Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.66 KB, 13 trang )

Đề tài

PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

APEC
CT

Cạnh tranh

CQLCT

Cục quản lý cạnh tranh

CTKLM

Cạnh tranh không lành mạnh

ĐĐKD

Đạo đức kinh doanh



TTHCCT

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

LCT

Luật cạnh tranh

XLVP

Xử lý vi phạm

UBCT

Ủy ban cạnh tranh

WTO

Tên tiếng Anh là : World Trade
Organization, viết tắt WTO) hay còn
gọi là Tổ chức Thương mại Thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên c ứu .................................................................................................3

5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................................3
Chương 1: ..................................................................................................................................4
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ......................4
1.1. Khái niệm và đặc điểm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ............................................4
1.1.1. Khái niệm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ......................................................4
1.1.2. Đặc điểm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh .......................................................5
1.2. Các loại hình thỏa thuận hạn chế cạnh tranh .............................................................6
1.2.1. Thỏa thuận theo chiều dọc ....................................................................................6
1.2.2. Thỏa thuận theo chiều ngang ................................................................................7
1.3. Lịch sử hình thành pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ..................................7
1.3.1 Trước khi có pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh .......................................7
1.2.3 Sửa đổi luật Cạnh tranh 2018 .......................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Nội dung pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh........Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Thực trạng về Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa và dịch vụ một cách trực
tiếp hay gián tiếp ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thực trạng về Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản
xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Thực trạng về Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho doanh nghiệp
khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh .............Error! Bookmark not
defined.


2.2. Các TTHCCT bị cấm tuyệt đối và các TTHCCT được hưởng miến trừ. ....Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường hoặc phát triển kinh doanh ............................ Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các
bên của thỏa thuận....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung
cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. ............................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Các biện pháp xử lý hành vi TTHCCT và trình tự thủ tục xử lý TTHCCT theo
pháp luật hiện hành......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ...... Error! Bookmark not defined.
3.1. Thực tiễn về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Thực tiễn về Thỏa thuận ấn định giá ............. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Thực tiễn về Thỏa thuận rào cản không cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường hoặc phát triển kinh doanh ............................ Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Thực tiễn về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về hạn chế hoặc kiểm sốt số
lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ..................Error!
Bookmark not defined.
3.2. Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh trong hoạc động thương mại ở nước ta hiện nay ..............Error! Bookmark not
defined.
3.2.1 Phương hướng hoàn thiện áp dụng pháp luật xử lý các hành vi về thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử lý các
hành vi về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. Error! Bookmark not defined.



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Hoạt
động cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành và phát
triển của nền sản xuất hàng hóa. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những quy
luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy
mô rộng hơn với mức độ gay gắt hơn trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc xây dựng hành
lang pháp lí tạo khn khổ cho hoạt động cạnh tranh là điều tất yếu. Để xây dựng kinh
tế thị trường với chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực phát huy tối
đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng
xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Nhà nước với tư cách là chủ thể có quyền và trách nhiệm
quản lý kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự lành mạnh của thị trường. Sự đa dạng về
thành phần kinh tế và sự đông đảo chủ thể tham gia kinh doanh hiện nay đã làm cho
cuộc sống thị trường trở nên sơi động, tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng phức tạp,
gay gắt và cũng vơ cùng phong phú.Vì vậy Nhà nước cần phải xây dựng những thiết
chế cần thiết để ổn định thị trường, đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh đi vào trật tự.
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt
động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm sốt vị trí thống lĩnh thị
trường của doanh nghiệp. Giữ vị trí thống lĩnh thị trường khơng có gì là xấu, pháp luật
khơng có lí do gì để ngăn cản hay cấm đốn sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng
khơng thể đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thị trường lành mạnh lúc nào cũng tuân
thủ pháp luật, các doanh nghiệp rất dễ lợi dụng vị trí của mình để đưa ra các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, từ đó triệt tiêu khả năng cạnh tranh của bất kỳ đối thủ nào
ngay khi vừa nhen nhóm hình thành. Và các quy định này phần nào đã đáp ứng được
nhu cầu bảo đảm pháp lí về mơi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng của một nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.1
Thế nhưng thời gian vừa qua đã xảy một số vụ việc có dấu hiệu của thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh. Thông qua các vụ việc thực tiễn cho thấy vấn đề là mặc dù Luật
cạnh tranh và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành nhưng trong
cộng đồng kinh doanh vẫn chưa có được sự thấu hiểu chặt chẽ về các khái niệm liên

quan, bản thân luật còn tồn tại những hạn chế, bất cập, chưa bảo đảm sự thích ứng
với môi trường kinh doanh cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội
1

Walter Goode, sđd, tr 47.).

1


nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, với các quy định của Luật cạnh tranh 2018 đã được
thi hành và áp dụng rộng rãi ở nước ta cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành là
nền tảng quan trọng để thực thi quy định về cạnh tranh nói chung và áp dụng các
quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, xử lý các hành vi về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh được áp dụng trong hoạt động thương mại ở nước ta hiện nay. Với các lý
do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động thương mại”để làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp với
mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy
định của pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
của các doanh nghiệp nói riêng ở nước ta hiện nay nhằm thể hiện sự tâm huyết đối với
đề tài này.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Với đề tài này, báo cáo thực tập sẽ tập trung nghiên cứu các khía cạnh:
 Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các
doanh nghiệptrong hoạt động thương mại và xử lý xử lý các hành vi theo quy định tại
Luật cạnh tranh 2018
 Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh
liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt động
thương mại.
 Phân tích thực trạng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp.

 Nêu lên những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát hành
vi cạnh cạnh liên quan đến doanh nghiệp trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện
nay.
 Đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
của các doanh nghiệp góp phần hạn chế sự thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đồng thời
góp phần phát triển kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo thực tập tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt
động thương mại
* Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Báo cáo thực tập sẽ nghiên cứu pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của
các doanh nghiệp kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành cho đến nay.
-

Về không gian:
2


Báo cáo thực tập tập trung làm rõ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh
nghiệp ở Việt Nam nói chungtrong hoạt động thương mại.
Báo cáo thực tập nêu ra giới hạn phạm vi nghiên cứu các quy định của pháp luật
cạnh tranh hiện hành cùng các vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh của các doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh hiện hành.
Trong khn khổ đề tài và điều kiện có hạn nên báo cáo thực tập sẽ tập trung
nghiên cứu theo quy định theo Pháp luật Cạnh tranh là chủ yếu. Và báo cáo thực tập sẽ
nghiên cứu những vấn đề lý luận chung liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

của các doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh hiện hành, đồng thời tìm hiểu quá trình
thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau:
Dùng phương pháp so sánh luật để so sánh những quy định về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tổng hợp từ thực tế những thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh của các doanh nghiệp diễn ra như thế nào, đánh giá những quy định của luật
trong việc giải quyết những vụ việc này.
Thông qua việc thu thập, phân tích thơng tin trên cơ sở các số liệu thu được từ
các nguồn thứ cấp như Báo cáo thường niên của Cục quản lý cạnh tranh... Từ việc
phân tích, thống kê các dữ liệu số liệu sẵn có nhằm đưa ra các kết luận về thực trạng
thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt động thương
mại. Báo cáo thực tập đã sử dụng phương pháp thống kê thường để rút ra được thực
trạng thi hành áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, báo
cáo thực tập cịn sử dụng các nguồn bài báo cáo, nghiên cứu, sách báo để tạo nền tảng
cơ sở cho việc nghiên cứu về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp.

5. Kết cấu của đề tài
Báo cáo thực tập ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì
nội dung báo cáo thực tập được chia thành ba chương, cụ thể là:
Chương 1: Khái quát chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận hạnh chế cạnh tranh trong
lĩnh vực thương mại
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động thương mại ở nước ta hiện nay

3



Chương 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm và đặc điểm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Cạnh tranh trong nền kinh tế được thừa nhận là yếu tố đảm bảo cho việc duy trì
tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Pháp luật và chính sách về cạnh tranh là
một trong các bộ phận quan trọng của nền tảng pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế
thị trường, và đã nói đến nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một nền tảng
cơ bản, và nền kinh tế thị trường không thể vận hành nếu khơng có cạnh tranh. Cạnh
tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trị trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của
cơ chế thị trường. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thực hiện giữa các doanh
nghiệp nên nó phải được hình thành trên nền tảng của nguyên tắc tự do khế ước. Các
doanh nghiệp có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn đối tác để
thiết lập quan hệ, liên kết, hợp tác và đồng thời các doanh nghiệp cũng có quyền tự do
lựa chọn nội dung thỏa thuận. Tuy nhiên sự “tự do” của các doanh nghiệp chỉ được coi
là hợp pháp khi sự thể hiện ý chí đó phù hợp với ý chí của Nhà nước, phù hợp với lợi
ích chung của cộng đồng. Trong kinh tế học, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
được nhìn nhận là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt
hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập
giữa các đối thủ cạnh tranh. Từ điển Chính sách thương mại quốc tế định nghĩa
“Cartel” là một thỏa thuận chính thức hoặc khơng chính thức để đạt được kết quả có
lợi cho các mặt hàng có liên quan nhưng có thể có hại cho các bên khác 2.
Thỏa thuận theo từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là “hoạt động giữa hai hay
nhiều người với nhau bằng hành vi hoặc không bằng hành vi để nhằm đạt được một
cùng mục đích nhất định”3. Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp

2
3


Từ điển Chính sách thương mại quốc tế(2012) Nhà xuất bản Bách khoa
từ điển Tiếng Việt (2010) Nhà xuất bản đà nẵng

4


nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động
một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh4
Hiện nay, theo giải thích tại khoản 4 Điều 4 Luật cạnh tranh 2018 thì: Thỏa thuận
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 5. Hiện
nay, Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra,
xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh 2018.
1.1.2. Đặc điểm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Trên cơ sở khái niệm thì có thể thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các
doanh nghiệp hoạt động độc lập. Theo Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 thì Doanh nghiệp
bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt
động độc lập với nhau và hoàn toàn khơng phụ thuộc với nhau về tài chính.
Thứ hai, thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự
thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Sự thống nhất cùng hành động giữa
các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai.
Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn
chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận một thỏa thuận vi phạm một trong
các hình thức vi phạm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ bằng
chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp đồng chính thức bằng văn bản (hợp đồng,
bản ghi nhớ…); hoặc có thể bằng hình thức không thành văn bản như: các cuộc gặp

mặt, họp bàn… nhưng phải có sự ghi nhận ở những tài liệu liên quan.
Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép
cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị
trường sẽ khơng cịn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

TS. Nguyễn Thị Nhung, pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện
nay, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, Tr106
5 khoản 4 Điều 4 Luật cạnh tranh 2018
4

5


lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc
thỏa thuận.

1.2. Các loại hình thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm các
hành vi sau đây: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp;Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung
cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối
lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận để một hoặc các
bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác
tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường
những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;Thỏa thuận hạn chế
phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều
kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác
hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan

trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thỏa thuận không giao dịch với các bên không
tham gia thỏa thuận;Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung
cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.Thỏa thuận
khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.6
Các doanh nghiệp nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận kinh doanh đã dàn xếp và
thỏa thuận với nhau dấn tới là sự độc quyền hóa thị trường, theo đó các vấn đề quan
trọng của thị trường như giá cả, sản lượng, khách hàng,…khơng cịn tn thủ theo quy
luật thị trường mà bị khống chế bởi một nhóm các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể phân loại theo hai dạng là thỏa thuận theo chiều
ngang và thỏa thuận theo chiều dọc như sau:
1.2.1. Thỏa thuận theo chiều dọc
Thỏa thuận theo chiều dọc: là thỏa thuận giữa những doanh nghiệp ở các công
đoạn sản xuất khác nhau. Thoả thuận có thể được thực hiện ở 3 hình thức như định giá,
thương lượng giá và các thoả thuận license. Tuỳ theo từng mục tiêu, mức độ, các thoả

6

Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018

6


thuận này có tác động khác nhau, thậm chí một số thoả thuận hồn tồn có ý nghĩa tích
cực cho nền kinh tế và cho xã hội.7
1.2.2. Thỏa thuận theo chiều ngang
Thỏa thuận theo chiều ngang: là những thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh
trong cùng ngành hàng và cùng khâu của q trình kinh doanh (ví dụ: giữa những
người bán buôn với nhau, giữa những người bán lẻ với nhau) để khống chế giá, phân
chia thị trường,… hoặc sự thoả thuận phối hợp hành động nào đó trong một thời gian
nhất định để cản trở cạnh tranh từ doanh nghiệp khác8 .


1.3. Lịch sử hình thành pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1.3.1 Trước khi có pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Với mục tiêu kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có
thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh; bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các
doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tạo lập và duy trì
một mơi trường kinh doanh bình đẳng, Nhà nước ban hành Luật Cạnh tranh trong đó
quy định cụ thể về hành vi hạn chế cạnh tranh, việc kiểm soát các hành vi hạn chế
cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng
cạnh tranh, điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh. Vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
được xếp trong nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định của Luật cạnh
tranh. Tuy nhiên, trước khi ban hành Luật Cạnh Tranh thì các văn bản quy định về
thỏa thuận về cạnh tranh được tản mạn ở một số quy định của một văn bản QPPL, ví
dụ:
1.3.2 Khi có pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Pháp luật Việt Nam khi có các quy định của pháp luật cạnh tranh khi Luật cạnh
tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có một định nghĩa cụ thể về thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh tại Điều 8 Luật Canh tranh 2004: - Điều 8, Luật Cạnh tranh quy định 8
hành vi, gồm: (1) thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp; (2) phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch
vụ; (3) hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch
7
8

Một số vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 98 ngày 21 tháng 8 năm 2009
Một số vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 98 ngày 21 tháng 8 năm 2009

7



TẢI NHANH TRONG 5 PHÚT
LIÊN HỆ ZALO ĐỂ TẢI ĐỦ NỘI DUNG NÀY: 0917 193 864
MÃ TÀI LIỆU: 700649
CÁC TÀI LIỆU, BÀI MẪU HAY ĐANG CHỜ CÁC BẠN
THAM KHẢO NGAY TẠI:


DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO, KHÓA LUẬN, CHUYÊN
ĐỀ, LUẬN VĂN,... GIÁ RẺ TẠI:

ZALO: 0917 193 864

8



×