Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784 KB, 87 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

ĐẶNG THỊ CẨM NHUNG

ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH LONG AN
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60340201
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

ĐẶNG THỊ CẨM NHUNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH LONG AN

Chuyên ngành:Tài chính ngân hàng.


Mã số: 60340201.

GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi
Nhánh Tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trầm Thị
Xuân Hương.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong các công trình
nghiên cứu nào khác.
TP. HCM, ngày 22 tháng 12 năm 2015
Tác giả

ĐẶNG THỊ CẨM NHUNG

i


LỜICẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô Trường Đại Học Tài Chính-Marketing
đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc cùng tất cả đồng nghiệp tại Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Tỉnh Long An đã
tạo điều kiện cho tôi cập nhật thông tin, số liệu và khảo sát trong thời gian làm Luận

văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là gia
đình và người thân, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống.

ii


Contents

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜICẢM ƠN.................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG .......................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
1.7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN ........................................................................5

2.1. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại...................5
2.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay cá nhân ..........................................................5
2.1.2. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân ..........................................................5
2.1.3. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM......................................10
2.1.4. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM...............................12
2.2. Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ....................13
2.2.1. Khái niệm khả năng trả nợ vay....................................................................13
iii


2.2.2. Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN..................................14
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân ...................................................................................................17
2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới...................................................................17
2.3.2. Một số nghiên cứu trong nước ....................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................22
3.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................22
3.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................22
3.2.1. Mô hình Probit .............................................................................................22
3.2.2. Mô hình Logit ..............................................................................................24
3.2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu khả năng trả nợ tại Agribank Long An .........26
3.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................29
3.3.1. Thiết kế khảo sát ..........................................................................................29
3.3.2. Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................30
3.3.3. Thống kê mô tả ............................................................................................30
3.3.4. Hồi quy tuyến tính .......................................................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................32
4.1. Tổng quan về Agribank Long An.......................................................................32

4.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Long An.........................................32
4.1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Agribank Long An. ..............33
BAN GIÁM ĐỐC..........................................................................................................34
4.1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank Long An ..............................35
4.2. Thực trạng cho vay KHCN của Agribank Long An. .........................................38
4.2.1. Thực trạng quy trình cho vay khách hàng cá nhân......................................38
iv


4.2.2. Kết quả cho vay KHCN tại Agribank Long An ..........................................41
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank
Long An. ....................................................................................................................45
4.3.1. Các đặc trưng thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu. .....................................45
4.3.2. Ma trận tương quan .....................................................................................52
4.3.4. Các kiểm định khuyết tật .............................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................60
5.1. Kết luận...............................................................................................................60
5.2. Giải pháp.............................................................................................................62
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................64
5.3.1. Kiến nghị với Agribank Long An ...............................................................64
5.3.2. Kiến nghị với chính phủ ..............................................................................67
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..........................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................70
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................73
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................75
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐÃ KHẢO SÁT .................................................76

v



DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Long An .......................................................... 34
Hình 4.1. Dư nợ tín dụng tại Agribank Long An 2012-2014 ....................................... 37
Hình 4.2. Dư nợ tín dụng KHCN tại Agribank Long An 2012-2014 .......................... 39
Hình 4.3 Dư nợ cho vay SXKD của KHCN phân theo ngành nghề ............................ 40

vi


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các biến ................................................................................ 20
Bảng 3.2. Tổ ng hơ ̣p biế n với dấ u kı̀ vo ̣ng đươ ̣c xem xét mô hı̀nh Logit ..................... 27
Bảng 4.1: Tı̀nh hıǹ h cho vay của Agribank Long An 2012-2014 ................................ 36
Bảng 4.2. Thực trạng tín dụng cá nhân Agribank Long An 2012-2014....................... 38
Bảng 4.3 Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của KHCN phân theo ngành nghề ...... 40
Bảng 4.4. Thống kê biến định danh mô hình hồi quy .................................................. 46
Bảng 4.5. Thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................................ 49
Bảng 4.6: Ma trận tương quan ...................................................................................... 51
Bảng 4.7. Kết quả chạy mô hình hồi quy ..................................................................... 53
Bảng 4.8. Kiểm định phương sai sai số thay đổi .......................................................... 56
Bảng 4.9. Kiểm tra đa cộng tuyến phương trình 1 ....................................................... 58

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN


: Ngân hàng Nhà nước

Agribank

: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Agribank Long An: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tỉnh
Long An
NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần

QL

: Quốc lộ

TCTD

: Tổ chức tín dụng

XHTD

: Xếp hạng tín dụng

KHCN


: Khách hàng cá nhân

TD

: Tín dụng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

CSTT

: Chính sách tiền tệ

HSBC

: Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

ANZ

: Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam)

UOB

: Ngân Hàng United Oversea Bank

SOB

: Ngân hàng TMCP Sài Gòn


viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Agribank đã xác định KHCN là đối tượng
khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại địa bàn
Tỉnh Long An. Kiên định với định hướng hoạt động này, Agribank là ngân hàng đi đầu
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trên địa bàn Tỉnh cung cấp các sản phẩm tín dụng
dành cho KHCN như: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay trả góp mua nhà, nền nhà,
sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay du học... Cho vay KHCN tuy tạo ra
nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà ngân
hàng cần quan tâm. Nguyên nhân bắt nguồn từ khả năng trả nợ của khách hàng. Các
yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng như lãi suất, tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, thu nhập… của người vay, mức độ tác động của các yếu tố cũng khác nhau.
Nghiên cứu sử dụng mô hình Logit kết hợp phương pháp thống kê mô tả, phân
tích hồi quy, nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại
Agribank Long An. Nghiên cứu phân tích 230 mẫu dữ liệu được chọn ngẫu nhiên từ
dữ liệu KHCN của Agribank Long An.
Căn cứ vào kết quả của mô hình ta thấy rằng khả năng trả nợ vay của KHCN
chịu tác động của các yếu tố: giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thời hạn vay,
thu nhập bình quân của hộ và chi tiêu bình quân của hộ. Những yếu tố đó tác động làm
tăng khả năng trả nợ vay của KHCN. Mô hình cho thấy, chủ hộ là nam giới có khả
năng trả nợ vay càng cao. Nghề nghiệp chính càng ổn định thì khả năng trả nợ vay
càng tốt, các chủ hộ đã lập gia đình thì khả năng trả nợ cao hơn chủ hộ chưa lập gia
đình và tình trạng sở hữu nhà ở cũng làm tăng khả năng trả nợ vay. Tài sản thế chấp là
động sản thì khả năng trả nợ vay tốt hơn các tài sản thế chấp khác. Thời hạn vay càng
dài thì khả năng trả nợ vay tốt hơn những hộ vay thời gian ngắn. Thu nhập bình quân
của hộ càng cao thì càng đảm bảo khả năng trả nợ tốt hơn.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, dựa trên những kết quả đạt được, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp để tăng cường nhận diện khả năng trả nợ vay của cá nhân tại

Agribank Long An.

ix


1.1. Lý do chọn đề tài

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Hiện nay, tín dụng là hoạt động truyền thống mang lại lợi nhuận cho các
NHTM. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu luôn tồn tại ở
bất cứ ngân hàng nào. Quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay rất
phức tạp và khó khăn. Ngân hàng không thể hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro, nhưng
có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
tín dụng.
Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam,
KHCN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM.
Các dịch vụ KHCN đặc biệt là sản phẩm tín dụng được các ngân hàng cung cấp rất đa
dạng, phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những
NHTMCP Việt Nam mà các Ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB,
SCB... cũng tham gia vào thị trường KHCN.
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các tỉnh, thành trong
khu vực bởi đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, QL 1A, QL50,
QL62; bên cạnh đó còn có hệ thống đường tỉnh đến các huyện như tỉnh lộ 824, 825,
827, 830, 834, 835,… Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất
của Đồng bằng Sông Cửu Long. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2014 đạt
19.524,6 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), tốc độ tăng trưởng 11% (KH 11,5%), bằng
với tăng trưởng năm trước nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra,cơ cấu kinh tếchuyển dịch

theo hướng tích cực. Tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh đến
cuối năm 2014 ước 48.925 tỷ đồng tăng 12,9% so với đầu năm, trong đó nguồn vốn
huy động 27.778 tỷ đồng, chiếm 56,8% tổng nguồn vốn, tăng 10,9% so với đầu năm,
các nguồn vốn khác (vốn điều chuyển và ủy thác) tăng 15,7% so với đầu năm. Tổng
dư nợ đến cuối năm ước 32.235 tỷ đồng tăng 12,2% so với đầu năm. Nợ xấu của các
TCTD đến cuối năm chiếm tỷ lệ 3,01% tổng dư nợ, giảm 0,23% so với đầu năm. Các
TCTD trên điạ bàn tỉnh cho vay ưu đaĩ laĩ suấ t theo chủ trương của Chı́nh phủ đế n

1


tháng 10/2014 đa ̣t 16.119 tỷ đồ ng, chiế m tỷ tro ̣ng 52% dư nơ ̣ cho vay, tăng 14,1% so
với đầ u năm, cao hơn tố c đô ̣ tăng trưởng tı́n du ̣ng trên điạ bàn (9,56%)1.
F
0

Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Agribank đã xác định KHCN là đối tượng
khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại địa bàn
Tỉnh Long An. Kiên định với định hướng hoạt động này, Agribank là ngân hàng đi đầu
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trên địa bàn Tỉnh cung cấp các sản phẩm tín dụng
dành cho KHCN như: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay trả góp mua nhà, nền nhà,
sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay du học... Cho vay KHCN tuy tạo ra
nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà ngân
hàng cần quan tâm như là:
Thứ nhất, việc đẩy mạnh phát triển cho vay KHCN nhưng chưa kết hợp đồng
đều với quản lý rủi ro về thanh khoản, sử dụng các nguồn vốn huy động ngắn hạn để
cho vay trung và dài hạn.
Thứ hai, kể từ sau năm 2007 tăng trưởng tín dụng tăng trưởng nhanh, liên tục
cùng với khả năng kiểm soát rủi ro còn nhiều hạn chế và những yếu tố bất lợi của nền
kinh tế (tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thị trường bất động sản sụt giảm

và đóng băng kéo dài, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, năng lực tài chính và
khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm…), làm nợ xấu của hệ thống ngân hàng bắt
đầu lộ diện và tăng nhanh từ cuối năm 2011, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn,
hiệu quả hoạt động của các TCTD, làm cho không ít TCTD lâm vào tình trạng khó
khăn, thua lỗ, mất an toàn hoạt động.
Nguyên nhân bắt nguồn từ khả năng trả nợ của khách hàng. Các yếu tố tác động
đến khả năng trả nợ của khách hàng như lãi suất, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu
nhập… của người vay, mức độ tác động của các yếu tố cũng khác nhau. Chính vì thế
tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đế n khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh
Tỉnh Long An” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Báo cáo Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015

1

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Khả năng trả nợ vay và các yếu tố tác động đến khả năng trả
nợ của KHCN tại NHTM.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định và lượng hóa các yếu tố tác đô ̣ng đế n khả năng trả nợ của KHCN tại
Agribank Long An.
- Gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank
Long An.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi:
- Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân được đo lường bằng cách nào?

- Các yếu tố nào tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank Long
An?
- Tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank Long
An như thế nào?
- Gợi ý chính sách nào để nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank
Long An?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác đô ̣ng đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank Long An.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: KHCN đã và đang vay tại KHCN tại Agribank Long An.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay KHCN tại KHCN tại Agribank Long
An từ năm 2012 đến năm 2014.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn, là tài
liệu giúp Agribank Long An và các ngân hàng trên cả nước nói chung có thể xác định
được các yếu tố tác đô ̣ng đến khả năng trả nợ của KHCN, giảm thiểu rủi ro và đưa ra
các chiến lược, biện pháp cho vay phù hợp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng.

3


1.6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng mô hình Logit kết hợp phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy,
nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank Long
An. Nghiên cứu phân tích 230 mẫu dữ liệu được chọn ngẫu nhiên từ dữ liệu KHCN
của Agribank Long An.
1.7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu, đề tài được trình bày
trong năm chương:

Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan lý luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này, tác giả nêu ra lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài.

4


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay cá nhân
Đối tượng KHCN bao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký
hộ kinh doanh cá thể, vì vậy cho vay khách hàng cá nhân là hình thức cho vay mà
trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình
cho KHCN hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc
và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ SXKD dưới hình thức hộ kinh
doanh cá thể.
Cho vay cá nhân đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội,
điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao
để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.
Cho vay cá nhân đã phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng là một khái niệm khá
mới ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên cho vay cá nhân đã nhanh chóng thu hút được
nhiều khách hàng và có tiềm năng rất lớn để phát triển. Điểm thuận lợi là quy mô thị
trường lớn với dân số đông (khoảng 89 triệu người), đa số trong đó có độ tuổi trẻ, có
thu nhập ngày càng cao và có nhu cầu chi tiêu cho nhiều mục đích.

Hiện nay xu hướng tiêu dùng trước, trả sau để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho
cuộc sống tăng nhanh, nhất là ở các thành phố lớn. Chính vì thế, các sản cho vay cá
nhân của ngân hàng được khách hàng rất quan tâm. Đây là cơ sở để các ngân hàng tự
tin đẩy mạnh mảng kinh doanh cho vay này.
2.1.2. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân
Để có thể quản lý tốt cho vay KHCN cần thiết phải phân loại cho vay KHCN.
Có nhiều tiêu thức để phân loại một khoản cho vay, dưới đây tôi xin đề cập phân loại
các khoản cho vay KHCN theo một số tiêu chí sau
2.1.2.1. Căn cứ vào mục đích vay
Căn cứ vào mục đích vay có thể phân loại cho vay KHCN thành ba loại:
• Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích cư trú

5


Là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo
nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của khoản vay này là thời gian dài và quy
mô vay là lớn.
• Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng
Đó là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm
phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành, giải trí,… Đặc điểm của khoản vay
này là quy mô nhỏ, thời gian ngắn, rủi ro thấp hơn cho vay phục vụ mục đích cư trú.
• Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh
Đó là các khoản cho vay để thực hiện các phương án SXKD nhỏ ở từng hộ gia
đình, vay để buôn bán, thuê cửa hàng,… Đặc điểm của các khoản cho vay này là thời
hạn thường dài, qui mô tùy thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng, rủi ro
của khoản cho vay này rất cao, và có khả năng xảy ra rủi ro đạo đức.
2.1.2.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
• Cho vay KHCN trả một lần khi đáo hạn
Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền

mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn. Qui mô của món vay
là tương đối nhỏ, các khoản vay trả một lần thường ngắn hạn và được dùng để chi trả
cho các chuyến đi nghỉ, mua các dụng cụ gia đình hoặc sửa chữa ô tô, nhà ở… Rủi ro
các món vay này là không lớn lắm.
• Cho vay trả góp
Là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hoặc nhiều
lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý). Khoản cho vay được trả làm nhiều lần theo
thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, phương thức này được dùng để tài trợ cho
việc mua sắm các vật dụng đắt tiền như ô tô, nhà,… hoặc để tài trợ cho các phương án
SXKD, thuê cửa hàng, mua sắm các tài sản lưu động khác,… Nhìn chung, các khoản
cho vay trả góp này mang lãi suất cố định, tuy nhiên loại mang lãi suất thả nổi cũng
đang dần trở nên phổ biến. Thường thì trong tổng khối lượng cho vay tiêu dùng do các
NHTM cung cấp thì hơn 80% được thực hiện trên cơ sở trả góp. Điều này xuất phát từ
việc khả năng tài chính của khách hàng không đủ để chi trả khoản vay một lần duy
nhất thêm vào đó việc định kỳ trả nợ vào mỗi tháng hay đến kỳ lương là thuận lợi hơn.
Hình thức cho vay này lại được chia nhỏ thành: cho vay trả gốc và lãi hàng tháng đều
6


nhau (niên kim cố định), trả gốc hàng tháng bằng nhau, lãi trả theo số dư gốc (niên
kim không cố định), hoặc trả lãi hàng kì còn gốc trả cuối kì.
• Cho vay theo thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng ngân hàng cũng như các loại thẻ thanh toán khác đã nhanh chóng
được chấp nhận sử dụng, thẻ tín dụng cung cấp một dòng tín dụng thường xuyên và
quay vòng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ có nhu cầu. Những người
sử dụng thẻ tín dụng có thể vay trả dần hoặc trả một lần vì họ có thể tính tiền mua
hàng vào tài khoản thẻ tín dụng của mình. Trong tương lai thẻ tín dụng sẽ rất phát triển
bởi công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho những người sở hữu thẻ tín dụng có thể tiếp cận
đến một số lượng lớn các dịch vụ tài chính, bao gồm cả tài khoản tiết kiệm và tài
khoản thanh toán cũng như hạn mức tín dụng.

2.1.2.3. Căn cứ vào hình thức cho vay
• Cho vay gián tiếp:
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các
doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho KHCN của họ,
theo hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm
các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Hình thức cho vay này có những ưu điểm sau:
- Các NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay.
- Các NHTM sẽ tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay.
- Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động khác của ngân hàng.
-Nếu NHTM quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức cho vay
KHCN gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay KHCN trực tiếp.
Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có những hạn chế:
- Các NHTM khi cho vay không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà thông qua
các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách
hàng, tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp và ngân hàng không giống nhau.
- Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng cả trước, trong và sau khi vay vốn, khi
doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá và dịch vụ.
- Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức cho vay này rất phức tạp.
7


• Cho vay trực tiếp
Là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến
hành cho vay hoặc thu nợ.
Hình thức này có những ưu điểm sau:
- Việc cho vay tiến hành trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng do vậy ngân
hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, và kĩ năng của cán bộ tín
dụng, do đó các khoản vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay gián tiếp

thông qua các doanh nghiệp bán lẻ.
-Nhân viên tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các khoản
vay, song doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đến việc tăng
doanh số bán hàng hơn là chất lượng các khoản vay, hơn nữa các doanh nghiệp thường
đưa ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, nên dẫn đến tình trạng có những
khoản cho vay cấp ra không chính đáng, ngược lại có thể từ chối khách hàng tốt của
mình, như vậy hình thức này đã khắc phục nhược điểm này nếu cho vay gián tiếp.
- Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vì khi
quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phát sinh, hơn nữa có
khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
- Cho vay trực tiếp với đối tượng khách hàng là rất rộng do đó việc đưa ra các
dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường và quảng bá
hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng.
Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có những mặt hạn chế:
- Việc mở rộng và tăng doanh số cho vay không thuận lợi bằng hình thức cho
vay KHCN gián tiếp.
- Do cán bộ ngân hàng phải làm việc trực tiếp với khách hàng nên ngân hàng
tốn nhiều thời gian và chi phí so với hình thức cho vay gián tiếp, nhất là khi lượng
khách hàng đến đông cùng một thời gian sẽ gây khó khăn cho ngân hàng.
2.1.2.4. Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay:
• Cho vay có tài sản bảo đảm
Là cho vay với tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản… hình thành từ vốn
vay hoặc tài sản thuộc sở hữu của khách hàng trước khi vay vốn của ngân hàng. Tài
8


sản bảo đảm làm tăng tính an toàn cho khoản vay do ngân hàng có thể tạo áp lực để
buộc khách hàng phải trả nợ hoặc trong tình huống xấu nhất khách hàng không trả
được nợ thì việc phát mại tài sản bảo đảm cũng giúp giảm bớt tổn thất cho ngân hàng.
Cho vay có tài sản đảm bảo lại được chia thành hai loại:

Loại 1: bao gồm các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của chính khách
hàng. Có thể chia các hình thức đảm bảo của loại này thành hai loại nhỏ sau:
- Cho vay cầm cố là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền với điều kiện
là khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong
thời gian đã cam kết. Danh mục và điều kiện của tài sản cầm cố được ngân hàng quy
định cụ thể dựa trên quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của từng ngân
hàng. Các tài sản cầm cố thường là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo
quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến
quá trình hoạt động của khách hàng chẳng hạn như: các giấy tờ có giá, ngoại tệ mạnh,
kim loại quý,…
- Cho vay thế chấp là hình thức mà người vay phải chuyển toàn bộ các giấy tờ
chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ
trong thời gian cam kết. Đối với thế chấp bằng tài sản thì những tài sản mang thế chấp
thường là bất động sản như nhà cửa, quyền sử dụng đất,…hoặc là những động sản mà
người vay vẫn cần sử dụng như ô tô, xe máy,…Việc thế chấp bằng tài sản cho phép
người nhận tài trợ tiếp tục được sử dụng tài sản trong thời gian vay. Tuy nhiên, quá
trình sử dụng có thể làm biến dạng tài sản, hơn nữa khả năng kiểm soát của tài sản
đảm bảo của ngân hàng bị hạn chế. Việc định giá tài sản đảm bảo cũng là một khó
khăn lớn đòi hỏi phải có sự thẩm định kỹ lưỡng tránh định giá quá cao gây thiệt hại
cho ngân hàng hoặc định giá quá thấp gây ảnh hưởng đến khả năng vay của khách
hàng.
Loại 2: cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay. Khi khách
hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đó không đáp
ứng được các điều kiện của ngân hàng thì ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng sử
dụng chính tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng làm vật đảm bảo.
Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản đó để thu nợ.
Để đảm bảo khách hàng không bán tài sản hoặc sử dụng không cẩn thận làm giảm giá
9



trị của tài sản, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải cam kết bảo quản tài sản,
mua bảo hiểm và người thụ hưởng là ngân hàng, đồng thời chuyển toàn bộ giấy tờ sở
hữu cho ngân hàng.
• Cho vay không có tài sản bảo đảm
Là cho vay dựa trên uy tín (tín chấp) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, không có tài
sản bảo đảm. Ngân hàng lựa chọn các khách hàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt để
cho vay. Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên
cơ sở tín chấp lương, chủ yếu được áp dụng đối với khách hàng có thu nhập ổn định,
thu nhập ngoài việc trang trải các chi tiêu thường xuyên còn có một phần tích luỹ để
trả nợ vay (công chức, viên chức trong biên chế nhà nước, nhân viên có hợp đồng lao
động dài hạn,…), ngoài ra thu nhập hình thành từ sản xuất kinh doanh cũng có thể
được xem xét dùng làm nguồn trả nợ. Hình thức này phù hợp với những khoản vay giá
trị không lớn, thời hạn vay ngắn
2.1.3. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
- Đối tượng của cho vay KHCN là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay
vốn sử dụng cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản
SXKD của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế,
KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông thường
nhu cầu vay vốn của mỗi cá nhân là không thường xuyên và chịu ảnh hưởng lớn bởi
môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội.
- Thời hạn vay vốn tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức vay mà
các khoản vay của KHCN có thời hạn ngắn, trung hay dài hạn.
- Quy mô và số lượng các khoản vay: Thông thường quy mô của mỗi khoản vay
của KHCN thường nhỏ hơn các khoản vay của doanh nghiệp. Tuy vậy, ở các NHTM
quy mô khoản vay KHCN là rất lớn, do đó tổng quy mô các khoản vay KHCN thường
chiếm tỷ trọng lớn hơn tổng dư nợ của ngân hàng. So với việc cho vay SXKD, giá trị
các khoản cho vay cá nhân không lớn. Điều này một phần do giá trị hàng hóa, dịch vụ
tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặc khác, đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy
từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ
cho hoạt động tiêu dùng cá nhân.Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhưng tổng quy


10


mô cho vay của ngân hàng lại rất lớn, do số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tín
dụng cá nhân lớn.
- Lãi suất cho vay của các khoản vay KHCN thường cao hơn các khoản vay
khác của NHTM. Nguyên nhân là do các chi phí của cho vay KHCN lớn, các khoản
vay của KHCN có mức độ rủi ro cao. Các khoản tín dụng cá nhân có mức lãi suất cho
vay chưa linh hoạt. KHCN thường ít quan tâmtới lãi suất, họ thường chỉ quan tâm đến
khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng. Do đó, khác với
hầu hết các khoản cho vay kinh doanh lãi suất được điều chỉnh theo thị trường, lãi suất
tín dụng cá nhân thường được ấn định tại một mức nhất định. Đối với các khoản vay
ngắn hạn, lãi suất được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết thời hạn
vay. Đối với các khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thường được điều chỉnh
mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất định tùy
theo từng ngân hàng.
- Cho vay KHCN thường có chi phí lớn nhất (Đường Thị Thanh Hải, 2014)
trong danh mục tín dụng của ngân hàng, bởi quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ
thậm chí không đáng kể, song số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập
nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác, do vậy, ngân hàng phải
thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định
khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ.
- Rủi ro trong cho vay KHCN: Các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi
ro nhất đối với ngân hàng. Đối với các khoản cho vaykinh doanh, ngân hàng và khách
hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi (tức là lãi suất được điều
chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay). Vì vậy, nguy cơ rủi ro
về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân.
Cho vay KHCN dễ gặp rủi ro về đạo đức.Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các
khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với

những KHCN có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực
hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân
hàng. Yếu tố chủ quan có thể là tình trạng tài chính của người đi vay, kinh doanh
không đạt hiệu quả… ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ
đó làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính
11


của KHCN thường thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc và sức khỏe của
họ.
Trong hoạt động SXKD, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý
yếu, thiếu kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật, khoa học công nghệ lạc hậu, khả năng
cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế. Do đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi
ro khi người vay bị thất nghiệp, phá sản… Các yếu tố khách quan như hạn hán, mất
mùa, sự suy thoái kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh
hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng.
- Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân cao. Lãi suất của các khoản tín dụng cá nhân
phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của NHTM. Điều này xuất phát từ các
khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và rủi ro nhất trong các loại cho vay của
NHTM. Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản tín dụng cá nhân cao, số lượng lớn, vì vậy
toàn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động này là đáng kể trong tổng thu nhập của NHTM.
- Trách nhiệm đối với khoản vay của KHCN là vô hạn, trong khi khách hàng
doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trên nghĩa vụ nhất định của mình tùy theo loại hình
doanh nghiệp. KHCN khi mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng, họ phải chịu
trách nhiệm thanh toán hết nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng bằng chính toàn bộ tài sản
của cá nhân và những người thân.
2.1.4. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
- Cho vay bổ sung vốn lưu động: là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn nhằm bổ
sung nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp.
- Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu

dùng của khách hàng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng
trong đó ngân hàng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản tiền
gửi thanh toán tại ngân hàng trong một giới hạn nhất định, giới hạn này được gọi là
hạn mức tín dụng thấu chi.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng
chấp nhận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để
thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc
điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.
12


2.2. Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
2.2.1. Khái niệm khả năng trả nợ vay
Theo Alex White (2008), trong nghiên cứu về khả năng trả nợ của cá nhân, khả
năng trả nợ vay của khách hàng là khả năng khách hàng tạo ra đủ thu nhập trong suốt
thời gian vay để đảm bảo cho các khoản hoàn trả theo định kỳ.
Khả năng trả nợ đại diện cho năng lực tài chính của một KHCN hoặc một khách
hàng doanh nghiệp, thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả một khoản nợ, một khoản vay của
họ. Khả năng trả nợ của khách hàng được đánh giá bởi người cho vay khi quyết định
có nên cho vay đối với một doanh nghiệp hay một cá nhân.
Khi nói đến khả năng tức là có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra, và được đo
lường bằng xác suất xảy ra hoặc xác suất không xảy ra. Do đó, khả năng trả nợ của
khách hàng được thể hiện dưới dạng xác suất trả nợ. Trong điều kiện bình thường, một
khách hàng có hai khả năng: trả được nợ hoặc không trả được nợ.
Như vậy, khả năng trả nợ vay của KHCN là khả năng khách hàng tạo ra đủ thu
nhập trong suốt thời gian vay để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ
theo định kỳ.
Như trong tài liệu Basel Committee on Banking Supervision – 2006, Ủy ban
Basel cũng định nghĩa khách hàng “default - không có khả năng trả nợ” là những

khách hàng thuộc một trong các dấu hiệu hoặc tất cả dấu hiệu như sau:
- Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến
hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả;
- Khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày. 2
F
1

Phù hợp với định nghĩa về “không có khả năng trả nợ” được sử dụng trong tài
liệu về Basel, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF - International Monetary Fund) định nghĩa về
cơ bản một khoản nợ được coi là “nonperforming loan - nợ xấu” khi quá hạn trả lãi
và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập
gốc, tái cấp vốn hoặc đồng ý chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán
đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay
sẽ không được thanh toán đầy đủ 3
F
2

2
3

Basel Committee on Banking Supervision – điều 452 (2006 )
Comlilation Guide on Financial Soundness Indicators – 4.84-4.85 (2004)

13


Có thể thấy, nợ xấu thường được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90
ngày và (ii) khả năng trả nợ của khách hàng bị nghi ngờ. Đây là quan điểm đang được
áp dụng phổ biến trên thế giới. Có thể nhận thấy các quan điểm trên thế giới thường
xem khách hàng phát sinh nợ xấu đồng nghĩa với khách hàng không có khả năng trả

nợ.
2.2.2. Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN
Cho vay KHCN là một trong các hoạt động cho vay của NHTM, cho vay
KHCN cũng chịu sự tác động của nhiềuyếu tố.Nghiên cứu các yếu tố này để tìm ra
giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của NHTM.
2.2.2.1. Yế u tố từ phía ngân hàng
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng cá nhân, liên quan
đến sự phát triển của ngân hàng:
- Công tác thẩm định tín dụng: nhận xét về tính khả thi, khả năng trả nợ và
những rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cho vay. Công tác thẩm định ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng, nếu thẩm định nghiêm túc, cẩn trọng thì
sẽ đưa ra quyết định chính xác, hạn chế được rủi ro khi cho vay.
- Chính sách tín dụng: là một trong những chính sách trong chiến lược kinh
doanh của ngân hàng và cũng là yếu tố đầu tiên có liên quan đến hoạt động vay vốn
của khách hàng vay vốn.Chính sách tín dụng được hiểu là tổ ng thể các quy đinh
̣ của
ngân hàng nhằ m đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc
mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn
của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện.
Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác
nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về
vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng (Nguyễn Văn Tiến,
2014).Trong nhiều trường hợp, bất cứ một động thái nào của phía ngân hàng cũng có
thể ảnh hưởng tới các khoản vay của KHCN. Chẳng hạn, khi ngân hàng nâng mức lãi
suất cho vay lên quá cao, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ và dễ dẫn tới
việc chậm trễ hoặc không trả nợ (Denzin & Lincoln, 2005).

14



×