Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.22 KB, 4 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DUỢC – ĐIỀU DUỠNG

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH
HĨA

Giáng viên hướng dẫn: NGUYỄN NGỌC LINH
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Thị Thanh Anh
(Dược 12B)
2. Trần Khánh Duy (Dược
12B)
3. Võ Kim Ngân (Dược
12B)
4. Phạm Thị Phương Anh
(Dược 12B)
5. Trần Thị Phương Linh
(Dược 12B)


NỘI DUNG TRÌNH BÀY
ỨNG DỤNG CỦA PHÉP ĐO ĐỘ DẪN. Ý NGHĨA CỦA PHÉP ĐO ĐỘ DẪN
ĐIỆN TRONG NGÀNH DƯỢC. TÌM MỘT SỐ QUY TRÌNH MINH HỌA.
1. Ứng dụng của phương pháp đo độ dẫn điện
Phép đo độ dẫn điện có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và trong
phịng thí nghiệm . Nhờ có phép đo độ dẫn điện người ta có thể xác định nhiều
đại lượng hóa lý như : Ðộ điện ly , hằng số phân ly , hằng số liên hợp , độ hòa
tan của hợp chất khó tan , xác định điểm tương đương trong sự định phân acid bazo - muối ( phép chuẩn độ điện dẫn ) ưu việt của phương pháp này là khơng
dùng chất chỉ thị và có thể tiến hành định phân cả dung dịch có màu.
Phương pháp trực tiếp đo dộ dẫn điện rất có hiệu quả khi kiểm tra chấ
lượng nước cất trong phịng thí nghiệm, nước trong cơng nghiệp sản xuất dược


phẩm, hóa học. phương pháp cũng được dùng để kiểm tra nước trong quá trình
làm sạch nước, đánh giá độ nhiễm bẩn của nước trong thiên nhiên, nước
trongkix thuật lò hơi. Điều đặc biệt là đối với các đầu dò với bộ chỉ thị đơn giản,
người ta có thể lắp thẳng máy đo vào đường dẫn nước để kiểm tra trực tiếp, kịp
thời.
Người ta cũng đã xây dựng các phương pháp xác định lượng nhỏ C trong
thép theo phương pháp đo độ dẫn diện. nội dung của phương pháp là đốt cháy
mẫu thép trong dòng oxi, hấp thụ khí Co2 được tạo ra bằng dung dịch Ba(OH)2
và đo độ dẫn điện của dung dịch. Với phương pháp này người ta có thể xác định
hàm lượng C đến 10-2 – 10-3%. Hàm lượng C được xác định theo phương pháp
đường chuẩn.
Phương pháp đo độ dẫn diện cũng được áp dụng để kiểm tra chất lượng các
loại nước uống và các sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm.
Ưu điểm của phương pháp trực tiếp đo độ dẫn điện là có độ chính xác kha cao,
thiết bị đơn giản, dễ lắp ghép vào các hệ điều khiển tự động trong các ngành sản
xuất thích hợp. nhưng phương pháp đo trực tiếp có một nhược điểm quan trọng
là độ chọn lọc kém, điều đó ảnh hưởng đến phạm vi ứng dụng của phương pháp.
Phương pháp chuẩn độ dẫn điện có phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn. Với
phương pháp này người ta có thể xác dịnh các dung dịch axit, bazơ mạnh đến
các nồng độ nhỏ(10-4M). người ta cũng dễ dàng định phân axit fomic, axit
axetic và các axit trung bình khác bằng bazow mạnh theo phương pháp chuẩn độ
dẫn điện.đường định phân các axit hữu


cơ( axit succinic, axit addipic …) khi định phân theo phương pháp chuẩn độ dẫn
điện lại có độ uống rõ hơn khi dịnh phân bằng bazo mạnh.có thể định phân các
bazo yếu bằng axit mạnh hoặc axit yếu theo phương pháp đo độ dãn điện.
Điều đặc biệt là với phương pháp chuẩn độ độ dẫn điện người ta có thể
phân tích hỗn hớp nhiều cấu tử khi định phân trong môi trường dung môi hữu
cơ. Các hỗn hợp dung môi thường dung là hỗn hợp nước- dioxin, nước- axeton.

2. Ý nghĩa của phép đo độ dẫn điện trong ngành dược
 Kiểm tra chất lượng nước cất trong pha chế thuốc.
 Đánh giá độ nhiễm bẩn của nước.
 Kiểm tra chất lượng nước uống và các sản phẩm trong công nghiệp bào
chế thc.
 Kiểm nghiệm quy trình sản xuất thuốc.
 Đánh giá tác dụng của thuốc lên cơ thể người bệnh...
3. Một số quy trình minh họa
3.1 Phương pháp đo trực tiếp
Phương pháp trực tiếp đo độ dẫn điện được sử dụng cho các dung dịch loãng,
trong miền mà độ dẫn điện riêng của dung dịch còn tăng theo nồng độ. Trong
thực tế người ta thường xác định nồng độ chung của các ion có trong dung dịch
mà khơng thể phân định nồng độ của từng loại ion. Nồng độ ion trong dung
dịch, thường được tính theo đồ thị chuẩn, độ dẫn điện riêng được đo theo nồng
độ của một ion nào đó đã chọn. Vì độ linh động của các ion thực tế có giá trị
bằng nhau nên việc đo độ dẫn điện chỉ cho các thông tin về nồng độ chung của
ion trong dung dịch. Tính chọn lọc thấp của phương pháp trực tiếp đo độ dẫn
điện có hạn chế việc sử dụng phương pháp này các mục đích thực tiễn.
3.2 Phương pháp gián tiếp (chuẩn độ độ dẫn điện)
Trái với phương pháp trực tiếp đo độ dẫn điện, phương pháp đo độ dẫn điện
gián tiếp được dùng khá phổ biến để xác định điểm tương đương của các q
trình định phân, người ta gọi đó là phương pháp chuẩn (hay định phân) độ độ
dẫn điện. Trong phương pháp này, người ta tiến hành đo độ dẫn điện của dung
dịch phân tích sau mỗi lần thêm từng phần dung dịch chuẩn vào dung dịch phân
tích. Việc xác định điểm tương đương của quá trình định phân được thực hiện
nhờ xây dựng đồ thị hệ tọa độ
Phương pháp chuẩn độ độ dẫn điện thường được dùng cho các phản ứng
phân tích mà trong q trình xảy ra phản ứng có làm thay đổi đáng kể độ dẫn



điện của dung dịch, hay có sự thay đổi đột ngột độ dẫn điện (thường làm tăng
đột ngột độ dẫn điện) sau điểm tương đương.
Trong phương pháp chuẩn độ độ dẫn điện theo thời gian, người ta cho dung
dịch chuẩn liên tục hay từng phần nhỏ vào dung dịch phân tích với việc kiểm
sốt chặt chẽ thời gian. Đồng thời trên đồ thị của băng giấy trên máy tự ghi liên
tục hoặc ghi từng diểm theo hệ tọa độ ta được các chỉ số đo của máy – thời gian.
Các chỉ số của máy tỉ lệ với độ dẫn điện. Trong trường hợp này nồng độ chất
phân tích theo thời gian tiêu tốn cho việc định phân. Bởi vì ở đây tốc độ chảy
của dung dịch định phân từ burét vào dung dịch phân tích là khơng thay đổi và
được biết chính xác, thời gian dùng cho việc định phân tỉ lệ với lượng dung
dịch chuẩn tiêu tốn cho quá trình định phân. Ý tưởng chuẩn độ độ dẫn điện theo
thời gian được ứng dụng chế tạo các loại máy chuẩn độ tự động và đã được
sản xuất hàng loạt. Sau đây là vài trường hợp định phân theo phương pháp đo độ
dẫn điện.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×