Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu nhận thức của sinh viên đại học về tiêu dùng xanh và đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học về tiêu dùng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.72 KB, 16 trang )

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA SINH VI N ĐẠI HỌC VỀ TIÊU DÙNG
XANH VÀ ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN NHẬN THỨC CỦA SINH VI N ĐẠI HỌC VỀ TIÊU DÙNG XANH
TS. Đặng Thu H ng
ThS. Trần Hải Y n
Trường Đại học Thương mại
TÓM TẮT
Cùng với tác động từ những vấn đề về môi trường phát sinh, ngày nay các quốc gia cũng như
các tổ chức và cá nhân trong xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững (PTBV).
Nhằm hướng tới các mục tiêu PTBV, các quốc gia cần phải nâng cao nhận thức của người dân
trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, thơng qua đó, thay đổi dần các thói quen và hành vi tiêu dùng, đặc
biệt là hướng tới các hành vi tiêu dùng bền vững như tiêu dùng xanh (TDX). Nghiên cứu này được
thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát mức độ quan tâm, hiểu biết của người học (sinh viên đại học)
thông qua mức độ trải nghiệm các hành vi TDX cũng như xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến
nhận thức của người học về hoạt động tiêu dùng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có ba nhóm yếu
tố ảnh hưởng quan trọng đến nhận thức của sinh viên đại học về TDX, bao gồm: Sự quan tâm và
chủ động tìm hiểu của cá nhân người học; Các kiến thức được giáo dục trong nhà trường (từ phổ
thông đến đại học) và Thông tin từ các hoạt động truyền thông bên ngoài. Đây là cơ sở quan trọng
để các tác giả kết hợp với việc tổng quan các nghiên cứu có trước và đề xuất một mơ hình nghiên
cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về TDX của sinh viên đại học, làm cơ sở cho
các nghiên cứu mở rộng tiếp theo về nâng cao nhận thức về TDX cho đối tượng là sinh viên các
trường đại học ở Việt Nam.
Từ khóa: Nhận thức, sinh viên đại học, tiêu dùng xanh, yếu tố ảnh hưởng
ABSTRACT:
With the impact of the emerging environmental problems, today countries as well as
organizations and individuals in society are increasingly interested in sustainable development. In
order to move towards the sustainable development goals, it is necessary to raise awareness of
people in society, especially young people, to have an understanding of the environment and
sustainable development in order to gradually change consumption habits towards green
consumption behaviors. This study is designed to investigate the level of interest and understanding
of students about green consumer behaviors as well as to find out factors that can affect their


awareness of this consumer activities. The research results show that there are three groups of
factors that significantly affect students 'perception of green consumption, including: individual
learners' interest and initiative in learning; Knowledge is educated from school to university and
Information from external media activities. This is an important basis for the authors to combine
with a review of previous studies and propose a theoretical research model on factors affecting the
perception of green consumption among university students, as the basis for further extensive
studies on awareness raising on Green Consumption for university students in Vietnam.
Keywords: Awareness, students, green consumption, factors
587


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, những vấn đề về môi trường phát sinh như thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu,
cạn kiệt tài ngun thiên nhiên và ơ nhiễm môi trường sống ngày càng thu hút sự quan tâm và đang
có xu hướng tác động khơng nhỏ đến nhận thức, hành vi và thói quen hàng ngày của con người,
trong đó có các hành vi tiêu dùng. Có thể nói, chưa khi nào mà cụm từ “phát triển bền vững” gắn
liền với các mục tiêu về bảo vệ môi trường lại là một trong những chủ đề nóng, nhận được sự quan
tâm của nhiều tổ chức, cá nhân cũng như toàn xã hội như hiện nay.
Ở Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây, các mối quan tâm đến môi trường và hướng tới
PTBV ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia cũng như
trong cộng đồng dân cư. Việt Nam đang triển khai một số chương trình liên quan đến sản xuất và
tiêu dùng bền vững, trong đó các hành vi TDX cũng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn và thuật ngữ
“tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên tương đối phổ biến ở Việt Nam. Trong Chiến lược tăng trưởng
xanh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đã đưa ra các mục tiêu như: Xanh
hóa sản xuất; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP và tăng tỷ lệ sử dụng năng
lượng tái tạo; Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Ở Việt Nam chưa có quy định riêng biệt
nào về TDX. Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến mua sắm xanh, mua sắm bền vững, thân
thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn… được lồng ghép, quy định trong nhiều văn bản pháp luật.
Có thể nói, PTBV là chủ đề được quan tâm trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh
tế - xã hội. Để có thể hướng tới các mục tiêu về PTBV cần thiết phải nâng cao nhận thức cũng như

cùng tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội, từ các tổ chức kinh doanh đến cá nhân
những người tiêu dùng. Trong đó, giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức của người dân trong xã
hội có những hiểu biết về môi trường, về PTBV và thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng, hướng tới
các TDX là một trong những chủ trương về PTBV của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện Quyết định
số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tưởng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch
hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu PTBV lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng
đến năm 2030. Trong đó nhấn mạnh, một trong những mục tiêu của giáo dục là cần trang bị các kỹ
năng, kiến thức cần thiết cho người học để thúc đẩy PTBV. Đây là một mục tiêu phát triển hoàn
toàn đúng đắn và cần được chú trọng thực hiện bởi, người học là những thế hệ trẻ tương lai của đất
nước, họ là những người có thể tiếp cận và cập nhật những tri thức mới cũng như có ảnh hưởng lớn
đến tương lai sự phát triển của mỗi quốc gia.
Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát mức độ quan tâm, hiểu
biết của người học (hướng tới đối tượng nghiên cứu là các sinh viên đại học), về các hành vi TDX
cũng như tìm hiểu các nguồn thơng tin có thể ảnh hưởng đến nhận thức của người học về hoạt động
tiêu dùng này. Từ đó, bước đầu kiến nghị một mơ hình nghiên cứu lý thuyết phù hợp, làm cơ sở cho
những nghiên cứu tiếp theo hướng tới đề xuất các giải pháp mang tính khoa học và thực tiễn nhằm
nâng cao nhận thức của người học (sinh viên đại học) về TDX.
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ TIÊU DÙNG XANH
2.1. Tiêu dùng xanh
TDX đang được xem là xu hướng tiêu dùng của nhân loại khi môi trường trở thành mối quan
tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường,
588


họ coi trọng hơn đến hành vi mua và tiêu thụ những sản phẩm thân thiện với mơi trường. Có nhiều
cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về TDX:
TheoGetgreen (2012), TDX được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững. TDX là những
hành động mua hàng, sử dụng, thải loại, trong đó người tiêu dùng cần cân nhắc trách nhiệm của bản
thân đối với xã hội và môi trường bằng cách giảm thiểu tối đa tác động lên môi trường; đồng thời

vẫn đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cá nhân, đảm bảo chất lượng cuộc sống trong hoạt động
sống - ăn uống - làm việc hàng ngày
Theo Phạm Thị Huyền và cộng sự (2020), TDX là hành vi mua, sử dụng những sản phẩm
thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe con người, tối đa hóa việc sử dụng cũng như tránh sử
dụng những sản phẩm dùng một lần. Sản phẩm xanh được hiểu là những sản phẩm có thể tái sử
dụng và hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đ ng. Các sản phẩm xanh
được đề cập tới trong phạm vi nghiên cứu là các sản phẩm có thể thay thế đồ dùng một lần với chức
năng bao gói, hỗ trợ cho việc mua sắm và tiêu dùng, bao gồm: túi vải, ống hút inox, ống hút tre,
bình đựng nước inox, hộp nhựa dùng nhiều lần, hộp inox, hộp thủy tinh…
Có thể nói, nhìn chung trong các cách tiếp cận được đưa ra, TDX là những hành vi tiêu dùng
một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà ln gắn liền với mục tiêu bảo vệ mơi trường. Vì
vậy, trong nghiên cứu này, TDX được hiểu là những hành vi mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ thân
thiện với môi trường, cụ thể như:
- Mua và tiêu dùng các sản phẩm xanh, các sản phẩm thân thiện với môi trường
- Mua và sử dụng các sản phẩm có thể tái chế hoặc có thể tái sử dụng lâu dài để hạn chế rác
thải ra môi trường; Hạn chế sử dụng bao bì và túi đựng không thể tái chế
- Thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt trước khi xả thải ra môi trường
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.2. Sản phẩm xanh
Hiện nay cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm xanh:
Theo P. Asha, R. Rathiha (2017), nhận thức của NTD về sản phẩm xanh thể hiện qua các
thuộc tính “xanh” của sản phẩm, ba thuộc tính xanh có thể dễ dàng nhận biết là: bao bì thân thiện
với mơi trường, sản phẩm khơng độc hại và tính chất có thể tái chế của sản phẩm.
Shamdasani và cộng sự (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm không gây
ô nhiễm cho Trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái chế và bảo tồn. Đó là một sản
phẩm có chất liệu hoặc bao bì thân thiện với mơi trường hơn trong việc giảm tác động đến môi trường.
Nimse và cộng sự (2007) cho rằng sản phẩm xanh là những sản phẩm sử dụng các vật
liệu có thể tái chế, giảm thiểu tối đa phế thải, giảm sử dụng nước và năng lượng, tối thiểu bao bì và
thải ít chất độc hại ra mơi trường. Nói cách khác, sản phẩm xanh đề cập đến sản phẩm kết hợp các
chiến lược tái chế hoặc với tái chế nội dung, giảm bao bì hoặc sử dụng các vật liệu ít độc hại hơn để

giảm tác động lên tự nhiên môi trường
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và
nghiên cứu định tính.
589


3.1. Nghiên cứu định l ợng
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để thu thập dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu khảo sát sau
đó được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và sử dụng phương pháp phân tích thống kê
mơ tả nhằm đánh giá mức độ nhận thức và thực hiện các hành vi TDX của đối tượng khảo sát là
sinh viên đại học. Cụ thể như sau: Căn cứ kết quả tổng quan các nghiên cứu trước, nhóm tác giả đã
tiến hành xây dựng bảng hỏi, và thực hiện điều tra, khảo sát online thông qua mẫu phiếu google
form đến người học là sinh viên của một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Khảo sát được thực
hiện trong hai tuần đầu tháng 08/2020 thu về 260 phiếu trả lời qua link khảo sát online. Sau đó,
nhóm tác giả tiến hành nhập và lọc dữ liệu liệu, kết quả có 256 phiếu dữ liệu hợp lệ và đúng với
mục đích khảo sát. Các dữ liệu này được mã hóa và sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2013 để
phân tích thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu và phân tích thống kê về tần suất các hoạt động TDX của
đối tượng khảo sát là sinh viên. Do điều kiện ảnh hưởng về Covid 19, mẫu khảo sát được lấy theo
phương pháp lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu theo cách tính của Hair và cộng sự, công thức chọn
mẫu N=5*số biến đo lường. Theo cách tính này, quy mơ mẫu tối thiểu là 110 sinh viên. Do vậy,
nghiên cứu của các tác giả điều tra 256 sinh viên đã đảm bảo được kích thước mẫu tối thiểu.
Đặc điểm về mẫu khảo sát
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên sinh viên đại học hệ chính
quy đang học tập tại một số trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Kích thước mẫu nghiên cứu là 260.
Sau khi tiến hành nhập số liệu và sàng lọc phiếu điều tra có 256 kết quả hợp lệ và đúng với mục
đích khảo sát. Các phiếu bị loại do người trả lời phiếu không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc do
thông tin thu được không đáng tin cậy (do người trả lời khoanh tròn vào cùng một loại lựa chọn về
mức độ đồng ý,…). Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Đặc iểm mẫu nghiên cứu
Giới tính

Số lƣợng

Tỷ trọng (%)

Nam

37

14.5%

Nữ

219

85.5%

m thứ 1

3

1.2%

m thứ 2

29

11.3%


m thứ 3

117

45.7%

m thứ 4

106

41.4%

V a tốt nghiệp

1

0.4%

mh c

Ngu n: nghiên cứu của các tác giả

3.2. Nghiên cứu định tính
Các nghiên cứu định tính được thực hiện trong đề tài này bao gồm: (1) Tổng quan nghiên cứu
các bài báo, các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu; (2) sử dụng
phương pháp phỏng vấn sâu với một số lượng nhất định người học là sinh viên đại học đến từ một
số trường đại học trên địa bàn Hà Nội, nhằm thiết lập mơ hình nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu và thang đo cho mơ hình nghiên cứu. Theo đó, 15 sinh viên của ba trường Đại học, bao
gồm: Đại học Thương mại, Đại học Tài Chính-Ngân hàng Hà Nội và Đại học Thủy Lợi đã được

phỏng vấn giúp các tác giả bước đầu thu được các nguồn thông tin quan trọng về các yếu tố có ảnh
590


hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học về TDX. Do bối cảnh COVID 19, các cuộc phỏng vấn
được tiến hành theo hình thức online với người học thơng qua các phần mềm giảng dạy trực tuyến
như Trans, zoom trong tuần đầu tháng 8/2020.
Cụ thể Quy trình nghiên cứu định tính được trình bày trong sơ đồ dưới đây.

Thu thập dữ liệu
Phỏng vấn sâu

Ghi chép dữ liệu

Báo cáo kết quả
nghiên cứu định tính

Phân tích dữ liệu
và lý giải

Xác nhận tính chính
xác của các phát hiện

Hình 1. Quy trình nghiên cứu định tính
Ngu n: nghiên cứu của các tác giả

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. K t quả khảo sát về mức độ thực hiện các hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên đại học
4.1.1. Mua và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với mơi trường (thực phẩm, hóa mỹ phẩm,
đồ dùng,…)

1,20%
18%

17,20%

63,70%

Chưa ao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Hình 2. Tần suất mua và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi tr ờng
Ngu n: nghiên cứu của các tác giả

Kết quả thống kê mô tả cho thấy, hầu hết sinh viên thỉnh thoảng mua và tiêu dùng sản phẩm
thân thiện với môi trường (163 sinh viên - tương đương 63,70%); có 18% sinh viên thường xuyên
mua và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường; 17,20% sinh viên hiếm khi và 1,2% sinh
viên chưa bao giờ mua và sử dụng sản phẩm xanh. Như vậy, về cơ bản, sinh viên đều đã mua và
tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường, thể hiện qua tần suất theo thống kê nêu trên. Điều
này ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu và độ tin cậy của nghiên cứu (Hình 2).
591


4.1.2. Mua và sử dụng các sản phẩm có thể tái chế hoặc có thể tái sử dụng l u dài để hạn chế
rác thải ra môi trường
2%


25%

18,40%

54,70%

Chưa ao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Hình 3. Tần suất sử dụng các sản phẩm tái ch
Ngu n: nghiên cứu của các tác giả

Theo kết quả thống kê, 54,7% sinh viên thỉnh thoảng sử dụng các sản phẩm tái chế,18,40%
sinh viên hiếm khi sử dụng, 25% sinh viên thường xuyên sử dụng và 2% sinh viên chưa bao giờ sử
dụng các sản phẩm tái chế (Hình 3).
4.1.3. Thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt trước khi xả thải ra môi trường

15,60%

18%

30,90%
35,50%


Chưa ao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Hình 4. Tần suất phân loại rác thải sinh hoạt tr ớc khi xả thải ra môi tr ờng
Ngu n: nghiên cứu của các tác giả

592


Theo kết quả điều tra, 35,50% sinh viên hiếm khi; 30,90% sinh viên thỉnh thoảng; 18% sinh
viên chưa bao giờ và 15,60% sinh viên phân loại rác trước khi thải ra mơi trường (Hình 4).
4.1.4. Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các nguồn tài nguyên (điện, nước)
1,20%

4,30%

27,30%

67,20%

Chưa ao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng


Thường xuyên

Hình 5. Tần suất sử dụng ti t kiệm năng l ợng
Ngu n: nghiên cứu của các tác giả

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 67,20% sinh viên thường xuyên sử dụng tiết kiệm năng lượng
và các nguồn tài nguyên; 27,30% sinh viên thỉnh thoảng sử dụng tiết kiệm; 4,30% sinh viên hiếm
khi tiết kiệm và 1,20% sinh viên chưa bao giờ sử dụng tiết kiệm năng lượng (Hình 5).
4.1.5. Hạn chế sử dụng bao bì (ni lơng) và túi đựng không thể tái chế
0,80%
12,10%

37,50%

49,60%

Chưa ao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Hình 6. Tần suất hạn ch sử dụng bao b ni lông và túi đựng không thể tái ch
Ngu n: nghiên cứu của các tác giả

593



Theo kết quả khảo sát, 37,50% sinh viên thường xuyên; 49,60% sinh viên thỉnh thoảng;
12,10% sinh viên và 0,80% sinh viên chưa bao giờ hạn chế sử dụng bao bì (ni lơng) và túi đựng
khơng thể tái chế (Hình 6).
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu khảo sát sơ bộ về các hành vi TDX và tần suất thực hiện
của các sinh viên đại học được khảo sát cho thấy, đối tượng người tiêu dùng là sinh viên đại học
khá quan tâm và có mức độ nhận thức nhất định về các hành vi tiêu dùng này. Họ có mức độ
quan tâm và thực hiện thường xuyên các hành vi TDX như: Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng
lượng và tài nguyên như điện, nước (67,2%); Hạn chế sử dụng bao bì ni lơng và túi đựng khơng
thể tái chế (37,5%); Mặt khác, cũng có một số sinh viên quan tâm và có mức độ tiêu dùng nhất
định với các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm có thể tái chế và sử dụng lâu dài
để hạn chế rác thải ra môi trường, cũng như thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt trước khi xả
thải ra môi trường, dù mức độ quan tâm và thực hiện khơng cao. Trong khi đó, cũng có một tỷ
lệ khơng nhỏ sinh viên không quan tâm hoặc hiếm khi thực hiện các hành vi tiêu dùng này (Tỷ
lệ từ 10%-35%).
4.2. Đề xuất mơ hình nghiên cứu các y u tố ảnh h ởng đ n nhận thức về tiêu dùng xanh của
sinh viên đại học
4.2.1. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về tiêu dùng xanh
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhận thức khác nhau của NTD về TDX và sản phẩm xanh.
Nhận thức về TDX đã thay đổi vai trò của NTD trong việc thể hiện trách nhiệm giải cứu thế giới
trước các hoạt động mua hàng (Cherian và Jacob, 2012). NTD có xu hướng đánh giá các tính năng
của một sản phẩm xanh cụ thể một cách hợp lý và xem xét ảnh hưởng của nó đối với mơi trường
(Gan và cộng sự, 2008; Prakash, 2002). Nhận thức xanh đánh giá cao các sản phẩm ít gây hại đến
mơi trường, đến các sinh vật sống và nhất là các sản phẩm có thể phân hủy sinh học (Borin và cộng
sự, 2013; Tiwari và cộng sự, 2011). Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang xúc tiến phát triển các sản
phẩm thân thiện với môi trường để thu hút khách hàng. Trong khi một số doanh nghiệp áp dụng các
chiến lược nhận thức xanh để phát triển sản phẩm mới và có thể gia tăng doanh số bán thông qua
chiến lược và hoạt động tiếp thị xanh (Raska, 2012). NTD xanh có ý thức về vấn đề ơ nhiễm mơi
trường. Do đó, họ nhận ra tác động của việc tiêu thụ sản phẩm đến ô nhiễm môi trường và cố gắng
cắt giảm nó (Tiwari et al., 2011); NTD coi trọng các sản phẩm môi trường để cứu mơi trường, NTD

sau đó chuyển đổi mối quan tâm của họ thông qua hành động mua và mua các sản phẩm thân thiện
với môi trường (Moser, 2015; Young et al., 2010). NTD xanh sẵn sàng trả giá cao vì họ biết rằng
khoản chi bổ sung này sẽ mang lại lợi ích xanh cho bản thân và xã hội. Bên cạnh đó, các sản phẩm
xanh tạo ấn tượng về sự gắn kết với một chế độ môi trường tiến bộ, chuẩn bị cho chúng ta một tâm
thế luôn tích cực về mơi trường (Florenthal vàArling, 2011; Young et al., 2010). Nghiên cứu của
Delafrooz et al., 2014 cho thấy, có thể giảm bớt thiệt hại về mơi trường bằng cách thiết kế, tiêu thụ
và dán nhãn các sản phẩm thân thiện với mơi trường và điều này có tác động lớn đến nhận thức của
NTD. NTD sản phẩm xanh trở nên cẩn thận hơn trong việc bảo quản môi trường xung quanh. Theo
Markwick vàFill, 1997, nhận thức về sản phẩm xanh đề cập đến khả năng NTD nhận biết sản phẩm
bằng cách nhận biết và thu hồi sản phẩm xanh. Nhận thức về sản phẩm xanh có thể mang lại lợi ích
cho các doanh nghiệp trong việc tung ra sản phẩm xanh mới và nâng cao doanh số bán các sản
phẩm hiện tại. Các doanh nghiệp có thể tạo ra nhận thức và quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm xanh
594


sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của NTD, những thay đổi của hành vi mua hàng cũng xảy ra
do nhận thức về sản phẩm xanh (Ottman, 1993).
Có thể nói, có nhiều nghiên cứu khơng chỉ xem xét phạm vi nhận thức của NTD về TDX mà
còn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của NTD về vấn đề này. Chẳng hạn, nghiên
cứu của Rather và Rajendran (2014) nghiên cứu về nhận thức của NTD về các sản phẩm xanh và
tác động của nó đối với hành vi mua hàng xanh. Nghiên cứu đã tìm ra mức độ nhận thức và hành vi
mua hàng. Nhưng cuộc khảo sát này đã khơng tính đến các nguồn nhận thức của NTD về các sản
phẩm xanh. Kumar và cộng sự (2012) đã nghiên cứu nhận thức cùng với nhận thức của thế hệ trẻ
hướng tới các sản phẩm xanh tại Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy phần lớn những người được hỏi biết
các sản phẩm xanh và chỉ ra rằng mọi người tin tưởng vào chất lượng tốt hơn của sản phẩm xanh và
coi đây là sản phẩm xứng đáng để cải thiện mơi trường.
Trong nghiên cứu của mình, Zillur Rahman Siddique và cộng sự (2018) đã chỉ ra, trong nhiều
nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố như mối quan tâm về mơi trường, kiến
thức, các sản phẩm thân thiện với môi trường, phương tiện truyền thông xã hội, các hoạt động
quảng bá về các sản phẩm thân thiện với môi trường và các nhóm tham khảo với yếu tố nhận thức

về sản phẩm xanh chưa được làm sáng tỏ. Đây được coi là những nguồn nhận thức có thể tác động
đến mức độ nhận thức và hành vi mua SPX của NTD. Vì vậy, nghiên cứu này đã được tiến hành để
xem xét các nguồn nhận thức của NTD về các sản phẩm xanh và tác động của nó đến quyết định
mua hàng ở Bangladesh. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đa số người được hỏi biết đến các sản
phẩm xanh và các hoạt động quảng bá về các sản phẩm thân thiện với mơi trường cũng như các
nhóm tham khảo là hai nhóm yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của NTD về các sản
phẩm xanh.
Trong một nghiên cứu khác của N. Divyapriyadharshini và cộng sự (2019), Để đánh giá mức
độ nhận biết sản phẩm xanh của khách hàng, nghiên cứu này cũng đề cập đến 05 yếu tố: mối quan
tâm đến môi trường, kiến thức, sản phẩm thân thiện với môi trường, truyền thông xã hội, hoạt động
quảng bá. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hoạt động quảng bá về các sản phẩm thân thiện với
môi trường ảnh hưởng đến nhận thức của NTD về các sản phẩm xanh. Đa số người được hỏi biết
đến các sản phẩm xanh. Nghiên cứu này cũng cho thấy nhận thức về sản phẩm xanh là yếu tố quan
trọng, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng xanh của NTD.
Nhìn chung, các nghiên cứu như của Zillur Rahman Siddique và cộng sự (2018) và N.
Divyapriyadharshini và cộng sự (2019) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố góp phần tạo
nên nhận thức của NTD về TDX, bao gồm các yếu tố như quan tâm đến môi trường, kiến thức, sản
phẩm thân thiện với môi trường, phương tiện truyền thông xã hội, các hoạt động quảng cáo, thơng
tin từ các nhóm tham khảo,… có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường và việc
tiêu thụ các sản phẩm này.
NTD ưa thích những sản phẩm xanh gắn liền với môi trường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra
rằng việc đánh giá mối quan tâm về mơi trường được thực hiện dựa trên các tính năng của sản
phẩm, tính chính xác của các quảng cáo về sản phẩm xanh, thông tin về sản phẩm và các yếu tố đi
kèm sản phẩm (Forkink, 2010; Luchs và cộng sự, 2010). Ngày nay, NTD có những mối quan ngại
về vấn đề môi trường xuất phát từ sự quan tâm của họ đến cân bằng sinh thái và ảnh hưởng của hoạt
595


động tiêu dùng đến môi trường (Murphy và cộng sự, 1978). NTD ngày nay cũng quan tâm hơn tới
các vấn đề về môi trường và tiêu dùng bền vững bởi những lo lắng của họ cho sức khỏe của bản

thân và gia đình (N. Divyapriyadharshini và cộng sự, 2019)
Từ những mối quan tâm và quan ngại đến môi trường, NTD nói chung có xu hướng tự tìm
hiểu các vấn đề mơi trường đang diễn ra cũng như có khuynh hướng tiêu dùng thông thái hơn, gắn
liền với yếu tố môi trường. Một trong những nhân tố cá nhân liên kết với hành vi tự tìm hiểu các
kiến thức có liên quan đến các trải nghiệm cá nhân cần được xem xét là kiểu tính cách cá nhân.
Theo Digman (1990), một số cá nhân ưa thích sự mới lạ và tị mị hơn, họ có xu hướng thể hiện sở
thích đối với các ý tưởng và kinh nghiệm mới lạ, chẳng hạn trong các hành vi tiêu dùng mới cũng
như có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trí tuệ, tìm hiểu kiến thức có liên quan.
Trong khi đó, một số khác lại có xu hướng hành động theo thói quen và khó thay đổi (John, 1990).
Rõ ràng những đối tượng này sẽ khó tiếp cận hơn hoặc hạn chế phát sinh nhu cầu tìm kiếm các
thơng tin, kiến thức mới.
Theo nghiên cứu N. Divyapriyadharshini và cộng sự (2019) về nhận thức của NTD đối với
các sản phẩm xanh và tác động của nó đến hành vi tiêu dùng, có sự khác biệt đáng kể giữa học vấn
và kiến thức. Theo nghiên cứu này, vấn đề chính là tìm ra cách giáo dục có liên quan đến NTD để
gia tăng kiến thức về các sản phẩm xanh và giúp họ biết rõ các đặc điểm của loại sản phẩm này.
Trong nghiên cứu khảo sát về nhận thức của NTD, P. Asha, R. Rathiha (2017) cho thấy 60%
số người trả lời sau đại học nhận thức được việc sử dụng các sản phẩm xanh. Cuộc khảo sát này gợi
ý rằng những NTD được giáo dục tốt hơn hiểu các vấn đề môi trường một cách đầy đủ hơn và do
đó, họ quan tâm hơn đến chất lượng mơi trường và có động lực hơn để tham gia vào các hành vi có
trách nhiệm với mơi trường.
Đối với NTD trẻ, một phần kiến thức quan trọng liên quan đến môi trường mà họ nhận được
là từ hoạt động giáo dục tại các Nhà trường, ở các cấp học khác nhau. Nhận thức và kiến thức đóng
vai trị hiệu quả ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (McEachern và Warnaby, 2008; Hartlieb và
Jones, 2009; Donoghue và De Klerk, 2009; Chartrand 2005 và Dommeyer và Gross, 2003). Kiến
thức có thể liên quan đến nhận thức và tác động đến các lựa chọn hoặc phong trào mua hàng của
NTD (McEarchern và Warnaby, 2008). Theo các tác giả này, kiến thức có thể được chia thành kiến
thức hệ thống, kiến thức liên quan đến hành động và kiến thức hữu ích và tất cả chúng đều cung cấp
hướng dẫn cho việc ra quyết định mua hàng. “Kiến thức hệ thống” đề cập đến kiến thức về cách vận
hành hệ thống hoặc quy trình; “Kiến thức liên quan đến hành động” liên quan đến kiến thức về các
lựa chọn hành vi và / hoặc các quy trình hành động có thể có; và "Kiến thức hiệu quả" đề cập đến

kiến thức về những lợi ích tiềm ẩn của một số hành vi nhất định. Trong đó, cần lưu ý rằng nếu
khơng có "kiến thức hệ thống" và / hoặc "kiến thức liên quan đến hành động" thì khơng thể đạt
được "kiến thức hiệu quả".
Truyền thơng là các hoạt động truyền thông tin từ các nguồn bên ngồi đến NTD và qua đó có
ảnh hưởng đến nhận thức và tác động đến hành vi của NTD.
Mayfield (2008) cho rằng phương tiện truyền thông xã hội là phương tiện trực tuyến hoặc
phương tiện điện tử tạo cơ hội cho sự tham gia, mở rộng, duy trì, và kết nối giữa những người dùng
trực tuyến. Nó có thể được coi là một phương tiện để khách hàng làm quen với các sản phẩm xanh,
596


và do đó nó sẽ phát triển nhận thức về sản phẩm xanh (Macdonald và Sharp, 2003). Nghiên cứu của
Mohammadian và Mohammadreza (2012) đã tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phương tiện
truyền thơng xã hội và việc hình thành ý thức xanh.
Các quảng cáo về sản phẩm xanh trên các phương tiện truyền thông khác nhau cũng giúp
cung cấp thơng tin cho NTD về về những lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm xanh như việc tiêu
tốn tài nguyên và năng lượng hơn để sản xuất sản phẩm, hay hoạt động sản xuất dựa trên các nguồn
bền vững, không gây hại cho môi trường và xã hội, v.v. (Chang, 2011). Những hoạt động và nội
dung truyền thơng này sẽ có tác động đến nhận thức của NTD và thúc đẩy họ mua các sản phẩm
xanh. Ginsberg và Bloom (2004) đã quan sát thấy rằng quảng cáo và bao bì sản phẩm cung cấp
thơng tin như an tồn mơi trường, khả năng tái chế,... cũng có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu mua
sản phẩm xanh ở Mỹ.
Nguồn thơng tin truyền thơng thứ ba có thể tác động đến nhận thức của NTD về TDX đến
từ các nhóm tham khảo. Theo Solomon (2006), nhóm tham khảo có thể được định nghĩa là những
người mà thái độ hoặc nguyên tắc của họ được người khác tuân theo và do đó đơi khi nó ảnh
hưởng đến hành vi mua của người khác. Mọi người thường thích tuân theo các giá trị, chuẩn mực,
thái độ hoặc niềm tin của các nhóm tham khảo mà ảnh hưởng tới họ và cố gắng tự mình áp dụng
những giá trị đó như một hướng dẫn cho nhận thức và hành vi (Mowen và Minor, 2000). Ảnh
hưởng của nhóm tham khảo cũng được xác định để thảo luận về thái độ-hành vi trong chủ nghĩa
tiêu dùng sinh tháí, từ đó để tìm ra phương sai giữa người mua xanh và không xanh (Gupta và

Ogden, 2009). Các nghiên cứu của R. Maheswari và cộng sự (2015), Afzal Hossain (2018) đã chỉ
ra một số nhóm tham khảo có ảnh hưởng tích cức đến thái độ và nhận thức của NTD về sản phẩm
xanh như: bạn bè, các mối quan hệ gia đình và người thân, hàng xóm, đồng nghiệp, cộng đồng
dân cư và văn hóa địa phương
Ở Việt Nam, những năm gần đây, cùng với xu hướng PTBV được đặt ra trong nhiều lĩnh vực
khác nhau từ môi trường, kinh tế cho đến giáo dục, NTD Việt Nam bắt đầu có những mối quan tâm
nhất định đến các hành vi TDX. Vì vậy đây là một hướng nghiên cứu mới, trong đó có khơng ít các
nghiên cứu tập trung vào việc xem xét các quyết định và hành vi TDX của NTD trong đó có giới
trẻ, chẳng hạn như một số nghiên cứu của Ngô Thị Duyên, Phạm Thị Ngoan (2018), Hoàng Trọng
Hùng và cộng sự (2018), Phạm Thị Huyền và cộng sự, (2020). Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và hành vi TDX của NTD thì việc gia tăng nhận thức cho
NTD về hoạt động này là một trong những điều kiện quan trọng. Có thể thấy, trong nhiều nghiên
cứu đã khảo sát, mức độ nhận thức của NTD Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ về TDX là rất hạn chế và
việc xem xét các yếu tố tác động đến nhận thức của NTD trẻ Việt Nam hiện nay về TDX chưa được
khai thác triệt để trong các nghiên cứu có trước. Vì vậy, trong phạm vi của nghiên cứu này, các tác
giả tập trung vào việc xác định các nguồn thơng tin quan trọng đóng vai trò là các yếu tố ảnh hưởng
đến nhận thức của một bộ phận NTD trẻ hiện nay về TDX, hướng tới đối tượng nghiên cứu cụ thể
là sinh viên các trường đại học ở Việt Nam.
4.2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh
viên đại học về tiêu dùng xanh
Với bối cảnh nghiên cứu liên quan đến đối tượng nghiên cứu là sinh viên. Đây là những người
tiêu dùng trẻ, có kiến thức, hiểu biết và nhận thức nhất định về TDX (thể hiện quả kết quả nghiên
597


cứu và phân tích thống kê mơ tả ở mục 4.2), nhằm hướng tới mục tiêu là làm rõ các yếu tố quan
trọng có ảnh hưởng đến nhận thức về TDX của các sinh viên đại học, từ đó đề xuất mơ hình nghiên
cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về TDX của sinh viên đại học.
Kết quả nghiên cứu định tính dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu với 15 sinh viên hệ chính quy
đang học tập tại một số trường Đại học ở Hà Nội, các câu hỏi phỏng vấn sâu được các tác giả đưa ra

bao gồm hai nhóm câu hỏi:
Nhóm câu hỏi thứ nhất tập trung vào việc xác định mức độ nhận thức của đối tượng trả lời
phỏng vấn về hoạt động TDX như: nh/chị có biết về hoạt động TDX không và những hành vi nào
liên quan đến TDX mà anh/chị đã thực hiện? Anh/chị nhận thức như thế nào về tầm quan trọng/lợi
ích của hoạt động này?
Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết các sinh viên được phỏng vấn (12/15 người) đều biết/đã
nghe nói đến cụm từ “TDX” là những hành vi tiêu dùng “thân thiện với mơi trường” và lợi ích/tầm
quan trọng của hoạt động này liên quan đến “bảo vệ môi trường”, đến “PTBV”. Các hoạt động
TDX mà nhóm đối tượng được phỏng vấn thường thực hiện nhiều nhất (10/15 người) là: tiết kiệm
điện, nước, hạn chế xả rác thải ra môi trường, hạn chế sử dụng bao bì (túi ni lơng). Một số ít sinh
viên được phỏng vấn (6/15 người) có trải nghiệm hành vi mua các sản phẩm thân thiện với mơi
trường, có nguồn gốc thiên nhiên hoặc hữu cơ, chủ yếu là mỹ phẩm và hàng thời trang.
Nhóm câu hỏi thứ hai tập trung vào việc làm rõ các yếu tố tác động/ảnh hưởng đến nhận thức
về TDX của đối tượng trả lời phỏng vấn như: nh/chị đã trải nghiệm/thực hiện các hành vi TDX từ
bao giờ, các hoạt động đó có gia tăng theo thời gian khơng? Điều gì làm thay đổi nhận thức hoặc
gia tăng các hành vi TDX của anh/chị?
Kết quả phỏng vấn (11/15 sinh viên) cho biết dưới tác động của các “phương tiện truyền
thông xã hội” mà các đối tượng phỏng vấn liệt kê hoặc nhắc tới như “báo chí, loa đài, ti vi và các
mạng xã hội”, các “quảng cáo của các nhà sản xuất, kinh doanh”, “thơng tin tun truyền và ảnh
hưởng của gia đình, khu dân cư sinh sống”, các đối tượng phỏng vấn có sự hiểu biết nhiều hơn và
gia tăng mức độ trải nghiệm các hành vi TDX theo thời gian. Một số khác (8/15 sinh viên) cho biết
có được học và biết đến các kiến thức về TDX trong các chương trình học, các hoạt động phát triển
và rèn luyện kỹ năng sống từ các cấp học phổ thông; Một số học phần trong chương trình đào tạo
đại học cũng trang bị cho sinh viên những hiểu biết nhất định về TDX, trong đó có các kiến thức có
liên quan nhắc họ gợi nhớ tới như: “TDX”, “marketing xanh”, “sản phẩm xanh”, “tiêu dùng bền
vững”, “PTBV”. Trong khi đó (4/15 sinh viên) cho biết họ đã từng đọc/tìm hiểu về các hoạt động
tiêu dùng này qua sách, báo và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Từ kết quả phỏng vấn
này, các tác giả nghiên cứu phân loại được ba nguồn thơng tin quan trọng có ảnh hưởng đến nhận
thức của sinh viên đại học về TDX được nhận dạng là: Sự quan tâm và chủ động tìm hiểu của cá
nhân người học; Các kiến thức được giáo dục trong nhà trường (từ phổ thông đến đại học) và Các

nguồn thơng tin từ các hoạt động truyền thơng bên ngồi.
Dựa trên kết quả phỏng vấn sâu với đối tượng người học được thực hiện trong nghiên cứu này
và kết quả tổng quan các nghiên cứu có liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về TDX,
các tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập là các yếu tố
được xem là các nguồn có thể tác động đến nhận thức của sinh viên (người học) về TDX bao gồm:
(1) Quan tâm và tự tìm hiểu; (2) Được giáo dục (trường học); (3) Thông tin từ truyền thông và biến
phụ thuộc là (4) Nhận thức của sinh viên đại học về TDX (Hình 7).
598


Quan tâm và tự
tìm hiểu

H1

Đ ợc giáo dục

H

Thơng tin từ
truyền thơng

Nhận thức của
sinh viên ĐH về
TDX

H
3

Hình 7. Mơ hình nghiên cứu các y u tố ảnh h ởng đ n nhận thức

của sinh viên đại học về tiêu dùng xanh
Ngu n: Đề xuất nghiên cứu của các tác giả

Các giả thuyết nghiên cứu:
- H1: Sự quan tâm và tự tìm hiểu sẽ làm gia tăng nhận thức của sinh viên đại học về TDX
- H2: Hoạt động Giáo dục từ Nhà trường làm gia tăng nhận thức của sinh viên đại học về TDX
- H3: Thông tin từ các hoạt động truyền thơng bên ngồi làm gia tăng nhận thức của sinh viên
đại học về TDX
Để thiết lập các tiêu chí đo lường các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu đề xuất, nội
dung này được các tác giả thực hiện trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có trước. Thang đo của mơ
hình nghiên cứu đề xuất được tổng hợp ở bảng sau (Bảng 2):
Bảng 2: Thang đo các bi n quan sát trong mơ hình nghiên cứu các y u tố
ảnh h ởng đ n nhận thức của sinh viên đại học về tiêu dùng xanh
Các biến quan sát

Thang o

Quan tâm và tự tìm
hiểu (5)

- Tơi quan tâm tìm hi u về các vấn đề mơi trường
như c n ng hệ sinh thái và các vấn đề ô nhi m
môi trường phát sinh t ho t đ ng tiêu dùng
- Tơi quan tâm tìm hi u về TDX là vì lo l ng cho
sức kh e của bản th n v gia đ nh
- Tôi quan tâm tìm hi u về các đ c đi m, cách
thức SX và l i ích của SP xanh
- Tơi ưa th ch hám phá các trải nghiệm tiêu
dùng mới đ c biệt là các hình thức tiêu dùng
thơng minh

- Tôi đ c trải nghiệm với TDX và thấy rõ l i ích
của các ho t đ ng này

Murphy

- Tơi đư c h c về những ki n thức chung liên
quan đ n môi trường và những vấn đề môi
trường phát sinh do ho t đ ng tiêu dùng của con
người
- Tôi đư c h c các ki n thức iên quan đ n cách
thức sản xuất, cách nhận bi t các sản ph m xanh
- Tôi đư c h c các ki n thức đ th c hành các
ho t đ ng TDX
- Tôi đư c h c về l i ích của các ho t đ ng TDX
- Tơi đ tham d các h i ngh /khóa h c/môn h c
chuyên s u iên quan đ n các y u tố/hành vi TDX

Zillur Rahman Siddique và Afzal
Hossain (2018), McEarchern và
Warnaby (2008)

Đƣợc giáo dục (từ
trƣờng học) (5)

Nguồn tham khảo
et

al.,

1978


N. Divyapriyadharshini et al, 2019
Forkink, 2010; Luchs et al., 2010
Digman, 1990

Zillur Rahman Siddique và Afzal
Hossain (2018)

Zillur Rahman Siddique và Afzal
Hossain (2018)
McEarchern,Warnaby (2008)
McEarchern,Warnaby (2008)
Zillur Rahman Siddique và Afzal
Hossain (2018)

599


Các biến quan sát

Thang o

Nguồn tham khảo

Thông tin từ truyền
thông (8)

- Có sẵnnhiều thơng tin về TDX trên m ng internet
và các m ng xã h i (FB Youtu e …)


Zillur Rahman Siddique và Afzal
Hossain (2018)

- Các phương tiện truyền thông đ i chúng (tivi,
áo đ i oa phát thanh
ng rôn kh u hiệu…)
thường tuyên truyền người dân th c hiện TDX

R. Maheswari, G. Sakthivel (2015)

- Tôi đ xem nhiều quảng cáo thông điệp về bảo
vệ môi trường và TDX

Zillur Rahman Siddique và Afzal
Hossain (2018)

- Nhãn và bao bì SP/ chứng nhận SP (n u có)
cung cấp cho tơi những thông tin quan tr ng khi
mua SP xanh

Nt

- Tôi đư c cung cấp đủ thông tin khi mua SP xanh

Nt

- B n è người quen đ
xanh/khuy n khích tơi TDX

giới thiệu các SP


Nt

- Tôi ch u ảnh hưởng t gia đ nh trong việc th c
hiện các ho t đ ng TDX

Nt

- Th i quen v v n h a ở nơi tơi sinh sớng có ảnh
hưởng đ n nhận thức và hành vi TDX của tôi

Nt

Nhận thức về tiêu
dùng xanh (5)

- Tôi quan t m đ n vấn đề môi trường và nhận
thấy TDX là trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ
môi trường
- Tôi sẵn sàng trả thêm tiền đ tiêu dùng các sản
ph m xanh vì nhận thấy l i ích của TDX cho bản
thân và xã h i

Yeonshin và Sejung, 2005
Florenthal và Arling, 2011; Young et
al., 2010);
Moser, 2015; Young et al., 2010

- Khi th c hiện TDX tơi cảm thấy thích thú và ý
ngh a v m nh đ đ ng g p cho việc bảo vệ môi

trường.

Zillur Rahman Siddique và Afzal
Hossain (2018)

- Tôi đ tuyên truyền, khích lệ b n è gia đ nh
đờng nghiệp … th c hiện TDX

Nt

- Tôi s ti p t c th c hiện các ho t đ ng TDX
trong tương ai

Ngu n: Tổng quan NC của các tác giả

5. KẾT LUẬN
Nâng cao nhận thức của người học nói chung và sinh viên đại học nói riêng về PTBV gắn
với các hành vi TDX là một trong những mục tiêu quan trọng trong mục tiêu PTBV của ngành
giáo dục. Kết quả khảo sát đối tượng là sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội cho
thấy, đối tượng này có sự quan tâm và mức độ thực hiện nhất định với một số hành vi TDX.
Bên cạnh đó, cũng có khơng ít sinh viên chưa thực sự quan tâm cũng như thực hiện các hành vi
tiêu dùng này. Nghiên cứu cũng đã nhận dạng được ba nhóm yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến
nhận thức của sinh viên về TDX, bao gồm: Sự quan tâm và chủ động tìm hiểu của cá nhân
người học; Các kiến thức được giáo dục trong nhà trường (từ phổ thông đến đại học) và Thông
tin từ các hoạt động truyền thông bên ngoài. Đây là cơ sở quan trọng để các tác giả kết hợp với
việc tổng quan các nghiên cứu có trước và đề xuất một mơ hình nghiên cứu lý thuyết và thang
đo về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về TDX của sinh viên đại học, làm cơ sở cho các
nghiên cứu mở rộng tiếp theo về nâng cao nhận thức về TDX cho đối tượng là sinh viên các
trường đại học ở Việt Nam.


600


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ngô Thị Duyên, Phạm Thị Ngoan (2018), Thúc đẩy TDX của các hộ gia đình Việt Nam hiện
nay), Tạp chí Tài chính, kỳ 1 2018, số 12 tr.76-79.

2.

Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TDX của người tiêu
dùng thành phố Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; Tập 127, Số 5A,
2018, Tr. 199-212

3.

Phạm Thị Huyền và cộng sự (2020), Các yếu tố thúc đẩy ý định và hành vi TDX của
Millennials Việt Nam, Tạp chí cơng thương.

4.

P. Asha, R. Rathiha (2017), consumer awareness toward products

5.

Chan, R.Y.K. (2001), Determinants of Chinese consumers„ green purchase behavior,
Psychology & Marketing, 18(4), 389-413.

6.


Digman, J.M. (1990), Personality structure: Emergence of the five-factor model. Annual
Review of Psychology, 41, 417-440.

7.

N. Divyapriyadharshini, S. Devayani, V. Agalya, J. Gokulapriya(2019), Consumer Awareness
towards Green Products and Its Impact

8.

Florenthal, B., & Arling, P. (2011). Do Green Lifestyle Consumers Appreciate Low
Involvement Green Products, Marketing Management Journal, 21(2), 35-45.

9.

Forkink, A. (2010). Perception, Awareness, and Acceptance of Green Kitchen Cleaners: Go
Green Market Research, Online report.

10. R. Maheswari, G. Sakthivel (2015), Customer‟s attitude and awareness towards greenproducts
with reference to Coimbatore - An analytical study:
11. Lee, K (2010), The green purchase behavior of Hong Kong young consumers: the role of peer
influence, local environmental involvement, and concrete environmental knowledge, Journal of
International Consumer Marketing, 23(1), 21-44
12. Luchs, Michael, G., Naylor, R. W., Irwin, R. J., & Raghunathan, R. (2010),The Sustainability
Liability: Potential Negative Effects of Ethicality on Product Preference, Journal of Marketing,
74(5), 18-31.
13. McEachern, M., & Warnaby, G. (2008),Exploring the Relationship between Consumer
Knowledge and Purchase Behavior of Value-Based Labels, International Journal of Consumer
Studies, 32(5), 414-426.

14. Moser, A. K. (2015). Thinking Green, Buying Green? Drivers of Pro-Environmental
Purchasing Behavior, Journal of Consumer Marketing, 32(3), 167-175.
15. Murphy, P. E., Kangun, N., & Locander, W. B. (1978), Environmentally Concerned
Consumers - Racial Variations. Journal of Marketing, 42, 61-66.
16. Nimse, P., Vijayan, A., Kumar, A. & Varadarajan, C. (2007), A review of green product
database, Enviromental Progress, 26(2), 131-137 .
601


17. Yeonshin, K., &Sejung, M. C. (2005), Antecedents of Green Purchase Behavior: An
Examination of Collectivism, Environmental Concern, and PCE. NA-Advance in
consumerresearch, 32, 592-599.
18. Young, W., Hwang, K., McDonald, S., & Oates, C. J. (2010), Sustainable Consumption: Green
Consumer Behaviour When Purchasing Products, Sustainable Development, 18(1), 20-31.
19. Zillur Rahman Siddique và Afzal Hossain (2018), Sources of Consumers Awareness toward
Green Products and Its Impact on Purchasing Decision in Bangladesh
20. Shamdasani, P., Chon-Lin, G., Richmond, D. (1993), Exploring green consumers in an oriental
culture: Role of personal and marketing mix, Advances in Consumer Research, 20(1), 488-493.16

602



×