Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tiểu luận ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI HAI THÁI CỰC TRONG THỜI DỊCH COVID-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ
----------------------

BÀI TẬP LỚN
MƠN HỌC: VĂN HỐ KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
HAI THÁI CỰC TRONG THỜI DỊCH COVID-19
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Chương
Sinh viên thực hiện:
Họ và tên
Nguyễn Việt Tùng
Lê Đức Anh
Nguyễn Chí Thiện
Nguyễn Trọng Du

MSSV
20176902
20181985
20182082
20181998

Hà Nội, 05/2021

Mã lớp
125504
125504
125504
125504



Mục lục
Phần mở đầu ............................................................................................................ 3
Phần nội dung .......................................................................................................... 4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 4
1. 1 Khái niệm đạo đức ........................................................................................ 4
1.2 Đạo đức kinh doanh ....................................................................................... 4
1.2.1 Khái niệm ................................................................................................. 4
1.2.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức ................................................. 5
1.2.3 Vai trò ....................................................................................................... 5
1.3 Trách nhiệm xã hội ........................................................................................ 7
1.3.1 Khái niệm ................................................................................................. 7
1.3.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội................................................... 7
1.3.3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ....................................... 11
Chương 2: Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội: Hai thái cực trong đại
dịch Covid-19 ......................................................................................................... 12
2.1 Thời dịch: Khi đạo đức kinh doanh bị lãng quên ..................................... 12
2.1.1 Trục lợi từ sản xuất hàng giả................................................................ 12
2.1.2 Đầu cơ, găm hàng và tăng giá hàng hoá .............................................. 16
2.2 Đại dịch Covid-19: Khi trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp được lan
toả ........................................................................................................................ 17
2.2.1 ATM: Ấm áp – Tương trợ- Một Việt Nam ......................................... 18
2.2.2 Sự hỗ trợ từ các tập đoàn lớn ............................................................... 22
2.2.3 Trách nhiệm xã hội từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ
.......................................................................................................................... 26
Chương 3: Đánh giá và bình luận ........................................................................ 29
Phần kết luận ......................................................................................................... 34
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................... 35


Phần mở đầu

Đạo đức là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu, gắn liền với sự phát triển của
xã hội. Với bất kỳ lĩnh vực nào, đạo đức đều đóng vai trị vơ cùng quan trọng.
Đối với nền kinh tế thị trường hiện nay, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm
xã hội đi đôi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố quyết
định đến sự thành công của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường
cạnh tranh, là quy tắc ứng xử cần thiết đối với mọi doanh nghiệp cần sự trường tồn
và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu đang trải qua đại dịch Covid-19 và Việt Nam chúng
ta đang chống chọi với đợt dịch lần thứ tư có diễn biến vơ cùng phức tạp, Covid-19
đã cho chúng ta cái nhìn rõ nét hơn về hành vi của các doanh nghiệp, qua đó thể hiện
rõ đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm đối với xã hội của họ. Hai thái cực được
phân chia rõ rệt, một bên lợi dụng dịch bệnh để trục lợi trên nỗi đau của cộng đồng,
một bên san sẻ một phần khó khăn với xã hội, chung tay hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào,
cùng nhau vượt qua dịch bệnh.
Bài tiểu luận nhằm phân tích hành vi của các doanh nghiệp trong thời dịch,
qua đó đưa ra nhận xét và đánh giá về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh và
trách nhiệm xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệp.


Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1. 1 Khái niệm đạo đức
Từ góc độ khoa học: “Đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản
chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai,
triết lý về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành
viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary).
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:
i. Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
ii. Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.

Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người
theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh
của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống
và của giáo dục.
Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản
thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn
để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực
khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thí, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát,
phản bội, bất tín, ác ...
Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:
i. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức khơng có tính cưỡng bức, cưỡng chế
mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành
văn bản pháp quy.
ii. Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp
luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ
nhà nước còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp
luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ
phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật.

1.2 Đạo đức kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.


Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh
doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh
là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử

về đạo đức khơng hồn tồn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng
hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang
các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế ... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ
chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu
ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn
mực đạo đức xã hội chung.
1.2.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức
Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ
lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong
chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế,
không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có
hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm
phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo
sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá
theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm
công vi tư”.
Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng
phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tơn trọng hạnh phúc, tơn trọng tiềm năng phát triển
của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp
pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
Đối với đối thủ cạnh tranh, tơn trọng lợi ích của đối thủ.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
1.2.3 Vai trò
Đạo đức kinh doanh giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh. Đạo
đức kinh doanh là tổng hợp những quy tắc, luật lệ có tác dụng điều chỉnh, kiểm
soát hành vi của con người mà cụ thể ở đây là các chủ thể kinh doanh. Chính vì
vậy, đạo đức kinh doanh có vai trị quan trọng giúp định hướng con người không
làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật cũng như làm trái với chuẩn mực đạo

đức của con người.


Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có chất lượng sẽ tạo được sự tin tưởng cho khách hàng cũng như
các đối tác làm việc. Bởi lẽ, khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những cơng
ty có uy tín, chất lượng hơn là những công ty làm ăn không rõ ràng cho dù chất lượng
cũng như giá cả của sản phẩm, dịch vụ cơng ty bạn có thể cũng chỉ ngang bằng so
với các đối thủ khác trong cùng ngành. Đối với các nhà đầu tư, họ cũng sẽ ưu tiên
hợp tác, làm việc với các cơng ty có đạo đức kinh doanh. Bởi lẽ, các nhà đầu tư tin
rằng, đạo đức kinh doanh quyết định trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh
của doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến sự tận tâm làm việc của nhân viên. Một
nhân viên ln có xu hướng gắn bó, tận tâm với công ty hơn khi họ tin rằng lợi ích
của họ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp đồng thời nhận được sự tin tưởng, quan
tâm đối đãi phù hợp từ cấp trên. Những sự quan tâm đó được thể hiện ở việc tạo mơi
trường làm việc năng động, an toàn; trả thù lao hợp lý cũng như thực hiện đúng theo
những điều đã ghi trong hợp đồng lao động....Khi mà môi trường đạo đức trong công
ty được thực hiện cũng sẽ thúc đẩy đội ngũ công nhân viên làm việc hăng say, tăng
năng suất lao động. Chính vì vậy, đạo đức kinh doanh là sợi dây liên kết vững chắc
nhất giữa nhà quản lý và người lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc và tăng năng
suất.
Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơng ty. Một cơng ty có
đạo đức kinh doanh sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng nên sẽ bán được nhiều
sản phẩm, dịch vụ hơn, từ đó thu về lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn. Mặt khác, đối với các
công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, đạo đức kinh doanh cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu. Trong trường hợp thị trường có biến động thì
những cơng ty có đạo đức kinh doanh cũng có thể thu về lợi nhuận tốt do đạt được
sự tín nhiệm từ phía khách hàng và các nhà đầu tư.
Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia. Tại sao đạo

đức kinh doanh lại ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia? Tại sao các nhà đầu
tư lại có xu hướng đầu tư vào nền kinh tế của nước này thay vì nước khác? Một trong
những lý do quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đó chính là đạo đức kinh doanh.
Một nền kinh tế có thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, sự phát triển về kinh tế đem
lại những lợi ích về xã hội, khơng có tham nhũng...tạo niềm tin cho các nhà đầu tư
trong và ngồi nước. Từ đó mà nền kinh tế chung của đất nước cũng ngày càng phát
triển vững mạnh.


1.3 Trách nhiệm xã hội
1.3.1 Khái niệm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay
CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn
mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động,
trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng... theo
cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt
một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct –
COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với
xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và
giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.
1.3.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ
người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và
thiên tai... Điều đó là đúng nhưng hồn tồn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội
là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Mà quan trọng hơn, một
doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi
trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt

những tác động tiêu cực. Đồng thời trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam
kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng
người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng
cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu
doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính tốn được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu
thụ và tìm cách cải thiện nó. Và nếu doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải
ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó...
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi
khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh:
kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái.


Hình 1: Tháp trách nhiệm xã hội
Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản
xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì
doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là
tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy
tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng
hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội.
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần
vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đới với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn
việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề
và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ
sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp
hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp cịn liên quan đến vấn đề
về chất lượng, an tồn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân
phối, bán hàng và cạnh tranh.

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là
bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được uỷ thác. Những giá trị và tài sản này
có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh


nghiệp – mà đại diện là người quản lý, điều hành – với những điều kiện ràng buộc
chính thức.
Đới với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại
lợi ích tối đa và cơng bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp
trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hoá, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi
nhuận đầu tư...
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở
cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh
đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý.
Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh
nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên
hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách
hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự cơng bằng và an tồn và cung cấp những sáng
kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật
dân sự và hình sự.
Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) điều tiết cạnh tranh;
(2) bảo vệ người tiêu dùng; (3) bảo vệ mơi trường; (4) an tồn và bình đẳng và (5)
khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các
hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực
hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những
hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy

định trong hệ thống luật pháp, khơng được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này
liên quan tới những gì các cơng ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những
yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên
của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng
không được viết thành luật.
Các công ty phải đối xử với các cổ đơng và những người có quan tâm trong
xã hội bằng một cách thức có đạo đức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các


tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn tắc đạo đức là vơ cùng quan trọng. Vì đạo đức
là một phần của trách nhiệm xã hội nên chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh
một tầm hiểu biết, tầm nhìn về các giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổ
đông và hiểu biết về bản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những
nguyên tắc, giá trị đạo đức được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của
công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ
nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên
hữu quan.
Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái)
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những
hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng
đồng và xã hội. Ví dụ như thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng
đồng là các hình thức của lịng bác ái và tinh thần tự nguyện của cơng ty đó.
Những đóng góp có thể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống,
san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và
phát triển nhân cách đạo đức của người lao động. Khía cạnh này liên quan tới những
đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng
cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của trách nhiệm pháp lý liên quan tới
cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng cuộc sống mà xã hội quan
tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã

hội. Các công ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể cho giáo dục, nghệ thuật,
môi trường và cho những người khuyết tật.
Các công ty không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả
nước mà họ còn tham gia gánh vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất
nghiệp. Lịng nhân ái mang tính chiến lược kết nối khả năng của doanh nghiệp với
nhu cầu của cộng đồng và của xã hội.
Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt
buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tính nghĩa hoặc lớp học tình
thương, ngồi những thơi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể
thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã
hội thì nó khơng thể khơng ràng buộc các doanh nhân. Ngồi ra, một xã hội nhân
bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như
vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh
doanh sẽ bị tước bỏ.


1.3.3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử
dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng
như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý
nghĩa hồn tồn khác nhau.
Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải
thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm
tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm
những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách
nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh
lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh,
mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ
chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo
những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu

quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện
những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện
những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau nhưng đạo đức
kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh
là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của
các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Chỉ khi các cơng ty
có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh của
mình thì khi đó trách nhiệm xã hội như một quan niệm mới có thể có mặt trong quá
trình đưa ra quyết định hàng ngày được.


Chương 2: Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội: Hai thái cực
trong đại dịch Covid-19
Bắt đầu từ các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31
tháng 12 năm 2019, cho đến nay đại dịch Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến căng
thẳng trên toàn cầu. Việt Nam chúng ta đang trải qua đợt dịch thứ tư, với tốc độ,
phạm vi lây lan nhanh và diễn biến phức tạp hơn nhiều so với các đợt dịch trước.
Hai phái cực về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp,
những hành động biểu hiện của họ sẽ được chia sẻ phần nội dung dưới đây của bài
tiểu luận.

2.1 Thời dịch: Khi đạo đức kinh doanh bị lãng quên
2.1.1 Trục lợi từ sản xuất hàng giả
Trường hợp sản xuất trang phục phòng dịch giả từ công ty Đức Anh
Trong đợt dịch đầu tiên, giữa lúc cả nước huy động mọi nguồn lực cho cơng
tác chống dịch Covid-19 thì thơng tin về việc VKSND Hà Nội truy tố Trương Thị
Bình, Phó Giám đốc Công ty Đức Anh, các đồng phạm và điều dưỡng Khoa Khám
bệnh, Bệnh viện Bạch Mai về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả", theo khoản 3, Điều
192, Bộ luật Hình sự 2015 đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Công ty Đức Anh chủ yếu buôn bán trang thiết bị, vật tư y tế. Đầu năm 2020,

lợi dụng nhu cầu sử dụng trang phục phòng dịch Covid-19 tăng cao, Bình cùng đồng
phạm đã tổ chức sản xuất, bn bán số lượng lớn quần áo bảo hộ y tế giả, thu lời bất
chính. Việc VKSND Hà Nội truy tố những đối tượng này đã dấy lên làn sóng bức
xúc, phẫn nộ trong dư luận xã hội, bởi đây được xem là điển hình của hành vi lợi
dụng dịch bệnh để trục lợi, biểu hiện của sự tham lam, vô cảm không thể chấp nhận.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội cho thấy, ngày
8/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hà Nội phối hợp với Cục
Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh vật
tư, thiết bị y tế đối với Công ty Đức Anh. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức
năng phát hiện, các nhân viên Công ty Đức Anh đang đóng gói bộ trang phục phịng
dịch có dấu hiệu làm giả bộ trang phục phịng dịch của Cơng ty Cổ phần Dược và
thiết bị y tế Phúc Hà (viết tắt là Công ty Phúc Hà) và Công ty TNHH In và dịch vụ
thương mại Quang Trung (viết tắt là Công ty Quang Trung).
Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định, mặc dù biết rõ Nhà nước nghiêm
cấm việc sản xuất, buôn bán, lưu thông trên thị trường Việt Nam những hàng hóa


giả mạo nhãn hiệu, chất lượng của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh
đã đăng ký bản quyền và được bảo hộ tại Việt Nam nhưng do hám lợi, từ tháng
1/2020 đến ngày 8/4/2020, Trương Thị Bình cùng đồng phạm là Hoàng Văn Tới, La
Văn Thi và Nguyễn Đức Việt Anh đã có hành vi mua các bộ trang phục bảo hộ rời,
in tem nhãn mác giả các nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà và Công ty Quang Trung.
Sau đó, Trương Thị Bình chỉ đạo nhân viên đóng gói, dán tem thành bộ trang phục
bảo hộ hồn chỉnh, đem bán thu lời bất chính. Tổng số hàng hóa Trương Thị Bình
làm giả là 14.587 bộ trang phục phòng dịch giả, tương đương với hàng thật trị giá
hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, hàng giả nhãn mác của Công ty Phúc Hà là 4.285 bộ (tương
đương hàng thật trị giá gần 720 triệu đồng); hàng giả nhãn mác Công ty Quang Trung
là 10.302 bộ (tương đương hàng thật trị giá 365 triệu đồng). Trong số 4.285 bộ trang
phục phịng dịch giả nhãn hiệu của Cơng ty Phúc Hà, Trương Thị Bình cùng đồng
phạm đã bán 2.970 bộ cho 7 cá nhân, tổ chức; còn lại 1.315 bộ chưa kịp tiêu thụ đã

bị phát hiện, thu giữ.

Hình 2: Cơng an làm việc tại công ty Đức Anh về trang phục phòng dịch giả
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định bị cáo Trương Thị Bình là đối tượng
chủ mưu, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Hoàng Văn Tới đóng vai trị thứ 2
trong vụ án, là đối tượng bán 4.000 bộ (tương đương giá trị hàng thật là 672 triệu
đồng) cho Trương Thị Bình để Bình bán lại kiếm lời.


Các bị cáo La Văn Thi và Nguyễn Đức Việt Anh là đồng phạm giúp sức, tham
gia bàn bạc cùng Trương Thị Bình sản xuất, bn bán hàng giả, giúp Trương Thị
Bình đặt in tem nhãn giả của Cơng ty Phúc Hà, đồng thời trực tiếp tham gia làm giả
bộ trang phục bảo hộ y tế.
Theo đó, Tịa án nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Trương Thị
Bình (sinh năm 1982) - Phó Giám đốc Cơng ty TNHH Thương mại và dịch vụ y tế
Đức Anh (gọi tắt là Công ty Đức Anh) 4 năm 6 tháng tù về tội “Sản xuất, buôn bán
hàng giả”, theo quy định tại Điều 192 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cũng với tội danh trên, La Văn Thi (sinh năm 1982) - Giám đốc kinh doanh
Công ty Đức Anh bị tuyên phạt 36 tháng tù; Nguyễn Đức Việt Anh (sinh năm 1987),
nhân viên kinh doanh Công ty Đức Anh bị tuyên phạt 30 tháng tù và Hoàng Văn Tới
(sinh năm 1989), nhân viên một bệnh viện tại Hà Nội cũng bị áp dụng 42 tháng tù.

Hình 3: Các bị cáo tại phiên toà xét xử
Công ty TNHH Việt Hàn: giấy vệ sinh cũng có thể sản xuất thành khẩu trang


Ngày 13-2-2020, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết đoàn
kiểm tra của tổng cục cùng Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với lực lượng
chức năng đã tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất khẩu trang y tế của Công ty TNHH
Việt Hàn, trụ sở tại thôn Khôn Thôn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín (Hà Nội).

Tại đây, cơ quan quản lý thị trường phát hiện, số khẩu trang này được gắn mác
là khẩu trang y tế có lớp kháng khuẩn… nhưng lõi lại được làm từ giấy vệ sinh. Cụ
thể, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện các loại khẩu trang y tế do xưởng này
sản xuất được dùng nguyên liệu là các cuộn giấy to mềm, loại dùng làm giấy vệ sinh.

Hình 4: Quy trình sản xuất khẩu trang từ giấy vệ sinh của công ty TNHH Việt
Hàn
Lớp giấy vệ sinh được dùng làm lớp lót giữa (với khẩu trang y tế thật là lớp
kháng khuẩn, không bị tan trong nước). Số nguyên liệu này chứa trong các thùng nằm
la liệt trên sàn của xưởng.
Kiểm tra tại hiện trường cũng ghi nhận xưởng sản xuất của Công ty TNHH Việt
Hàn không đăng ký ngành nghề kinh doanh là thiết bị y tế, khẩu trang y tế. Công ty


chỉ có chức năng kinh doanh như in và các dịch vụ liên quan đến in; sản xuất, kinh
doanh khăn giấy, giấy vệ sinh, bơng băng vệ sinh, tã lót, các sản phẩm từ giấy, từ bông;
chế biến thực phẩm; đại lý, ký gửi hàng hóa; xuất nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ
ngành cơng nghiệp chế biến...
Lực lượng chức năng đã lập biên bản và tạm giữ toàn bộ số khẩu trang này để
điều tra xử lý theo quy định.

Hình 5: Cơ quan chức năng thu giữ lơ hàng khẩu trang giả
Công ty Đức Anh & công ty TNHH Việt Hàn chỉ là hai trong số một thành phần
không nhỏ các công ty, doanh nghiệp lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Các hành vi đó
đều vi phạm nghiêm trọng đạo đức trong kinh doanh. Trong bối cảnh cả hệ thống
chính trị, mọi tầng lớp Nhân dân đang căng mình dốc mọi nguồn lực chống dịch với
tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chỉ mong khống chế, đẩy lùi được dịch bệnh
thì các đối tượng lại thực hiện hành vi trục lợi là không thể chấp nhận. Việc kiếm
tiền trên nỗi sợ hãi của xã hội không chỉ là biểu hiện của sự tham lam, ham lợi nhuận,
mà cịn là sự vơ cảm, coi thường sức khoẻ, tính mạng của chính khách hàng của

mình.
2.1.2 Đầu cơ, găm hàng và tăng giá hàng hoá


Trong thời gian xảy ra dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19, nhiều hộ kinh
doanh, hộ dân đã tranh thủ đầu cơ, tích trữ, thậm chí sản xuất hàng giả nhằm thu lợi
bất chính.
Vào những ngày đầu của đợt dịch đầu tiên mùa xuân năm Canh Tý 2020, cơn
sốt khẩu trang “bùng nổ” trên thị trường. Giá bán các mặt hàng khẩu trang được đẩy
lên gấp 5 - 7 lần ngày thường nhưng vẫn trong tình trạng “cháy hàng”. Cao điểm có
lúc giá khẩu trang được các hiệu thuốc bán với giá 50 ngàn đồng/50 chiếc ngày
thường, nhưng vào những ngày dịch được bán với giá ưu đãi 10 ngàn đồng/chiếc,
bởi “khan” hàng. Tại chợ thuốc Hapulico, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội, cũng diễn ra
tình trạng tương tự. Sau khi bị Cục Quản lý thị trường xử phạt vì bán khẩu trang tăng
giá, từ ngày 3/2/2020, nhiều cửa hàng đã đồng loạt treo biển “khơng có khẩu trang,
nước rửa tay miễn hỏi” tại quầy. Nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra kho của
các cửa hàng này, thì các sản phẩm trên vẫn có tại kho.
Khó khăn cho người dân càng tăng lên, khi nhu cầu mua ngày một gia tăng
nhưng khơng được đáp ứng. Chị Hồng Thị Mai Anh, sống tại đường Lê Trọng Tấn,
quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều ngày nay tơi tìm mua khẩu trang đều không
được. Đến các hiệu thuốc, cửa hàng đại lý và ngay cả chợ thuốc lớn nhất Hà Nội
cũng khơng có hàng để mua. Tìm qua một số trang mạng xã hội đều thấy rao bán
với giá lên đến gần 300 nghìn đồng/hộp”.
Thực trạng thi nhau tăng giá cịn diễn ra ở nhiều mặt hàng khác như: Găng tay
y tế, thuốc tăng cường sức đề kháng và thậm chí đến thực phẩm dùng trong tiêu dùng
hàng ngày cũng dần đội giá lên cao. Dễ nhận thấy, hễ chỉ cần là sản phẩm liên quan
đến phòng chống dịch là các gian thương sẵn sàng tăng giá.
Theo thống kê của Bộ Cơng Thương, tính đến hết ngày 7/2/2020 đã có đến
3.000 vụ việc bị kiểm tra và tiến hành xử phạt với những hành vi mang tính vụ lợi,
đầu cơ nêu trên. Có thể thấy đạo đức, lương tâm của một số bộ phận người dân lại

dễ dàng xuống cấp đến vậy. Kinh doanh, trục lợi trên nỗi đau, khó khăn của xã hội,
trước sinh mạng của người khác là hành vi thiếu đạo đức và cần được lên án, xử lý
nghiêm để răn đe, tránh có thêm nhiều gian thương.

2.2 Đại dịch Covid-19: Khi trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp
được lan toả
Xung quanh ta vẫn luôn tồn tại rất nhiều những việc tử tế. Những doanh
nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh nói trên chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Bên
cạnh đó, vẫn cịn rất nhiều các doanh nghiệp làm đúng với đạo đức kinh doanh và


trách nhiệm xã hội của mình. Đáng nói nhất, những khía cạnh đạo đức, khía cạnh
nhân văn, lịng nhân ái lại được nhân lên và lan rộng, hỗ trợ cả nước chống chọi với
đại dịch Covid-19. Cùng nhau, Việt Nam sẽ chiến thắng.
2.2.1 ATM: Ấm áp – Tương trợ- Một Việt Nam
Trước đây, khi nhắc đến máy ATM, người ta sẽ nghĩ ngay đến các giao dịch
liên quan đến tài chính, các giao dịch tiền mặt giữa con người và ngân hàng. Nhưng
giờ đây, ATM còn mang nhiều ý nghĩa cao cả hơn, khi cung cấp những nhu yếu
phẩm: khẩu trang, gạo,.. hỗ trợ người nghèo, người khó khăn vì dịch bệnh Covid19. Đây là hành động ấm áp, tương trợ lẫn nhau cùng vượt qua khó khăn, một chất
riêng, một truyền thống rất Việt Nam.
Chiếc máy ATM gạo được cho ra đời bởi anh Hoàng Tuấn Anh – CEO của
PHG Lock chun phân phối khố thơng minh, khố điện tử. Trước khi sáng chế ra
ATM gạo, anh đã tặng hàng trăm chuông cửa, camera cho các bệnh viện dã chiến
Củ Chi, Cần Giờ, Viện Pasteur và hàng ngàn chai nước rửa tay, khẩu trang cho các
nhân viên vệ sinh của các cơng ty dịch vụ cơng ích.
Anh Hồng Tuấn Anh cho biết, việc phát minh ra máy “ATM gạo” khá ngẫu
nhiên và bắt nguồn từ ý tưởng của chiếc ATM thường. Theo đó, máy ATM có thể
“nhả” ra tiền thì cũng có thể “nhả” ra gạo, thay vì dùng thẻ ATM rút tiền thì mọi
người có thể nhấn nút để gạo chảy ra. Để “chế” máy “ATM gạo”, anh Tuấn Anh cho
lắp ráp một hệ thống ống nối chuyển gạo từ trong kho ra bên ngoài. Người điều khiển

máy sẽ thông qua camera để nhận diện người đến lấy gạo, từ đó có thể phân phát
gạo đúng người và nhiều người nhất.


Và từ đó, mơ hình ATM gạo được nhân rộng.




Sau khi cho ra đời ATM gạo, anh Hoàng Tuấn Anh tiếp tục chế tạo ra chiếc
máy ATM khẩu trang để phát miễn phí cho người dân phịng dịch Covid-19. Sáng
ngày 6/8, cây "ATM khẩu trang" miễn phí đầu tiên ở Việt Nam đã chính thức hoạt
động tại số 204B đường Vườn Lài, Q. Tân Phú, TP.HCM. Cây "ATM khẩu trang”
miễn phí này do Cơng ty PHGLock sáng chế có chức năng cũng tương tự như “ATM
gạo” mà đơn vị này đã đưa vào hoạt động trong thời gian qua để phát gạo miễn phí
cho những người vơ gia cư, bán vé số, ve chai hoặc có hồn cảnh khó khăn trên địa
bàn giúp họ vượt qua khó khăn trong mùa dịch Covid-19.
Khi đến nhận khẩu trang, người dân phải xếp hàng trên những vạch màu xanh
có hình bàn chân, sau đó lần lượt di chuyển đến bàn đã được chuẩn bị sẵn nước rửa
tay khô để diệt khuẩn. Xong công đoạn này, người dân mới được đi đến “ATM khẩu
trang” bấm nút để nhận diện khuôn mặt rồi nhận khẩu trang.
"So với “ATM gạo” thì chiếc máy này phức tạp hơn vì khẩu trang có nhiều
bao bì, nhãn hiệu khác nhau nên quy trình lập trình, lắp ráp phức tạp hơn thì máy
mới có thể chạy ra khẩu trang", anh Hồng Tuấn Anh, CEO Cơng ty PHGLock,
người sáng lập ra “ATM khẩu trang”, chia sẻ.
Cũng theo anh Tuấn Anh, khẩu trang trong chiếc máy này có nhiều loại do
một số công ty sản xuất khẩu trang tài trợ. Đối với khẩu trang vải, có thể sử dụng
trên 30 lần/cái thì mỗi lần đến nhận người dân chỉ được nhận 1 cái. Còn đối với loại
dùng được 3-4 lần, người dân sẽ nhận được số lượng nhiều hơn, có thể đủ dùng trong
tuần.

2.2.2 Sự hỗ trợ từ các tập đoàn lớn
Tập đoàn Vingroup
Trong đợt dịch vào tháng 7 năm ngoái tại Đà Nẵng, Vingroup đã trao tặng
1.700 máy thở xâm nhập và tài trợ hoá chất cho 56.000 xét nghiệm Covid-19. Ngày
7/8/2020, Tập đoàn Vingroup đã tiến hành bàn giao lô máy thở đầu tiên cho Bộ Y
tế, đồng thời tặng hóa chất thực hiện 56.000 xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (Real
Time - PCR) cho Đà Nẵng, Hải Phòng và Bắc Ninh. Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng
(thuộc Vingroup) cũng cam kết tiếp nhận mẫu từ CDC Đà Nẵng để xét nghiệm virus
SARS-CoV-2 miễn phí với cơng suất tối đa 500 test/ngày.


Hình 6: Lễ tiếp nhận ủng hộ từ tập đoàn Vingroup
Kế hoạch trao tặng máy thở nằm trong công bố tặng 5.000 máy thở không
xâm nhập VFS-310 cho Bộ Y tế ngày 3/4/2020 của Tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên,
căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu từ Bộ Y tế, Vingroup đã đồng ý chuyển gói
tài trợ 5.000 máy thở không xâm nhập VFS-310 thành 3.000 máy thở xâm nhập
VFS-410.
Cùng với việc chuyển đổi sang máy VFS-410, Vingroup quyết định tặng thêm
200 máy thở xâm nhập VFS-510 cho Bộ Y tế nhằm tăng cường khả năng chống dịch
Covid 19.
Theo kế hoạch trong vòng 1 tuần, kể từ ngày 7/8/2020, 1.700 máy thở xâm
nhập đợt 1 gồm 1.500 máy VFS-410 và 200 máy VFS-510 sẽ được Vingroup bàn
giao dần cho Bộ Y tế. Vsmart VFS-410 và VFS-510 là hai mẫu máy thở xâm nhập
“made in Việt Nam”, được phát triển và sản xuất hoàn toàn từ hệ sinh thái Vingroup,
với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 70%. Trong đó, VFS-410 là mẫu máy do Vingroup phát
triển chủ động, dựa trên cơng nghệ tạo khí bằng turbin, có tính năng tương đương
với các máy thở xâm nhập lưu động cao cấp trên thị trường. VFS-510 được phát
triển từ mẫu máy PB560 của nhà sản xuất máy thở hàng đầu thế giới Medtronic
(Mỹ), đang được sử dụng phổ biến ở các cơ sở y tế. Cả hai mẫu máy thở xâm nhập
trên đều đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu

hành tại Việt Nam. Với công năng và chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, VFS-410 và
VFS-510 không chỉ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị dịch COVID-19 trước mắt;
mà cịn có thể tiếp tục sử dụng trong các khoa hồi sức cấp cứu (ICU), mang lại giá
trị và hiệu quả dài hạn. Đặc biệt, với ưu điểm nhỏ, gọn, VFS-410 có thể được trang
bị cho các xe cấp cứu hoặc các trường hợp cấp cứu tại hiện trường, các bệnh viện.


Đồng thời Tập đồn Vingroup đã đề xuất tặng hóa chất để thực hiện 56.000
xét nghiệm chẩn đoán phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật sinh học phân tử
(Real Time - PCR) cho Đà Nẵng, Hải Phòng và Bắc Ninh. Trong đó, hóa chất cho
50.000 xét nghiệm sẽ được vận chuyển nhanh chóng đến tâm dịch Đà Nẵng, hóa
chất cho 6.000 xét nghiệm còn lại chia đều cho Hải Phòng và Bắc Ninh. Tổng giá trị
tài trợ hóa chất xét nghiệm lên tới gần 35 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng cũng cam kết tiếp nhận mẫu từ CDC
Đà Nẵng để thực hiện xét nghiệm với công suất tối đa là 500 test/ngày. Thời gian
thực hiện từ ngày 08/08/2020 đến ngày 22/08/2020.
Phát biểu về việc liên tiếp hỗ trợ cộng đồng phịng chống đại dịch Covid 19,
ơng Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đồn Vingroup
cho biết:“Là một doanh nghiệp Việt, chúng tơi tự đặt cho mình trách nhiệm chung
tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Cho dù là máy thở, trang thiết bị y tế, bộ kit
xét nghiệm, hóa chất sinh phẩm hay y bác sỹ…. bất cứ yêu cầu nào Vingroup có thể
đáp ứng trong khả năng và phạm vi của mình - chúng tơi đều sẽ nỗ lực ở mức cao
nhất”.
Vingroup là một trong những doanh nghiệp tiên phong hành động, quyết liệt
hỗ trợ cộng đồng ngay từ những ngày khởi phát đại dịch Covid 19. Đến nay, Tập
đoàn đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỷ đồng nhằm
chung tay đẩy lùi dịch Covid 19. Tổng giá trị tài trợ trên chưa bao gồm chương trình
3.200 máy thở xâm nhập tặng Bộ Y tế, 100 máy thở VFS -510 cho Đà Nẵng; 34 máy
thở VFS-410, VFS-510 cho Quảng Nam, Quảng Ngãi, 35 tỷ đồng hóa chất sinh
phẩm và các hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng.

Không chỉ hỗ trợ người dân trong nước, Tập đồn Vingroup cũng góp phần
giúp Việt Nam ghi điểm với cộng đồng quốc tế khi trao tặng 2400 máy thở, trong đó
đã trao 800 máy thở VFS-510 đợt 1 cho Nga, Ucraina và 200 máy VFS 510 cho
Singapore vào tháng 7/2020. Với những đóng góp kịp thời, Vingroup đã được các
cơ quan thơng tấn báo chí thế giới tơn vinh là đại diện tiêu biểu trong số những doanh
nghiệp lớn trên tồn cầu có hành động quyết liệt phòng chống đại dịch Covid 19, và
là một trong hai tập đồn có đóng góp nổi bật nhất khu vực châu Á.
Gần đây, trong đợt dịch thứ 4 có diễn biến đầy phức tạp, Bộ Y tế đã tiếp nhận
hỗ trợ 160 tỷ đồng và 4 triệu liều vaccine cho quỹ mua vaccine phòng Covid-19 từ
Vingroup.
Trong thời gian qua, Tập đoàn Vingroup đã đi tiên phong, hiện đang là nhà
tài trợ lớn nhất cho cuộc chiến phòng chống COVID- 19 tại Việt Nam với các hoạt
động thiết thực như: sản xuất máy thở, cung ứng sinh phẩm, chẩn đốn... Đồng thời
Tập đồn Vingroup cũng mong muốn đầu tư đưa công nghệ sản xuất vắc xin vào
Việt Nam để chúng ta có thể chủ động trong sản xuất vắc xin.


Tập đoàn Liên Thái Bình Dương – IPPG
Ngày 20/3/2020, tại lễ phát động của Uỷ ban MTTQ Việt Nam, tập đồn Liên
Thái Bình Dương do ơng Johnathan Hạnh Nguyễn là chủ tịch đã ủng hộ 25 tỷ đồng
chung tay cùng chính phủ chống dịch. Ơng chia sẻ: “Tiền đóng góp của tôi hôm nay
không mang giá trị về mặt con số, cũng không phải chỉ là hưởng ứng lời kêu gọi
hơm nay, mà tơi cùng gia đình đã âm thầm đóng góp từ nhiều tuần trước, bởi hơn
lúc nào hết tơi hiểu rằng chỉ khi đối diện với những khó khăn vất vả, những thử thách
do dịch bệnh, thiên tai gây ra thì sự chia sẻ dù ít hay nhiều mới là đáng q, đáng
trân trọng.” Trước đó, gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng đã hỗ trợ cho
TP.HCM 9 máy áp lực âm để đóng góp vào việc điều trị và phịng chống dịch Covid19 với chi phí hơn 6 tỉ đồng.
Sau khi ủng hộ 25 tỷ đồng phòng chống dịch bệnh Covid-19, ông Johnathan Hạnh
Nguyễn tiếp tục sử dụng mặt bằng siêu thị miễn thuế Mộc Bài hỗ trợ miễn phí cho
tỉnh Tây Ninh làm khu cách ly tránh dịch Covid-19.

Vào tháng 4 năm 2020, tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã tặng 750.000 khẩu
trang và 16.500 bộ bảo hộ chống Covid-19 cho Philippines. Ông Johnathan Hạnh
Nguyễn viết: "Kính gửi ngày Teddy Locsin- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines,
chúng tơi xin gửi đến ơng món q vật dụng y tế, tuy nhỏ nhưng chứa đựng cả trái
tim và tấm lịng lớn từ Việt Nam chúng tơi. Cùng với nhau, chúng ta sẽ chiến đấu và
khống chế được dịch bệnh".


×