Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã bến cát bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VĂN TÚ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THỊ XÃ BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VĂN TÚ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THỊ XÃ BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI DIỆU ANH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


i

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ cở lý thuyết và những nghiên cứu
trước có liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, trong đó đặc biệt chú
trọng tới nhóm các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ.
Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 660 khách hàng cá nhân có dư nợ tại thời điểm
31/12/2020 trên hệ thống IPCAS của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – chi nhánh Thị xã Bến Cát Bình Dương. Trên cơ sở dữ liệu thu thập,
tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả và kiểm định các khuyết tật của mơ hình
hồi quy Logistic được vận dụng trong nghiên cứu. Sau đó thảo luận về kết quả nghiên
cứu để xác định các yếu tố, xu hướng tác động của các yếu tố này đến khả năng trả
nợ của khách hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 trong tổng số 9 biến độc lập đưa vào mơ
hình có ý nghĩa thống kê tương ứng với 6 yếu tố bao gồm: giới tính, nghề nghiệp, thu
nhập, quy mơ khoản vay, lãi suất, lịch sử tín dụng. Trong khi giới tính, thu nhập, quy
mơ khoản vay có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ thì các yếu tố cịn lại là
nghề nghiệp, lãi suất và lịch sử tín dụng có tác động ngược chiều đến khả năng trả
nợ.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt
động tín dụng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam – chi nhánh Thị xã Bến Cát Bình Dương nhằm nâng cao khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân.


ii

ABSTRACT
This thesis aims to determine the factors affecting the solvency of individual
customers at Agribank Ben Cat. The research was conducted based on the theoretical
basis and previous studies related to the solvency of individual customers, in which
special attention was paid to the group of factors affecting the solvency.
Research data was collected from 660 individual customers with outstanding
loans as of December 31st, 2020 on the IPCAS system of Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development – Ben Cat Branch. On the basis of collected data,
the author conducts descriptive statistical analysis and tests the defects of the Logistic
regression model applied in the research. Then discuss the research results to
determine the factors and trends that affect the individual customer's solvency.
Research results show that 6 out of 9 independent variables included in the
model have statistical significance corresponding to 6 factors including: Gender, Job,
Income, Loan scale, Interest rate, Credit history. While Gender, Income, and Loan
scale have a positive impact on solvency, the remaining factors are Job, Interest rate
and Credit history have a negative impact on solvency.
From the above research results, the author suggests solutions related to
individual credit activities of Vietnam Bank for Agriculture and Rural DevelopmentBen Cat Branch in order to improve solvency of individual customers.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đặng Văn Tú, sinh viên lớp HQ5-GE03, ngành Tài chính-Ngân hàng

của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, niên khố 2017-2021.
Tơi cam đoan danh dự Khoá luận tốt nghiệp “Các yếu tố tác động đến khả
năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – chi nhánh Thị xã Bến Cát Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu
riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung
đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận./.
Bình Dương, ngày 19 tháng 06 năm 2021
Tác giả

Đặng Văn Tú


iv

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô tại Trường Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và hỗ trợ trong q trình tơi học tập và
rèn luyện tại trường. Tơi biết ơn, trân trọng những kiến thức cũng như những kinh
nghiệm mà Thầy Cô đã dạy. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng
dẫn của mình, TS. Bùi Diệu Anh, Cơ đã nhiệt tình, nghiêm khắc hướng dẫn và hỗ trợ
tơi trong q trình thực hiện khố luận này. Những góp ý q báu của Cơ là cơ sở để
tơi hồn thiện khố luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ba Mẹ, bạn bè đã ln ủng hộ trong q trình tơi
thực hiện khố luận. Sự động viên đó là động lực to lớn giúp tơi hồn thành khố luận
này.
Nhân dịp này, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và các anh chị cán bộ,
công nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Thị xã Bến Cát Bình Dương nói chung và các anh chị đang cơng tác tại Phịng
Kế hoạch và Kinh doanh nói riêng đã nhiệt tình giải đáp các thắc mắc cũng như tạo

điều kiện để tơi có thể thực hiện khoá luận này một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế cũng như giới hạn về thời
gian nghiên cứu, khố luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất
mong nhận được sự góp ý của q Thầy Cơ để có thể hồn thiện khố luận của mình.
Trân trọng!
Bình Dương, ngày 19 tháng 06 năm 2021
Tác giả

Đặng Văn Tú


v

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... VII
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. VIII
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................IX
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 1

1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................1

1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................1

1.3.


MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................................3

1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................3

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3

1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................4

1.7.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................................4

1.8.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................5

1.9.

BỐ CỤC CỦA KHOÁ LUẬN ...........................................................................................5

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN


CỨU TRƯỚC VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................... 6
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ

KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN .................................................6
2.2.

LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .......................................13

2.3.

TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .......................................................................................................17
CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 21

3.1.

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................21

3.2.

BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI

NHÁNH THỊ XÃ BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG ........................................................................26


vi

CHƯƠNG 4.

THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................... 37

4.1.

THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .....................................................37

4.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................45

CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ ..................................................... 59

5.1.

KẾT LUẬN ..............................................................................................................................59

5.2.

GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHI NHÁNH ............................................................................62

5.3.


HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................65


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Agribank

Nguyên nghĩa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Agribank Bến Cát

Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thị xã
Bến Cát Bình Dương

CIC

Trung tâm Thơng tin tín dụng

KHCN

Khách hàng cá nhân

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NPL

Non-Performing Loan

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các tiêu chí chấm điểm của mơ hình tín dụng FICO ............................... 12
Bảng 2.2. Tổng hợp các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ ................................. 18
Bảng 3.1. Doanh số cho vay KHCN Agribank Bến Cát giai đoạn 2018 – 2020 ...... 27
Bảng 3.2. Nợ xấu cho vay KHCN Agribank Bến Cát giai đoạn 2018 – 2020 ......... 30
Bảng 3.3. Mẫu dữ liệu phân loại theo khả năng trả nợ ............................................ 32
Bảng 3.4. Các biến độc lập sử dụng trong mơ hình nghiên cứu............................... 35
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến độc lập liên tục trong mơ hình ......................... 39
Bảng 4.2. Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................... 46
Bảng 4.3. Ma trận tương quan .................................................................................. 47
Bảng 4.4. Mơ hình Logistic với 9 biến độc lập ........................................................ 48
Bảng 4.5. Mơ hình Logistic với 6 biến độc lập ........................................................ 49
Bảng 4.6. Kiểm định giả thuyết độ phù hợp của mơ hình ........................................ 49
Bảng 4.7. Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình ............................................... 49
Bảng 4.8. Kiểm tra mức độ chính xác của mơ hình ................................................. 50
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy Logistic .......................................................................... 51
Bảng 4.10. Ước lượng khả năng trả nợ .................................................................... 52


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Doanh số thu nợ KHCN Agribank Bến Cát giai đoạn 2018 – 2020 ........ 28
Hình 3.2. Dư nợ cho vay KHCN Agribank Bến Cát giai đoạn 2018 – 2020 ........... 29
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu giới tính ........................................................................... 37
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp ..................................................................... 38
Hình 4.3. Biểu đồ cơ cấu lịch sử tín dụng ................................................................ 39
Hình 4.4. Biểu đồ cơ cấu thu nhập ........................................................................... 40
Hình 4.5. Biểu đồ cơ cấu độ tuổi .............................................................................. 41
Hình 4.6. Biểu đồ cơ cấu quy mơ khoản vay ........................................................... 42
Hình 4.7. Biểu đồ cơ cấu lãi suất.............................................................................. 43

Hình 4.8. Biểu đồ cơ cấu thời hạn vay ..................................................................... 44
Hình 4.9. Biểu đồ cơ cấu tài sản đảm bảo ................................................................ 45


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ bán lẻ, cụ thể là hoạt động cho vay đối với KHCN

là xu hướng chung của các NHTM Việt Nam hiện nay. Đây là phân khúc thị trường
cịn nhiều tiềm năng khi quy mơ thị trường cịn rất lớn, dân số đông nhưng tỷ lệ người
dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn thấp. Thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt
Nam sẽ khơng nằm ngồi xu hướng chung của khu vực và tiềm năng của cho vay
KHCN trong tương lai là rất lớn. Bên cạnh đó, so với hoạt động cho vay khách hàng
doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ, hoạt động cho vay đối với
KHCN có nhiều điều kiện để phát triển hơn do số lượng khách hàng lớn, dễ tiếp cận,
cơng tác phân tích, thẩm định và quản lý sau cho vay cũng đơn giản hơn.
Cùng với sự phát triển của cơng nghệ hiện tại góp phần nâng cao tính tiện ích
thì sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngồi (HSBC, Shinhan Bank, ANZ…) và
cơng ty tài chính (HD Saison, Home Credit, Prudential Finance…) tạo nên sự cạnh
tranh gay gắt. Do đó, tất cả các ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới và chi nhánh,
đa dạng hóa dịch vụ và quan trọng hơn là tăng tốc cho vay KHCN. Cạnh tranh về cho
vay giữa các công ty tài chính và ngân hàng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên,
sự bùng phát của tín dụng cá nhân như một con dao hai lưỡi, ẩn chứa rất nhiều rủi ro
đối với hệ thống ngân hàng và lợi nhuận của từng ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng

phải đối mặt với nhiều loại rủi ro nhưng rủi ro vỡ nợ được coi là có ảnh hưởng lớn
nhất đến hoạt động tài chính cho đến nay. Nếu rủi ro này xảy ra thì khả năng lỗ vốn
là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, để hạn chế rủi ro phát sinh từ nợ xấu, cần hiểu rõ các
yếu tố chính tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng.

1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Không giống như khách hàng doanh nghiệp mà ngân hàng có thể đánh giá xác

suất trả nợ của họ thơng qua các chỉ tiêu tài chính cụ thể trên báo cáo tài chính, việc
đánh giá khả năng trả nợ của KHCN khó khăn hơn nhiều do chưa thiết lập các đặc


2

điểm rõ ràng để đánh giá xác suất trả nợ của khách hàng. Do đó, kết quả thẩm định
phần lớn phụ thuộc vào năng lực và ý kiến chủ quan của CBTD. Một thực tế là cùng
với sự tăng trưởng cho vay cá nhân, nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam cũng gia tăng
trong thời gian qua. Với phương châm “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã luôn là tổ chức tiên phong
trong sự nghiệp phát triển nông thôn của đất nước với hệ thống mạng lưới chi nhánh
trải dài khắp Việt Nam, các khu vực vùng sâu vùng xa, luôn phấn đấu để xây dựng
một đội ngũ cán bộ vừa giỏi chun mơn, vừa nhiệt tình, tận tâm với khách hàng,
xem sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu là động lực phấn đấu. Các số liệu thống
kê gần đây cho thấy, Agribank hiện vẫn là ngân hàng có dư nợ cho vay cá nhân cao
nhất hệ thống với dư nợ đạt trên 600.000 tỷ đồng vì vậy mà cơng tác quản lý rủi ro
nhằm tránh tình trạng nợ xấu là song song và vô cùng quan trọng. Đặc biệt, khi đề
cập đến những thay đổi trong hoạt động tín dụng cá nhân tại các Chi nhánh và Phòng
giao dịch của Agribank, Chi nhánh Thị xã Bến Cát Bình Dương được coi là một trong

những chi nhánh đáng chú ý trong những năm trở lại đây. Khi nói đến tín dụng cá
nhân ở Agribank Bến Cát, có thể nói đây thực sự là “mảnh đất màu mỡ” mang lại
nguồn lợi nhuận tương đối cao cho ngân hàng. Chi nhánh tọa lạc tại trung tâm Thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dương được bao bọc xung quanh bởi nhiều khu cơng nghiệp, khu
dân cư. Đó là lý do tại sao mỗi năm ngân hàng tiếp nhận một số lượng lớn KHCN từ
các ngành nghề khác nhau (lao động áo trắng, lao động áo xanh…) với các mục đích
sử dụng vốn khác nhau (mua đất, mua xe, sửa nhà, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh…).
Tuy nhiên, những năm gần đây, sự bùng nổ của các dự án bất động sản trong địa bàn
làm cho hoạt động tín dụng liên quan đến bất động sản kém ổn định và khơng cịn an
toàn như trước. Đồng thời, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến thu nhập
thường xuyên vốn là nguồn trả nợ của khách hàng, nhất là nhóm khách hàng là cơng
nhân lao động, khiến khả năng hồn trả bị hạn chế. Tùy theo từng mục đích vay vốn
khác nhau mà việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ cũng khác nhau. Vì những lý do nêu trên, nhận thấy việc nghiên cứu
các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN là cần thiết nên tác giả quyết định


3

chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam– Chi nhánh Thị
xã Bến Cát Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu cho khố luận tốt nghiệp của mình.
Qua đó, tác giả hy vọng nó có thể giúp ngân hàng thẩm định khách hàng tốt hơn cũng
như ngăn ngừa một số rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

1.3.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là:
-


Xác định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank
Bến Cát.

-

Xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến khả năng trả nợ của
KHCN tại Agribank Bến Cát.

-

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank
Bến Cát.

1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu có thể đạt được thơng qua việc trả lời các câu hỏi sau:
-

Các yếu tố nào tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank
Bến Cát trong thời gian nghiên cứu?

-

Mức độ tác động của các yếu tố này đến khả năng trả nợ của KHCN tại
Agribank Bến Cát như thế nào?

-


Giải pháp nào nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank
Bến Cát?

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại NHTM.


4

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
1.5.2.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn
Việt Nam - Chi nhánh Thị xã Bến Cát Bình Dương.
Địa chỉ: Đường 30/4, khu phố 2, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dương.
1.5.2.2. Thời gian
Đề tài sử dụng dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn tháng 01/2018 đến tháng
12/2020.

1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khoá luận sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Trong đó phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm thống kê, tổng hợp và phân
tích được sử dụng khi tham khảo các tài liệu, các nghiên cứu trước và khảo sát các

chuyên gia để trang bị nền cơ sở lý thuyết cho đề tài. Phương pháp định lượng sử
dụng mơ hình hồi quy để xây dựng mơ hình xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng
của từng yếu tố đến khả năng trả nợ vay của KHCN.
Tác giả lựa chọn mẫu từ nguồn dữ liệu như hợp đồng tín dụng, đơn thế chấp
quyền sử dụng đất, đơn xin vay cá nhân… cùng với báo cáo tài chính của Agribank
Bến Cát từ 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020. Phương pháp
thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích được sử dụng trong đề tài này. Sau khi tổng
hợp các dữ liệu có sẵn, tác giả sử dụng các dữ liệu này để so sánh và phân tích bằng
mơ hình hồi quy bằng phần mềm SPSS.

1.7.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu cuối cùng của đề tài, trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác

giả đưa ra hướng giải quyết một số nội dung cụ thể sau:


5

-

Tập hợp lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng vay tại NHTM để
hình thành khung lý thuyết cho khố luận.

-

Xây dựng mơ hình xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố này đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank.


-

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận, đồng thời đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank Bến Cát.

1.8.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về thực tiễn: kết quả khơng chỉ giúp Agribank Bến Cát thẩm định

khách hàng tốt hơn trước khi quyết định cho vay mà cịn có thể được sử dụng như
một nguồn tài liệu để tham khảo, phục vụ các cơng tác nghiên cứu khác.

1.9.

BỐ CỤC CỦA KHỐ LUẬN
Khố luận bao gồm 5 chương:
-

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước về khả
năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


-

Chương 4: Thảo luận về kết quả nghiên cứu

-

Chương 5: Kết luận và hạn chế.


6

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC

NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
2.1.1. Khái niệm về cho vay KHCN
2.1.1.1.

Khái niệm về cho vay khách hàng cá nhân

Luật Các tổ chức tín dụng (2010) có quy định: “Cho vay là hình thức cấp tín
dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với

ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.
Căn cứ theo Luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày
24/11/2015 và Thông tư 39/2016/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày
30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi đối với khách hàng thì chủ thể vay vốn hiện tại là cá nhân và pháp nhân. Theo
đó, đối tượng KHCN bao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký
hộ kinh doanh cá thể.
Do đó, có thể nói rằng cho vay KHCN là hình thức cho vay mà trong đó
NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho cá
nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định, phải hoàn trả cả gốc và
lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ SXKD dưới hình thức hộ kinh doanh
cá thể.
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và sự bùng nổ dân
số (hơn 96 triệu người năm 2019) những năm gần đây, thị trường cho vay khách hàng
cá nhân ở Việt Nam trở nên đầy tiềm năng và sơi nổi hơn bao giờ hết. Chính vì thế,
các sản phẩm cho vay cá nhân ngày càng được các ngân hàng quan tâm và hoạt động


7

này đã trở thành nguồn thu quan trọng trong hoạt động của các NHTM ngày nay. Đây
chính là cơ sở để các ngân hàng đẩy mạnh mảng kinh doanh này.
2.1.1.2.

Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Đối tượng của cho vay KHCN là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay
vốn sử dụng cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động SXKD
của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN
thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông thường nhu cầu

vay vốn của mỗi cá nhân là không thường xuyên và chịu ảnh hưởng lớn bởi mơi
trường kinh tế, văn hóa – xã hội (Hồ Diệu, 2001). Có thể tóm tắt một số đặc điểm
chính của hoạt động cho vay KHCN như sau:
(i) Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay nhiều
Thông thường quy mô của mỗi khoản vay của KHCN thường nhỏ hơn các
khoản vay của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dư nợ cho vay KHCN tại các NHTM rất
lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng do số lượng KHCN
có nhu cầu vay vốn là rất lớn. Do đó chi phí tính trên một đồng dư nợ của KHCN là
cao so với khách hàng doanh nghiệp.
(ii) Rủi ro cho vay KHCN cao
Rủi ro trong cho vay KHCN, nhất là cho vay với mục đích tiêu dùng, thường
cao hơn so với cho vay doanh nghiệp, do những đặc trưng về khả năng tổ chức, thiện
chí của người đi vay, tình trạng cơng việc và sức khoẻ của người vay… Rủi ro cho
vay KHCN còn xuất phát từ lý do chất lượng nguồn thông tin KHCN thường không
cao, nguồn thu thập hạn hẹp, phiến diện, gây khó khăn cho nhân viên ngân hàng trong
q trình thẩm định/phân tích tín dụng.
(iii) Lãi suất cho vay cao
Lãi suất cho vay của các khoản vay KHCN thường cao hơn các khoản vay
khác. Nguyên nhân là do các chi phí của cho vay KHCN lớn, các khoản vay của
KHCN có mức độ rủi ro cao. Theo Đường Thị Thanh Hải (2014), cho vay KHCN


8

thường có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng, bởi quy mô của
mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí không đáng kể, song số lượng các khoản vay lại
rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thơng tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác,
do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp
nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ.
(iv) Tư cách của KHCN là yếu tớ khó xác định nhưng có tính chất quan

trọng, quyết định sự hoàn trả khoản vay
Tư cách của KHCN là một yếu tố được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong
phân tích cho vay KHCN, chi phối thiện chí trả nợ của người vay. Nó được phản ánh
thơng qua uy tín của người vay trong mối quan hệ với ngân hàng và các chủ thể khác
xung quanh. Đây là một yếu tố vơ hình khơng thể lượng hố được vì vậy việc đánh
giá khách hàng có tư cách tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và kinh
nghiệm của CBTD.
2.1.2. Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN
2.1.2.1.

Khái niệm về khả năng trả nợ

Khả năng trả nợ của khách hàng là khả năng khách hàng trả nợ vay (gồm gốc
và lãi) đầy đủ và đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hiện tại, chưa có
một định nghĩa thống nhất nào về khái niệm “khả năng trả nợ” mà chỉ có một số dấu
hiệu về “khơng có khả năng trả nợ”. Do đó, có thể suy ra bằng phương pháp loại trừ,
những khách hàng khơng thuộc nhóm khách hàng “khơng có khả năng trả nợ” là
những khách hàng “có khả năng trả nợ”. Trong tài liệu Basel Committee on Banking
Supervison (2016), Uỷ ban Basel định nghĩa những khách hàng “khơng có khả năng
trả nợ” có một hoặc tất cả các dấu hiệu sau:
- Khách hàng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến

hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả;


9

- Khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày. Trong đó,
những khoản thấu chi được xem là quá hạn khi khách hàng vượt hạn mức hoặc
được thông báo một hạn mức nhỏ hơn dư nợ hiện tại.

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày
21/01/2013 quy định: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Cụ thể, khoản
1, điều 10 của Thông tư này quy định phân loại các nhóm nợ như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và
được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi
đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90
ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Nợ được gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ
khả năng trả lãi theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận
thanh tra.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ phải thu hồi
theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa
thu hồi được.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ
ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận
thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.


10

2.1.2.2.


Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN

Trong tín dụng ngân hàng, có nhiều mơ hình/quy tắc được các NHTM áp dụng
để phân tích khách hàng, đánh giá khả năng hồn trả của khách hàng. Có thể kể đến
một số mơ hình sau:
Mơ hình 5C
Mơ hình 5C là một trong những mơ hình phổ biến mà các NHTM sử dụng để
phân tích các nhu cầu vay vốn của khách hàng. Năm chữ C là 5 chữ cái đầu (tiếng
Anh) của các yếu tố được sử dụng trong mơ hình này.
Character (Tư cách của khách hàng người đề nghị cấp tín dụng)
Như đã đề cập trong phần trước của khoá luận, tư cách của khách hàng trong
phân tích nhu cầu vay vốn là vơ cùng quan trọng và được ưu tiên đánh giá trước trong
5 yếu tố của mơ hình 5C. Đây là yếu tố nhằm đánh giá uy tín của người vay, tính
trung thực trong cung cấp thông tin cho ngân hàng, những cam kết về trách nhiệm
trong quá khứ có được tuân thủ một cách không ép buộc hay không. Những điều này
phản ánh thiện chí trả nợ của người vay, là những điều khơng đơn giản để xác định
nhất là đối với các khách hàng mới.
Capital (Vốn hay sức mạnh tài chính và hiệu quả kinh doanh của khách hàng)
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định tài trợ hay từ
chối phương án vay vốn của khách hàng. Phân tích yếu tố này chỉ thuần tuý trên khía
cạnh tài chính ở thời điểm phân tích và trong quá khứ, không liên quan đến các dự
báo tài chính trong tương lai của khách hàng. Thơng qua phân tích các chỉ tiêu tài
chính của khách hàng, ngân hàng có thể hiểu về khả năng tự chủ tài chính hay mức
độ phụ thuộc nợ (nếu có) của khách hàng (Bùi Diệu Anh, 2020).
Capacity to repay (Năng lực hoàn trả của khách hàng)
Đây là yếu tố thể hiện khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng. Khi xem
xét yếu tố này, ngân hàng muốn xác định khách hàng có khả năng tạo ra dịng tiền để
thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết hay không? Những nguồn tiền nào



11

mà khách hàng dùng để trả nợ ngân hàng? Ngân hàng có thể kiểm sốt các dịng tiền
này như thế nào? Khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng từ nhiều nguồn nhưng ngân
hàng đặc biệt quan tâm đến dòng tiền được tạo ra từ phương án vay của khách hàng.
Conditions (Các điều kiện môi trường kinh doanh)
Các điều kiện về mơi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng (Bùi Diệu Anh, 2020). Yếu
tố này được xem xét nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội, triển vọng của ngành nghề… đến thu nhập của khách hàng cũng như bất
kỳ sự cản trở nào đến khả năng trả nợ ngân hàng của người vay.
Collateral (Bảo đảm tín dụng)
Bảo đảm tín dụng giống như một sự ràng buộc trách nhiệm của khách hàng
đối với ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng vay khơng có thiện chí hoặc/và
khơng có khả năng hồn trả nợ thì tài sản bảo đảm là công cụ để ngân hàng thu hồi
vốn vay (Bùi Diệu Anh, 2020). Cần phải nhấn mạnh, đây là yếu tố nhằm dự phòng,
giảm thiểu rủi ro liên quan đến khoản vay, ngân hàng khơng cấp tín dụng mà chỉ dựa
vào tài sản bảo đảm.
Sử dụng mơ hình 5C trong trường hợp KHCN có thể phân thành hai nhóm yếu
tố chính tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng: (i) Yếu tố thuộc người vay
gồm giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập… (ii) Yếu tố thuộc khoản vay: quy mơ,
thời hạn vay, lãi suất, tài sản đảm bảo…
Tóm lại, dù khơng có lý thuyết nào đề cập đến mức độ quan trọng của các yếu
tố trong mơ hình 5C, tuy nhiên việc phân tích khách hàng nên được ưu tiên theo thứ
tự Tư cách, Vốn, Năng lực hoàn trả, Điều kiện môi trường, Tài sản đảm bảo. Người
ta tin rằng việc đánh giá tín dụng theo mơ hình này sẽ giảm bớt rủi ro trong cho vay
KHCN. Mô hình 5C có ưu điểm là đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, trên thực tế, mơ
hình 5C là mơ hình định tính nên các quyết định mang tính chủ quan, phụ thuộc vào
cảm tính và năng lực của CBTD.



12

Mô hình điểm sớ tín dụng cá nhân của FICO
Mơ hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO được xây dựng bởi tổ chức Fair
Isaac Corp với bản chất là các tính tốn dựa trên một phương trình tốn học, sử dụng
dữ liệu là thơng tin tín dụng của khách hàng từ các báo cáo tín dụng do các tổ chức
cung cấp. Sau đó FICO sẽ so sánh các thông tin trên với mẫu chuẩn được đúc kết từ
hàng trăm ngàn báo cáo tín dụng trong quá khứ để đánh giá rủi ro khi cho vay. Mỗi
khách hàng sẽ có một điểm số tín dụng riêng, thấp nhất là 300 và cao nhất là 850.
Việc chấm điểm dựa vào các tiêu chí sau:
Bảng 2.1. Các tiêu chí chấm điểm của mơ hình tín dụng FICO
Tỷ
trọng

Tiêu chí đánh giá

35%

Lịch sử trả nợ (payment history): Thời gian trễ hạn càng dài và số tiền trễ
hạn càng nhiều điểm số tín dụng càng thấp.

30%

Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (amount owed): Nợ quá nhiều so với mức
cho phép đặc biệt là đối với thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm số tín dụng.

15%

Độ dài của lịch sử tín dụng (length of credit history): Thông tin càng

nhiều năm càng đáng tin cậy và điểm số tín dụng sẽ càng cao.

10%

Số lần vay nợ mới (new credit): Vay nợ thường xuyên bị xem là dấu hiệu
có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng sẽ càng thấp.

10%

Các loại tín dụng được sử dụng (types of credit used): Các loại nợ khác
nhau sẽ được tính điểm khác nhau.
(Nguồn: Federal Reserve System, 2007)
Theo mơ hình FICO thì các khách hàng có số điểm từ 700 điểm trở lên được

xem là khách hàng tốt, từ 620 điểm trở xuống được xem là khách hàng cần cân nhắc
khi quyết định cho vay. Mơ hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO có ưu điểm là
đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, mô hình cịn hạn chế là chưa đánh giá các yếu
tố liên quan đến nhân thân của khách hàng vay trong khi đây được xem là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.


13

Dựa vào các lý thuyết đã trình bày ở trên, có thể đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng căn cứ vào hai nhóm chủ yếu: (i) Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố liên
quan đến đặc điểm của khách hàng vay, chẳng hạn như: tính cách/đặc điểm, lịch sử
trả nợ, khả năng tài chính (ii) Nhóm thứ hai là các yếu tố liên quan đến đặc điểm của
khoản vay, như: quy mô khoản vay, lãi suất, tài sản đảm bảo, thời hạn vay…

2.2.


LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Tổng hợp các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, cho thấy các yếu tố tác

động đến khả năng trả nợ của khách hàng có thể phân thành các nhóm chính như sau:
Đặc điểm nhân khẩu học; Đặc điểm khoản vay; Đặc điểm tình hình tài chính; Đặc
điểm lịch sử tín dụng. Nhìn chung, những yếu tố kể trên là những thông tin mà khách
hàng phải cung cấp để ngân hàng có thể đánh giá và ra quyết định cho vay.
Nhóm các đặc điểm nhân khẩu học: các yếu tố thuộc “đặc điểm nhân khẩu học”
thông thường bao gồm giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, tình
trạng nhà ở… Ngồi ra, nhóm này cịn bao gồm thơng tin về điều kiện sống của khách
hàng. Một số nghiên cứu trước chỉ ra rằng về góc độ giới tính thì nam giới có khả
năng trả nợ thấp hơn nữ giới do bản chất thì nam giới thường ít cẩn trọng hơn và
phạm tội nhiều hơn nữ giới. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Chapman (1990),
Weber và Musshoff (2012) đã chứng minh rằng giả thuyết trên là phù hợp khi kết
luận nữ giới thường ít tạo rủi ro hơn nam giới. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên
cứu của AH Roslan và Mohd Zaini Abd Karim (2009) về các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng chi trả của các chương trình tài chính vi mô ở Malaysia: trường hợp của
Agrobank. Cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng vay là nam giới cao hơn so
với nữ giới.
Độ tuổi cũng là một yếu tố quan trọng và được sử dụng nhiều trong các nghiên
cứu về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Nghiên cứu của Orebiyi (2002) kết
luận rằng độ tuổi tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ của khách hàng. Hay
trong nghiên cứu của Oladeebo and Oladeebo (2008), các tác giả cũng chứng minh
rằng tuổi tác có tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của người nông dân hợp tác xã


14

nhỏ ở Yewa North Local, Nigeria. Tác giả lý luận rằng những người nông dân trẻ sẽ

năng động và dễ dàng tiếp thu kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp hơn những
nơng dân lớn tuổi do đó mà hiệu quả sản xuất của họ cao hơn, mang đến nguồn thu
nhập cao hơn, vì vậy khả năng trả nợ của họ cũng cao hơn. Ngược lại, Chapman
(1990) và Kohansal và Mansoori (2009) lại cho rằng độ tuổi có tương quan cùng
chiều đến khả năng trả nợ. Các tác giả lý luận rằng tính thận trọng, kinh nghiệm và
trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi cho nên rủi ro vỡ nợ sẽ thấp hơn đối với những
người lớn tuổi hơn.
Nhóm các thơng tin về tình hình tài chính: là một trong những thông tin quan trọng
để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, phản ánh mức thu nhập và khả năng tài
chính của khách hàng. Thơng tin liên quan đến nhóm này bao gồm: thu nhập của
người vay, thu nhập của người đồng trách nhiệm, đặc điểm công việc hiện tại, kinh
nghiệm làm việc hiện tại, tài sản tích lũy, chi phí sinh hoạt… Các yếu tố về tình hình
tài chính của khách hàng thường được nghiên cứu đến như là: nghề nghiệp, thu
nhập…
Xét về góc độ nghề nghiệp, các nghiên cứu trước kết luận rằng những khách
hàng làm các cơng việc thiếu ổn định và có độ nguy hiểm cao thì khả năng trả nợ thấp
hơn những người có nghề nghiệp ổn định và an tồn hơn. Nghiên cứu của Chapman
(1990) chỉ ra rằng những người làm những cơng việc đòi hỏi trình độ cao và có tính
ổn định có khả năng trả nợ cao hơn những cơng nhân không lành nghề. Kết quả
nghiên cứu của Dadson Awunyo-Vitor (2012) về các yếu tố ảnh hưởng đến trả nợ
vốn vay của các hộ gia đình tại Gana cũng cho rằng những khách hàng là cơng nhân
có khả năng trả nợ thấp hơn những khách hàng làm những nghề nghiệp khác.
Về mặt lý thuyết thì thu nhập có tác động mạnh mẽ đến khả năng trả nợ của
người vay vì đây là nguồn trả nợ chủ yếu và thường xuyên của khách hàng, cũng là
cơ sở chính để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Một số nghiên
cứu cũng khẳng định điều này như: Chapman (1990) trong nghiên cứu về rủi ro tín
dụng cá nhân kết luận rằng những khách hàng có thu nhập cao thì khả năng trả nợ



×