Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DEHDCMON SINHHSGTHPT20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.07 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: SINH HỌC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề thi có 03 trang, gồm 20 câu ). Câu 1 (1,0 điểm ): Người ta thả một số cá thể thỏ vào một đồng cỏ. Giai đoạn đầu, số lượng thỏ tăng nhanh nhưng sau đó chậm lại, càng về sau số lượng càng ít thay đổi. a. Nguyên nhân dẫn tới số lượng thỏ tăng nhanh ở giai đoạn đầu? b. Nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số lượng cá thể thỏ ở giai đoạn sau? Câu 2 (1,0 điểm): Có 6 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất ( kí hiệu từ A đến F) được phân tích để tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt khác nhau. Sau 7 ngày nuôi cấy, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh để quan sát sự thay đổi trong môi trường và kết quả thu được như sau: Các chủng vi khuẩn STT Môi trường dinh dưỡng A B C D E F 1 Nước thịt có pepton +; pH+ +; pH+ +; pH+ +; pH+ 2 Nước thịt có amoniac +, NO2- 3 Nước thịt có nitrat +, Gas + + +, Gas 4 Nước thịt có nitrit +; NO3 Ghi chú: “+”: vi khuẩn mọc; “-“: Vi khuẩn không mọc; pH+: pH môi trường tăng; NO 2-: môi trường có nitrit; NO3-: môi trường có nitrat; Gas: Có sinh ra chất khí. Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? 1- Chủng C thuộc nhóm vi khuẩn sinh nitrit ( chuyển hóa amoniac thành nitrit rồi sau đó thành nitrat ). 2- Các chủng B và D thuộc nhóm khử nitrit. 3- Các chủng C và E thuộc nhóm hóa dị dưỡng. 4- Các chủng A và F có thể sử dụng nitrat để sản sinh năng lượng. Câu 3 (1,0 điểm): Khi nghiên cứu trao đổi chất của vi khuẩn lactic, người ta thấy chúng có hai loại: Loại lên men lactic đồng hình và loại lên men lactic dị hình. Khi ứng dụng sự lên men lactic trong việc muối rau quả, một học sinh đã có một số nhận xét: 1. Vi khuẩn lactic đã phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại. 2. Các loại rau quả đều có thể muối chua. 3. Muối rau quả người ta cho một lượng muối bằng 4 – 6% khối lượng khô của rau chỉ để diệt vi khuẩn lên men thối. 4. Rau quả muối chua không bao giờ bị hỏng. Những nhận xét trên đúng hay sai? Giải thích. Câu 4 (1,0 điểm ): a.Việc phân chia tế bào chất chia thành nhiều ô nhờ hệ thống màng có ý nghĩa gì ? b. Không bào ở tế bào thực vật còn non, tế bào thực vật trưởng thành và tế bào động vật có gì khác nhau? Câu 5 (1,0 điểm): Nêu điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là một tai hoạ và cũng là một tất yếu? Câu 6 (1,0 điểm ): a. Một người trước khi lặn đã thở sâu liên tiếp, khi người đó lặn xuống nước có thể gặp phải nguy cơ nào ? b.Tuyến tụy tiết ra 2 loại hooc môn nào, vai trò của chúng trong điều hóa vật chất trong cơ thể? Câu 7 (1,0 điểm ): Giải thích ngắn gọn các câu sau: Trang1/3.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Vì sao phiên mã ở sinh vật nhân sơ mARN tổng hợp xong tham gia luôn quá trình dịch mã ? b. Vì sao trong điều hòa hoạt động của operon Lac, khi không có lactozo trong môi trường các gen Z,Y, A không hoạt động? c. Vì sao đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa ? d. Ở một loài hoa. A: hoa đỏ; a: hoa trắng. Biết rằng tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho bố mẹ thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng kết quả ở F1 như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? Câu 8 ( 1,0 điểm ): a. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa duy nhất, liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi? b. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung nguồn gốc? Câu 9 ( 1,0 điểm ): C Cho sơ đồ sau: Ánh sáng NADPH. H2 O. Phản ứng sáng. B. ADP. Chu trình Can vin. NADP+. A. C6H12O6. a. Cho biết tên của sơ đồ và tên các chất A, B, C. b. Hãy nêu vai trò chủ yếu của các chất A, B, C đó. Câu 10 ( 1,0 điểm ): Một số vi rút gây bệnh ở người, nhưng người ta lại không thể tạo được vac xin phòng chống. Hãy cho biết đó là loại vi rút có vật chất di truyền là ADN hay ARN giải thích? Câu 11 ( 1,0 điểm ): Có 2 dung dich ̣ A và B, mỗi dung dịch chứa một loại chấ t hữu cơ của lá cây. Thực hiê ̣n 2 thı́ nghiê ̣m như sau: - Thı́ nghiê ̣m 1: lấ y 5ml dung dich ̣ A cho vào ố ng nghiê ̣m thứ nhất, nhỏ vài gio ̣t thuố c thử iot vào ống nghiệm chứa dung dịch này, quan sát thấy dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu xanh. Tiếp tục đun nóng ố ng nghiê ̣m ta thấy màu xanh mấ t dầ n. - Thı́ nghiê ̣m 2: lấ y 5ml dung dich ̣ B cho vào ố ng nghiê ̣m thứ hai, thêm vào ống đó 1ml thuốc thử phêlinh. Lắc đều ống nghiệm, đun đến khi bắt đầu sôi, quan sát thấy trong ống nghiệm xuất hiện kế t tủa màu đỏ ga ̣ch. Xác đinh ̣ chấ t hữu cơ chứa trong mỗi dung dich ̣ A và B nói trên. Giải thıć h? Câu 12 (1,0 điểm ): Trồng 3 loại cây: Cây Mía, cây Thanh Long, cây hoa Cúc trong điều kiện đêm dài nhưng nửa đêm có ánh sáng nhấp nháy. Trong 3 cây này cây nào sẽ ra hoa, vai trò của phitocrom trong sự ra hoa của cây đó trong trường hợp trên ? Câu 13 (1,0 điểm ): Ở hoa anh thảo (Primula sinensis).Tính trạng này do 1 cặp gen chi phối, trong đó đỏ là tính trạng trội (A), trắng là tính trạng lặn (a). + Cây hoa đỏ thuần chủng có KG: AA + Cây hoa trắng thuần chủng có KG: aa * TN đối với cây hoa đỏ AA và aa như sau Trang2/3.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì ? b. Nếu cây hoa đỏ thuần chủng đang trồng ở 200C đem lai với cây hoa trắng sau đó đem những cây con của 2 cây này trồng ở điều kiện 350C thì sẽ cho cây hoa màu gì ? Câu 14 (1,0 điểm ): Để thực hiện chức năng tế bào hồng cầu đã tiến hóa theo hướng nào ? Câu 15 ( 1,0 điểm ): Khi lai thứ cà chua đỏ lưỡng bội thuần chủng với thứ cà chua lưỡng bội quả vàng thì ở F1 thu được toàn cây quả đỏ. Xử lý consixin để tứ bội hóa các cây F1, rồi chọn 2 cặp cây bố mẹ để giao phấn thì ở F2 xảy ra 2 trường hợp: *Trường hợp 1: 1890 cây quả đỏ và 54 cây quả vàng . *Trường hợp 2: 341 cây quả đỏ và 31 cây quả vàng . ( cho biết tính trạng màu sắc quả do 1 gen chi phối và quá trình giảm phân ở các cây F1 diễn ra bình thường ) Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P → F2 trong 2 trường hợp trên? Câu 16 ( 1,0 điểm ): a. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể chứa hai cặp gen dị hợp được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể có từ quá trình giảm phân của tế bào trên? b. Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kỳ trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội ( bằng consixin ) để có hiệu quả nhất? Câu 17 (1,0 điểm ): Ở mèo, di truyền về màu lông do gen nằm trên NST giới tính X qui định, màu lông hung do alen: d, lông đen: D, mèo cái dị hợp: Dd có màu lông tam thể. Khi kiểm tra 691 con mèo, thì xác định được tần số alen D là: 89,3 %; alen d: 10,7 %; số mèo tam thể đếm được 64 con. Biết rằng việc xác định tần số alen tuân theo định luật Hacđi -Vanbec. Số lượng mèo đực, mèo cái màu lông là bao nhiêu ? Câu 18 (1,0 điểm ): a. Tại sao những người hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác? b. Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmôn tuyến yên trong máu biến động như thế nào? Chu kì kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích. Câu19 (1,0 điểm ): Một bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau: "Cắt 3 lát khoai tây: 1 lát để ngoài không khí, 1 lát luộc chín, 1 lát cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó nhỏ lên mỗi lát 1 giọt H2O2." a. Hiện tượng gì sẽ xảy ra ? Giải thích? b. Cơ chất của enzim catalaza ( có trong khoai tây ) là gì? Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim xúc tác là gì? Câu 20 ( 1,0 điểm ): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt? ........................HẾT ........................ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang3/3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM HỌC 2015 – 2016. ĐỀ THI CHÍNH THỨC. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: SINH HỌC ( Hướng dẫn chấm gồm 05 có trang ). Câu. Nội Dung. Câu 1 (1.0 điểm). a - Ở giai đoạn đầu là do nguồn sống dồi dào, nơi ở rộng rãi, môi trường chưa bị ô nhiễm tạo điều kiện cho thỏ tăng nhanh về số lượng. b. - Về sau số lượng cá thể trong quần thể tăng lên nguồn sống giảm dần, thiếu thức ăn -> chất thải tăng lên -> môi trường sống bị ô nhiễm dẫn tới điều kiện sống khó khăn , sức sinh sản kém, tỉ lệ tử vong tăng lên. 1- Đúng. Chủng C sinh trưởng tốt trên môi trường có NH3 và chuyển hóa NH3 thành NO2- , có khả năng thu năng lượng từ quá trình ôxi hóa các bon hữu cơ. 2- Sai. Các chủng B và D sinh trưởng trên môi trường có pepton (môi trường chứa các polipeptit ngắn ). Các vi khuẩn này phân giải pepton tạo ra NH3 do đó làm tăng pH của môi trường mặt khác cả hai chủng này đều không sinh trưởng trong môi trường có nitrit mà sinh trưởng trong môi trường có nitrat. 3- Sai. Vi khuẩn hóa dị dưỡng không thể cố định cacbon để cấu tạo nên tế bào từ một nguồn cacbon hữu cơ. Vi khuẩn hóa dị dưỡng phải có khả năng thu năng lượng từ quá trình ôxi hóa các bon hữu cơ. 4- Đúng. Cả chủng A và F đều sinh trưởng trong môi trường có NO3và sinh ra khí, đó là sự khử NO3+ tạo ra N2 trong quá trình hô hấp kị khí sinh ATP cho các hoạt động sống của tế bào. 1. Sai. Vi khuẩn lactic không phá vỡ tế bào mà chỉ có tác dụng chuyển đường thành axit lactic 2. Sai. Các loại rau quả để lên men phải chứa một lượng đường tối thiểu để chuyển hoá thành axit lactic 3. Sai. Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và đường trong rau quả, cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. 4. Sai. Khi để lâu, dưa quá chua, vi khuẩn lactic cũng bị ức chế, nấm men, nấm sợi phát triển làm tăng pH, khi đó vi khuẩn gây thối phát triển làm hỏng dưa.. Câu 2 1 điểm. Câu 3 1 điểm. Thang điểm 0.5 0.5. 0.25 0.25. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25. Trang4/3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 4 ( 1.0 điểm). Câu 5 ( 1.0 điểm). Câu 6 ( 1.0 điểm). Câu 7 ( 1.0 điểm). a. Nhờ có hệ màng trong đã phân chia tế bào nhân thực thành những khu vưc khác nhau đảm bảo cho các phản ứng hoá sinh trái chiều nhau vẫn có thể xảy ra đồng thời. Tạo nên các khu vực hoặc các vùng chuyên hoá trong đó chứa các chất phản ứng cho mỗi loại phản ứng chuyên biệt. b. Tế bào còn non có nhiều không bào nhỏ, tế bào trưởng thành các không bào nhỏ sát nhập tạo không bào lớn. Không bào tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào, một số chứa sắc tố thu hút côn trùng, một số chứa các chất phế thải, chất rất độc, một số dự trữ chất dinh dưỡng Tế bào động vật chứa không bào bé, nguyên sinh động vật chứa không bào tiêu hoá * Điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước: Con đường qua cutin Con đường qua khí khổng - Vận tốc nhỏ. - Vận tốc lớn. - Không được điều chỉnh - Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. * Thoát hơi nước là 1 tai hoạ và cũng là 1 tất yếu: - Là tai hoạ vì: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất đi 1 lượng nước quá lớn. - Là tất yếu vì: + Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, ... + Thoát hơi nước -> Điều hòa nhiệt độ lá. + Thoát hơi nước -> Khí khổng mở -> Trao đổi khí. a.- Thở sâu liên tiếp làm giảm sâu nồng độ cácbonic đồng thời tăng nồng độ oxi trong máu. - Khi lặn xuống nước cơ thể sử dụng oxi và giải phóng cácbonic. Tuy nhiên do thở sâu nên cơ thể khi thiếu oxi nhưng nồng độ CO2 tích lũy chưa cao nên không đủ kích thích trung khu hô hấp-> ngạt, hôn mê… b.- Tuyến tụy tiết 2 hooc môn là insulin và glucagon 2 hooc môn này có vai trò điều hòa lượng đường trong máu luôn luôn ở mức độ ổn định. - Khi lượng đường trong máu cao hooc mon insulin sẽ chuyển hóa glucozo thành glycogen để dự trữ còn khi lượng đường trong máu giảm , tụy sẽ tiết ra hooc môn glucagon chuyển hóa glucogen thành glucozo làm cho lượng đường trong máu được ổn định a.Vì trên phân tử mARN gồm các đoạn exon ( vùng mã hóa ) nên chúng tham gia luôn quá trình dịch mã. b. Vì gen điều hòa sản sinh ra protein ức chế, protein ức chế bám vào vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã. c.Vì đột biến gen tạo nên các alen mới, nhờ quá trình giao phối các alen được phát tán trong quần thể. d. A : hoa đỏ; a: hoa trắng P T/C: AA ( hoa đỏ ) x aa ( Hoa trắng) G : A a F1 : 100 % Aa ( hoa đỏ ). 0,25 0,25 0,25 0,25 0.25 0.25 0.25 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. Trang5/3.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 8 1 điểm. Câu 9 1 điểm Câu 10 1 điểm. Câu 11 1 điểm. a. - Đột biến, di nhập gen và phiêu bạt di truyền đều có thể làm tăng, giảm tần số alen có lợi hoặc có hại trong quần thể. - Chỉ CLTN mới liên tục làm tăng tần số alen có lợi và do đó làm tăng mức độ sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen ưu thế nhất. Vì vậy CLTN là cơ chế duy nhất liên tục tạo ra sự tiến hóa thích nghi. b. Một số bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung nguồn gốc: + Các loài SV đa số có VCDT là ADN ( trừ một số virut VCDT là ARN ) được cấu tạo từ 4 loại nuclêotit A,T,G,X. + Mã di truyền của các loài đều có đặc điểm giống nhau; + Prôtêin của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axitamin và đều có nhiều chức năng. Phân tích tỉ lệ % các aa sai khác nhau trong chuỗi Pôlipeptit của một loại prôtêin nào đó người ta có thể biết được quan hệ họ hàng giữa chúng dựa vào trình tự, số lượng và tỉ lệ các aa giống nhau. a. Sơ đồ quang hợp: - A: O2 ; B: ATP; C: CO2 b.- O2: Điều hoà khí quyển, nguyên liệu của quá trình hô hấp ở sinh vật. - ATP: Nguồn năng lượng cho pha tối và các hoạt động sống của tế bào. - CO2: Nguồn nguyên liệu của pha tối quang hợp. - Vi rút có cấu trúc vật chất di truyền là ARN + Do cấu trúc ARN kém bền vững hơn ADN nên vi rút có vật chất di truyền là ARN dễ phát sinh các đột biến hơn vi rút có vật chất di truyền là ADN. + Vì vậy vi rút có vật chất di truyền là ARN dễ thay đổi đặc tính kháng nguyên hơn... nên người ta không thể tạo ra vac xin phòng chống chúng. - Dung dich ̣ A chứa tinh bột. Giải thích: Amilose trong tinh bột có cấu trúc xoắn do đó các phân tử iod bị giữ ở giữa → tạo màu xanh. Khi đun nóng, cấu trúc xoắn duỗi ra, giải phóng các phân tử iod-> mấ t màu. - Dung dich ̣ B chứa đường đơn (Glucozơ). - Giải thích: Trong thuốc thử Fehling, muối tactrat có vai trò tạo phức với Cu2+ tạo ion phức [Cu(C4H4O6)2]2– ( khiến Fehling có màu xanh lơ), khi đun nóng tác dụng với glucose (HO–CH2–(CHOH)4–CH=O, có chứa gốc andehyte), thuốc thử này tạo kết tủa Cu2O đỏ. (HS có thể viết sơ đồ phản ứng: Đường khử + 2CuO → Cu2O +1/2O2 + đường bị ôxi hóa, cũng cho điểm tối đa ý này). 0.25 0.25 0.5. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25. Trang6/3.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 12 ( 1.0 điểm). Câu 13 ( 1.0 điểm) Câu 14 (1.0 điểm) Câu 15 1 điểm. - Cây Thanh Long sẽ ra hoa vì: Sự ra hoa của cây ngày dài và ngày ngắn phụ thuộc vào ánh sáng mà phitocrom nhận được. - Ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài Ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn Phytocrom hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng 660nm gọi là P 660 Phytocrom hấp thụ ánh sáng đỏ xa có bước sóng 730nm gọi là P 730 -> Hai dạng này có khả năng chuyển hóa cho nhau P660 ngoài ánh sáng hấp thụ tia đỏ thành P730 P 730 trong tối hấp thụ đỏ xa thành P660 -> P730 kích thích cây ngày dài ra hoa ức chế cây ngày ngắn ra hoa P 660 kích thích cây ngày ngắn ra hoa ức chế câ ngày dài ra hoa Trong đêm dài toàn bộ P 730 chuyển thành P660 do cây ngày ngắn ra hoa - Nhưng ban đêm, có ánh sáng nhấp nháy thì sẽ chuyển P660 thành P730 -> cây ngày dài ra hoa , ức chế cây ngày ngắn a. Thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen. b. Tất cả các cây con nở ra hoa đều có màu trắng vì các cây con sinh ra đều có kiểu gen Aa, trồng ở 350C đều biểu hiện kiểu hình hoa trắng Để thực hiện chức năng tế bào hồng cầu đã tiến hóa theo hướng - Giảm kích thước, tăng số lượng - Mất nhân - Hình đĩa lõm 2 mặt Nhằm tăng diện tích tiếp xúc để thực hiện tốt chức năng vận chuyển - Khi lai Pt/c quả đỏ với quả vàng F1 thu được toàn quả đỏ -> đỏ trội hoàn toàn so với vàng. Quy ước: A; đỏ, a: vàng SĐL: P t/c: AA x aa F1: 100% Aa ( đỏ ) Xử lý consixin để tứ bội hóa cây F1 Aa: -> Thành công AAaa - > Không thành công Aa - Trường hợp 1 : 1890 cây quả đỏ và 54 cây quả vàng -> tỷ lệ 35: 1 = 36 tổ hợp giao tử-> mỗi bên giảm phân ra 6 tổ hợp nên là phép lai giữa các cây F1 tứ bội thành công - > SĐL: F1: AAaa x AAaa GF1: 1 AA; 4 Aa; 1aa 1 AA; 4 Aa; 1aa F2: 1AAAA: 8AAAa: 18AAaa: 8 Aaaa: 1 aaaa KH: 35 đỏ: 1 vàng - Trường hợp 2 : 341 cây quả đỏ và 31 cây quả vàng -> tỷ lệ 11: 1= 12 tổ hợp giao tử -> 1 bên giảm phân 2 giao tử, 1 bên giảm phân 6 giao tử nên là phép lai giữa tứ bội thành công và không thành công. - > SĐL: F1: AAaa x Aa GF1: 1 AA; 4 Aa; 1aa 1A; 1 a F2: 1AAA: 5AAa: 5Aaa: 1aaa KH: 11đỏ: 1 vàng. 0,25. 0,25 0,25 0,25 0.5 0.5 0,25 0,25 0,25 0,25. 0.5. 0.25. 0.25. Trang7/3.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 16 1 điểm. Câu 17 (1.0 điểm). Câu 18 (1.0 điểm). Câu 19 (1.0 điểm). a. Các loại giao tử có thể có từ quá trình giảm phân của tế bào trên: ABb, aBb, A, a b. Kỳ trung gian có 3 pha G1, pha S, pha G2. Thời điểm xử lý đột biến: - Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen vì ở giai đoạn này diễn ra quá trình nhân đôi ADN. - Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần xử lý cosixin vào pha G2 của kỳ trung gian. Bởi vì: + Đến G2 NST của TB đã nhân đôi. + Sự tổng hợp các vi ống hình thành thoi vô sắc bắt đầu từ pha G2. Cơ chế tác động của consixin là ức chế sự hình thành các vi ống, xử lý cosixin lúc này sẽ có tác dụng ức chế hình thành thoi phân bào -> hiệu quả của đột biến sẽ cao Quy ước Mèo cái: lông đen XDXD , lông hung Xd Xd , tam thể XD Xd Mèo đực : Lông đen XD Y , lông hung Xd Y . Gọi p là tần số alen XD p = 0,893. Gọi q là tần số alen Xd q = 0,107. Cấu trúc di truyền của giới cái là P2 XD XD + 2pq XD Xd + q2 Xd Xd = 1 Ta có 2 pq = 2 x 0,893 x 0,107 = 0,191102 Tổng số con mèo cái là = 64 / 0,191102= 335 Tổng số mèo đực là 691 – 335 = 356 Tổng số con mèo cái khác màu là 335- 64 =271con (Nếu học sinh có cách tính khác vẫn ra kết quả thì vẫn cho điểm tối đa) a. - Ion Ca2+ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xinap ra khe xinap, từ đó tác động vào màng sau của xinap, làm xuất hiện điện động trên màng sau xinap. - Nếu thiếu Ca2+ làm cho quá trình giải phóng chất môi giới giảm dẫn đến xung thần kinh không truyền qua các nơron, do đó không có cảm giác. b.-Nồng độ FSH và LH tăng lên vì tuyến yên và vùng dưới đồi không bị ức chế ngược bởi estrogen và progesteron. Chu kì kinh nguyệt không diễn ra. - Xương xốp dễ gẫy (bệnh loãng xương) nguyên nhân là do thiếu estrogen nên giảm lắng đọng canxi vào xương. a. Hiện tượng: có bọt khí xuất hiện. Lát khoai tây ở nhiệt độ phòng, lát khoai tây trong tủ lạnh và lát khoai chín có lượng khí thoát ra khác nhau là do hoạt tính của enzim khác nhau ở mỗi lát khoai tây: + Ở lát khoai tây sống, enzim có hoạt tính cao nên bọt khí thoát ra nhiều. + Ở lát khoai tây chín enzim đã bị nhiệt phân hủy làm mất hoạt tính nên không có bọt khí . + Ở lát khoai tây để trong tủ lạnh do nhiệt độ thấp làm giảm hoạt tính của enzim catalaza nên bọt khí thoát ra ít và chậm. b. Cơ chất là H2O2. Sản phẩm sau phản ứng do enzim xúc tác là H 20 và CO2. 0.25 0.25 0.25 0.25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. Trang8/3.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 20 1 điểm. - Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì: + Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không-> 0.25 hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ. + Áp suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và 0.25 thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bụi thấp và cây thân cỏ có độ cao trong khoảng này. - Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy 0.5 các giọt nước ứ ra trên mép lá.-> Không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi đã ứ thành các giọt ở mép lá.. Ghi chú : Nếu thí sinh làm không theo cách nêu trong hướng dẫn chấm và vẫn đúng thì vẫn được chấm đủ số điểm của nội dung đó. ……………HẾT……………. Trang9/3.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×