Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TÌM HIỂU VỀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.14 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI
TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
Họ và tên : Trần Trọng Danh
MSSV: 2051120214
Mã nhóm học phần : 010100500402
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngơ Thuỳ Dung

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu và kết cấu tiểu luận.................................................2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG HỢP LOẠI TRỪ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ...............................................................................................3
1.1.

Khái niệm những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự..........................3


1.2.

Phân biệt những trường hợp loại trừ TNHS với những trường hợp khơng có

TNHS và miễn TNHS............................................................................................4
CHƯƠNG 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH
SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM..................................................................7
2.1.

Tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự......................................7

2.2.

Sự kiện bất ngờ............................................................................................8

2.3.

Phịng vệ chính đáng....................................................................................9

2.4.

Tình thế cấp thiết........................................................................................10

2.5.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội...........................................11

2.6.

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và


công nghệ.............................................................................................................12
2.7.

Thi hành mệnh lệnh cấp trên......................................................................13

KẾT LUẬN............................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................15



LỜI MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài.
Trách nhiệm hình sự ( TNHS ) là một dạng trách nhiệm pháp lý buộc người

phạm tội phải chịu chế tài hình sự được luật hình sự quy định. Theo đó, luật hình
sự có nhiệm vụ xác định các hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm và phải chịu
TNHS. Bên cạnh đó, luật hình sự cũng có những quy định về các trường hợp mà
hành vi đã thực hiện về hình thức tuy có các dấu hiệu của tội phạm nhưng vì có
những tình trường hợp đặc biệt nên khơng bị coi là tội phạm và không phải chịu
TNHS.
Cùng với chế định TNHS , chế định “ các trường hợp loại trừ TNHS ” có ý
nghĩa trong việc giải quyết TNHS, là “ cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh chống và
phịng ngừa tội phạm, góp phần bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân
dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, xây dựng nhà nước pháp 1 quyền
XHCN Việt Nam trên con đường đổi mới ”. [Giáo trình Luật hình sự (phần

chung), khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội (2003)].
Căn cứ vào Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đã quy định một số trường hợp thuộc dạng các trường hợp loại trừ TNHS bao
gồm: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự; Phịng
vệ chính đáng; Tình thế cấp thiết; Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội;
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ; Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên. Những trường hợp
trên địi hỏi có sự nghiên cứu kỹ càng và chính xác để đưa ra kết luận đúng nhất
trong những trường hợp hay hành vi có liên quan đến trách nhiệm hình sự. Với lý
do như vậy , em lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu về những trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam. ” làm đề tài cho bài tiểu luận của
1


mình.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Bài tiểu luận có mục đích làm rõ hơn về lý luận chế định những trường hợp

loại trừ TNHS để đánh giá và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của BLHS
Việt Nam về vấn đề này . Để đạt được mục đích trên , tiểu luận có các nhiệm vụ
sau :
- Phân tích cơ sở lý luận của những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự .
- Giải thích các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi ,bổ sung năm
2017) về các trường hợp loại trừ TNHS.
Từ đó, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế định chế định những trường
hợp loại trừ TNHS trong BLHS Việt Nam .
3.


Phương pháp nghiên cứu và kết cấu tiểu luận.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong tiểu luận là phân

tích, so sánh, tổng hợp.
- Kết cấu của luận văn bao gồm Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo,
và phần nội dung được chia làm 2 phần chính:
+ Phần 1: Một số vấn đề chung về những trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự.
+ Phần 2: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự
Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG HỢP LOẠI TRỪ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
Khái niệm: Loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) là một chế định quan trọng
trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Theo đó, loại trừ TNHS là những trường hợp
được quy định trong các điều của Bộ luật Hình sự về việc gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho xã hội, khi có đủ các căn cứ do pháp luật hình sự quy định,
việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự, nhưng không bị coi là tội phạm và
người thực hiện hành vi nguy hiểm đó khơng phải chịu TNHS. 
Các đặc điểm cơ bản của những trường hợp loại trừ TNHS như sau:
- Hành vi gây thiệt hại bị luật hình sự cấm và được quy định trong các điều
luật cụ thể; Hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội nhưng được coi là hợp pháp
về mặt pháp lý, do vậy, không bị coi là tội phạm, không bị truy cứu TNHS; hành vi
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác phải trong giới hạn của
luật hình sự quy định;
- Những trường hợp loại trừ TNHS được thực hiện trong trường hợp cụ thể

không bị coi là tội phạm phải có đủ các căn cứ do Bộ luật Hình sự quy định. Hành
vi đó phải đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm mà pháp luật hình sự quy định như:
+ Tính trái pháp luật;
+ Tính chất lỗi; do người có năng lực TNHS thực hiện; hành vi có tính chất
nguy hiểm cho xã hội; đủ tuổi chịu TNHS.
+ Theo Khoản 2 Điều 8 BLHS 2015 cịn quy định thêm “Những hành vi tuy
có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì
khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Trường hợp loại trừ TNHS bao gồm : Sự kiện bất ngờ; Tình trạng khơng có
năng lực trách nhiệm hình sự; Phịng vệ chính đáng; Tình thế cấp thiết; Gây thiệt
hại trong khi bắt giữ người phạm tội; Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy
hoặc cấp trên.
3


Việc nghiên cứu những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa
khoa học và ý nghĩa thực tiễn vơ cùng quan trọng. Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ
sung 2017 đã khắc phục những vấn đề cịn tồn tại của Bộ luật hình sự năm 1999 khi
những quy định về chế định này còn nằm rải rác ở các điều, các chương riêng biệt,
chưa quy định đầy đủ các trường hợp phát sinh trong thực tiễn đời sống xã hội.
Đồng thời, chế định này còn giúp bảo đảm nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình
sự Việt Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, giúp cho Tòa án
thuận tiện khi áp dụng Bộ luật Hình sự, xác định rõ ranh giới giữa tội phạm và
không phải tội phạm, bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, tránh xảy ra oan sai cho
người vô tội. Việc loại trừ trách nhiệm hình sự cho một số trường hợp đặc biệt đã
giúp người dân phát huy tinh thần đấu tranh chống lại các hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị pháp luật hình sự cấm, nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc
bảo vệ công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. Phân biệt những trường hợp loại trừ TNHS với những trường hợp khơng

có TNHS và miễn TNHS.
Như đã phân tích ở trên , những trường hợp loại trừ TNHS có bản chất pháp
lý khác biệt đối với những trường hợp khơng có TNHS hoặc được miễn TNHS .
Tình trạng khơng có TNHS : Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình
sự.
Đây là một trong những trường hợp miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với
những người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Theo đó, người ở trong tình
trạng bị coi là khơng có năng lực trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn cả hai điều
kiện sau:
- Thứ nhất : Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động
tâm thần;
- Thứ hai : Khơng có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi
4


(và như vậy cũng khơng có năng lực điều khiển hành vì đó) hoặc tuy có khả năng
nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi nhưng khơng có năng lực điều khiển
hành vi đó.
Việc xác định một người có thỏa mãn hai điều kiện nêu trên hay khơng địi
hỏi phải có sự trợ giúp của giám định tâm thần tư pháp.
Chủ thể không phải chịu trách nhiệm chi vì hành vi gây thiệt hại khơng
phải là tội phạm do thiếu dấu hiệu nhất định . họ sẽ không có TNHS khi thuộc về
một trong các trường hợp sau :
- Trường hợp chưa đủ tuổi chịu TNHS.
- Trường hợp trong tình trạng khơng có năng lực nhận thức hoặc năng lực
điều khiển hành vi ( năng lực TNHS ).
- Trường hợp sự kiện bất ngờ.
- Trường hợp bất khả kháng.

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm
2017 thì miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) là việc miễn truy cứu TNHS cho
người phạm tội “nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến
của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho
xã hội nữa”. Điều 29 căn cứ miễn trách nhiệm hình sự :
" 1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những
căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách,
pháp luật làm cho hành vi phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong
các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà
5


người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm
nghèo dẫn đến khơng cịn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự
việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn
chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập cơng lớn hoặc có cống hiến
đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm
trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của
người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện
hịa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự."
Như vậy, người được miễn TNHS là người có hành vi phạm tội nhưng được

miễn truy cứu TNHS trong những trường hợp nhất định chứ khơng phải người
khơng phạm tội. Việc miễn TNHS có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc
tòa án áp dụng (tùy theo từng giai đoạn của vụ án).
Các trường hợp loại trừ TNHS và các trường hợp khơng có TNHS hoặc
miễn TNHS là hai loại trường hợp khác nhau . Mặc dù về hậu quả pháp lý cuối
cùng của cả hai loại trường hợp này đều là chủ thể khơng có TNHS , nhưng giữa
chúng có sự khác nhau về bản chất.
Những trường hợp loại trừ TNHS gắn với quyền của người thực hiện hành
vi gây thiệt hại và những hành vi gây thiệt hại này được xã hội chấp nhận vì nhằm
mục đích có lợi . Trách nhiệm hình sự đối với họ được loại trừ và xã hội khơng
cần có biện pháp nào khác để phòng ngừa . Trái lại , hành vi gây thiệt hại trong
các trường hợp khơng có TNHS khơng phải là hành vi có động cơ và mục đích có
lợi cho xã hội . Đó cũng phải là quyền được ghi nhận trong luật hình sự .

6


CHƯƠNG 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH
SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. Tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự
Điều 21 BLHS năm 2015 khẳng định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu TNHS. So với
BLHS năm 1999, quy định về tình trạng khơng có năng lực TNHS trong BLHS năm
2015 có sự thay đổi về mặt kỹ thuật theo hướng bỏ quy định về việc áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh tại điều luật mà quy định thống nhất về việc áp dụng biện
pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tại Điều 49 BLHS năm 2015.
Theo quy định của điều luật, tình trạng khơng có năng lực TNHS có thể được
hiểu là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đang trong tình trạng

mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Như vậy, có 02 dấu hiệu để xác định tình trạng
khơng có năng lực TNHS, cụ thể: thứ nhất là Dấu hiệu y học (mắc bệnh, đó là
người ở trong tình trạng khơng có năng lực TNHS là người mắc bệnh tâm thần hoặc
bênh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần), đây là điều kiện cần; thứ hai là  Dấu
hiệu tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển, đó là người khơng
có năng lực nhận thức địi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi gây thiệt hại và họ
cũng khơng thể có được năng lực kiềm chế thực hiện hành vi đó), đây là điều kiện
đủ. Cả 02 dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, dấu hiệu này là tiền đề
của dấu hiệu kia và ngược lại, một người vì mắc bệnh nên mất khả năng điều khiển
và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh.
Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác tới mức làm mất khả
năng nhận thức hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó
gây ra hoặc mất khả năng điều kiển hành vi của mình mới được coi là khơng có
năng lực TNHS. Có nghĩa rằng họ phải thỏa mãn đồng thời 02 dấu hiệu trên, trong
đó, dấu hiệu y học có vai trị là ngun nhân là dấu hiệu tâm lý có vai trị là kết quả
nhưng khơng có nghĩa mắc bệnh tâm thần là đều dẫn đến việc mất năng lực nhận
7


thức hoặc năng lực điều khiển. Năng lực này có mất hay không, không những phụ
thuộc vào loại bệnh mà cịn phụ thuộc vào mức độ bệnh và vào tính chất của hành
vi nguy hiểm nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện
2.2.

Sự kiện bất ngờ
Điều 20 BLHS 2015 quy định về sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi

gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không
buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình
sự.

So với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định về sự kiện bất
ngờ trong BLHS năm 2015 khơng có sự thay đổi về bản chất pháp lý, mà chỉ là sự
sửa đổi, bổ sung về mặt kỹ thuật lập pháp theo hướng quy định trực tiếp một người
thực hiện hành vi được coi là sự kiện bất ngờ và hậu quả pháp lý của nó. Theo đó,
sự kiện bất ngờ là trường hợp gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người gây
ra hậu quả thiệt hại đó khơng có lỗi vì họ không thể thấy trước hoặc không buộc
phải thấy trước hậu quả của hành vi gây hậu quả. Bản chất pháp lý của sự kiện bất
ngờ là người thực hiện hành vi khơng có lỗi do họ khơng tự lựa chọn thực hiện hành
vi gây thiệt hại. Họ đã không thấy trước được tính chất (hậu quả) nguy hiểm cho xã
hội do hành vi của mình gây ra. Hồn cảnh khách quan khơng cho phép họ có thể
thấy trước hậu quả của hành vi và họ cũng khơng có nghĩa vụ (bị buộc) phải thấy
trước việc gây ra hậu quả đó. Như vậy, dấu hiệu có lỗi - cơ sở để xem xét một hành
vi có là tội phạm là khơng, và có cần thiết áp dụng các biện pháp tác động về mặt
pháp lý hình sự khơng đã khơng được thỏa mãn
Trong sự kiện bất ngờ, có 02 loại trường hợp gây thiệt hại mà không thấy
trước được hậu quả thiệt hại đó là: thứ nhất là khơng có nghĩa vụ phải thấy trước
hậu quả thiệt hại và thứ hai là khơng có điều kiện để thấy trước mặc dù có nghĩa vụ
phải thấy trước. Như vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ, việc chủ thể đã không
thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình đã gây ra là do
khách quan. Đây chính là điểm khác biệt so với các trường hợp như sự kiện bất khả
kháng, tình trạng khơng thể khắc phục được hoặc đối với trường hợp lỗi vô ý vì cẩu
thả.
8


2.3. Phịng vệ chính đáng
Khoản 1 điều 22 BLHS 2015 quy định: Phịng vệ chính đáng là hành vi của
người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người
đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm. Khi xem xét một hành vi có
được coi là phịng vệ chính đáng hay khơng cần hội tủ các yếu tố:
- Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi
ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác
(người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng
kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội
bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn cơng của nạn nhân
(người có hành vi xâm phạm).
- Thứ hai, về phía người phịng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm
phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản,
nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi
phịng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có
hành vi xâm phạm.
- Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính khơng thể
khơng chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã
hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có
hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra
cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. 
Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại. Người có hành vi vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu TNHS
theo quy định của Bộ luật này. Đây là trường hợp người phòng vệ do đánh giá sai
9


tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm, “Người phòng vệ đã dùng
những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại
mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể
chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó”. Người phịng vệ
trong trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu TNHS do lỗi

vượt q của mình. Tuy nhiên, TNHS của họ được giảm nhẹ hơn so với các trường
hợp bình thường. Mức độ TNHS được giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ
vượt quá giới hạn phòng vệ và các trường hợp giảm nhẹ khác.
2.4. Tình thế cấp thiết
Khoản 1 điều 23 BLHS 2015 quy định: tình thế cấp thiết là tình thế của
người muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người
khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào
khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn hoặc thiệt hại cần ngăn ngừa. Để được coi
là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và khơng phải chịu TNHS thì phải có đầy
đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất: Phải có sự đe dọa hiện hữu và thực tế xâm
phạm đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ (tức là lợi ích của Nhà nước, của tổ
chức, lợi ích chính đáng của bản thân người thực hiện hành vi hay của người
khác); Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy
hiểm; Thứ ba: Thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa.
Tương tự phịng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết xác định ba dấu hiệu để
nhận biết trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết theo khoản 2 điều
luật này thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự, cũng như được xem xét sẽ là tình tiết
giảm nhẹ theo Điều 51 BLHS.
Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là trường hợp một người vì muốn
tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của
người khác, lợi ích của Nhà nước, của tổ chức mà khơng cịn cách nào khác là
gây thiệt hại bằng hoặc lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Đây là trường hợp chủ
thể có cơ sở để hành động trong tình thế cấp thiết nhưng đã vượt quá phạm vi cho
10


phép. Cũng giống như vượt quá yêu cầu của phòng vệ chính đáng, người có hành
vi gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì cũng phải chịu
TNHS. Khoản 2 Điều 23 khẳng định: trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng

vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu
TNHS. Mặc dù, vượt q tình thế cấp thiết phải chịu TNHS nhưng được giảm
nhẹ vì tính chất của động cơ và vì hồn cảnh phạm tội. Khoản 1 Điều 51 BLHS
có quy định một cách cụ thể, rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là
một trong những tình tiết để giảm nhẹ TNHS. Đây cũng là tình tiết giảm nhẹ
TNHS và khả năng của Tồ án khi quyết định hình phạt có thể coi là tình tiết
giảm nhẹ. Đó là cơ sở để giảm nhẹ hình phạt trong phạm vi của khung luật tương
ứng.
2.5. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.
Khoản 1 điều 24 BLHS 2015 quy định là hành vi của người để bắt giữ người
thực hiện hành vi phạm tội mà khơng cịn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ
lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ.
Theo điều luật, để được coi là gây thiệt hại trong bắt giữ người phạm tội là
một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, phải thỏa mãn các ba dấu hiệu: một
là, hành vi bắt giữ phải thuộc về các chủ thể có thẩm quyền bắt giữ người phạm
tội, hai là, hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là biện pháp
cuối cùng, khơng cịn cách nào khác để bắt giữ người phạm tội; ba là, hành vi
dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là cần thiết. Tuy nhiên, tại
khoản 2 cũng quy định tình trạng vượt quá mức cần thiết và tình tiết giảm nhẹ
được áp dụng tại Điều 51 BLHS.
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng lạm dụng quy định này mà những người bắt
giữ người phạm tội đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết gây tổn hại sức khỏe, thể
chất của người bị bắt giữ cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp khác của họ,
Khoản 2 Điều 24 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định: “Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần
thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự”. Quy định này được
11


xây dựng dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền được bảo vệ về

sức khỏe, về thân thể kể cả khi người đó là người bị bắt giữ: “Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức
đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Tuy nhiên, đối với trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt
quá mức cần thiết cho người bị bắt giữ, thì người gây thiệt hại tuy phải chịu trách
nhiệm hình sự nhưng pháp luật hình sự Việt Nam vẫn xác định đó là một trong
những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều
51 và trong một số tội phạm liên quan đến việc bắt giữ người phạm tội, thì mức
độ trách nhiệm hình sự cũng được quy định theo hướng giảm nhẹ, cụ thể: Tội giết
người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết
khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Điều 126 và Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ
chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định
tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2.6. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và công nghệ.
Điều 25 BLHS năm 2015 quy định: hành vi của một người đã gây thiệt hại
khi tiến hành, thực hiện việc nghiên cứu, thủ nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học,
kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng
đầy đủ biện pháp phòng ngừa cũng như quy định về khơng áp dụng đúng quy
trình, quy phạm, khơng áp dụng đầy đủ biện pháp phịng ngừa mà gây thiệt hại thì
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự..
Để coi rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ là một trường hợp loại trừ TNHS, hành vi gây thiệt hại trong
trường hợp này phải thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Hành vi gây thiệt hại trong
nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải
nhằm mục đích đem lại lợi ích chung cho xã hội; (ii) Lĩnh vực của hành vi gây
12



thiệt hại chỉ giới hạn trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ; (iii) Người gây ra thiệt hại đã tuân thủ đúng quy trình, quy
phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phịng ngừa. Trong đó, điều kiện thứ ba là điều
kiện quan trọng nhất, chủ thể thể hiện tính tuân thủ pháp luật, cũng như sự thận
trọng trong việc cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, lường trước những hậu quả
xấu để chuẩn bị các biện pháp phịng ngừa. Chính vì vậy, mà đoạn 2 Điều 25
BLHS năm 2015 khẳng định người nào khơng áp dụng đúng quy trình, quy phạm,
khơng áp dụng đầy đủ biện pháp phịng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu
TNHS.
2.7. Thi hành mệnh lệnh cấp trên.
Điều 26 BLHS năm 2015 quy định: hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành
mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân
để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo
cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh
lệnh đó.
Các điều kiện để được coi là gồm có bốn điều kiện sau: một là, mệnh lệnh
mà người có hành vi gây thiệt hại thi hành phải là mệnh lệnh của người chỉ huy
hoặc cấp trên thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, hai là mục đích của việc thi
hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc lực lượng vũ trang phải
nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ quốc phịng, an ninh, ba là người có hành
vi gây thiệt hại đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng
người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, bốn là việc thi hành
mệnh lệnh này không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 – Điều 421, khoản 2
– Điều 422, khoản 2 – Điều 423 BLHS. Có một điểm khác biệt ở trường hợp loại
trừ trách nhiệm hình sự ở đây, là người thực hiện hành vi gây thiệt hại này sẽ
không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, đối với người ra mệnh lệnh nói
trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

13



KẾT LUẬN
Các tình tiết loại trừ TNHS có những đặc điểm cơ bản là : luôn gắn với hành
vi gây thiệt hại có dấu hiệu về hình thức của một tội phạm ; là tình tiết làm cho
hành vi gây thiệt hại mất tính nguy hiểm của một tội phạm ; là tình tiết được quy
định trong luật hình sự .
Việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS xuất phát từ cơ sở lý luận và thực
tiễn của PLHS và yêu cầu của xã hội. Với thực trạng tình hình tội phạm ngày
càng phức tạp, trước yêu cầu đổi mới và phát triển không ngừng của xã hội,
PLHS cần có những quy định cụ thể về các tình tiết loại trừ TNHS , tạo cơ sở
pháp lý cho người dân thực hiện quyền được hành động vì lợi ích chung của tồn
xã hội . Việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS thể hiện nguyên tắc
pháp chế trong xây dựng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật .
Những trường hợp loại trừ TNHS không những sẽ góp phần tháo gỡ những
tồn tại trong thực tiễn xét xử, bảo đảm sự phù hợp với pháp luật hình sự các nước
trên thế giới và hồn thiện BLHS Việt Nam, mà cịn thực hiện xu hướng nhân đạo
hóa hơn nữa trong BLHS, cũng như bảo đảm tốt hơn nữa lợi ích của Nhà nước, của
cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Đặc biệt, việc hồn thiện
BLHS về vấn đề này cịn nâng cao nhận thức của cơng dân về quyền và nghĩa vụ
của mình - trường hợp nào thì hành vi gây thiệt hại cho xã hội phải chịu TNHS, là
hành vi sai trái; còn trường hợp nào thì khơng phải chịu trách nhiệm, là việc làm có
ích, nên làm, qua đó chủ động và tích cực phát huy tinh thần đấu tranh phịng,
chống khơng khoan nhượng đối với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
trong xã hộ.
Tiếp tục hoàn thiện quy định về các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS là
yêu cầu khách quan . Để hoàn thiện pháp luật thực định nói chung và quy định về
14



các tình tiết loại trừ TNHS nói riêng .

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật
1.

Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

2.

Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

Các giáo trình, sách báo, website,…
3.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập

1, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
4.

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh ( 2014 ) , Giáo trình Luật

hình sự Việt Nam ( phần chung ) , Nxb . Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam , Hà Nội .
5.

PGS.TS. Trịnh Tiến Việt ( Tháng 01/2021 ) , Trách nhiệm hình sự và loại


trừ trách nhiệm hình sự (Sách chun khảo) , NXH Chính trị Quốc Gia Sự Thật,Hà Nội
6.

Lê Thị Kim Loan ( 07/03/2018 ) Các trường hợp loại trừ trách nhiệm

hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015< [truy
cập ngày 04/09/2021].
7.

Hữu Thành (  17/03/2018 ) Bổ sung mới 3 trường hợp được loại trừ trách

nhiệm hình sự < > [ Truy cập ngày 04/09/2021 ]

16



×