Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phuong phap ban tay nan bot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.56 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC Đề mục Trang Mục lục .................................................................................................................. 1. Tóm tắt đề tài ..................................................................................................... 2. Giới thiệu ........................................................................................................... 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 3.2. Thiết kế .......................................................................................................... 3.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả ................................................................. 4.1. Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 4.2. Bàn luận kết quả ........................................................................................... 4.3. Hạn chế .......................................................................................................... 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 5.2. Khuyến nghị .................................................................................................. Phụ lục ................................................................................................................... Tài liệu tham khảo ...................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI. Sinh học là một khoa học thực nghiệm. Những tri thức của môn học được đúc rút ra từ thực tiễn qua nghiên cứu thực nghiệm và từ các hoạt động trong đời sống và sản xuất. Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, tri thức môn Sinh học tăng lên hằng ngày, đòi hỏi người học phải biết tự tìm tòi nghiên cứu, khái quát các thông tin để thu lượm kiến thức cho bản thân. Trong học tập, hứng thú học tập và năng lực tự tìm tòi nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng kết quả và thay đổi hành vi học tập của học sinh qua các kì kiểm tra. Kết quả này có được khi giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học. Tôi đã chọn lớp 8A1 làm lớp thực nghiệm và lớp 8A3 làm lớp đối chứng để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của tôi khi vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho thấy điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm có sự chênh lệch lớn so với điểm trung bình của lớp đối chứng│O3-O4│ = 0,81 . Kết quả kiểm chứng bằng ttest độc lập cho kết quả p = 0,0053; và kết quả kiểm chứng Khi bình phương cho p = 0,000629, chứng tỏ sự chênh lệch là do tác động chứ không phải do ngẫu nhiên mà có. 2. GIỚI THIỆU. 2.1. Thực trạng: Qua quan sát và qua kiểm chứng tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có hành vi tích cực trong học tập bộ môn Sinh học 8 và kết quả kiểm tra còn thấp, chưa đáp ứng được mặt bằng chung của huyện. Theo tôi có một số nguyên nhân làm hành vi của học sinh chưa tích cực trong học tập và kết quả học tập của học sinh trong môn Sinh học 8 chưa cao như: - Về phía học sinh: Động cơ, mục đích học tập chưa rõ ràng, còn ỷ lại vào lời giảng của thầy, chưa biết tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, chưa biết quan sát các mô hình, vật thật để rút ra kiến thức. - Về phía giáo viên : Chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, giảng dạy những điều có sẵn, chưa khai thác những tiềm năng, những hiểu biết có sẵn của học sinh để phục vụ cho bài học, và do đó chưa thu hút học sinh vào môn học, học sinh chán học, khả năng tự học còn hạn chế, ngại học bộ môn. Từ đó dẫn đến khả năng thu nhận thông tin, khả năng ghi nhớ kiến thức của các em chưa sâu, chưa lâu làm kết quả học tập của các em chưa cao, và chưa thu hút học sinh vào bài học. 2.2. Giải pháp thay thế: Để giải quyết thực trạng trên, trong những năm học trước, bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng nhiều giải pháp vào quá trình dạy học như sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp “Bàn tay nặn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> bột”, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin… Trong đó, tôi đã lựa chọn phương pháp Bàn tay nặn bột để nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học Sinh học 8 ở trường trung học cơ sở N’Thol Hạ. “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp được vận dụng trong dạy học các môn khoa học. Phương pháp này do giáo sư Georges Charpak sáng lập năm 1995. Ngay từ tháng 10 năm 1995 khi phương pháp “Bàn tay nặn bột” vừa mới ra đời, thông qua “Hội gặp gỡ Việt Nam”, giáo sư Jean Trần Thanh Vân, dưới sự giúp đỡ của giáo sư Georges Charpak, đã đưa phương pháp dạy học này vào Việt Nam. Hiện nay, phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi ở các trường tiểu học. Ở cấp trung học cơ sở, phương pháp này cũng đã được đưa vào dạy học ở nhiều địa phương như Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Thái Bình, Cà Mau… và cũng đã có một vài giáo án hoặc tham luận ở một số môn như Hoá học, Sinh học được đưa lên trang mạng “Bàn tay nặn bột” để mọi người tham khảo. Các trang báo chí online của Việt Nam đã có nhiều bàn luận về phương pháp dạy học này. Hầu hết các ý kiến đều hoan ngênh, ủng hộ và rất lạc quan về việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở nước ta, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Phương pháp bàn tay nặn bột có 10 nguyên tắc và tiến trình thực hiện chặt chẽ (xem ở phần phụ lục IV). Phương pháp Bàn tay nặn bột có tiến trình dạy học gốm 5 bước, được tóm tắt như sau: Bước 1. Tình huống xuất phát: Giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết (mục tiêu bài học), thường dưới dạng câu hỏi. Bước 2. Bộc lộ biểu tượng ban đầu. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nêu ý kiến ban đầu của các em. Đó chính là những hiểu biết, những suy nghĩ, những ý tưởng của học sinh khi chưa được học kiến thức mới. Học sinh không sử dụng sách giáo khoa, không dùng vở soạn hoặc tài liệu khác mà phải chính từ suy nghĩ, hiểu biết cá nhân để phát biểu. Giáo viên chọn lọc ý kiến ban đầu để viết lên góc phải bảng: Chọn một hoặc vài ý kiến đúng, một hoặc vài ý kiến sai so với mục tiêu (ý đồ dạy học), tuyệt đối không đánh giá ý nào là đúng hay sai. Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm. Giáo viên đề nghị và hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho các ý kiến ban đầu ở trên và để học sinh tự nêu các phương án thí nghiệm để trả lời các câu hỏi đó: ví dụ phải nghiên cứu tài liệu nào, ở đâu, quan sát cái gì, làm thí nghiệm gì và tiến hành ra sao… Giáo viên cần định hướng cho học sinh lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện hiện tại để nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phương án thí nghiệm trong phương pháp Bàn tay năn bột được hiểu là bao gồm việc quan sát, thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, thử nghiệm, chế tạo một mô hình… để giải quyết vấn đề đặc ra. Bước 4. Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu Học sinh thực hiện các phương án như đã chọn ở bước 3. Trong dạy học Sinh học ở trường trung học cơ sở thường là các hoạt động quan sát mô hình, quan sát tranh vẽ do giáo viên treo, nghiên cứu sách giáo khoa (gồm quan sát hình, đọc thông tin kênh chữ) là những hoạt động chủ yếu. Bước 5. Kết luận, hợp thức hoá kiến thức. Học sinh rút ra kết luận đã nghiên cứu được thông qua báo cáo kết quả, tự đối chiếu với ý kiến ban đầu ở trên. Giáo viên rút ra kết luận. Trong một báo cáo tham luận của Bạch Thị Ái Ngọc, kèm theo là sáng kiến vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học của Lê Thị Quỳnh Trang, trường Trung học cơ sở Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhận xét rằng phương pháp bàn tay nặn bột dù mới vận dụng nhưng đã có những dấu hiệu tích cực và đạt được một số hiệu quả nhất định. Để giúp học sinh lớp 8 tăng kết quả điểm kiểm tra, tôi thấy rằng trước hết cần nâng cao khả năng tìm tòi, nghiên cứu, mà trước hết là nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa, quan sát mô hình, vật mẫu, quan sát thực tiễn để tự lĩnh hội kiến thức mới thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Tôi lựa chọn phương pháp “Bàn tay nặn bột” để áp dụng vào dạy học bộ môn Sinh 8 mà bản thân tôi đang đảm nhiệm với đề tài “Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở N’Thol Hạ”. 2.3. Vấn đề nghiên cứu: Việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học 8 có làm thay đổi hành vi học tập theo hướng tích cực và làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 8 hay không ? 2.4. Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học 8 có làm thay đổi hành vi học tập theo hướng tích cực và có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 8. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1. Khách thể nghiên cứu. Tôi, giáo viên trực tiếp dạy học môn Sinh học khối 8 chọn lớp 8A1 làm lớp thực nghiệm, và lớp 8A3 làm lớp đối chứng. Bảng 1 dưới đây mô tả một số thông tin cơ bản về hai lớp 8A1 (thực nghiệm - TN) và lớp 8A3 (đối chứng - ĐC) như sau:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bảng 1. Một số đặc điểm của hai lớp chọn nghiên cứu.. Tổng số học sinh 33 32. Lớp. Nữ. Dân tộc Tây nguyên 28 26. Dân tộc ít người khác 2 2. Dân tộc kinh 3 4. 8A1 (lớp thực nghiệm) 11 8A3 (lớp đối chứng) 12 3.2. Thiết kế.  Thiết kế 1. Để đo lường hành vi tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh trong giờ học trước và sau tác động. Tôi dùng bảng kiểm quan sát để kiểm tra trước và sau tác động ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng và dùng phép kiểm chứng Khi bình phương để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu. Bảng kiểm quan sát do tôi tự thiết kế với 10 nội dung có thể quan sát được và tôi dùng cách quan sát không công khai. Kết quả quan sát Trước tác động Sau tác động Có Không Có Không Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Kết quả kiểm tra trước tác động về hành vi tích cực của học sinh:. Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Khi bình phương p =. Kết quả quan sát trước tác động Có Không 50 280 47 273 0,867. Dùng phép kiểm chứng Khi bình phương cho thấy p = 0,867 > 0,001 nên tương quan không có ý nghĩa (xảy ra do ngẫu nhiên) hay các nhóm được xem là tương đương.  Thiết kế 2. Để đo lường kết quả kiểm tra trước và sau tác động. Tôi chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương, và dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng. Bảng 2. Thiết kế trước và sau tác động với các nhóm tương đương.. Nhóm. Kiểm tra trước tác động. Lớp 8A1 (TN). O1. Lớp 8A3 (ĐC). O2. Tác động Có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột Không sử dụng phương. Kiểm tra sau tác động O3 O4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> pháp Bàn tay nặn bột Tôi sử dụng bài kiểm tra 15 phút (là một dạng bài kiểm tra thường trên lớp) để kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu 1 điểm với 4 lựa chọn. Kết quả kiểm tra trước tác động thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả kiểm tra trước tác động với các nhóm tương đương. Nhóm Đối chứng (8A3) Thực nghiệm (8A1) Trung bình cộng 5,97 6,3 P 0,112 Tôi nhận thấy giá trị trung bình (điểm trung bình cộng) của lớp thực nghiệm (8A1) và lớp đối chứng (8A3) có sự khác nhau, nên tôi dùng phép kiểm chứng ttest độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình giữa hai nhóm trước khi tác động. Kết quả kiểm chứng cho thấy p = 0,112 > 0,05, từ đó tôi kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hay hai nhóm được xem là tương đương. 3.3. Quy trình nghiên cứu. Chuẩn bị của giáo viên: - Với lớp đối chứng 8A3: Tôi thiết kế bài soạn và dạy theo những phương pháp bình thường tôi vẫn sử dụng trên lớp, có sử dụng tranh, ảnh, mô hình … theo quy định, nhưng không sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Với lớp thực nghiệm 8A1: Tôi thiết kế bài soạn và dạy theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Việc thiết kế bài dạy theo phương pháp “Bàn tay năn bột” tôi tiến hành như sau: - Nghiên cứu kĩ tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy và sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. - Tìm hiểu đặc điểm học sinh của lớp 8 mà tôi đang dạy năm học 2013 – 2014. - Từ đó lựa chọn tiết dạy bài mới, trong mỗi tiết chọn tôi tìm hiểu, nghiên cứu từng nội dung kiến thức phù hợp. - Trong các tiết dạy, tôi áp dụng cho cả bài mới hoặc chỉ một nội dung (đề mục). - Nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham khảo thêm các giáo án có soạn theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” của bộ môn Sinh học tìm kiếm được trên mạng Internet. - Tiến hành soạn bài dựa theo cấu trúc trong tài liệu “Phương pháp bàn tay nặn bột” sao cho phù hợp với đặc điểm nội dung, với học sinh và năng lực bản thân cũng như điều kiện của nhà trường hiện có. Một bài soạn theo phương pháp bàn tay nặn bột thường gồm 5 bước như sau: Bước 1. Tình huống xuất phát: Giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết dưới dạng câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bước 2. Bộc lộ biểu tượng ban đầu. Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm. Bước 4. Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu Bước 5. Kết luận, hợp thức hoá kiến thức. - Chuẩn bị các yêu cầu cần thiết cho các tiết dạy. - Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 8A1. - Ở lớp đối chứng 8A3 soạn và dạy theo các phương pháp thông thường vẫn tiến hành. Các tiết học của cả hai lớp được tiến hành theo thời khoá biểu trong giờ chính khoá. Các tài liệu phục vụ cho giảng dạy bình thường như Phân phối chương trình môn Sinh học trung học cơ sở, Sách giáo khoa Sinh học 8, Sách giáo viên Sinh học 8, tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 8, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Sinh học cấp Trung học cơ sở. Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu, vận dụng phương pháp mới “ Bàn tay nặn bột” ở lớp thực nghiệm tôi sử dụng thêm các tài liệu khác (xem ở phần tài liệu tham khảo). Tôi tham khảo, sưu tầm thêm trên mạng Internet qua các website: bantaynanbot.edu.vn Tôi tiến hành soạn và dạy thực nghiệm ở các tiết thuộc môn Sinh học 8 như sau: Tiết 7- Bộ xương. Tiết 8 - Cấu tạo và tính chất của xương. Tiết 9. Cấu tạo và tính chất của cơ. Tiết 13 – Máu và môi trường trong cơ thể. Tiết 14 - Bạch cầu - Miễn dịch. 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu. Tôi sử dụng bài kiểm tra 15 phút để kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra trước tác động gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu 1 điểm với 4 lựa chọn. Nội dung kiểm tra chủ yếu là kiến thức, kĩ năng Bài mở đầu và Chương I. Khái quát cơ thể người Sinh học 8 (7 câu hỏi, chiếm 70%), và một số kiến thức về lớp Thú, học kì II, chương trình Sinh học lớp 7 (3 câu hỏi, chiếm 30%). Bài kiểm tra sau tác động cũng là bài kiểm tra 15 phút, nội dung chủ yếu là kiến thức, kĩ năng Chương II. Sự vận động của cơ thể, Sinh học lớp 8. Nội dung các bài kiểm tra đều bám vào các tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học Trung học cơ sở”, “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học cơ sở” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bám vào sách giáo khoa và sát đối tượng học sinh dân tộc Tây Nguyên. Để làm tăng độ giá trị của dữ liệu, tôi đã cùng các giáo viên trong cùng môn, cùng tổ thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng đề kiểm tra và các phương án lên lớp..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ. 4.1. Phân tích dữ liệu.  Trong thời gian tác động tôi tiến hành quan sát, ghi chép kết quả về hành vi tích cực học tập của học sinh trong giờ học và có kết quả như sau:. Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Khi bình phương p =. Kết quả quan sát sau tác động Có Không 100 230 60 260 0,000629.  Sau thời gian tác động, tôi tiến hành kiểm tra, thu thập và phân tích dữ liệu, kết quả thẻ hiện ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả phân tích sau tác động. Đối chứng 6,19 1,0. Thực nghiệm 7,0 1,25. Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị P của T-test 0,0053 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 0,81 Như ở bảng 3 phần Thiết kế đã chứng tỏ rằng hai nhóm chọn để nghiên cứu trước tác động là tương đương. Sau tác động, tôi dùng độ lêch chuẩn, phép kiểm chứng Khi bình phương và phép kiểm chứng ttest độc lập và chênh lệch giá trị trung bình chuẩn để kiểm chứng kết quả. Kết quả kiểm chứng Khi bình phương sau tác động p = 0,000629 < 0,001, cho thấy tương quan có ý nghĩa, hay các dữ liệu thu thập được không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Hay chứng tỏ việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã làm thay đổi hành vi học tập của học sinh lớp thực nghiệm. Mặt khác, khi kiểm chứng chênh lêch điểm trung bình bằng ttest cho p = 0,0053 < 0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Hay sự chênh lệch về điểm trung bình kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là do tác động bởi phương pháp “Bàn tay nặn bột” mà có, chứ không phải do ngẫu nhiên. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,81 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Sinh học 8 làm tăng kết quả học tập của học sinh là lớn. Kết quả của đề tài “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột” trong dạy học Sinh học 8 ở trường trung học cơ sở N’Thol Hạ đã được kiểm chứng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Biểu đồ so sánh kết quả giá trị trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau tác động. 4.2. Bàn luận kết quả. Sau tác động bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, số lượng học sinh có tham gia vào các hoạt động ở lớp thực nghiệm thay đổi rõ rệt so với trước khi tác động. Số học sinh tham gia các hoạt động sau tác động giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng cũng có sự khác biệt. Ngoài ra, phép kiểm chứng Khi bình phương p = 0,000629 < 0,001 chứng tỏ có sự tương quan lớn giữa việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đến thay đổi hành vi học tập của học sinh lớp 8. Điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm = 7,0 còn kết quả trung bình cộng của nhóm đối chứng = 6,19. Độ chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm là │O3-O4│ = 0,81 cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, lớp được dạy học bằng phương pháp mới “Bàn tay nặn bột” có điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là SMD = 0,81. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng t-test độc lập sau tác động của hai lớp là p = 0,0053< 0.05. Kết quả đó đã khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động bởi phương pháp dạy học đã vận dụng. 4.3. Hạn chế:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Thứ nhất là năng lực bản thân tôi: Năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa học cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là hiểu biết về phương pháp Bàn tay nặn bột của bản thân còn có những hạn chế nhất định. Thứ hai là điều kiện nhà trường: Theo bản chất của phương pháp “Bàn tay nặn bột”, thì việc tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu ở bước 4 bằng cách nghiên cứu thông tin sách giáo khoa (đọc tài liệu, quan sát hình ảnh, bảng biểu trong sách giáo khoa) được xem là biện pháp ít hiệu quả. Tuy vậy trong điều kiện trường trung học cơ sở N’Thol Hạ, khi chưa có phòng học bộ môn, nhiều đồ dùng dạy học còn thiếu thì việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học Sinh học 8 cũng có thể đạt được những kết quả nhất định. Thứ ba là điều kiện học sinh: Phần lớn học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc, những hiểu biết bên ngoài nội dung giáo dục khoa học của nhà trường còn rất hạn chế. Phần lớn các em không có tài liệu tham khảo, số gia đình các em có kết nối mạng Internet trong toàn trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 5.1. Kết luận. Việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở N’Thol Hạ đã làm thay đổi hành vi theo hướng tính tích cực ở các hoạt động trong giờ học và làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 8. 5.2. Khuyến nghị. Với các cấp quản lí: - Cần tăng cường cơ sở vật chất thiết yếu, nhất là tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, các thiết bị thí nghiệm để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, đặc biệt là khi vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Tổ chức tập huấn, xây dựng các chuyên đề để tìm hiểu thêm về mặt lí luận và thực tiễn của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Đối với giáo viên: - Phải luôn nghiên cứu tìm tòi, vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học, trong đó có phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Sử dụng tối đa và có hiệu quả mọi đồ dùng dạy học hiện có và đồng thời tăng cường tự làm một số đồ dùng dạy học phù hợp để phục vụ cho các tiết dạy. - Phải biết lựa chọn những nội dung phù hợp để vận dụng phương pháp mới, khi đó hiệu quả mới cao. Về việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Phương pháp Bàn tay nặn bột có 10 nguyên tắc như giới thiệu trong phần phụ lục IV. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu không phải nguyên tắc nào cũng áp dụng dễ dàng và hiệu quả ở điều kiện Việt Nam hiện nay. - Khi vận dụng phương pháp này ở vùng thuận lợi và phát triển hơn vùng đồng bào dân tộc xã N’Thôl Hạ thì nên vận dụng ở mức cao hơn. Chẳng hạn, có thể cho học sinh trực tiếp làm một số thí nghiệm nghiên cứu, mô hình ở nhà hoặc ở trường và có thể thực hiện trong thời gian dài hơn phù hợp với từng môđun kiến thức. - Ngoài môn Sinh học 8 như bản thân tôi nghiên cứu vận dụng, thì phương pháp này có thể vận dụng hiệu quả trong môn Sinh học 6, 7, 9 và các môn khoa học khác, kể cả các môn khoa học xã hội và nhân văn.. PHỤ LỤC I- Kết quả quan sát trước và sau tác động. 1- Thiết kế nội dung quan sát: Kết quả quan sát Nội dung quan sát 1. Học sinh xung phong lên bảng kiểm tra bài cũ.. Trước tác động Có. Sau tác động Có.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không. 2. Học sinh xung phong nhận xét ý kiến của bạn/nhóm. 3. Học sinh tự giác tham gia vào hoạt động ngay từ đầu tiết. 4. Học sinh xung phong nêu ý kiến trước lớp. 5. Học sinh nêu ý kiến trong thảo luận nhóm. 6. Học sinh xung phong lên bảng vẽ sơ đồ. 7. Học sinh xung phong nêu ý tưởng mới. 8. Học sinh vẽ hình minh hoạ cho rõ thêm ý kiến. 9. Học sinh xung phong rút ra kết luận. 10. Học sinh nêu thắc mắc với bạn/thầy giáo.. Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không. Có Không. Cộng. 2- Tổng hợp kết quả quan sát ở lớp đối chứng (8A3): Kết quả quan sát Nội dung quan sát 1. Học sinh xung phong lên bảng kiểm tra bài cũ. Có Không 2. Học sinh xung phong nhận xét ý kiến của bạn/nhóm. Có. Trước tác động. Sau tác động. 2 30. 4 28. 4. 5.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Không 28 3. Học sinh tự giác tham gia vào hoạt động ngay từ đầu tiết. Có 16 Không 16 4. Học sinh xung phong nêu ý kiến trước lớp. Có 4 Không 28 5. Học sinh nêu ý kiến trong thảo luận nhóm. Có 8 Không 24 6. Học sinh xung phong lên bảng vẽ sơ đồ. Có 4 Không 28 7. Học sinh xung phong nêu ý tưởng mới. Có 2 Không 30 8. Học sinh vẽ hình minh hoạ cho rõ thêm ý kiến. Có 2 Không 30 9. Học sinh xung phong rút ra kết luận. Có 4 Không 28 10. Học sinh nêu thắc mắc với bạn/thầy giáo. Có 1 Không 31 Có 47 Cộng Không 273 3. Tổng hợp kế quả quan sát ở lớp thực nghiệm (8A1):. 27. 16 16 3 29 12 20 7 25 4 28 3 29 4 28 2 30 60 260 Kết quả quan sát. Nội dung quan sát. Trước tác động. 1. Học sinh xung phong lên bảng kiểm tra bài cũ. Có 3 Không 30 2. Học sinh xung phong nhận xét ý kiến của. Sau tác động 7 26.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> bạn/nhóm. Có Không 3. Học sinh tự giác tham gia vào hoạt động ngay từ đầu tiết. Có Không 4. Học sinh xung phong nêu ý kiến trước lớp. Có Không 5. Học sinh nêu ý kiến trong thảo luận nhóm. Có Không 6. Học sinh xung phong lên bảng vẽ sơ đồ. Có Không 7. Học sinh xung phong nêu ý tưởng mới. Có Không 8. Học sinh vẽ hình minh hoạ cho rõ thêm ý kiến. Có Không 9. Học sinh xung phong rút ra kết luận. Có Không 10. Học sinh nêu thắc mắc với bạn/thầy giáo. Có Không Có Cộng Không. 3 30. 5 28. 18 15. 23 10. 4 29. 11 22. 7 26. 15 18. 4 29. 8 25. 4 29. 12 21. 2 31. 7 26. 4 29. 6 27. 1 32 50 280. 6 27 100 230. Bảng kết quả kiểm chứng Khi bình phương sau tác động về sự thay đổi hứng thú học tập bộ môn Sinh học 8..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> II- Kết quả kiểm tra. 1- Kết quả kiểm tra trước và sau tác động của lớp đối chứng (8A3): TT. Họ tên học sinh. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13. Cil Mup Abiút Cil Pam MiliAn Lương Thiện Vân Anh Bùi Chí Bảo Cil Yũ K' Bin K' Dỉ K' Duyệt Đào Trọng Đạt Liêng Hot GretMen Cil Pam K' Han Lơ Mu Sali Jong Klong K' Khởi Cil Yũ K' Lãi. Lớp đối chứng Kiểm tra trước tác động Kiểm tra sau tác động 6 6 7 7 8 7 7 8 4 5 2 4 8 6 7 7 7 7 5 6 7 6 4 7 5 5.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 14 A Dắt Ha Lâm 5 15 Cil Mup Ha Lâm 7 16 Cil Pam Mỹ Linh 8 17 Kon Sa Ha Luận 7 18 Cil Hê Liôl 6 19 Cil Neu Mân 5 20 A Dắt K ' MaRi 8 21 Cil Pam NaÔMi 6 22 Nguyễn Thương Bảo Ngân 6 23 K' Nhật 5 24 Cil Mup Ha Quỳnh 6 25 Cil Yũ Rađoen 7 26 Ka Să SaChi 5 27 Cil Mup Ha Thoại 5 28 Trần Đan Thanh 5 29 A Dắt Ha Thật 3 30 Cil Yũ Ha Tiên 6 31 K' Bé Vin 8 32 Sơ Nưr Ha Grúp 6 2. Kết quả kiểm tra trước và sau tác động của lớp thực nghiệm (8A1): TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19. Họ tên học sinh Mai Xuân Nữ Hoàng Anh Klong K' Bliss Nguyễn Đình Nhật Diệu Kon Sa Ha Dũng Ka Sã Ha Glích Cà Tuấn Gia Hân Kơ Sã Ha Hiếp Phan Minh Hiếu Kon Sa K' Hội Ka Sã K' Húy Kơ Sã Ha Hy Ka Să Ha My Kher Kon Sơ My Kher Kon Sa Ha Khít Vũ Quốc Long Kơ Sã Ha Lis Liêng Hót Lê MiGêr Kơ Să K Môn Kon Sơ Ha Nghel. 6 6 8 7 5 7 7 6 5 5 7 6 6 6 7 4 6 7 6. Lớp thực nghiệm Kiểm tra trước tác động Kiểm tra sau tác động 7 8 5 6 8 9 5 6 6 6 7 8 4 7 6 8 8 8 7 7 7 7 5 5 8 8 6 8 7 8 7 7 6 7 5 7 7 7.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 20 Kon Sa Y Pha 7 7 21 K' Quý 8 7 22 Ka Sã Hen Rich 5 6 23 Ka Sã K' Siêu 5 7 24 Lò Đức Tài 9 9 25 Kon Sa K' Thiện 8 8 26 Lơ Mu Ha Thông 3 4 27 Kon Sa K' Thrôm 8 8 28 Kon Sa K' Tong 3 4 29 K' Trang 6 6 30 Klong Ha Tư 3 5 31 Ka Sã K' Tus 8 8 32 Klong Tyôpy 6 7 33 K' Uôn 8 8 III- Đề và đáp án kiểm tra. 1- Đề và đáp án bài kiểm tra trước tác động: Đề bài: Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em cho là đúng hoặc đúng nhất của các câu sau, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Câu 1. Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật trong số các đặc điểm cho dưới đây là: A. đi bằng hai chân B. răng phân hoá thành 3 loại C. có tiếng nói, có chữ viết D. phần thân có hai khoang, ngăn cách nhau bởi cơ hoành Câu 2. Con người là loài tiến hoá nhất và có nguồn gốc gần với: A. lớp Bò sát B. lớp Thú C. lớp Chim D. lớp Lưỡng cư Câu 3. Cơ quan nằm trong khoang ngực trong số các cơ quan dưới đây là: A. dạ dày B. gan C. thận D. phổi Câu 4. Tổng hợp và vận chuyển các chất là chức năng của bào quan: A. Lưới nội chất B. Bộ máy Gôngi C. Ti thể D. Trung thể Câu 5. Hấp thụ chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá là chức năng của: A. mô cơ B. mô liên kết C. mô thần kinh D. mô biểu bì Câu 6. Một nơron điển hình gồm 3 bộ phận là: A. thân, các sợi nhánh, sợi trục B. thân, nhân và các sợi nhánh C. thân, nhân và sợi trục D. nhân, các sợi nhánh và sợi trục Câu 7. Cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích là nhờ: A. chỉ cần cung phản xạ B. cung phản xạ và thêm vòng phản xạ C. cơ quan phản ứng D. cơ quan thụ cảm Câu 8. Hệ cơ quan có vai trò chỉ đạo các hệ cơ quan còn lại là: A. hệ vận động B. hệ hô hấp C. hệ thần kinh D. hệ tuần hoàn Câu 9. Để phòng chống nhiễm khuẩn đường ruột, cách phải làm thường xuyên là: A. rửa tay sau khi ăn B. rửa tay trước khi ăn C. chải răng trước khi ăn D. chải răng sau khi ăn.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 10. Cơ thể được cung cấp năng lượng từ hoạt động: A. sinh sản của tế bào B. lớn lên của tế bào C. trao đổi chất của tế bào D. cảm ứng của tế bào ĐÁP ÁN Câu Đáp án. 1 C. 2 B. 3 D. 4 A. 5 D. 6 A. 7 B. 8 C. 9 B. 10 C. 2- Đề và đáp án bài kiểm tra sau tác động: Đề bài: (Thời gian 15 phút) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em cho là đúng của các câu sau, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Câu 1. Bộ xương gồm 3 phần là: A. xương đầu, xương thân, xương chi B. xương đầu, xương lưng, xương chi C. xương ngực, xương lưng, xương chi D. xương đầu, xương ngực, xương chi Câu 2. Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ thuộc về khớp bán động là: A. khớp ở đầu gối B. khớp ở cổ tay C. khớp ở cột sống D. khớp ở hộp sọ Câu 3. Xương to ra là nhờ sự phân chia các tế bào ở: A. đầu xương B. màng xương C. khớp xương D. tuỷ xương Câu 4. Đem đốt một mẩu xương, xương sẽ giòn, dễ vỡ là do xương đã bị mất: A. chất đường B. chất béo C. muối canxi D. chất cốt giao Câu 5. Bàn tay người có khả năng lao động, đặt biệt là do sự phát triển của: A. cơ vận động ngón cái B. cơ vận động cánh tay C. cơ vận động bàn tay D. cơ vận động cẳng tay Câu 6. Cột sống của người thích nghi với tư thế đứng thẳng, nên có: A. cong ở 1 chỗ B. cong ở 2 chỗ C. cong ở 3 chỗ D. cong ở 4 chỗ Câu 7. Cơ và xương có mối liên hệ với nhau, thể hiện ở đặc điểm: A. cơ gắn vào 2 đầu của cùng 1 xương B. cơ gắn vào 2 đầu xương khác nhau, qua khớp C. cơ nối 2 đầu xương với nhau D. cơ nối 2 thân xương với nhau Câu 8. Tính chất của cơ là: A. co rút B. dãn ra C. co và dãn D. cứng chắc, không co dãn được 9. Khi tham gia giao thông bằng xe máy, bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm là để giảm chấn thương (khi không may có tai nạn xảy ra): A. lồng ngực B. nội quan khoang bụng C. tuỷ sống D. sọ não Câu 10. Ngồi học đúng tư thế giúp cơ thể : A. không bị chấn thương sọ não B. không bị cong vẹo cột sống C. phát triển hệ cơ chắc khoẻ D. không bị bệnh loãng xương.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ĐÁP ÁN Câu Đáp án. 1 A. 2 C. 3 B. 4 D. 5 A. 6 D. 7 B. 8 C. 9 D. 10 B. IV. Tóm tắt một số nội dung về phương pháp Bàn tay nặn bột. 1. Các nguyên tắc và tiến trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột. Phương pháp Bàn tay nặn bột có 10 nguyên tắc: Một là Nguyên tắc về tiến trình sư phạm, gồm 6 nguyên tắc: - Học sinh quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. - Trong quá trình tìm hiểu, học sinh lập luận bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. - Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này là cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. - Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập. - Học sinh bắt buộc mỗi em có một quyển vở thí nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em. - Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Nguyên tắc về những đối tượng tham gia: - Các gia đình và/hoặc khu phố … được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp. - Ở địa phương các đối tác khoa học (Trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình. - Ở địa phương, các viện đào tạo giáo viên (Trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm) giúp các giáo viên về kinh nghiệm và phương pháp dạy học. - Giáo viên có thể tìm thấy trên internet các Website có nội dung về những môđun kiến thức (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải pháp thắc mắc. Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động giáo dục của lớp mình phụ trách..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Các phương diện khác nhau của một tiến trình tìmt tòi nghiên cứu. Tiến tình tìm tòi nghiên cứu tuân theo các nguyên tắc tính thống nhất và tính đa dạng. 2.1 Nguyên tắc tính thống nhất: Tiến trình này gắn kết với quá trình đặt câu hỏi của học sinh về thế giới thực: hiện tượng hay sự vật, vô sinh hay hữu sinh, tự nhiên hay nhân tạo, Quá trình đặt câu hỏi /đặt vấn đề/ này dẫn đến việc lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng, sau khi học sinh đã tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2.2 Nguyên tắc tính đa dạng: Khai thác, thử và sai, thao tác thực nghiệm Kiểu hoạt động này nhằm giúp cho học sinh làm quen với hiện tượng, các sinh vật hay vật thể. Thử nghiệm trực tiếp: thử nghiệm một giả thuyết bằng cách tạo ra một qui trình thực nghiệm thích hợp (cách thức này đòi hỏi cao hơn cách thức trước). Quan sát trực tiếp hay có sử dụng dụng cụ: Sự quan sát này được định hướng bởi cách đặt vấn đề chính xác, dẫn học sinh đến việc quan sát tập trung vào chính xác một yếu tố nhằm thử nghiệm một giả thuyết. Mô hình hóa: tạo ra hay sử dụng một mô hình để có thể hiểu được hiện tượng. Điều tra và tham quan: có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào. Có thể được tiến hành ngay trong giai đoạn đầu để làm quen với môi trường ở địa phương, thu thập các vật liệu, gợi ra các câu hỏi. Có thể thực hiện trong giai đoạn tìm tòi để thúc đẩy các nghiên cứu tìm kiếm. Cũng có thể được thực hiện trong giai đoạn cuối để đem lại ý nghĩa cho các kiến thức đã được hình thành trong lớp. Tìm kiếm tài liệu: cách thức này có thể thay thế cho việc thực nghiệm trực tiếp khi không thể tiến hành các thực nghiệm, hoặc có thể được dùng để thúc đẩy hoặc cũng có thể được dùng như phương tiện cuối cùng để đối chiếu kiến thức được xây dựng trong lớp với kiến thức đã được thiết lập trong sách. V. Giáo án có vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột.. TIẾT 8. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau khi học bài này học sinh có khả năng: 1. Kiến thức : - Mô tả cấu tạo của một xương dài. - Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương, thành phần và tính chất của xương. 2. Kĩ năng : - Quan sát hình, thí nghiệm tìm ra kiến thức. - Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn có nhiều canxi cho lứa tuổi học sinh. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Giáo viên : - Tranh vẽ hình 8.1, 8.4, 8.5 trong sách giáo khoa sinh học 8. - Một số xương đùi ếch nguyên vẹn, kẹp, mẫu xương ngâm HCl đã mềm (đặt trong nước lã), xương đã đốt sẵn. - Phiếu học tập: PHIẾU TÌM HIỂU BÀI Nhóm: ……………. Lớp: …………… Các câu hỏi nghiên cứu đề xuất Thông tin nghiên cứu tìm tòi được ............................................................ 1. Cấu tạo xương dài ............................................................ ....................................................... 2. Thành phần hoá học - tính chất của xương ........................................................ ............................................................ ............................................................. 3. Sư to ra và dài ra của xương ........................................................ ............................................................ ............................................................. 2. Học sinh : - Vở thí nghiệm hoặc giấy trắng, giấy nháp, bút chì. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu vai trò của hệ vận động. Nêu thành phần chính của bộ xương người ? - Nêu các loại khớp. Cho ví dụ ? 3. Hoạt động dạy và học a.. Họat động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của một xương dài, sự to ra và dài ra của xươ ng. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH BƯỚC Bước 1 Tình huống xuất phát - Trẻ em, nhất là ở tuổi dậy thì lớn - Học sinh lắng nghe. nhanh, chiều cao tăng rõ rệt, ở người già, chiều cao không tăng, thậm chí còn “lùn đi”. Ngoài ra người ta thấy, xương người lớn có thể chịu được lực gấp 30 lần gạch tốt, nhưng lại dòn, dễ vỡ và khó lành hơn xương trẻ em. - Vậy xương có cấu tạo và tính chất gì ? Nhờ dâu mà xương lớn lên, dài ra được? Nội dung bài hôm nay giúp ta sẽ quyết các vấn đề đó, và qua đó giúp các em giải thích được những hiện tượng.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> thực tế ở trên. Bước 2. Bộc lộ biểu tượng ban đầu - Giáo viên cho học sinh quan sát một - Học sinh lắng nghe và quan sát. mẩu xương dài, hướng dẫn học sinh nêu biểu tượng ban đầu qua các câu hỏi gợi ý như ở Tình huống xuất phát. - Đề nghị học sinh trong 6 phút viết, vẽ ra giấy thể hiện cấu tạo, thành phần hoá - Học sinh có thể nêu thêm thắc học, sự to ra và dài ra của xương. mắc. - Giáo viên giải thích thêm và lưu ý lại yêu cầu: không dùng vở soạn bài, không dùng sách giáo khoa, không xem - Cá nhân học sinh tự viết, vẽ ra bài của nhau. giấy hoặc vở thực hành các suy - Giáo viên theo dõi, nhìn nhanh để nghĩ của mình. ngầm chọn trước một số ý đúng, ý chưa đúng theo mục tiêu dạy học. - Giáo viên có thể hướng dẫn thêm cho - Một số học sinh báo cáo, chẳng những em có thắc mắc riêng. hạn học sinh có thể nêu: - Giáo viên yêu cầu một số học sinh báo + Xương gồm 3 phần là đầu, thân, cáo. đuôi… - Giáo viên gắn hình vẽ của học sinh + Xương gồm vỏ cứng, khoang (nếu có) và viết nhanh lên góc phải rỗng… bảng lớp 1 ý đúng, 1 ý sai và 1 ý vừa + Thành phần hoá học: chất xương đúng vừa sai theo ý đồ dạy học. và thịt, hoặc bằng đá và xương, - Giáo viên đề nghị học sinh nêu thêm ý hoặc bằng canxi và chất khác … kiến khác nếu có, và có thể ghi hoặc + Xương rất cứng chắc… gắn tiếp vài hình khác biệt lên bảng. + Xương to và dài ra là nhờ tế bào - Nếu có quá nhiều ý kiến khác biệt, xương phân chia hoặc là do khoang giáo viên cho lớp thảo luận chọn một số rỗng phình ra… ý và một số hình vẽ. - Học sinh có thể nêu thêm các ý kiến khác. Bước 3 Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu hỏi - Học sinh nêu câu hỏi, chẳng hạn: cho các ý kiến trên bảng. + Có phải xương gồm 3 phần là - Giáo viên ghi tóm tắt các câu hỏi lên đầu, thân, đuôi hay không ? góc bảng. + Có phải xương có chất xương và thịt không? + Có phải xương to ra và dài ra nhờ tế bào xương phân chia hay không ? - Sau đó đề nghị học sinh đề xuất - Học sinh có thể đế xuất: phương án thí nghiệm tìm tòi để trả lời + Tìm hiểu sách giáo khoa. các câu hỏi đó. Giáo viên gợi ý: + Quan sát hình vẽ. + Theo các em, làm thế nào để chúng ta + Thí nghiệm nghiên cứu … tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Giáo viên đề nghị : + Để làm thí nghiệm, thì các em phải - Học sinh thống nhất phương án chuẩn bị những gì về vật mẫu, dụng cụ? nghiên cứu. + Cách tiến hành ra sao? - Học sinh có thể đề xuất: + Làm cách nào để có được kết quả ? + Các loại xương, chai, lọ… - Giáo viên hướng học sinh đến phương + Hầm xương, đập vỡ xương… án nghiên cứu sách giáo khoa, làm thí + Theo dõi, ghi chép, so sánh … nghiệm trên vật mẫu. Bước 4 Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu - Đề nghị các em mở sách giáo khoa - Học sinh lắng nghe. nghiên cứu thông tin, chú ý quan sát kĩ các hình trong sách giáo khoa. - Giáo viên treo tranh 8.1, 8.4. 8.5. - Học sinh nhận phiếu học tập. - Giáo viên giao phiếu tìm hiểu bài cho các nhóm. - Học sinh các nhóm thực hiện và - Trước tiên giáo viên đề nghị học sinh tự ghi vào phiếu. tự đọc thông tin mục I, II và quan sát hình 8.1, 8.2 trang 28 hoàn thành nội dung 1 trong phiếu học tập. Thực hiện trong 5 phút. - Học sinh nhận vật mẫu. - Sau đó, giáo viên phát vật mẫu cho - Học sinh quan sát, dùng kẹp gắp các nhóm, mỗi nhóm gồm: và dùng búa kiểm tra độ cứng của + Vài mẩu xương còn nguyên vẹn. các mẩu xương và ghi nhận xét vào + Một mẩu xương đã ngâm HCl (đặt phiếu. trong lọ nước lã). + Một mẩu xương đã được đốt sẵn. - Giáo viên hướng dẫn thêm: + Dùng kẹp gắp xương trong lọ nước, kiểm tra độ cứng của xương. + Dùng búa gõ nhẹ vào xương đã đốt. + Kiểm tra và so sánh với mẫu xương còn nguyên vẹn. + Quan sát hình 8.8 và đọc kĩ thông tin mục “Em có biết” trang 31 để tìm hiểu thêm về độ cứng của xương. + Có thể giải thích thêm về hiện tượng xương mềm khi ngâm xương vào axit, xương dòn khi bị đốt cháy. Khi nào thì xương đảm bảo các tính chất của nó? - Giáo viên theo dõi học sinh hoạt động, giải đáp thêm những thắc mắc phát sinh, đôn đốc học sinh chậm chạp hoặc chay lười, ỷ lại, khen ngợi các nhóm hoạt động tốt. Bước 5 Kết luận, hợp thức hoá kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Giáo viên yêu cầu các nhóm tự đối chiếu lại thông tin sách giáo khoa trang 28 – 31, điều chỉnh bổ sung và cử đại diện báo cáo trước lớp. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả tìm tòi nghiên cứu. - Giáo viên lưu ý học sinh đối chiếu với suy nghĩ ban đầu ở trên.. - Học sinh tự đối chiếu, bổ sung.. - Học sinh có thể báo cáo các kết quả tìm tòi nghiên cứu, chẳng hạn: + Xương gồm đầu xương và thân xương… + Đầu xương là mô xương xốp, bao bọc đầu là lớp sụn … + Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia. Xương to ra nhờ sụn ở đầu xương… + Xương có tính chất bền chắc vả mềm dẻo. Xương gồm muối khoáng và chất cốt giao… - Học sinh tự rút ra kết luận.. - Đề nghị học sinh rút ra kết luận về: + Cấu tạo xương dài; + Cơ chế to ra và dài ra của xương; + Tính chất và thành phần hoá học của xương. - Giáo viên hướng dẫn thêm trên tranh vẽ, qua thí nghiệm và rút ra kết luận.  Tiểu kết: - Cấu tạo xương dài: + Đầu xương: Có sụn bọc đầu xương, trong là mô xương xốp. + Thân xương: Có màng xương, mô xương cứng và khoang xương. + Thành phần: cốt giao (chất hữu cơ) và muối khoáng (muối canxi). + Tính chất: bền chắc và mềm dẻo. - Xương dài ra do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng. - Xương to ra nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương. Hoạt động 2. Tìm hiểu sơ lược về xương ngắn và xương dẹt. Liên hệ rèn luyện, bảo vệ bộ xương. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Giáo viên giới thiệu sơ lược về xương - Học sinh lắng nghe. ngắn và xương dẹt. - Theo em, xương ở tuổi thiếu niên và - Học sinh nghiên cứu thông tin trả lời: xương người già khác nhau như thế nào? + Ở trẻ em xương phát triển nhanh, - Theo em, để xương vừa bền chắc, vừa người già xương xốp, giòn, dễ vỡ… mềm dẻo, cần bổ sung loại thức ăn nào trong khẩu phần ăn hàng ngày ? + Ăn cá, gan động vật, uống sữa… - Các em phải rèn luyện, giữ gìn bộ xương + Tập thể dục thể thao, đi bộ. Đội mũ như thế nào? bảo hiểm khi tham gia giao thông, không.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại. leo trèo quá cao … IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Củng cố: + Xương dài có các bộ phận nào? Nêu thành phần hoá học và tính chất của xương? + Nêu cơ chế lớn lên và dài ra của xương. - Dặn dò: + Học bài theo vở ghi. + Xem trước bài mới. VI. Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: “Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Sinh học 8 ở trường trung học cơ sở N’Thol Hạ”. Người nghiên cứu: Phan Tấn Luận Đơn vị : Trường THCS N’Thol Hạ, Đức Trọng. Bước. 1. Hiện trạng, nguyên nhân. 2. Giải pháp thay thế. Hoạt động Hiện trạng: Học sinh lớp 8 chưa có hứng thú cao trong học tập môn Sinh học ở lớp. Chất lượng môn Sinh học của học sinh lớp 8 còn thấp. Nguyên nhân: + Phương pháp dạy học của giáo viên còn thiếu tính tích cực, bài học còn nặng nề, chưa thu hút học sinh. (Nguyên nhân chọn) + Học sinh chưa biết ý nghĩa của việc học tập bộ môn. + Học sinh chưa có được phương pháp ghi nhớ tốt, hay quên bài. + Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động… - Giáo viên phải tìm hiểu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các bài dạy của mình, trong đó có phương pháp “Bàn tay nặn bột”trong dạy học Sinh học 8. - Tôi (giáo viên trực tiếp giảng dạy) đã nghiên cứu, tìm hiểu và sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong soạn bài và giảng dạy …, tôi chọn 2 lớp 8A1 làm lớp TN, và lớp 8A3 làm lớp đối chứng. Tôi chọn các tiết phù hợp trong Phân phối chương trình môn Sinh học 8 để giảng dạy, như sau:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tiết 7- Bộ xương. Tiết 8 - Cấu tạo và tính chất của xương. Tiết 9. Cấu tạo và tính chất của cơ. Tiết 13 – Máu và môi trường trong cơ thể. Tiết 14 - Bạch cầu - Miễn dịch…. 3. Vấn đề nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu. - Việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột có làm tăng kết quả học tập và làm thay đổi hành vi học tập môn Sinh học của học sinh lớp 8 hay không? - Có, việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột có làm tăng kết quả học tập và làm thay đổi hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh lớp 8.. 4. Thiết kế. - Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. - Kiểm tra các nhóm tương đương bằng ttest độc lập và Khi bình phương. - Tôi chọn 2 lớp 8 năm học 2013 - 2014 để nghiên cứu: + Nhóm thực nghiệm: Lớp 8A1 + Nhóm đối chứng: Lớp 8A3. 5. Đo lường. - Dữ liệu cần thu thập là kiến thức và thái độ, hành vi (hứng thú học tập) đối với môn Sinh học 8. - Sử dụng bài kiểm tra thường trên lớp (15 phút) làm bài KT trước và sau tác động, và sử dụng bảng kiểm quan sát với cách quan sát không công khai (do giáo viên quan sát) để thu thập dữ liệu về kết quả và hành vi học tập bộ môn. - Kiểm chứng độ tin cậy: kiểm chứng bằng kiểm tra nhiều lần. - Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu: Tôi nhờ các giáo viên cùng môn, cùng tổ cùng phân tích bài kiểm tra, đối chiếu với chuẩn Kiến thức kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.. 6. Phân tích dữ liệu. - Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập và mức độ ảnh hưởng SMD trong phân tích kết quả điểm số bài kiểm tra và phép kiểm chứng Khi bình phương trong phân tích kết quả về hứng thú học tập.. 7. Kết quả. Chưa có kết quả.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học. Sách chuyên khảo. TS. Nguyễn Phúc Chỉnh Nhà xuất bản Giáo dục 2005. Têp PDF 2. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và trung học cơ sở. Bộ giáo dục và Đào tạo. Dự án giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất. Nguyễn Vinh Hiển (chỉ đạo nội dung). Phạm Ngọc Định, Nguyễn Thị Thanh Hương, Trần Thanh Sơn, Nguyễn Xuân Thành. Hà Nội 2011 (Tệp tin PDF). 3. Giảng dạy Sinh học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Tiến sĩ Ngô Văn Hưng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Tệp tin PPT). 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học trung học cơ sở. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đỗ Thị Hà, Dương Thu Hương, Phan Hồng The. NXB giáo dục Việt Nam 2009. 5. Một số giáo án vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột môn Sinh học 6. Giáo viên Trần Ngọc Oanh, THCS số 1 Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chuyên trang Tài nguyên trên lớp tại Website: bantaynanbot.edu.vn 6. Dạy học sinh học ở trường Trung học cơ sở tập 1, tập 2. Nguyễn Quang Vinh. 7. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Sinh học lớp 8. Nguyễn Quang Vinh (Tổng chủ biên). NXB Giáo dục 2007. 8. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Dự án Việt – Bỉ. NXB Đại học Sư phạm 2010 9. Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt - Bỉ. NXB Đại học Sư phạm 2010. …………, tháng …….. năm……… Người thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HIỆU TRƯỞNG. Nhận xét: .................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Đánh giá: .................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ………………, ngày …… tháng …. năm …. Hiệu trưởng.

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×