HS kiến thức của bạn bè, SGK, tài liệu tham thụ động tiếp thu kiến thức thông qua khảo, thực tế cuộc sống. nghe và ghi lại lời của GV.. 3. HS ngoài việc tự nghiên cứu còn trao. 3. Học sinh chỉ làm việc một đổi, thảo luận với các bạn trong tổ, lớp, mình trên lớp, ở nhà hoặc với GV khi trao đổi ngoài giờ. HS đề xuất ý kiến, thắc mắc, trao đổi với GV.. kiểm tra.. 4. Nguồn kiến thức của HS thu 4. Nguồn kiến thức thu nhận nhận rất phong phú, đa dang: Lời nói, tài được của HS rất hạn hẹp, thường giới liệu viết, đồ dùng trực quan, di tích lịch hạn ở các bài giảng của GV, SGK. sử, phòng truyền thống, nhân chứng lịch sử..... 5. Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu ở trên lớp. 5. Dạy ở trên lớp, ở thực địa, ở bảo tàng, các hoạt động ngoại khoá..... (Trích “ Áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cựccủa HS trong môn lịch sử). GS. Phan Ngọc Liên và TS Vũ Ngọc Anh. NXB Đại học SP, Hà Nội 2002. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Như vậy qua so sánh hai kiểu dạy học trên thì ta thấy phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn .Tuy nhiên nó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải được “Tích cực hoá’’ trong quá trình dạy- học, phải chủ động sáng tạo. Muốn đạt được điều đó GV cần áp dung nhiều phương pháp dạy - học trong đó có phương pháp khai thác kênh hình. Cần phải tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của cách dạy truyền thống song phải luôn luôn đổi mới, làm một cuộc cách mạng trong người dạy và người học để khắc phục sự bảo thủ, thụ động như: Giáo viên chỉ chuẩn bị giảng những điều học sinh dễ nhớ, học sinh chỉ chú trọng ghi lời giảng của giáo viên và kiến thức trong sách để trình bày lại khi kiểm tra. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ: Trước sự đổi mới từng ngày, từng giờ của tri thức khoa học, cùng với sự bùng nổ nhanh về kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là của internet thì việc truyền thụ kiến thức cho học sinh đòi hỏi phải chính xác, kịp thời và có hệ thống, có định hướng là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Chính vì vậy, để dạy tốt một tiết học giáo viên không ngừng phải nghiên cứu, tìm tòi nâng cao sự hiểu biết của mình, và phải có kĩ năng sử dụng các tư liệu đặc biệt là khai thác kênh hình cho tiết dạy. Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên được thể hiện qua quá trình giáo dục và giảng dạy. Kiến thức giáo viên truyền thụ cho học sinh phải chính xác, đảm bảo yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục của cấp học. Phải tổ chức học tập một cách linh hoạt, chủ động sáng tạo để học sinh tự mình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. Trong những năm gần đây các phương tiện, đồ dung cho dạy trên lớp của giáo viên tôi thấy đã có sự đầu tư và đổi mới. Song phương pháp, tổ chức một số giáo viên còn lúng túng, chưa xây dựng quy trình và kế hoạch một cách cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Chất lượng dạy và học có chuyển biến nhưng chưa mạnh. Từ yêu cầu thực tiễn đó, người giáo viên cần phải học tập,. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. tìm hiểu tự bồi dưỡng cho mình phương pháp khai thác kênh hình để nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử để đáp ứng yêu cầu hiện nay. III. THỰC TRẠNG CỦA VẦN ĐỀ: Thực tiễn của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong trường THCS hiện nay. Trong vài năm gần đây, bộ môn Lịch sử nói chung và môn lịch sử lớp 8- 9 nói riêng trong trường THCS đã được chú trọng hơn trước. Điều đó được thể hiện ở chỗ môn Lịch sử được xếp ngang hàng với các môn khác như Lí , Hoá… được tổ chức thi học kì cũng được thi tập trung theo lịch và đề của phòng giáo dục, việc ra đề cũng được chú trọng hơn, việc thi tuyển học sinh giỏi các cấp được tổ chức thường xuyên với quy mô và chất lượng, sát với thực tế. Cung cấp thêm các trang thiết bị và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học. Tuy nhiên qua hơn 20 năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy học môn lịch sử hiện nay vẫn còn giặp rất nhiều khó khăn, nhưng trở ngại nhất là việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc quan sát, sử dụng kênh hình , tuy đã được phổ biến, học tập bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhưng kết quả đạt được không đáng là bao. Điều đó đã dẫn đến chất lượng bộ môn nói chung đối với học sinh lớp 8- 9 nói riêng khi ra trường là không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và mục tiêu đào tạo đặt ra. Thực trạng của vấn đề này có thể giải thích ở những nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất là vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng môn Lịch sử cũng như Địa lí, Kĩ thuật, Thể dục, GDCD … đều là những môn phụ. Điều này được thể hiện việc quan tâm đến chất lượng bộ môn từ cấp lãnh đạo chưa đúng mức. Theo tìm hiểu của cá nhân tôi nhiều trường giáo viên dạy Văn, Địa lí ..có thể dạy sử do đó không đáp ứng yêu cầu của bộ môn đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Thứ hai là về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay về đồ dùng dạy học nhất là các trường vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tình trạng dạy chay vẫn còn khá phổ biến. Trong suốt quá trình học bộ môn từ lớp 6 đến lớp 9 cả thầy và trò chưa bao giờ có điều kiện tham quan một di tích lịch sử vì không có kinh phí. Điều đó làm cho vốn kiến thức kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và bài giảng . Nguyên nhân thứ ba là việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong học tập bộ môn lịch sử còn nhiều hạn chế một phần là do chính những cơ chế, những quy định từ cấp trên. Trong những năm trở lại đây môn lịch sử được quan tâm nhiều hơn, đồ dùng, tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ hơn nhưng do nhu cầu của xã hội nên học sinh ít thích học môn Lịch sử . Ngoài ra cách tổ chức một số cuộc thi cử cũng còn nhiều hạn chế, đó là chỉ chú trọng về mặt kiểm tra lí thuyết mà coi nhẹ bài tập thực hành, ít chú ý đến việc phát triển năng lực sáng tạo. Cuối cùng điều quan trọng là ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp trong đó phải nói đến khai thác kênh hình để đem lại hiệu quả cho tiết dạy cũng như chất lượng bộ môn ngày một nâng cao. Mỗi một GV – HS phải hiểu rõ sự nguy hại của việc thi gì học nấy sẽ làm cho học vấn của học sinh bị què quặt, thiếu toàn diện..... Tình trạng mù lịch sử hiện nay ở không ít học sinh là hậu quả tất yếu của việc học lệch, không toàn diện. Đó là chưa kể đến việc coi thi, chấm thi chưa nghiêm túc, đúng mực nhằm đảm bảo thành tích của nhà trường, của cá nhân… làm cho kết quả học tập của học sinh không đúng thực chất. IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/ Tình hình của khai thác kênh hình trong giảng dạy lịch sử đối với việc dạy học trước đây:. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. - Theo quan niệm giáo dục lạc hậu trước đây cho rằng kênh hình là phương tiện cần thiết để giáo viên truyền thụ kiến thức mới, dụng cụ minh hoạ cho các kiến thức đã truyền đạt, còn đối với học sinh chỉ có tác dụng chấp nhận và ghi nhớ. - Theo phương pháp sử dụng này thì kênh hình chưa phát huy hết vai trò của mình, đôi khi chưa thể hiện được tính trực quan và tính khoa học của nó, giờ dạy Lịch sử sẽ rơi vào những hạn chế sau: + Giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. + Các kiến thức Lịch sử do giáo viên cung cấp học sinh sẽ không hiểu sâu, nhớ kỹ bằng chính các em tự nhận thức. + Các nguồn trí thức từ dụng cụ trực quan chưa thực sự hấp dẫn đối với các em. Do đó không gây hứng thú học tập, không có khả năng phát triển tư duy. + Chưa tạo cho học sinh các kỹ năng Lịch sử quan trọng như: Đọc, chỉ, bản đồ, phân tích các sự kiện, đánh giá, nhận xét các nhân vật lịch sử ... 2. Những biện pháp mới đã thực hiện: Để cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình giáo dục mới ở bộ môn Lịch sử , việc khai thác kênh hình được đặc biệt chú trọng trong ở các hình thức sau: - Hình vẽ, tranh, ảnh chân dung. - Bản đồ, lược đồ. Đối với các loại phương tiện này tôi xin đưa ra một số sáng kiến sau đây: 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 2.1 Kỹ năng khai thác kênh hình: Để đạt hiệu quả cao khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hểu thông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. Trước hết để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng cơ bản sau: Thứ 1: Nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay, gồm có hai loại chính sau: Loại 1: Lược đồ, biểu đồ. Trần Việt -THCS Thanh Văn Trang 7   SKKN:Khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử Loại 2: Hình ảnh lịch sử. Trong loại hình ảnh lịch sử lại có hai nhóm chính: Nhóm1: Hình ảnh minh họa tình hình quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật... Nhóm 2: Hình ảnh về nhân vật lịch sử. Do mỗi loại kênh hình thể hiện một nội dung khác nhau, nên phương pháp khai thác cũng khác nhau và phải phù hợp, cụ thể là: - Loại lược đồ, biểu đồ: Phương pháp là khai thác từng bước những vấn đề lịch sử đặt ra để đi đến hoàn thiện. - Nhóm hình ảnh minh hoạ: Phương pháp là khai những chi tiết của hình ảnh để đi đến đến hoàn thiện. - Nhóm hình ảnh nhân vật lịch sử. Phương pháp là tìm hiểu hoạt động của nhân vật lịch sử để đi đến hoàn thiện. Thứ 2: Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình trên lớp. Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, bên cạnh những tài liệu như các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng... thì Internet đang trở thành công cụ đắc lực và được phổ biến trong việc khai thác thông tin, tìm tài liệu hiệu quả nhất. Hầu hết cách kênh hình và những thông tin liên quan đều đã có trên một số trang Web của Internet, nên việc tìm thông tin trên Internet, có nhiều lợi ích, như: - Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo khoa. - Thông tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính hiện đại, phù hợp với quan điểm hiện nay hơn. - Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin... Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình. Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác. Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu... 2.2. Nguyên tắc khai thác kênh hình: Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan Trần Việt -THCS Thanh Văn Trang 8 SKKN:Khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử đến kênh hình, trao đổi chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh hình dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Một là: Sử dụng đúng mục đích. Trong quá trình dạy học giáo viên phải đề ra được đúng mục đích dạy học, tiến trình các hoạt động lên lớp. Hoạt động của giáo viên cũng như việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa quy định mục đích học tập của học sinh. Mục đích của mỗi bài chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng, nhân cách. Mỗi một loại kênh hình trong sách giáo khoa có một chức năng riêng nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học. VD: Kênh hình được trình bày để minh họa cho bài giảng thì việc sử dụng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc minh họa cho bài giảng nhằm làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng trong việc củng cố hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Với những kênh hình là nguồn cung cấp thông tin kiến thức thì giáo viên phải gợi mở, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với kênh hình để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri thức đó. Hai là: Sử dụng đúng lúc. Nghĩa là kênh hình lúc nào cũng phải được sử dụng hợp lý nhất, trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức đã học hoặc ra bài tập về nhà. Tóm lại cần được đưa ra khi học sinh cần được minh họa, cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh. Ba là: Sử dụng đúng mức độ, cường độ. Tùy vào từng nội dung, mục đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh. Trong giờ giảng bài mới nếu điều kiện thời gian không cho phép thì giáo viên chỉ tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh điển hình nhất ( nếu bài nhiều tranh ảnh ). Với những hình ảnh khác giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những biểu tượng ban đầu mà thôi. Hoặc với những kênh hình để minh họa cho bài giảng giáo viên không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về kênh hình đó vì điều đó vượt quá sức của học sinh, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ. Bốn là: Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị. Như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên quan. Với những kênh hình khó quan sát, mờ hoặc chưa cụ thể, giáo viên có thể phóng to, sưu tầm ảnh màu trên Internet hoặc cụ thể hóa để các em dễ nhận Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. biết và tiếp thu hơn. Năm là: Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn, kết hợp với những lời nói truyền cảm thì mới có sức thuyết phục cao đối với học sinh. Trần Việt -THCS Thanh Văn Trang 9 a/ Đối với việc khai thác chân dung, hình vẽ, tranh, ảnh: *) Đối với chân dung, hình vẽ: Học sinh lớp 8-9 THCS cũng như các lớp khác rất thích xem tranh ảnh, chân dung các nhà cách mạng, các anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ, các nhà phát minh khoa học, các nhà hoạt động văn hoá nghệ thuật. Các em không chỉ chú ý miêu tả bề ngoài mà còn chú ý phân tích nội dung, tính cách, hành vi thể hiện qua tranh ảnh . Vì vậy giáo viên phải làm nổi bật tính cách nhân vật để gây hứng thú cho học sinh, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức. Từ đó làm cho các em khâm phục, học tập được đạo đức, tài năng của họ. Tuy nhiên phải chọn thời gian phù hợp để đưa chân dung của nhân vật lịch sử ra. Khi sử dụng, giáo viên phải phân tích, định hướng cho học sinh, tự mình đánh giá vai trò, tính cách của nhân vật . Ví dụ : Khi dạy Lịch sử lớp 9, bài 7 “Các nước Mĩ- La tinh”, mục II “Cu ba- Hòn đảo anh hùng” có chụp chân dung nhà luật sư trẻ tuổi, nhà quân sự Phi- đen Ca-xtơ-rô. SGK đưa ra bức chân dung như vậy nhưng không đề cập đến diện mạo, tính cách của ông mà chỉ nêu những hoạt động cách mạng của ông. Vậy với phương pháp trên tôi đã hướng dẫn các em khai thác bức chân dung chụp trên bằng cách đặt các câu hỏi để hướng dẫn các em trả lời nhằm khắc sâu những hiểu biết của các em về vị lãnh tụ này. Câu 1: Em biết gì về Phi-đen-Ca-xtơ-rô? Câu 2: Nhìn vào diện mạo bên ngoài của Phi- đen Ca-xtơ-rô, em thấy ông là con người như thế nào? Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Câu 3:. Ông có vai trò gì đối với cạch mạng Cuba?. Gv hướng dẫn HS trả lời: + Phi- đen-Ca-xtơ-rô sinh ngày 13/8/1927 tại tỉnh Ô-ri-en-tê trong một gia đình chủ đồn điền. Năm 1945, ông học Luật ở trường Đại học La Ha- bana, tham gia phong trào chống Mĩ ở Cô-lôm-bi-a sau đó về nước và đỗ Tiến sĩ luật học năm 1950. + Phi- đen- Ca-xtơ- rô được biết đến là người thông minh thiên phú, nhanh nhẹn, có trí tuệ nhạy cảm và dũng cảm. Ngay từ nhỏ đến khi đỗ đại học, ông đều là người nổi trội trong học tập và thể thao. Ông thường xuyên trao đổi, tranh luận với bạn bè, với chính khách và quần chúng, đặc biệt ông có tài hùng biện hiếm có. Trên các diễn đàn quốc tế và khu vực Phi-đen- Caxtơ- rô đã kịch liệt lên án sự bất công, đòi quyền bình đẳng, chống áp bức và đòi xóa nợ cho các nước nghèo. + Năm 1952, ông tập hợp một số thanh niên yêu nước trong tổ chức mang tên “Phong trào cách mạng” để chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta. -Trong những năm tháng bị giam cầm nhưng ông vẫn kiên cường chiến đấu không mệt mỏi, để khi được trả tự do, ngày 01/01/195 cách mạng Cuba đã thành công, lật đổ chế độ độc tài Ba-ti- xta. Phi- đen-Ca-xtơ-rô trở thành nhà lãnh đạo chính phủ cách mạng Cuba đầu tiên. + Dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước Cuba đã tiến hành nhiều công cuộc cải cách dân chủ nhằm hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuối cùng GV khái quát: Với những hành động nghĩa hiệp và chính nghĩa, ông đã thu phục được nhiều trái tim con người. Phi- đen và đất nước Cuba đã có nhiều đóng góp vào phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới. Vì vậy, Phi- đen đã được nhận giải thưởng quốc tế Lê- nin (1961), giải thưởng anh hùng lao động Lê-nin (1963) và nhiều giải thưởng cao quý của đất nước Việt Nam trao tặng.. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Cũng vận dụng phương pháp trên, tôi áp dụng khi dạy bài 4 “Các nước châu Á” phần II “Trung Quốc” ý 1 “Sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khi giảng đến nội dung chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tôi sẽ cho các em quan sát và giới thiệu bức chân dung chụp chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa bằng các câu hỏi như sau: Câu 1: Bức ảnh trong SGK chụp Mao Trạch Đông đang làm gì? Câu 2: Sự kiện này diễn ra vào thời điểm nào? Câu 3: Mao Trạch Đông đóng vai trò và ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa? Sau khi học sinh trả lời GV giới thiêu và nêu khái quát về Mao Trạch Đông như sau: MaoTrạch Đông (1893-1976), quê ở Hồ Nam, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau chuyển thành phú nông kiêm buôn bán thóc gạo. Sau này ông tốt nghiệp Trung học sư phạm. Trong ảnh chụp Mao Trạch Đông đọc tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa ngày 01-10-1949 tại quảng trường Thiên An Môn. Mao Trạch Đông là một trong những nhân vật chính trị nổi tiếng trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Ông là một trong những người sáng lập ra đảng cộng sản Trung Quốc(7/1921) và là người có công lao to lớn trong việc thống nhất lục địa Trung Quốc như một quốc gia. Năm 1958 Mao Trạch Đông phát động phong trào “ Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân dân”. Năm 1966, phát động “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. Năm 1947 đề xướng thuyết “Ba thế giới”.Trong quá trình hoạt động cách mạng, Mao Trạch Đông viết nhiều tác phẩm về triết học, quân sự, chính trị ....nhằm phục vụ cách mạng và xây dựng nước Trung Hoa mới. Sau này Đảng cộng sản Trung Quốc coi tư tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở tư tưởng đầu tiên của cách mạng Trung Quốc. Năm 1976, Mao Trạch Đông qua đời, thọ 84 tuổi.. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Khi dạy lịch sử lớp 8 bài 1 “Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên” phần III- ý 2 “ Diễn biến cuộc chiến tranh” hình 4 chân dung G.Oa –sinhtơn để dạy phần này. Không ít học sinh đã biết ít nhiều về G.Oa- sinh –tơn, tổng thống Mĩ đầu tiên của nước Mĩ. Vì vậy GV hướng dẫn HS quan sát chân dung G.Oa-sinh-tơn , nhận xét về ngoại hình của ông và trả lời những câu hỏi gợi mở sau: - Các em biết gì về G. Oa-sinh- tơn? - Ông có vai trò như thế nào trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? - Vì sao thủ đô của nước Mĩ lại lấy tên Oa- sinh- tơn? Sau khi HS trả lời, GV giới thiệu đôi nét về tiểu sử của vị lãnh tụ này như sau: + G. Oa-sinh-tơn( 1732-1799) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viếc-gi-ni-a. Năm 16 tuổi đã trở thành kĩ sư, đồng thời nhận danh hiệu sĩ quan (thiếu tá) quân đội. Ông đấu tranh tích cực chống các chính sách của Anh. + ngay từ đầu cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, G.Oa- sinh-tơn đã được bầu làm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của nghĩa quân. + Tháng 10-1777, quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của ông đã giành thắng lợi lớn tại Xa-ga-tô-ra, hơn 5000 quân Anh bị bắt làm tù binh....tiếp đó nghĩa quân giành thắng lợi nhiều trận khác, buộc Anh phải kí hiệp ước Véc-xai năm 1783. Năm 1789, G. Oa- sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kì. Tên của ông được đặt cho thủ đô của nước Mĩ. Qua cách khai thác giới thiệu trên, không những tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học mà còn giúp các em nắm bắt kiến thức một cách hệ thống, hiểu sâu sắc và nhớ lâu về nhân vật lịch sử này. *) Tranh ảnh Lịch sử : Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. - Đối với giáo viên: Tham khảo sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu lịch sử có liên quan đến tiết dạy để minh hoạ trên lớp . - Đối với học sinh: Ngoài việc làm bài tập và học ở nhà học sinh sưu tầm trên sách báo, những tranh ảnh liên quan đến bài học . Tranh ảnh trong SGK là một phần đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới công việc của tư duy trừu tượng. Thông qua quan sát miêu tả, tranh ảnh học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử , giáo viên luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng quan sát vật thể một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát rút ra những kết luận lịch sử . Ví dụ 1: Khi dạy Lịch sử 8, bài 18 “ Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939)”, phần I “ Nước Mĩ giữa hai thập niên 20 của thế kỉ XX”, hình 67 chụp bức tranh “ Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20”. Nếu GV chỉ cho các em quan sát mà không khai thác tìm hiểu về bức tranh đó thì HS không thể hình dung được cuộc sống của người lao động Mĩ trong những thập niên này như thế nào trong khi nước Mĩ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vận dụng phương pháp khai thác kênh hình tôi đã hướng dẫn các em khai thác --bức tranh này bằng cách cho HS quan sát ảnh, so sánh với những hình ảnh bãi đỗ xe và công nhân xây dựng nhà cao ốc rồi đặt câu hỏi. - Nhìn vào bức tranh, em thấy điều kiện sinh hoạt, ăn ở của người lao động Mĩ như thế nào? -. Sống trong những khu ổ chuột này là những ai?. - Tại sao họ phải sống trong điều kiện tồi tàn đó? - Hệ quả của sự phân hóa giai cấp ở Mĩ sẽ dẫn tới điều gì? Sau khi gọi học sinh trình bày ý kiến, GV chốt lại những kiến thức cơ bản sau: Nhìn vào bức ảnh của người lao động Mĩ, ta thấy họ phải sống trong những căn nhà thấp, bé. Họ phải chui rúc không thể đứng được, nhà Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. vách đất, cửa sổ bé, cửa ra vào chỉ vừa một người chui qua. Mái nhà lợp bằng giấy dầu, ở trên chặn những hòn gạch để khỏi bay khi có mưa bão. Những người trong ảnh nét mặt rất buồn, đau khổ. Trông cảnh tượng thật xơ xác, tiêu điều. Những người công nhân, người lao động làm thuê, dân nghèo thành thị.....phải sống chui rúc trong các khu ổ chuột, lán trại tạm bợ ở ngoại ô thành phố không có điều kiện tối thiểu để sinh sống. Như vậy, sự phát triển phồn vinh của kinh tế Mĩ chỉ phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản, đời sống của công nhân và nhân dân lao động gặp rất nhiều khó khăn, mức sống giảm sút. Đó cũng là lí do thúc đẩy họ tham gia nhiệt tình, đông đảo vào các cuộc đấu tranh do Đảng cộng sản Mĩ phát động chống lại các nhà tư bản. Hoặc khi dạy bài 21 lịch sử 8 “Chiến tranh thế giới thứ hai(19391945), hình 75 tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939 dùng để dạy mục I “Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai”. Nếu chỉ cho HS xem bức tranh và GV đưa ra câu hỏi như trong SGK thì HS không thể giải thích được căn kẽ tại sao Đức lại tấn công các nước châu Âu trước. Vậy để trả lời câu hỏi này, tôi đã hướng dẫn các em hiểu nghuyên nhân đó qua các câu hỏi gợi mở như sau: - Bức tranh nói lên điều gì? - Tại sao Hít-le lại được ví như người khổng lồ, còn các nước châu Âu lại được ví như những người tí hon? - Tại sao Anh, Pháp lại thỏa hiệp, dung dưỡng Hít- le? - Chính sách dung dưỡng của Anh-Pháp phản ánh điều gì? - Qua bức tranh em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước? GV gọi học sinh trả lời sau đó nhận xét và chốt lại những ý như sau: Người nằm tay gối đầu đó chính là Hít-le. Hít- le được ví như người khổng lồ, xung Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. quanh là chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hít-le. Điều đó chứng tỏ quyền lực to lớn của phát xít Đức. Vì vậy các nước muốn mượn bàn tay của phát xít Đức để tiêu diệt Liên Xô, vì thế họ thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ để phát xít tấn công Liên Xô. Đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp là AnhPháp- Mĩ nhượng bộ cho Đức thôn tính Tiệp Khắc để đổi lấy việc Đức nhận quay sang tấn công Liên Xô. Tuy nhiên, sau khi thôn tính xong Tiệp Khắc, Hít-le thấy chưa có đủ sức đánh ngay Liên xô, nên quyết định tấn công châu Âu trước. Như vậy chính sách nhượng bộ thỏa hiệp của các nước châu Âu dẫn đến sự chủ quan, khinh địch, tạo điều kiện thuận lợi cho Đức gây chiến. Như vậy việc sử dụng tranh ảnh vừa khai thác được nội dung lịch sử thể hiện trong tranh ảnh bổ sung cho bài giảng, vừa phát huy được năng lực tư duy cho HS, kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học tập cho các em.. b, Bản đồ, lược đồ: Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng và sinh động trong dạy học lịch sử. Trên bản đồ lịch sử các sự kiện luôn được thể hiện một không gian, thời gian, địa điểm cùng một số yếu tố địa lí nhất định. Khi dạy đến bài có bản đồ tôi đã hướng dẫn các em thực hiện các bước như sau:. -. Cho học sinh trực quan bản đồ.. - Giới thiệu các ký hiệu đã ghi trên bản đồ. - Giáo viên tường thuật miêu tả thích ứng với các ký hiệu đã ghi trên bản đồ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đánh giá rút ra bài học lịch sử.  Ví dụ: Khi giảng Đức đánh chiếm Châu Âu trong phần I của bài “ChiÕn tranh thÕ giíi thø 2” trong s¸ch tËp I – s¸ch gi¸o khoa líp 9. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. §Ó häc sinh hiÓu ®ưîc v× sao §øc miÖng h« lµ tiªu diÖt Liªn X« nhưng mở đầu cuộc chiến tranh Đức lại đánh Ba Lan. - Trước hết giáo viên treo bản đồ (hoặc chiếu) cho học sinh quan sỏt. - ChØ c¸c ký hiÖu vÞ trÝ c¸c nước, và tường thuËt: Ngµy 1 th¸ng 9 n¨m 1939 §øc tÊn c«ng Ba Lan, Anh, Ph¸p buéc ph¶i tuyªn chiÕn víi §øc v× Ba Lan là đồng minh. Tháng 4 năm 1940 đến tháng 6 năm 1940 Đức tập trung lực lượng đánh chiếm các nước Tây Âu với chiến thuật tốc chiến tấn công bằng xe tăng, máy bay tấn công bao vây lãnh thổ đối phương. Trong 2 tuần Đức đánh Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Luých Xăm Bua sau đó tràn sang Pháp. Ngày 22/6/1940 chÝnh phñ Ph¸p kÝ víi §øc hiÖp ưíc ®Çu hµng nhôc nh·. Th¸ng 6 năm 1940 đe doạ đổ bộ lên nước Anh. Sau khi gi¸o viªn tưêng thuËt rồi đặt câu hỏi: T¹i sao §øc chän Ban Lan tÊn c«ng ®Çu tiªn? Häc sinh m¾t thÊy, tai nghe ph©n tÝch ph¸n ®o¸n vµ tr¶ lêi c¸c ý sau: - §øc chän Ba Lan tÊn c«ng ®Çu tiªn v×: + Ba Lan cã tµi nguyªn phong phó phôc vô cho chiÕn tranh: than, dÇu, s¾t thiÕc. + Ba Lan cã vÞ trÝ chiÕn lược quan träng n»m gi÷a T©y vµ §«ng ¢u. + Là bình phong án ngữ cho Đức tránh được sự tấn công Liên Xô để Đức có thể đánh chiếm các nước Tây Âu sau đó sẽ trở lại tấn công các nước Đông ¢u đÆc biÖt lµ Liªn X«. - §¸nh Ba Lan trưíc Anh, Ph¸p chẳng ph¶n øng g×, v× vËy §øc nuèt chöng Ba Lan làm bàn đạp tấn công các nước Tây Âu.  Ví dụ 2: Khi dạy lịch sử lớp 8 bài 1 “Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên” phần III- ý 1 “Tình hình các thuộc địa”. Nguyên nhân của chiến tranh” sử dụng hình 13 để giáo viên khai thác nội dung này.. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, giới hạn phạm vi 13 thuộc địa trên lược đồ (màu đen), sau đó GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: - Châu Mĩ được phát hiện khi nào? Do ai phát hiện ra? - Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được thành lập khi nào? - Đây là vùng đất có đặc điểm gì? - Nền kinh tế Bắc Mĩ phát triển như thế nào? - Tại sao nhân dân Mĩ lại đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh? - Sau khi HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên, GV sử dụng lược đồ phóng to treo trên bảng ( hoặc dùng máy chiếu) để phân tích tình hình thành lập thuộc địa và nền kinh tế ở đây phát triển như thế nào qua các nội dung dưới đây. - Sau khi Cô- lôm- bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu chia nhau chiếm lần lượt lục địa mới này làm thuộc địa. - Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở bắc Mĩ. - Đây là vùng đất phì nhiêu, giàu tài nguyên, quê hương lâu đời của ngườ In-đi- an. Trong hai thế kỉ XVII- XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người In- đi-an vào phía tây xa xôi. Chúng bắt người dân da đen đưa sang châu Phi làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền. - Thực dân Anh bóc lột nặng nề, ngăn cản sự phát triển của 13 thuộc địa. Cư dân ở các thuộc địa mâu thuẫn gay gắt với chính quốc nên họ đã đứng lên đấu tranh với ách thống trị của thực dân Anh. Nếu GV chỉ chiếu hoặc treo lược đồ lên bảng và giới thiệu qua loa mà không hướng dẫn HS khai thác bằng hệ thống câu hỏi trên sẽ đưa HS tiếp nhận nội dung bằng cách gò ép, bản thân các em không tự tìm tòi ra những nội dung kiến thức. Như vậy chỉ có bằng cách đưa những câu hỏi gợi mở trên Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. các em sẽ tự khai thác nội dung và tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, các em sẽ nhớ lâu, hiểu rõ ngọn nghành của vấn đề. Chú ý: Khi sử dụng bản đồ nhất thiết phải giới thiệu cụ thể cho các em kí hiệu ghi trên bản đồ, đồng thời tập cho các em quan sát, đọc bản đồ và tìm hiểu nội dung lịch sử được thể hiện trên bản đồ . Việc học lịch sử nhất thiết phải có bản đồ: “Có bản đồ là có địa lý”. Vậy học địa lý nhất thiết phải có bản đồ. Bản đồ vừa là phương tiện giúp các em khai thác kiến thức và là nguồn tri thức địa lý phong phú, nội dung địa lý đã được mã hoá trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt đó là ngôn ngữ bản đồ. - Thông qua việc sử dụng bản đồ giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện được các kỹ năng bản đồ. - Đọc tên bản đồ để biết đối tượng lịch sử được thể hiện trên bản đồ là gì. - Hiểu bản đồ, đọc được bản chú giải để biết cái người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào, bằng các ký hiệu gì ? Bằng màu sắc gì? ... - Xác định vị trí, phương hướng của các địa điểm trên bản đồ. - Cao hơn nữa giáo viên hướng dẫn học sinh biết dựa vào bản đồ, kết hợp với các kiến thức lịch sử để phân tích, so sánh, giải thích các mối quan hệ của các sự kiện giữa các đối tượng. “ Mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” Như vậy phương pháp kai thác kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THCS là một việc làm rất quan trọng, rất phong phú và có ý nghĩa lớn cần được mỗi thầy giáo, cô giáo quán triệt một cách sâu sắc và vận dụng sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình, trong hoạt động nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên để làm tốt việc này cần có sự chuyển biến mạnh mẽ mang tính cách mạng trong phương pháp dạy – học lịch sử và phải có thời gian kiểm nghiệm sự đúng đắn của nó so với kiểu dạy truyền thống. Mỗi giáo viên sau khi vận dụng các phương pháp dạy học này vào từng bài Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. phải có sự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và trao đổi, phổ biến với đồng nghiệp để khẳng định những biện pháp sư phạm trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Cần tránh khuynh hướng “tách lí thuyết với thực tế”...đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá . V. HIỆU QUẢ CỦA SKKN: Qua việc áp dụng phương pháp sử dụng dụng cụ trực quan ở chương trình lịch sử 8- 9 mới tôi nhận thấy kết quả khả quan như sau: - Phần lớn các em đã có ý thức học tập bộ môn và có phương pháp học tập tốt. - Các em đã hiểu rõ và nắm chắc các khái niệm, diễn biến của các chiến dịch. - Đại bộ phận các em đã hình thành được một số kỹ năng lịch sử đơn giản, hiểu, đọc và trình bày diễn biến trên lược đồ, bản đồ. - Cơ bản là các em biết quan sát tranh ảnh, hình vẽ để rút ra kiến thức cần nắm, biết phân tích bản đồ, sự kiện. - Cơ bản là các em biết tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức lịch sử, giải thích, phân tích được các sự kiện lịch sử, biết liên hệ thực tế. * Kết quả cụ thể: Đây là năm thứ 5 áp dụng đổi mới phương pháp dạy học nhưng là năm thứ hai trường áp dụng rộng rãi các phương tiện và khai thác kênh hình trong dạy - học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Qua việc áp dụng phương pháp khai thác kênh hình phù hợp với nội dung bài dạy ở một số lớp điển hình để thử nghiệm có kết quả như sau: - Năm học 2013 – 2014 ( trước khi áp dụng): Lớp. Sĩ số. Giỏi SL. TL %. Khá SL. TL %. Trung bình SL. TL %. Yếu SL. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2. TL %. TB trở lên SL. TL %.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. 8a 8b 9a 9b. 27 29 30 32. 2. 7,4. 6. 22,22. 11. 70,38. 8. 23,6. 19. 70,37. 1. 3,4. 4. 13,79. 15. 51,78. 9. 31,03. 15. 51,72. 1. 3,3. 5. 16,6. 18. 57,4. 6. 20,00. 24. 80,00. 4. 12,5. 6. 18,75. 17. 52,15. 5. 16,6. 17. 84,37. - Năm học 2013 – 2014 ( Sau khi áp dụng): + 100% học sinh có sách giáo khoa, sách bài tập thực hành, sách tham khảo. + Áp dụng nhiều phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan khác nhau đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử. + 90% học sinh thích học bộ môn Lịch sử Lớp. Sĩ số. 8a 8b 9a 9b. 31 36 32 33. Giỏi. Khá. Trung bình. Yếu. TB trở lên. SL. TL %. SL. TL %. SL. TL %. SL. TL %. SL. TL %. 5. 16,12. 15. 48,33. 8. 25,88. 3. 9,67. 28. 90,33. 8. 22,22. 14. 38,9. 10. 27,77. 4. 11,11. 32. 88,89. 5. 15,62. 12. 37,51. 13. 40,62. 2. 6,25. 27. 93,75. 4. 12,12. 10. 30,30. 15. 54,54. 4. 12,12. 29. 87,88. Như vậy so với phương pháp truyền thống thì hiệu quả của phương pháp khai thác kênh hình phù hợp trong các tiết dạy mang lại hiệu quả cao.. C . KẾT LUẬN : I. KẾT LUẬN - Việc khai thác kênh hình trong giảng dạy lịch sử là một trong những phương pháp không thể thiếu được trong hoạt động dạy học. Bằng phương Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 2.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. pháp khai thác kênh hình GV sử dụng tốt nhất giúp học sinh tự khai thác, lĩnh hội kiến thức, phát huy được vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập. - Việc khai thác kênh hình trong giảng dạy cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đặc biệt tạo ấn tượng, giúp học sinh khắc sâu, nhớ kỹ, tái hiện lại những kiến thức đã học. - Về phương pháp sử dụng: phải sử dụng tinh tế, khéo léo phải đảm bảo tính trực quan, vừa đảm bảo tính khoa học. Điều đáng lưu ý là việc khai thác dù sinh động đến đâu cũng không thể giúp học học tốt nếu thiếu sự chỉ đạo tận tình của giáo viên bộ môn. Vậy với cương vị là người chỉ đạo, hướng dẫn, người giáo viên phải luôn tác động ý thức học tập của các em, phải khơi dậy trong các em sự tìm tòi, ham hiểu biết, sẵn sàng khám phá khoa học có như thế mới đem lại hiệu quả Điều cuối cùng là muốn thực hiện tốt phương pháp khai thác kênh hình trong giảng dạy lịch sử, đòi hỏi người giáo viên ngoài năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thì phải có ý thức trách nhiệm cao, phải có cái tâm mang đặc thù của nghề dạy học bởi vì phương pháp dù hay đến mấy nhưng người thầy không có trách nhiệm cao, không yêu nghề và thương yêu học sinh hết mực thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Có như vậy chúng ta mới góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà: có trình độ văn hoá cơ bản, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ, thông minh sáng tạo… đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá . II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN: Khai thác kênh hình tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ cho được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dẽ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực chú Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 3.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. ý quan sát, hứng thú của học sinh. Tuy nhiên nếu không sử dụng tốt, đúng mức và bị lạm dụng thì dễ làm học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu. Kênh hình có nhiều loại. Mỗi loại lại có cách sử dụng riêng, nhưng phải chú ý các nguyên tắc cơ bản sau: 1/ Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học để lựa chọn kênh hình cho thích hợp, không nên dùng quá nhiều kênh hình cho một tiết dạy. 2/ Phải có phương phương pháp thích hợp đối với mỗi loại kênh hình ( Như đã nêu ở trên). 3/ Trước khi sử dụng cần phải giải thích: Kênh hình này nhằm mục đích gì? Giải quyết vấn đề gì? Nội dung gì? trong bài học. 4/ Biết vận dụng, sử dụng khai thác kênh hình tới các phương pháp dạy học khác: như nêu vấn đề, mô tả, diễn giải...cho nhuần nhuyễn, đạt hiệu quả cao. * Điểm khác biệt với phương pháp sử dụng khai thác kênh hình trước đây là giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ đồng thời qua việc sử dụng các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ ta phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết: Kỹ năng sử dụng bản đồ, sử dụng tranh vẽ, biểu đồ, kỹ năng thu thập tư liệu qua sách tham khảo... III. DỰ KIẾN VỀ CẢI TIẾN CẤU TRÚC THỜI GIAN TỚI. Với đề tài này tôi đã nghiên cứu, vận dụng từ năm học 2013 – 2014 đến nay và thấy kết quả rất khả quan. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chỉ với tư cách cá nhân và chỉ có sự tham khảo đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp trong trường nên chắc chắn cũng còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong có sự giúp đỡ, xây dựng của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài thêm hoàn thiện, có hiệu quả, nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử nói riêng và góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới PPDH và thực hiện Đẩy mạnh Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 3.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học; Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung của Bộ giáo dục và Đào tạo đang phát động. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. 1. Đối với phòng GD. Cần tham mưu với các cấp chính quyền để tạo điều kiện cho trường được xây thêm phòng học, phòng đa chức năng phục vụ cho những môn học. - Hỗ trợ để trường mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ dạy học như: Máy vi tính, hệ thống máy chiếu. 2. Đối với BGH nhà trường. BGH cần tổ chức tiến hành kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên trong suốt năm học. Tất cả các giáo viên trong nhà trường đều phải được kiểm tra giờ dạy nhiều lần và kiểm tra giờ dạy của tất cả các môn đặc biệt kiểm tra việc sử dụng đồ dùng và hiệu quả của việc sử dụng của giáo viên. Hiệu trưởng có thể chọn các hình thức kiểm tra phù hợp với đối tượng và kế hoạch đã đề ra làm sao để có những thông tin chính xác nhất nhằm giúp cho giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh và khuyến khích giáo viên áp các phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học để đáp ứng khả năng học tập của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Chỉ đạo bộ phận thư viện, thiết bị bố trí, sắp xếp các thiết bị phương tiện khoa học, tiện lợi để đáp ứng được nhu cầu sử dụng các thiết bị của giáo viên một cách tốt nhất. 3. Đối với Giáo viên - Có ý thức tự học, tự rèn, GV phải biết sử dụng phương tiện, đồ dùng phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học và phải chú trọng cả 3 mặt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 3.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. - Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn do trường và cấp trên tổ chức, tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao tay nghề cũng như khả năng sử dụng các kênh hình trong dạy học lịch sử nói riêng và các môn học nói chung. Minh Châu, ngày 10 tháng 11 năm 2015 Người thực hiện. Ngô Thị Thoan. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 3.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách giáo khoa lịch sử. 2/ Sách giáo viên lịch sử 9. 3/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. 4/ Sách bài tập lịch sử 9. 5/ Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ( Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 3.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 3.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> SKKN “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 8-9 phần Lịch sử thế giới”. Có thể là hình vẽ được giáo viên chuẩn bị trước, (như hình vẽ minh hoạ các sự kiện lịch sử , ...) Đối với hình vẽ: Ta cần cho học sinh tiến hành theo các bước sau: - Đọc tên và cho biết các sự kiện lịch sử trên hình vẽ . - Tìm hiểu mốc thời gian diễn ra sự kiện lịch sử, địa phương diễn ra sự kiện đó. - Rút ra nguyên nhân ý nghĩa, bài học lịch sử từ sự kiện đó.. Ngô Thị ThoanTrường THCS Minh Châu 3.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×