Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.35 KB, 12 trang )

CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO ĨNH VỰC NƠNG NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt
ThS. Vũ Tuấn D ng
Trường Đại học Thương mại
TĨM TẮT
Bài viết tập trung rà sốt một số chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt
Nam và kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực này trong những năm vừa qua. Có thể nhận thấy các chính
sách thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp Việt Nam hiện nay cịn thiếu tính hấp dẫn và chưa đủ
hữu hiệu, dẫn đến chưa tận dụng được hiệu ứng lan tỏa từ dòng vốn này và hiệu quả thu hút FDI
vào lĩnh vực còn thấp. Vì vậy, với những định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong
những năm tới, Việt Nam cần tăng cường và tiếp tục hồn thiện các chính sách thu hút FDI nhằm
thu hút FDI bền vững cho lĩnh vực nơng nghiệp.
Từ khóa: Thu hút FDI; Chính sách thu hút FDI; Lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam
ABSTRACT
The article focuses on reviewing a number of policies to attract FDI in the agricultural sector
in Vietnam and the results of attracting FDI into this field in recent years. The findings show that
the current policies to attract FDI into Vietnam's agricultural sector are still unattractive and
ineffective enough, leading to not taking advantage of the spillover effect from this capital flow and
the efficiency of attracting FDI entry into the field is still low. Therefore, with the orientations to
attract FDI into the agricultural sector in the coming years, the government should introduce and
strengthen policies to attract FDI in order to attract sustainable FDI to the agricultural sector.
Keywords : Attraction, FDI policies, Vietnam agricultural sector
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là một ngành truyền thống lâu đời, có nhiều tiềm năng phát triển và có sự đóng
góp quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam với 46% lao động toàn xã hội và tạo ra khoảng 17%
GDP Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2018). Điều này được thể hiện trong các chủ trương của Đảng
và Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn qua Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ban hành
ngày 17/04/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng
thơn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ban hành ngày 19/12/2013 về Chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nơng nghiệp,


nông dân và nông thôn (giai đoạn 2008-2013). Mặc dù được coi là ngành mũi nhọn của Việt Nam,
nhưng vốn đầu tư vào nông nghiệp rất hạn chế thể hiện ở kết quả thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh
vực này chỉ đạt 1,7% tổng số dự án và 1% tổng số vốn FDI vào Việt Nam (Cục đầu tư nước ngồi,
2018). Trong khi dịng vốn này vào Việt Nam và các ngành khác trong vùng đang có xu hướng gia
tăng mạnh thì FDI vào nơng nghiệp khơng có sự tăng trưởng trong khoảng thời gian khá dài, đi
ngược với xu hướng FDI vào các ngành khác của cả nước và đi ngược với dịng vốn FDI đầu tư cho
nơng nghiệp của thế giới.
775


Điều này thể hiện tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có
tính bền vững về mặt kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là do bản chất bên trong của
ngành nơng nghiệp và những hạn chế trong chính sách thu hút đầu tư FDI của Việt Nam về lĩnh vực
này. Điều mà nhiều nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư vào nơng nghiệp thì lợi nhuận sẽ rất thấp vì ngành
công nghiệp chế biến chưa phát triển và thời gian hoàn vốn kéo dài. Ngoài ra, rủi ro thiên tai, lũ lụt,
hạn hán và rủi ro thị trường và dịch vụ bảo hiểm kém phát triển cũng là những vấn đề cản trở đầu tư
vào nơng nghiệp. Do đó, đối với các ngành khó thu hút FDI như nơng nghiệp, cần xây dựng mới
chính sách thu hút đầu tư FDI đặc biệt gắn với thị trường thu hút đầu tư tiềm năng cũng như đa
dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư FDI, nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, phát
triển vùng nguyên liệu, chuyển giao công nghệ.
2. TỔNG QUAN VỀ THU H T FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
2.1. Thu hút FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong hai xu hướng nổi bật trong nền kinh tế thế
giới, nguồn vốn FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực mới cho việc phát triển nền kinh tế.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, 2008 ): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà
đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài
là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty

mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"”. Theo đó, có thể hiểu FDI là
việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư để hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức
kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế đủ lớn để giành quyền điều
hành đối với tổ chức kinh tế đó; hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng hay thực hiện dự án.
Với những tiềm năng lợi ích to lớn của FDI, hầu hết các nước tiếp nhận vốn đầu tư đều rất
quan tâm đến vấn đề làm thế nào để thúc đẩy sự gia tăng dịng vốn này vào quốc gia mình thơng
qua các chính sách thu hút FDI. Chính sách thu hút FDI là tập hợp các hành động, chính sách của
bên nhận đầu tư nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ, lôi cuốn sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài, kích
thích họ có ý định đầu tư, đưa ra quyết định bỏ vốn FDI vào một ngành nghề, một địa phương, vùng
kinh tế hay quốc gia đó. Với quan niệm này, nếu xét trên khía cạnh tiến trình cơng việc, thu hút FDI
bao gồm các công việc như: Hoạch định, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chính sách thu
hút FDI của bên nhận đầu tư. Nếu xét trên khía cạnh nội dung cơng việc, thu hút FDI bao gồm các
công việc như: (i) Các hoạt động nhằm cải thiện môi trường đầu tư: Môi trường đầu tư bao gồm
mơi trường tự nhiên, mơi trường chính trị, mơi trường chính sách, pháp luật; mơi trường kinh tế,
mơi trường xã hội; (ii) hoạt động xúc tiến đầu tư; quảng bá, giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi
nhất để nhà đầu tư thực hiện đầu tư…
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất để trồng trọt và chăn
nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho nông nghiệp. Nông nghiệp là một ngành lớn, bao gồm
nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn ni, sơ chế nơng sản; theo nghĩa rộng cịn bao gồm cả lâm
nghiệp và thủy sản (F O, 2012). Đây là lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như cơ sở hạ tầng,
tích tụ đất đai, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp nguyên liệu, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún… Do
776


đó, muốn phát triển cần phải các chính sách thu hút đầu tư riêng. Trong đó, chính sách thu hút FDI
vào lĩnh vực nông nghiệp là việc tạo lập môi trường kinh doanh hấp dẫn nhà đầu tư, thúc đẩy các
địa phương cải thiện môi trường đầu tư, cung cấp các ưu đãi tài chính cũng như các dịch vụ phục vụ
nhà đầu tư (OECD, 2011). Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp là các biện pháp đẩy
mạnh, tạo thuận lợi cho đầu tư, khuyến khích đầu tư và là công cụ hiệu quả để thu hút đầu tư theo

hướng tạo dựng, phát triển theo hướng phát huy điểm mạnh, lợi thế ngành nông nghiệp. Chất lượng
các chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của
nhà đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực này.
2.2. Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp
Các chính sách đầu tư thực chất cũng là một nội dung nằm trong các hoạt động, chính sách cải
thiện mơi trường đầu tư. Tuy nhiên, do vị trí quan trọng của những chính sách đầu tư nên tác giả
trình bày thành một nội dung riêng nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật những ưu đãi đầu tư đó. Các
chính sách này vừa thể hiện tính ưu đãi cho đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nơng nghiệp nhưng
đồng thời cũng là những chế tài để kiểm soát đầu tư vào ngành này.
Chính sách phát triển ngu n nhân lực và trình độ kỹ năng: Mục tiêu của chính sách này đó là
tăng khả năng thu hút được FDI, đồng thời cũng làm cho FDI vào nơng nghiệp có tính bền vững
hơn. Sự sẵn có của nguồn lao động có kỹ năng và năng suất cao và mức chi phí cạnh tranh sẽ là lực
hút lớn đối với các nhà đầu tư tìm kiếm hiệu quả. Do vậy, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực có
thể coi là yếu tố then chốt đối với chính sách đầu tư.
Chính sách liên quan đến cơng nghệ và tri thức: Một chính sách FDI quan trọng để hướng tới
phát triển bền vững là khuyến khích phổ biến cơng nghệ và tác động lan tỏa về cơng nghệ. Ví dụ,
Chính phủ có thể thúc đẩy phát triển các cụm công nghệ để thúc đẩy R&D trong ngành nơng nghiệp
cụ thể và có thể giúp nâng cấp các hoạt động công nghiệp bằng cách quy tụ các doanh nghiệp công
nghệ, các nhà cung ứng và các viện nghiên cứu. Nhóm chính sách này cũng gồm những cơng cụ
nhằm đảm bảo kích thích được các hoạt động sáng tạo thơng qua bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.
Chính sách về đất đai, cơ sở hạ tầng: Đó là các quy định cụ thể liên quan đến miễn, giảm tiền
sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước dành cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp. Đối với ngành
nông nghiệp truyền thống, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đồng thời, quỹ đất
dành cho nơng nghiệp hiện nay có xu hướng bị thu hẹp do q trình đơ thị hóa, chất lượng đất giảm
đi sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, trong các hoạt động, chính sách ưu đãi về đất cần lưu ý tới
những khuyến khích để các doanh nghiệp chủ động, tích cực cải tạo và nâng cao chất lượng của đất
nơng nghiệp.
Chính sách liên quan đến phát triển doanh nghiệp: Chính sách phát triển doanh nghiệp nhằm
mục tiêu tăng cường lợi ích của đầu tư, tập trung vào tăng cường năng lực để hấp thụ và thích nghi
với cơng nghệ và tri thức, hợp tác với các cơng ty đa quốc gia để có thể cạnh tranh quốc tế. Một

nhiệm vụ chính sách quan trọng khác là thúc đẩy các mối liên kết và tác động lan tỏa giữa đầu tư
nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Đảm bảo chính sách thúc đẩy đầu tư định hướng vào
những ngành có thể tác động lớn nhất xét về mặt tạo ra các liên kết ngược và liên kết xi, và đóng
góp vào việc tạo ra những việc làm trực tiếp cũng như gián tiếp
Chính sách liên quan đến mơi trường và tài ngun: Một phần có sự giao thoa với nhóm
chính sách về cơng nghệ, tuy nhiên tập trung vào kích thích nhóm cơng nghệ tiêu tốn ít năng lượng
777


và thân thiện với mơi trường. Nhóm này cũng bao gồm các chính sách kiểm sốt mơi trường, kiểm
sốt khai thác tài nguyên của khu vực FDI. Những ví dụ cụ thể như chính sách bảo lãnh đầu tư, thuế
các bon, khuyến khích tài chính cho các dự án thân thiện với môi trường, dỡ bỏ trợ cấp đối với
nhiên liệu hóa thạch….
3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dữ liệu nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các
Bộ, cơ quan có liên quan như: Các dữ liệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ thế giới vào được thu
thập từ các báo cáo của Tổng cục Thống kê, các số liệu về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
phân theo ngành đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư được thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông; Các văn bản chính sách có liên quan
đến thu hút FDI được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Thư viện pháp luật…
Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mơ tả kết hợp với
phân tích, đánh giá.
4. T NH H NH CHÍNH SÁCH THU H T FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
Gần đây, Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp đã được thông qua vào năm 2014 để thay
thế các luật từ năm 2005. Các luật mới mở ra cánh cửa cho FDI nhiều hơn bằng cách giảm số lượng
các lĩnh vực bị cấm và đơn giản hóa thủ tục pháp lý để các nhà đầu tư thành lập kinh doanh tại Việt
Nam. Nó cũng quy định đối xử bình đẳng đối với tất cả các loại nhà đầu tư (nhà nước, ngoài nhà
nước, nước ngoài và trong nước). Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép nắm giữ cổ phần
không hạn chế của một nền kinh tế tổ chức, trừ một số trường hợp cụ thể.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, để khuyến khích đầu tư, Chính phủ đã ban hành một loạt các
chính sách ưu đãi về phí và miễn thuế, tín dụng ưu đãi, thương mại khuyến mãi và các chính sách
khác để hỗ trợ tiếp cận đất đai, hợp đồng canh tác hoặc giảm thiểu sau thu hoạch lỗ vốn. Các chính
sách gần đây nhất có thể kể đến như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp và nông thôn (Nghị định số 210/2013/NĐ-CP và được thay thế bởi Nghị định số
57/2018/NĐ-CP); Chính sách tín dụng (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP); Hợp đồng bảo hiểm (Nghị
định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018); Chính sách khuyến khích hợp tác công tư (PPP) (Nghị
định số 15/2015/NĐ-CP và Nghị định số 63/2018/NĐ-CP); Hỗ trợ hợp đồng canh tác quy mô lớn
sản xuất (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP); Hỗ trợ giảm hậu-thất
thoát trong thu hoạch (Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg); Khuyến khích nơng nghiệp cơng nghệ cao
(Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015, Quyết
định số 66/2-15/QĐ-TTg ngày 25/12/2015; Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018). Bên
cạnh đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (MARD) tiến hành từng bước cải cách để cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh của ngành nông nghiệp theo quy định tại chuỗi các Nghị quyết
Số 19 nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Nội dung chính của các chính sách này được
tóm tắt như sau.
4.1. Ti p cận đất đai
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý, quyền, và các hộ
gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật Đất đai 2013 sửa đổi luật năm 2009,
778


với một số thay đổi nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường đất đai và quy mô lớn sản xuất nơng
nghiệp. Theo đó, thời hạn sử dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình đã được kéo dài từ hai mươi
đến năm mươi năm. Hộ gia đình, cá nhân được cấp 02-03 ha trong số trồng cây hàng năm và 10-30
ha cây lâu năm không thu tiền đất. Họ cũng được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với
diện tích khơng lớn hơn 10 lần hạn mức. Luật mới cung cấp nhiều quyền hơn cho người sử dụng đất
nơng nghiệp để họ có thể chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, cấp và thế
chấp quyền sử dụng của họ.
Bất kỳ doanh nghiệp nào có dự án nơng nghiệp nằm trong diện được khuyến khích hoặc đặc

biệt khuyến khích các ngành, lĩnh vực được miễn hoàn toàn tiền thuê đất trong 11-15 năm đầu kể từ
khi khởi công, được giảm 50% tiền thuê đất trong 5 - 7 năm tiếp theo. Chính phủ cũng hỗ trợ đối
với doanh nghiệp thuê đất của hộ gia đình / cá nhân hoặc doanh nghiệp nhận đất góp cổ phần để
nơng dân đầu tư vào các ngành được khuyến khích hoặc đặc biệt khuyến khích. Giá trị hỗ trợ là lên
đến 20% tiền thuê đất trong 5 năm đầu hoặc lên đến 10 tỷ đồng
4.2. Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao
Để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của nơng nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã rất
nhiệt tình hỗ trợ ứng dụng cơng nghệ hiện đại. Như đã nêu trong Luật Công nghệ cao năm 2008,
mọi tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, phát triển ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông
nghiệp sẽ được cấp ở mức cao nhất miễn thuế và phí (thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất
nhập khẩu, tiền sử dụng đất / thuế).
Nhà đầu tư nước ngồi cũng có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất thấp hơn
thị trường tỷ lệ. Chính phủ có thể trợ cấp một phần hoặc tồn bộ chi phí liên quan đến việc thực
hiện khoa học và các dự án công nghệ trong nông nghiệp, chuyển giao công nghệ hiện đại để áp
dụng cho sản xuất nông nghiệp. Họ cũng phải chịu các ưu đãi hơn nữa do khu vực địa phương cung
cấp các chính phủ.
Theo Quyết định số 176/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án thúc đẩy công nghệ cao nông
nghiệp đến năm 2020, các khu nông nghiệp công nghệ cao đã được thành lập ở các tỉnh trên Quốc
gia. Các khu vực này cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao và canh tác thông
minh trong nông nghiệp, tổ chức triển lãm đồng ruộng và các chương trình đào tạo cho nơng dân.
Năm 2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai chương trình tín dụng 100 nghìn tỷ
đồng (khoảng 4,2 tỷ USD) hỗ trợ nơng nghiệp sạch, cơng nghệ cao. Những khoản tín dụng này
được tám ngân hàng thương mại phân phối cho vay với lãi suất thấp hơn 0,5-1,5% so với tỷ giá thị
trường vào doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
4.3. Cải thiện môi tr ờng kinh doanh cho nông nghiệp
Từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành một loạt Nghị quyết số 19 để cải thiện hoạt động kinh
doanh môi trường và đổi mới mơ hình tăng trưởng của Việt Nam. Các bộ ngành đang rà soát lại
Nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế nhằm giảm bớt các điều kiện thành lập doanh nghiệp mới,
để đơn giản hóa thủ tục đăng ký và triển khai chính phủ điện tử. Cho đến nay, Bộ Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (M RD) đã loại bỏ / sửa đổi / đơn giản hóa 241 trong tổng số 45 điều kiện

thành lập doanh nghiệp trong tất cả các phân ngành nông nghiệp. Bộ NN & PTNT cũng đã giảm
76% tổng số mặt hàng Hải quan kiểm tra đặc biệt trước khi xuất khẩu-nhập khẩu. Để phù hợp với
Cơ chế một cửa SE N và Cơ chế một cửa quốc gia.
779


Cơ chế cửa sổ để tạo thuận lợi cho thương mại, Bộ NN & PTNT đã thiết lập các cơ sở cung
cấp dịch vụ công trực tuyến với lên đến 4 thứ cấp cho 18 thủ tục hành chính. Trong năm 2018, Bộ
NN & PTNT đã thực hiện một 10 thủ tục hành chính trực tuyến, bổ sung vào tổng tỷ lệ thủ tục
thơng quan có thể được thực hiện trực tuyến đến 95%.
4.4. Bảo hiểm nông nghiệp
Kể từ năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã thơng qua một chương trình thí điểm cung cấp bảo
hiểm trong hai mươi một tỉnh với sự tham gia của hai công ty bảo hiểm nhà nước lớn là Bảo Việt và
Bảo Minh. Tuy nhiên, chương trình tỏ ra khơng thành cơng với lượng mua rất hạn chế của nơng
dân. Trong năm 2018, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 58/2018 / NĐ-CP điều chỉnh bảo
hiểm nông nghiệp tiếp thị và cung cấp hỗ trợ cho nông dân. Người hưởng lợi từ hỗ trợ bao gồm
nông dân tham gia với sản xuất cây trồng (lúa, cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê, trái cây và rau
quả); chăn nuôi gia súc (thịt trâu, bị, lợn, gia cầm); và thủy sản (tơm sú, tơm thẻ chân trắng, cá
mèo). Hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo (do cơ quan chức năng phân loại) được hỗ trợ 90%
mức phí bảo hiểm. Các hộ khác được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm. Mọi hình thức hợp tác giữa
nông dân để sản xuất quy mô lớn, hoặc giữa nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ứng dụng
công nghệ hiện đại để sản xuất sạch, an tồn và thân thiện với mơi trường sản phẩm được hỗ trợ
20% phí bảo hiểm.
4.5. Tín dụng cho nơng nghiệp
Về ưu đãi tín dụng, Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/06/2015 về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thơn bao gồm các chính sách tín dụng khuyến khích
sản xuất nơng nghiệp như (i) Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nơng nghiệp theo mơ hình
liên kết; (ii) chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao; (iii)
Bảo hiểm nông nghiệp trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn.
Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/08/2011 về tín dụng đầu tư và tín

dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định 54/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/05/2013 bổ
sung một số điều của Nghị định này, các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (không phân
biệt địa bàn đầu tư), gồm dự án xây dựng mới và mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm
tập trung; dự án phát triển giống thủy, hải sản; dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi,
giống cây lâm nghiệp được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư (cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu
tư, hỗ trợ sau đầu tư) và ưu đãi về tín dụng xuất khẩu dưới các hình thức: cho vay xuất khẩu (cho
nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh
thực hiện hợp đồng.
4.6. Chính sách khác
Có nhiều chính sách khác để thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp. Nghị định 63/2018 / NĐ-CP
tun bố rằng Chính phủ khuyến khích hợp tác cơng tư (PPP) đầu tư vào nông nghiệp cơ sở hạ
tầng và dịch vụ phát triển nông thôn, chế biến nông sản và phân phối nông sản các sản phẩm. Từ
năm 2010, Bộ NN & PTNT đã thành lập một số nhóm đặc nhiệm về PPP để thúc đẩy loại hình
này quan hệ đối tác trong một số lĩnh vực phụ, chẳng hạn như sản xuất cà phê, chè, rau, trái cây
và thủy sản (OECD, 2015). Các chương trình hỗ trợ khác cũng cấp cho các cơng ty mua máy móc
/ thiết bị để giảm tổn thất sau thu hoạch và cho các doanh nghiệp có hợp đồng canh tác với hộ gia
đình / hợp tác xã.
780


5. KẾT QUẢ THU HÚT FDI BỀN VỮNG VÀO LĨNH VỰC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
5.1. Về quy mơ và số l ợng dự án
Tính theo số dự án cịn hiệu lực đến thời điểm 31/12/2020 ngành nông nghiệp đứng thứ 10 cả
về tổng số vốn đăng ký và số lượng dự án với 3,52 tỷ USD chiếm 1,04% tổng vốn đăng ký và 499
dự án chiếm 1,16% tổng số dự án FDI trong toàn nền kinh tế. So với các ngành khác, số vốn và dự
án vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chiếm cơ cấu nhỏ so với tổng đầu tư FDI của tồn khu vực.
Hai ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản là ngành thu hút đến 80,93%
lượng vốn. Nguyên nhân chính là do thu hút dịng vốn FDI vào nơng nghiệp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, chủ yếu là do đặc thù của ngành nơng nghiệp cần có diện tích đất đai lớn, chịu những rủi ro
về thời tiết, thời gian hoàn vốn lâu, lợi nhuận thu được thường thấp hơn những ngành khác, do đó

khó thu hút được vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Bảng 1: Tổng số dự án và quy mô vốn đầu t FDI vào lĩnh vực nông nghiệp
Việt Nam năm 2019
TT

Ngành

Tổng vốn ăng ký
(triệu USD)

Tỷ trọng

499

3518,1

1,04%

108

4897,5

1,44%

14463

214610,4

63,18%


75

2857,4

0,84%

1696

10406,0

3,06%

4572

8154,9

2,40%

828

5091,7

1,50%

842

11990,2

3,53%


2149

3875,4

1,14%

72

823,0

0,24%

1

ông nghiệp

2

Khai khống

3

Cơng nghiệp ch

4

Cung cấp nước; ho t đ ng quản

5


X y d ng

6

Bán uôn v
án
đ ng cơ hác

7

Vận tải

8

D ch v

9

Thông tin v truyền thông

10

Ho t đ ng t i ch nh ng n h ng v

11

Ho t đ ng inh doanh ất đ ng sản

871


58439,0

17,21%

12

Ho t đ ng chuyên môn

3238

3447,8

1,02%

13

Ho t đ ng h nh ch nh v d ch v h tr

442

972,5

0,29%

14

Giáo d c v đ o t o

526


4376,2

1,29%

15

Y t v ho t đ ng tr gi p x h i

148

1978,6

0,58%

135

3388,4

1,00%

147

828,7

0,24%

30811

339655,8


100%

16
17

ho

m nghiệp v thủy sản

Số dự án

i n ch t o
v x

rác thải nước thải

; s a chữa ô tô mô tô xe máy v xe c

i

ưu tr v

n uống

ảo hi m

hoa h c v công nghệ

ghệ thuật vui chơi v giải tr
Ho t đ ng d ch v


hác
Tổng số

Ngu n: GSO, 2020

5.2. Về vốn bình quân trên dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam
Về vốn bình qn trên dự án FDI vào nơng nghiệp Việt Nam có sự thay đổi liên tục trong giai
đoạn 2003-2015 và duy trì mức độ ổn định trong ba năm gần đây. Cụ thể mức vốn bình quân mỗi
781


dự án vào nông nghiệp đạt 12,17 triệu USD/ dự án cao hơn so với trung bình trung của cả khu vực
FDI khoảng 7,2 triệu USD/ dự án. Điều này thể hiện sự những nỗ lực tăng trưởng quy mô trên dự
án FDI trong lĩnh vực này đang đạt được kết quả khả quan. Phần lớn các dự án FDI vào ngành
nơng, lâm nghiệp có quy mơ nhỏ và gắn với nguồn nguyên liệu địa phương. Số lượng lớn các dự án
quy mô nhỏ này cũng đem lại những tác động tích cực lớn do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường
có tính linh động cao, thích ứng và xử lý nhanh với các biến động của thị trường, phù hợp với điều
kiện Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý,
khai thác tốt tiềm năng trong nông nghiệp - nông thôn và đặc biệt là tác dụng tạo được nhiều việc
làm mới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
18,00
16,00
14,00
12,00
10,00
8,00
6,00
4,00
2,00

0,00

16,15
12,16
10,70

9,72

8,47

6,74
1,70 1,67

2,69

3,91

4,64

8,40

7,57
5,85

5,05

3,02

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018


Hình 1: Vốn FDI bình quân dự án vào lĩnh vực nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2003-2018 (đ n vị triệu USD)
Ngu n: Cục Đầu tư nước ngoài, 2019

Về kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp theo vùng kinh tế và địa phương

Đồng bằng sông Hồng
48

61

185
68

27

Trung du và miền núi
phía Bắc

110

Bắc Trung bộ và
duyên hải miền Trung
Tây Ngun
Đơng Nam Bộ

Hình 2: Vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam theo vùng kinh t 2019
Ngu n: GSO, 2020


Đông Nam Bộ và Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung là hai vùng kinh tế thu hút số lượng FDI
cao nhất cả nước. Nhiều vùng có lợi thế để phát triển nông nghiệp nhưng trong cơ cấu đầu tư thì lượng
vốn FDI vào nơng nghiệp của vùng cịn khá thấp như đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long. Hầu hết các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung vào những tỉnh có lợi thế vùng
nguyên liệu truyền thống, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển nguồn nguyên liệu
cung cấp cho các nhà máy chế biến, có cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư nhiều hơn.
782


700,00
600,00

573,57
513,65

500,00
400,00
Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)

300,00

232,83

Số dự án

200,00
108,38
100,00

69,79


85
39

53

0,00
Bình Đồng
Dương Nai

55,35

20

22

71,67

45,98

21

20

Lâm TP. Hồ Hà Nội Bình Bình
Đồng
Chí
Phước Thuận
Minh


H nh 3: M ời địa ph

91,86

17
Đà
Nẵng

85,15

15

14

Khánh Ninh
Hịa Thuận

ng có số dự án FDI trong nông nghiệp lớn nhất cả n ớc năm 2018
Ngu n: Tổng cục Thống kê

5.3. FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp theo hình thức đầu t
Về hình thức đầu tư, các dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp Việt Nam chủ yếu theo
ba hình thức chính gồm: (i) 100% vốn đầu tư nước ngồi; (ii) Liên doanh và (iii) hợp đồng hợp tác
kinh doanh. Trong đó chiếm ưu thế vấn là hình thức 100% vốn đầu tư nước ngồi với xấp xỉ 80%,
hai hình thức còn lại chiếm 20% tuy nhiên vẫn cao hơn so với khu vực FDI của cả nước. Trên thế
giới, một số quốc gia khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi lựa chọn hình thức liên doanh nhằm tăng
cường sự chuyển giao công nghệ, khoa học, kinh nghiệm quản lý cho doanh nghiệp trong nước.
Thậm chí Thái Lan chỉ cho phép đầu tư dưới hình thức này trong lĩnh vực nơng nghiệp. Vì vậy, tỷ
lệ hình thức liên doanh trong cơ cấu FDI của nông nghiệp vùng đang “tốt” hơn so với mức tương
ứng của cả nước. Tuy nhiên, để nhà đầu tư nước ngồi “mặn mà” hơn với hình thức liên doanh thì

cần nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước, tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp FDI.
Bảng 2: Các hình thức đầu t FDI chủ y u vào nông nghiệp Việt Nam năm 2019
Hình thức ầu tƣ

STT

Số lƣợng dự án

Tổng vốn ầu tƣ (triệu USD)

1

100% vớn nước ngồi

397

2.794,25

2

Liên doanh

96

716,04

3

H p đờng h p tác kinh doanh


6

7,81

Ngu n: Cục Đầu tư nước ngoài, 2020

5.4. Về c cấu đầu t FDI vào lĩnh vực nông nghiệp theo đối tác
Cơ cấu FDI theo đối tác cho thấy nông nghiệp Việt Nam chưa thu hút được nhiều dự án đến
từ các quốc gia có thế mạnh về cơng nghệ. Cụ thể, 9/ 15 quốc gia có dự án đầu tư vào nông nghiệp
Việt Nam đến từ châu Á với số lượng dự án chiếm hơn 60% tổng dự án đầu tư trong lĩnh vực này.
Trong khi các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, EU, Úc, Newzealand… số lượng dự án FDI còn khá
hạn chế.
783


Bảng 3: FDI vào nông nghiệp Việt Nam theo đối tác đầu t
Đối tác

STT

Số dự án

Tổng vốn ầu tƣ (USD)

1

Đ i Loan

151


590,87

2

BritishVirginIslands

26

543,10

3

Singapore

33

381,83

4

Thái Lan

30

280,44

5

Hồng ông


24

259,31

6

hật Bản

41

238,97

7

Hoa ỳ

15

161,82

8

Malaysia

20

150,53

9


Australia

23

118,55

10

H n Quốc

39

109,39

11

Hà Lan

10

74,65

12

Pháp

25

69,71


13

Philippines

2

60,89

14

Swaziland

1

45,00

15

Campuchia

1

45,00

Ngu n: GSO, 2020

6. ĐỊNH HƯỚNG THU H T FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Để thực hiện chủ trương, chiến lược thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cũng đã đề xuất định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nơng

nghiệp (nơng lâm ngư nghiệp), theo đó, FDI phải đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí cơ bản sau (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018):
Tăng cường thu hút FDI vào nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp và kinh tế nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hóa nơng lâm thủy sản có chất lượng
và giá trị gia tăng cao, tăng trưởng trong nông nghiệp, gắn sản xuất với thị trường, bổ sung nguồn
vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; áp dụng khoa học tiên tiến, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tạo nhiều việc làm và
nâng cao đời sống của người lao động.
- Tăng cường thu hút FDI có chất lượng và giá trị gia tăng cao, sử dụng bền vững và bảo vệ
tốt tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tạo thêm nhiều việc làm và
hỗ trợ cho những khâu yếu trong chuỗi giá trị nông sản, thúc đẩy công tác xúc tiến đầu tư FDI vào
nông nghiệp một cách hiệu quả và đồng bộ.
- Nâng giá trị hàng nông sản xuất khẩu của khu vực FDI trong nông nghiệp trên địa bàn cả
nước từ 10 - 15% vào năm 2020 và 30 - 40% vào năm 2030.
- Các hình thức thu hút FDI cho nơng nghiệp phù hợp được mở rộng và hoàn thiện như hình
thức đối tác cơng tư (PPP), liên doanh, liên kết, hợp đồng với người nơng dân bên cạnh hình thức
đầu tư 100% vốn nước ngồi. Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư
nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,…) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cơng. Khuyến khích các địa phương,
giới doanh nhân và các đối tác phát triển tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các hoạt động
đầu tư, tư vấn kỹ thuật, góp ý xây dựng chính sách, tạo điều kiện tốt hơn nữa để nông dân tham gia
hiệu quả hơn vào các hoạt động sản xuất và phát triển với sự hỗ trợ hiệu quả từ nhà nước.
784


7. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI BỀN VỮNG VÀO
LĨNH VỰC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
Nơng nghiệp là một ngành truyền thống lâu đời và có nhiều tiềm năng phát triển của Việt
Nam. Cơ hội phát triển của nông nghiệp Việt sẽ rộng mở khi các doanh nghiệp trong ngành có khả
năng tiếp cận với đa dạng nguồn vốn đầu tư trong đó có FDI. Để thúc đẩy mục tiêu này, Việt Nam

cần nỗ lực trong việc hồn thiện các chính sách có liên quan bao gồm:
Thứ nhất, có nhiều loại ưu đãi khác nhau được cung cấp cho các nhà đầu tư vào nông nghiệp. Tuy
nhiên, những ưu đãi này được quy định bởi một số chính sách khác nhau do các bộ ban hành. Đồng yếu
sự bố trí giữa các bộ này tạo ra nhiều chồng chéo và lỗ hổng trong các chính sách và quy định (OECD,
2015). Ngồi ra, mỗi tỉnh cịn ưu đãi thêm và ưu đãi xử lý để tự mình thu hút đầu tư. Nhiều ưu đãi thậm
chí dành riêng cho từng sản phẩm. Tất cả những sự khác biệt khiến các nhà đầu tư khó xác định loại hỗ
trợ nào mà họ có thể nhận được, trong khi một số người khác thậm chí khơng biết về sự hỗ trợ có
sẵn. Do đó, cần phải hệ thống hóa khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp ở cả cấp quốc gia và địa
phương. Sau đó, tất cả thơng tin cần được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng nhà đầu tư thông qua xúc
tiến đầu tư các hoạt động và cung cấp chúng trực tuyến để công chúng truy cập.
Thứ hai, cần nỗ lực hơn nữa để giải quyết những khó khăn trong tiếp cận đất đai của các nhà
đầu tư. Trong về lâu dài, thị trường đất đai cần được phát triển để cho phép thu hồi đất thông qua
trao đổi thị trường này. Do đó, những hạn chế về hạn mức đất được tích tụ, hoặc về loại cây trồng
được sản xuất trên mỗi ô nên được loại bỏ. Ngồi ra, cần có thêm việc làm cho người lao động
chuyển ra khỏi nông nghiệp, đặc biệt là khi áp dụng các kỹ thuật hiện đại yêu cầu ít công nhân hơn
để làm việc trong các trang trại. Tuy nhiên, trước mắt, các cơ quan chức năng nên vai trò quan trọng
trong việc huy động đất cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, những khó khăn trong tiếp cận đất đai có
thể được giải quyết thơng qua sự tồn tại của các tổ chức nông dân (hợp tác xã hoặc nhóm cộng tác),
nhờ đó nhà đầu tư có thể giảm thời gian đàm phán với nông dân và chính nơng dân có thể có nhiều
hơn quyền lực để hành động vì lợi ích của họ.
Thứ ba, hỗ trợ cho nông nghiệp cho đến nay vẫn tập trung nhiều vào phía cung và các cơng
đoạn sản xuất. Khơng kém phần quan trọng là q trình phân phối và phía cầu. Hỗ trợ nhiều hơn nên
hướng tới việc thiết lập các kênh phân phối và cửa hàng triển lãm cho các nhà đầu tư (các công ty,
hợp tác xã, hộ cá thể) để dễ dàng giới thiệu và bán sản phẩm của mình. Ngồi ra, làm sạch,các sản
phẩm hữu cơ và an toàn cần được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm chất lượng thấp khác thơng qua
chương trình chứng nhận chính thức hoặc cơng nghệ truy xuất nguồn gốc. Cơ hội từ việc nhận ra về
các FTA cần được thông báo rộng rãi cho công chúng để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này. Cuối cùng
nhưng không kém phần quan trọng, các chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp cần ưu tiên các dự
án áp dụng kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất của ngành. Nên có tiêu chí lựa chọn các dự án
đảm bảo tính bền vững của sản xuất và mang lại hiệu quả lan tỏa tích cực tác động thơng qua việc tạo

ra việc làm mới, nâng cao kỹ năng của người lao động và chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản
lý. Các chính sách thúc đẩy đầu tư mới nổi chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp trong nước, trong
khi hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI không được nêu một cách tương xứng và riêng biệt trong các
văn bản chính sách. Do đó, chính phủ nên sửa đổi các chính sách của mình để đảm bảo đối xử cân
bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trong nông nghiệp.
8. KẾT LUẬN
Mặc dù Việt Nam đang từng bước thúc đẩy sự phát triển của ngành cơng nghiệp và dịch vụ
nơng nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tăng cường năng suất và hiệu quả
nông nghiệp được coi là giải pháp then chốt để nâng cao thu nhập và mức sống nơng thơn nói riêng và
785


cả nước nói chung. Trong thập kỷ qua, nhiềuchương trình ưu đãi và hỗ trợ đã được cấp cho các nhà
đầu tư vào nơng nghiệp về thuế / phí miễn trừ, tiếp cận tín dụng, tiếp cận đất đai, chuyển giao cơng
nghệ và xúc tiến thương mại. Các chính sách này có đã có tác động tích cực nhất định để thu hút đầu
tư từ khu vực tư nhân để thúc đẩy nông nghiệp sản xuất. Những năm gần đây đã chứng kiến một làn
sóng mới gia tăng đầu tư trong nước vào lĩnh vực này, đặc biệt là do các doanh nghiệp phi nông
nghiệp lớn ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, đầu tư
vào nơng nghiệp vẫn cịn khiêm tốn và ít tiến bộ theo thời gian. Tổng vốn đầu tư thực hiện vào nông
nghiệp chỉ chiếm 6% tổng vốn đầu tư thực hiện của nền kinh tế, trong khi FDI vào nông nghiệp chỉ
chiếm 1% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Hơn cần nỗ lực để hài hịa và hệ thống hóa danh mục
các ưu đãi cho nhà đầu tư; để loại bỏ những trở ngại trong việc huy động đất đai để đầu tư, và hỗ trợ
nhiều hơn cho việc phân phối và nhu cầu mặt hàng nông sản. Hơn hết, với sự cam kết mạnh mẽ của
Chính phủ trong việc thúc đẩy nơng nghiệp và sự tham gia ngày càng tăng của khu vực tư nhân trong
lĩnh vực này, triển vọng cho ngành nơng nghiệp Việt Nam có nhiều triển vọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hồn
thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Đề án tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2014-2020, định hướng 2030, tài liệu lưu

hành nội bộ, Hà Nội.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013
của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn, Hà Nội.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018), Dự thảo Chiến lược và định hướng Chiến lược
thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030, Hà Nội.
6. Cơ sở dữ liệu Thư viện pháp luật.
7. Hoàng Xuân Diễm và Đỗ Thị Thu Thủy (2019), Investment in Agriculture in Recent Times:
The Case of Vietnam, JETRO.
8. Nguyễn Xuân Đương (2015), Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh,
Luận án tiến sĩ học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Thị Minh Châu và Nguyễn Thị Xuân Hương (2019), Giải pháp
tăng cường quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào lĩnh vực nơng nghiệp ở Việt
Nam, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, số 55/2019.
10. NEPAD-OECD (2011), Policy framework for investment in agricuture, the 5th NEPAL-OECD
Ministerial Conference on 26-27 April 2011, Dakar, Senegal.
11. OECD (2015), Các chính sách nông nghiệp của Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD.
12. Phạm Hồng Mạnh, Nguyễn Anh Tuấn (2013), Nâng cao khả năng thu hút FDI vào khu vực
nông nghiệp, nông thơn Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, số 04 (582)-2013.
13. Nguyễn Thị Thanh Mai (2014), Ngành nông nghiệp - Cần chiến lược dài hạn để thu hút FDI,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22 tháng 11/2014, tr. 17-19.
14. FAO (2012), Trends and impacts of foreign investment in developing country agriculture Evidence from case studied.
15. FAO (2018), Foreign Direct Investment to Agriculture, Forestry and Fishery,
/>16. Tổng cục Thống kê (2016), Niêm giám Thống kê.
786



×