Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu Quá trình đông máu Nhóm máu và sự truyền máu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.01 KB, 21 trang )


Quá trình đông máu
Nhóm máu và sự truyền máu



MÁU VÀ SỰ TRUYỀN MÁU
I. Lịch sử
Từ năm 1895, Bordet bằng các thực
nghiệm của mình đã chứng minh được
rằng huyết tương của loài vật này có khả
năng làm cho hồng cầu của loại vật khác
bị ngưng kết lại.
Năm 1900, Landsteiner và các cộng sự
qua các công trình nghiên cứu cũng đã
cho thấy ngay trong cùng 1 loài vật cũng
đã xảy ra hiện tượng ngưng kết khi đem
trộn hồng cầu của cá thể này với huyết
tương của cá thể khác. Từ đó Landsteiner
đã tìm ra các kháng nguyên và kháng thể
đặc hiệu của các nhóm hồng cầu trong
máu người và một số động vật.

II. Nhóm máu
1. Hệ thống nhóm máu ABO
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng ngưng
kết: qua nhiều công trình nghiên cứu
người ta đã thấy trên màng của hồng cầu
có các ngưng kết nguyên (NKN) A và B
tác động như một loại kháng nguyên.
Trong huyết tương lại có các ngưng kết


tố (NKT) alpha và beta tác động như một
kháng thể. Hiện tượng ngưng kết sẽ xảy
ra khi các NKN gặp các NKT tương
ứng. Dựa vào sự có mặt của các NKN và
NKT ở màng hồng cầu và huyết tương,
người ta đã xác định được 4 nhóm máu
cơ bản:
- Nhóm máu O (I) trên màng hồng cầu
không có NKN còn trong huyết tương thì
có cả NKT alpha và beta
- Nhóm máu A (II) trên màng hồng cầu
có NKN A còn trong huyết tương có
NKT beta
- Nhóm máu B (III) trên màng hồng cầu
có NKN B còn trong huyết tương có
NKT alpha
- Nhóm máu AB (IV) trên màng hồng
cầu có cả NKN A và B, còn trong huyết
tương thì không có NKT nào cả
Có 2 gen nằm trên 1 cặp NST để quy
định nhóm máu ABO nhưng có đến 3
alen quy định nhóm máu, là O, A, B. Vì
thế sẽ có 6 kiểu kết hợp của các alen là
OO (quy định nhóm máu O), OA và AA
(quy định nhóm máu A), OB và BB (quy
định nhóm máu B) và AB (quy định
nhóm máu AB). Do vậy nhóm máu có
khả năng di truyền và được ứng dụng
trong ngành pháp y và y học để xác định
nhóm máu.

Khi truyền nhầm nhóm máu, hay nói một
cách khác, NKT alpha hoặc beta gặp
NKN A hoặc B thì sẽ xảy ra quá trình
ngưng kết. Do đó các trường hợp sau
xảy ra ngưng kết:
+ Hồng cầu nhóm máu A gặp huyết
tương nhóm máu B
+ Hồng cầu nhóm máu B gặp huyết
tương nhóm máu A
+ Hồng cầu nhóm máu AB gặp huyết
tương nhóm máu A hoặc B hoặc O
+ Hồng cầu nhóm O không bị huyết
tương nhóm máu nào làm ngưng kết cả
Lưu ý rằng mỗi NKT có thể gắn vào 2
hoặc 10 hồng cầu và làm cho hồng cầu
dính lại với nhau kết thành một khối. Các
đám hồng cầu nàu bịt kín những mạch
máu nhỏ trong hệ tuần hoàn. Trong vài
giờ hoặc vài ngày tiếp theo, các đại thực
bào sẽ phá hủy các hồng cầu ngưng kết
và giải phóng Hb vào huyết tương.
Đôi khi ngay sau khi truyền nhầm nhóm
máu, hồng cầu sẽ bị vỡ trong máu lưu
thông, do các kháng thể trong máu lưu
thông hoạt hóa hệ thống bổ thể, hệ thống
bổ thể giúp giải phóng các enzim làm vỡ
màng hồng cầu. Tuy nhiên hiện tương vỡ
hồng cầu ngay lập tức thường ít gặp hơn
là ở tan máu chậm sau khi ngưng kết
hồng cầu.

2. Hệ thống nhóm máu Rh
Năm 1940, Landsteiner và Wiener qua
các công trình nghiên cứu của mình đã
cho thấy: khi lấy máu của loài khỉ vàng
Macacus rhesus tiêm vào thỏ nhiều lần,
kết quả là máu thỏ đã hình thành một hệ
thống miễn dịch với hồng cầu của máu
loài khỉ vàng. Sau đó lại lấy huyết thanh
của máu thỏ đã được miễn dịch trộn đều
với máu của khỉ vàng và cả máu người,
người ta nhận thấy rằng huyết thanh của
loài khỉ vàng có khả năng làm ngưng kết
hồng cầu của khỉ vàng và cả hồng cầu
của máu người đã thử. Kháng nguyên
phát hiện được gọi là yếu tố Rh. Những
người có yếu tố Rh gọi là Rh+, không có
thì gọi là Rh-. Nếu truyền máu của người
có Rh+ cho người có Rh- thì sẽ xảy ra
ngưng kết vì máu của người Rh- sẽ sản
sinh ra một loại kháng thể đặc biệt chống
Rh+.
Kháng thể chống Rh+ không có sẵn trong
huyết tương như alpha và beta của máu
mà chỉ được hình thành ở những người
Rh- sau khi nhận được nhiều lần 1 lượng
máu Rh+. Kháng thể phát triển chậm,
khoảng 2 - 3 tháng sau khi nhận máu
Rh+ mới phản ứng. Khi đã được tạo ra
thì tính miễn dịch sẽ được tồn tại nhiều
năm. Do đó, nếu 1 người Rh- chưa hề

tiếp xúc với máu Rh+ thì việc truyền máu
sẽ không gây 1 phản ứng tức thời nào.
Tuy nhiên nếu lần sau họ lại được truyền
máu Rh+ có thể xảy ra tai biến nghiêm
trọng như ở hệ thống ABO.
Hội chứng tăng nguyên hồng cầu ở bào
thai
Đây là một bệnh của bào thai và trẻ sơ
sinh, đặc trưng bởi sự ngưng kết hồng
cầu tiến triển và sau đó các hồng cầu này
sẽ bị thực bào. Trong hầu hết trường hợp,
người mẹ là Rh- và bố là Rh+, đứa trẻ
được di truyền nhóm máu Rh+ từ bố.
Yếu tố Rh của thai nhi sẽ khuếch tán qua
nhau thai sang cơ thể mẹ. Ở mẹ sẽ xuất
hiện kháng thể chống Rh+ và kháng thể
sẽ khuếch tán qua nhau thai vào máu của
thai nhi để gây ngưng kết hồng cầu.
Thường thì ở lần mang thai đầu, lượng
kháng thể chống Rh+ còn ít không đủ để
gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng ở lần
mang thai sau lượng kháng thể đã tăng
lên rất nhiều và gây nguy hiểm.

×