Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DEHDCMON SUHSGTHPT20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KÌ THI CHỌN HSG THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Lich ̣ sử Thời gian làm bài: 180 phút. (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1. (2.5 điểm) Khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào? Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX. Câu 2. (2.5 điểm) Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ sự sụp đổ đó, hãy rút ra bài học xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Câu 3. (3.0 điểm) Vì sao khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 là một xu thế khách quan của lịch sử. Câu 4. (3.0 điểm) Trình bày quan điểm của em về nhận định: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi là sự ăn may vì nó diễn ra trong điều kiện trống vắng quyền lực. Câu 5. (3.0 điểm) Vẽ sơ đồ về tiến trình phát triển cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) của dân tộc Việt Nam qua các mốc lịch sử chính và giải thích vị trí, ý nghĩa của từng mốc lịch sử đó. Câu 6. (3.0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam phải chống lại những chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới nào? So sánh điểm giống nhau, khác nhau giữa hai chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968). Câu 7. (3.0 điểm) Từ năm 1945 đến đầu thập kỉ 70 (thế kỉ XX), đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu như thế nào ở châu Âu và châu Á? ------------------------------- HẾT ----------------------Họ và tên thí sinh: …………………………………………………. SBD: ……………………………………………………………….. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI. ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM KÌ THI CHỌN HSG THPT CẤP TỈNH - NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: LỊCH SỬ (gồm 05 trang). ĐỀ THI CHÍNH THỨC Yêu cầu: Thang điểm 20.0; cho điểm lẻ tới 0.25; cho điểm tối đa khi bài làm của thí sinh chính xác về mặt kiến thức, không có sai sót về chính tả, ngữ pháp. Thí sinh làm theo cách riêng, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của câu hỏi thì vẫn cho điểm. Câu NỘI DUNG Câu 1 Khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX…. Điểm 2.50. a. Bối cảnh lịch sử. * Trong nước: - Phong trào Cần vương chấm dứt, phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến thất bại, phong trào tự phát của nông dân Yên Thế thất bại. - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho phương thức sản xuất TBCN du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại. Xã hội xuất hiện các các giai cấp, tầng lớp mới, tạo ra cơ sở bên trong để tiếp thu tư tưởng tiến bộ. - Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại. * Bên ngoài: - Các trào lưu tư tưởng tư sản du nhập vào nước ta: Duy tân Minh Trị (Nhật Bản), duy tân Mậu Tuất (Trung Quốc); tư tưởng của cách mạng Pháp; cách mạng Tân Hợi (1911), đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sỹ phu Việt Nam. b. Sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng… * Giống nhau:. - Nguồn gốc: xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong muốn dân giàu nước mạnh. Lãnh đạo: các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ, chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản. - Mục tiêu: đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Kết quả cuối cùng: cả hai xu hướng đều thất bại, nhưng lại tạo điều kiện cho khuynh hướng cứu nước mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. * Khác nhau: - Xu hướng bạo động: chủ trương bạo động đánh Pháp; tổ chức lực lượng trong nước, tranh thủ sự viện trợ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản; nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc, cho đó là điều kiện để tiến hành cải cách dân chủ. - Xu cải cách: Chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền; nhấn mạnh vấn đề cải cách dân chủ, cho đó là điều kiện giải phóng dân tộc; chủ trương bất bạo động, vận động thức tỉnh nhân dân. Câu 2 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ … a. Phân tích nguyên nhân. - Một là, mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết tật, thiếu sót: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu. 2. 0.25 0.25 0.25 0.25. 0.25 0.25 0.50 0.50 2.50 0.50.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện, sự thiếu dân chủ, công bằng xã hội đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng. - Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật 0.25 hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế - xã hội. - Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới . Khi 0.25 tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. - Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và 0.25 ngoài nước liên tục phát triển...có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn. - Nhận xét: Đây là tổn thất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế. Hệ thống thế 0.25 giới của chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại. Đây chỉ là sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa đúng đắn. b. Rút ra bài học - Đường lối lãnh đạo: kiên trì, trung thành với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, kiên 0.25 trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh… Đoàn kết được toàn dân tộc. - Học tập và vận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến, nắm bắt 0.25 và hòa nhập với xu thế của thời đại. - Tập trung phát triển kinh tế một cách toàn diện, ưu tiên phát triển những 0.25 ngành Việt Nam có thế mạnh. - Nêu cao tinh thần cảnh giác, có chính sách phù hợp với các thế lực thù địch 0.25 trong, ngoài nước. Xây dựng mô hình XHCN phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Câu 3 Vì sao khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời … 3.00 - Việt Nam thời thuộc Pháp có hai mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn dân tộc và 0.50 mâu thuẫn giai cấp. Giải quyết mâu thuẫn đó để đưa xã hội tiến lên theo đúng xu thế của thời đại là yêu cầu tất yếu khách quan của lịch sử dân tộc. - Vì thế nhân dân Việt Nam luôn nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp, 0.25 phong kiến tay sai, mục tiêu là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. + Đầu thế kỉ XX, các phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra: Đông du (1905- 0.25 1909), Duy tân trung Kì (1906-1908), Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), hoạt động của Việt Nam Quang phục hội. Kết quả đều thất bại. + Năm 1927, Việt Nam Quốc dân đảng ra đời, mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, 0.50 lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập dân quyền. Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra và thất bại năm 1930 bộc lộ tính chất non yếu, bất lực của giai cấp tư sản và các tầng lớp tiểu tư sản trước vận mệnh dân tộc. + Các phong trào đó không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp 0.25 giải phóng dân tộc và đều bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại. - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo 0.50 khuynh hướng cách mạng vô sản. Từ năm 1920 đến năm 1929, Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản. - Năm 1929, xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc 0.25 triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành ĐCS Việt Nam. - Đảng giương cao hai khẩu hiệu đấu tranh: “giải phóng dân tộc”, “người cày 0.50 có ruộng”. Giải quyết hai mâu thuẫn lớn của dân tộc. Vì vậy, vừa mới ra đời Đảng đã lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931, đưa phong trào lên tới. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 4. đỉnh cao.. Trình bày quan điểm của em về nhận định…. a. Khẳng định: Nhận định trên là hoàn toàn sai b. Giải thích, chứng minh Ý 1. Do chưa nhận thức đầy đủ về Cách mạng tháng Tám, nên một số người không thấy hết vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương. Họ cho rằng, cuộc cách mạng này nổ ra là do có “sự ăn may”, do lúc đó ở Đông Dương có “khoảng trống quyền lực” (Pháp chạy, Nhật hàng, quân Đồng minh chưa tới) nên Việt Minh mới dễ dàng giành thắng lợi. Ý 2. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh được thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không phải là một sự ngẫu nhiên, ăn may mà nhờ chuẩn bị lâu dài và chớp lấy thời cơ của Đảng. - Chuẩn bị lâu dài: + Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả của 15 năm (1930 - 1945) đấu tranh, chuẩn bị của nhân dân Việt Nam qua các phong trào, cao trào cách mạng: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945. Tạo ra các yếu tố bên trong cho cách mạng. + Cuộc đấu tranh chống phát xít tạo cơ hội khách quan cho các thuộc địa vùng lên tự giải phóng. Đảng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, là nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt. - Nắm bắt thời cơ: + Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước + Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, ngày 14, 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.. + Ngày 16,17/8/1945, Quốc dân Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Nhờ đó, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. Ý 3. So với nhiều nước ở Đông Nam Á, trong cùng hoàn cảnh khách quan thuận lợi như nhau, song không phải ở nước nào cách mạng cũng thành công. Đó là do nhân tố chủ quan chi phối. Câu 5 Vẽ sơ đồ về tiến trình phát triển cuộc kháng chiến chống Pháp ... a. Sơ đồ. b.Vị trí, ý nghĩa. 4. 3.00. 0.50 0.50. 0.25 0.25 0.25. 0.25 0.25 0.25. 0.50 3.00 0.75.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ: + Vị trí: Cuộc chiến đấu ở các đô thị mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc. 0.25. + Ý nghĩa: Bước đầu làm phá sản chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của 0.25 Pháp. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cuộc kháng chiến toàn quốc. - Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947: + Vị trí: chiến thắng lớn đầu tiên của quân và dân ta trong việc tổ chức phản 0.25 công địch trong cuộc kháng chiến chống Pháp. + Ý nghĩa: Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của 0.25 thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài. Đưa cuộc kháng chiến của nhân dân sang một giai đoạn mới. - Chiến thắng Biên Giới 1950: + Vị Trí: Chiến thắng lớn đầu tiên của ta trong việc chủ động mở cuộc tiến 0.25 công địch có qui mô lớn trên chiến trường chính Bắc Bộ. + Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơ ve; đưa cuộc kháng chiến tiếp 0.25 tục phát triển; bộ đội chủ lực giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. - Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao chiến thắng Điện Biên Phủ. + Vị trí: Đây là thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược nhằm kết thúc cuộc 0.25 chiến tranh Đông Dương. + Ý nghĩa: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava; giáng một đòn quyết định vào 025 âm mưu xâm lược của thực dân Pháp; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương; tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm pháp. - Hiệp định Giơnevơ năm 1954: Đây là sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, đánh 0.25 dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu 6 3.00 Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) … a. Việt Nam chống lại các chiến lược chiến tranh. - Chiến lược: “Chiến tranh đơn phương” (1954-1960), “Chiến tranh đặc biệt” 0.50 (1961- 1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968), “Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 - 1975) b. So sánh những điểm giống nhau, khác nhau * Giống nhau:. - Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới. Mục đích: chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp để tiến công miền Bắc, chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. - Đều dựa vào chính quyền và quân đội Sài Gòn. Đều sử dụng viện trợ kinh tế, quân sự của Mĩ để tiến hành chiến tranh xâm lược. Mục đích bình định miền Nam, chiếm đất, giành dân với cách mạng * Khác nhau:. 5. 0.50 0.50.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Lực lượng tiến hành:. + Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: được tiến hành bằng quân đội tay sai (vai trò chủ yếu), dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ. Thực chất là “dùng người Việt đánh người Việt”. + Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, liên tục tăng lên về số lượng. - Thủ đoạn: + Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Mĩ dùng quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân, càn quét để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Tăng cường dồn dân lập ấp chiến lược để thực hiện quốc sách “bình định”.. + Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: sử dụng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “Đất thánh Việt cộng”, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 7 Từ năm 1945 đến đầu thập kỉ 70 (thế kỉ XX), đế quốc Mĩ thực hiện … a. Chiến lược toàn cầu: Tham vọng bá chủ thế giới, thể hiện qua 3 mục tiêu cơ bản: một là, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế; ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh của Mĩ. b. Cách thức thực hiện Ở khu vực châu Âu: - Năm 1947, Tổng thống Truman đã đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi lạp và Thổ Nhĩ Kĩ, biến hai nước đó thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu - Năm 1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan, viện trợ 17 tỉ USD giúp Tây Âu phục hồi nền kinh tế. Mĩ nhằm tập hợp Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên xô và XHCN Đông Âu. - Năm 1949, Mĩ thành lập khối quân sự NATO. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Ở khu vực châu Á: - Từ 1950 - 1953, Mĩ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên, nhằm xóa bỏ nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Từ 1950 -1954, Mĩ viện trợ, can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp. - Từ năm 1954 đến 1975, tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ. - Việc hoà hoãn với Liên Xô, Trung Quốc (châu Âu, châu Á) hai nước XHCN lớn nhất vào đầu những năm 70 (thế kỉ XX) là nhằm thực hiện mưu đồ dễ bề đàn áp, đẩy lùi phong trào cách mạng, đấu tranh ở các nước. ………………………..HẾT…………………………. 6. 0.50. 0.50 0.50 3.00 0.50. 0.25 0.50 0.50 0.50 0.50 0.25.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×