BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
NGHIÊM THỊ THANH TÂM
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
NGHIÊM THỊ THANH TÂM
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THANH NGỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Tóm tắt
Với chiến lƣợc tăng trƣởng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn đang ngày càng hoàn thiện
hơn về mọi mặt để đáp ứng mục tiêu đặt ra. Một trong những yếu tố quan trọng cần
xem xét và đánh giá kỹ lƣỡng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đó là
khả năng trả nợ của khách hàng. Ở đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu và phân tích
các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn. Trong đó, các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân đƣợc chia thành: đặc điểm nhân khẩu học
(giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân), trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập,
đặc điểm khoản vay (lãi suất, số tiền vay, hình thức cho vay).
Nghiên cứu sử dụng thông tin và dữ liệu của 300 khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn từ 01/2013 đến
12/2016. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để phân tích các
nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét trên khía cạnh
thời hạn trả nợ (đúng hạn/trễ hạn).
Đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn” nhằm làm
rõ các nhân tố nào sẽ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ và mức độ tác động của từng
nhân tố để Ngân hàng xem xét và hoàn thiện công tác đánh giá khả năng trả nợ từ
đó ra quyết định cho vay đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân.
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn” là
công trình nghiên cứu của tôi, cùng sự hỗ trợ từ Thầy hƣớng dẫn là TS. Lê Thanh
Ngọc. Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội
dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại
trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TPHCM, ngày tháng
Tác giả
năm 2017
Lời cám ơn
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự động
viên, giúp đỡ quý báu từ quý nhà trƣờng, thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin
bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu và Phòng đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Ngân hàng
TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
TS. Lê Thanh Ngọc, ngƣời thầy kính mến đã tận tâm giúp đỡ và nhiệt tình
hƣớng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn cùng các đồng
nghiệp đã hỗ trợ về mặt số liệu cũng nhƣ tạo điều kiện trong quá trình công tác để
tôi chuyên tâm thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mục lục
Giới thiệu chƣơng 1 .................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ......................................................2
1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
1.4 Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................3
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................4
1.7 Kết cấu của đề tài ...............................................................................................4
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................................6
Giới thiệu chƣơng 2 .................................................................................................7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................8
2.1 Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân .......................................................8
2.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân ......................................................8
2.1.2 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân ........................................................8
2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ..................................11
2.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
...............................................................................................................................13
2.2.1 Rủi ro do thông tin bất cân xứng ...............................................................13
2.2.2 Rủi ro từ phía ngân hàng ...........................................................................14
2.2.3 Rủi ro từ phía khách hàng .........................................................................16
2.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.....................17
2.3.1 Khái niệm khả năng trả nợ vay .................................................................17
2.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng ...................18
2.4 Cơ sở lý thuyết đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân và các
nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách
hàng ........................................................................................................................20
2.4.1 Cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ....................20
2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ
của khách hàng ...................................................................................................21
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................26
Giới thiệu chƣơng 3 ...............................................................................................27
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................28
3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .............................................................29
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................29
3.2.2 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................................30
3.2.3 Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................34
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................36
3.3.1 Mẫu nghiên cứu .........................................................................................36
3.3.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ...................................................................37
3.3.3 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ........................................................................37
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................39
Giới thiệu chƣơng 4 ...............................................................................................40
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................41
4.1 Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn .41
4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội ..........................41
4.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân
Đội chi nhánh Sài Gòn .......................................................................................42
4.2 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Quân đội chi nhánh Sài Gòn ..................................................................................44
4.2.1 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Quân đội chi nhánh Sài Gòn...............................................................................44
4.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn ...........................46
4.3 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................48
4.3.1 Phân tích thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu ...........................................48
4.3.2 Phân tích tƣơng quan .................................................................................55
4.3.3 Phân tích kết quả hồi quy ..........................................................................57
Kết luận chƣơng 4 ..................................................................................................63
Giới thiệu chƣơng 5 ...............................................................................................64
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................65
5.1 Kết luận ............................................................................................................65
5.1.1 Kết luận chung...........................................................................................65
5.1.2 Gợi ý các biện pháp nhằm tăng cƣờng nhận diện khả năng trả nợ vay của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài
Gòn .....................................................................................................................65
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................68
5.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội...................68
5.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài
Gòn .....................................................................................................................69
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..........................................71
5.3.1 Hạn chế của đề tài .....................................................................................71
5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................71
Kết luận chƣơng 5 ..................................................................................................72
Tài liệu tham khảo .................................................................................................73
Phụ lục ...................................................................................................................77
Danh mục từ viết tắt
CBCQL
: Cán bộ cấp quản lý
CBCCV
: Cán bộ cấp chuyên viên
KH
: Khách hàng
KHCN
: Khách hàng cá nhân
IMF
: Quỹ tiền tệ quốc tế
MB
: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội
MB Sài Gòn
: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn
NHTM
: Ngân hàng thƣơng mại
NHTMCP
: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NQH
: Nợ quá hạn
PGD
: Phòng giao dịch
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TCTD
: Tổ chức tín dụng
THPT
: Trung học phổ thông
TMCP
: Thƣơng mại cổ phần
TP HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
TSBĐ
: Tài sản bảo đảm
XHTD
: Xếp hạng tín dụng
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của khách hàng và kết quả phân loại nợ
...................................................................................................................................18
Bảng 3.1: Mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ...........................................31
Bảng 4.1: Tình hình cho vay KHCN của MB Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2016 ........45
Bảng 4.2: Tình hình nợ quá hạn KHCN tại MB Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2016 ....46
Bảng 4.3: Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................................48
Bảng 4.4: Bảng kiểm định hệ số tƣơng quan ............................................................57
Bảng 4.5: Omnibus Tests of Model Coefficients ......................................................58
Bảng 4.6: Model Summary .......................................................................................58
Bảng 4.7: Classification Tablea .................................................................................59
Bảng 4.8: Variables in the Equation .........................................................................60
Danh mục hình
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................28
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................29
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức MB Sài Gòn .....................................................................44
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện giới tính ..........................................................................49
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện độ tuổi ............................................................................49
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tình trạng hôn nhân ........................................................50
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn .............................................................51
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp....................................................................51
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân hàng tháng ......................................52
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện lãi suất ............................................................................53
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện số tiền vay ......................................................................53
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện hình thức vay ...............................................................54
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện tình hình trả nợ.............................................................55
1
Giới thiệu chƣơng 1
Chƣơng 1 nêu lên các nội dung tổng quan về đề tài nghiên cứu nhƣ lý do tại
sao tác giả chọn đề tài này, mục tiêu mà đề tài nghiên cứu hƣớng tới, các câu hỏi mà
đề tài nghiên cứu làm rõ, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên
cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài. Mục đích tác giả hƣớng tới là để giúp
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) Quân đội chi nhánh Sài Gòn tăng
cƣờng nhận diện khả năng trả nợ của khách hàng, nâng cao chất lƣợng tín dụng và
kiểm soát nợ xấu. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng chủ đạo và
xuyên suốt trong đề tài nhằm tìm ra mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng
trả nợ của khách hàng cá nhân để đƣa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp.
2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay, lợi nhuận từ hoạt
động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, hoạt động này
luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với các nƣớc có hệ thống công nghệ thông
tin, trình độ quản lý cũng nhƣ tính chuyên nghiệp chƣa cao. Ở Việt Nam, tình hình
cạnh tranh về tín dụng giữa các ngân hàng nói chung và giữa các chi nhánh trong
cùng một hệ thống ngân hàng nói riêng ngày càng gay gắt và khốc liệt. Trong môi
trƣờng các ngân hàng đang chạy đua nhau về mọi mặt, chất lƣợng tín dụng là một
trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, và việc
kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất đang là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu.
Hoạt động cho vay cá nhân là một bộ phận quan trọng trong hoạt động tín
dụng nói chung của ngân hàng. Đây là lĩnh vực đem lại tiềm năng phát triển lớn
cũng nhƣ nguồn lợi nhuận bền vững cho các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Tuy
nhiên, hoạt động cho vay đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân (KHCN) cũng đem
lại rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro ngƣời đi vay không có khả năng hoàn trả số tiền vay
hoặc trả nợ vay không đúng hạn cho các ngân hàng. Do vậy việc tìm hiểu các nhân
tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN là vô cùng quan trọng và cần thiết để
giúp các NHTM tăng cƣờng khả năng nhận diện khả năng trả nợ của khách hàng
(KH), góp phần giảm thiểu nợ xấu, tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng cho
ngân hàng.
Vấn đề về khả năng trả nợ của khách hàng đã đƣợc nghiên cứu tại một số
nƣớc trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc. Mỗi đề tài đƣợc nghiên cứu tại các địa bàn
khác nhau, lĩnh vực khác nhau cũng nhƣ với các nhóm đối tƣợng khách hàng khác
nhau. Ở đề tài này, tác giả đi sâu phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ
của KHCN tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sài Gòn (MB Sài
Gòn), từ đó đƣa ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hơn công tác nhận diện
khả năng trả nợ của KHCN cũng nhƣ giúp ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn trong
lĩnh vực cho vay KHCN.
3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-
Mục tiêu chung: Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các nhân
tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại NHTMCP Quân đội chi
nhánh Sài Gòn, từ đó đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng nhận diện khả năng trả nợ
của KH giúp chi nhánh quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN tốt hơn.
-
Mục tiêu cụ thể:
Xác định các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng
TMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn.
Định lƣợng mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng trả nợ của
KHCN tại NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn.
Đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng nhận diện khả năng trả
nợ của KHCN tại NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
-
Khả năng khả nợ của KHCN đƣợc đo lƣờng bằng cách nào?
-
Các yếu tố nào tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng
TMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn?
-
Mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng trả nợ của KHCN tại
NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn nhƣ thế nào?
-
Gợi ý các biện pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của KHCN tại
NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn?
1.4 Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
-
Đối tƣợng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN
tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn.
-
Phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng khảo sát: KHCN đã và đang vay vốn tại NHTMCP Quân đội chi
nhánh Sài Gòn.
Phạm vi nghiên cứu: KHCN vay vốn tại NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài
Gòn trong giai đoạn tháng 01/2013 đến tháng 12/2016.
4
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định
lƣợng, trong đó phƣơng pháp định lƣợng là chủ yếu.
-
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong việc tổng hợp các
nghiên cứu có liên quan làm nền tảng để đƣa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết.
Bên cạnh đó, phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu đƣa ra các
đề xuất sau quá trình phân tích định lƣợng.
-
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng trong quá trình xây dựng
mô hình ƣớc lƣợng mối quan hệ giữa các biến số độc lập và phụ thuộc, thu thập dữ
liệu dựa trên mô hình đã xây dựng và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ
liệu.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN
tại NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn, đề tài xác định đƣợc mức độ tác động
của từng nhân tố đến khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó, giúp Ban giám đốc
đƣa ra các giải pháp và chính sách để hoàn thiện hơn công tác nhận diện khả năng
trả nợ của KHCN cũng nhƣ giúp ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn trong lĩnh vực
cho vay và phát triển khách hàng tại chi nhánh.
1.7 Kết cấu của đề tài
Đề tài đƣợc chia làm năm chƣơng:
-
Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu: Chƣơng này nêu lên lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu, phƣơng
pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài.
-
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: Nội dung chƣơng nêu lên tổng quan cơ sở lý
thuyết về các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN và các nghiên cứu
thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN trong và ngoài
nƣớc.
5
-
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: Mục đích của chƣơng nêu lên phƣơng
pháp nghiên cứu, mô tả mô hình nghiên cứu, giải thích các biến số trong mô hình và
dữ liệu nghiên cứu.
-
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: Chƣơng này nêu lên thực trạng hoạt động
cho vay KHCN tại NHTMCP Quân đội chi nhánh Sài Gòn, các kết quả phân tích
thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy Binary logistic, đồng
thời đƣa ra các nhận xét trong quá trình phân tích.
-
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị: Chƣơng 5 đƣa ra các giải pháp và kiến
nghị nhằm tăng cƣờng nhận diện khả năng trả nợ của KHCN, đồng thời nêu lên
những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu
tiếp theo.
6
Kết luận chƣơng 1
Thông qua các nội dung đƣợc trình bày ở trên, chƣơng 1 đã làm rõ các nội
dung tổng quan và khái quát nhất về đề tài. Từ đó tác giả đi nghiên cứu sâu hơn về
cơ sở lý thuyết của đề tài ở chƣơng 2.
7
Giới thiệu chƣơng 2
Trong chƣơng này, tác giả đi giải quyết các vấn đề nhƣ sau: lý thuyết cơ bản
về hoạt động cho vay KHCN: khái niệm, phân loại, vai trò, các rủi ro trong hoạt
động cho vay; cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của KHCN và các nhân tố tác
động đến hoạt động cho vay KHCN của NHTMCP Quân Đội chi nhánh Sài Gòn.
Đồng thời, tác giả cũng lƣợc khảo nội dung của một số công trình nghiên cứu trƣớc
có liên quan để làm nền tảng nghiên cứu và phát triển sâu hơn ở đề tài này.
8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân
2.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng chuyển giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi (Trầm Thị Xuân Hƣơng và Hoàng
Thị Minh Ngọc, 2013) .
Nhƣ vậy, cho vay khách hàng cá nhân là một trong các hình thức cấp tín
dụng của NHTM, trong đó NHTM đóng vai trò là ngƣời chuyển nhƣợng quyền sử
dụng vốn của mình cho đối tƣợng khách hàng là cá nhân với mục đích phục vụ nhu
cầu tiêu dùng đời sống hoặc hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định và
có sự hoàn trả cả vốn gốc lẫn lãi theo thỏa thuận.
2.1.2 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân
Căn cứ vào phương thức cho vay:
-
Cho vay từng lần:
Là một phƣơng thức cho vay mà NHTM áp dụng chủ yếu đối với các cá
nhân có mục đích sử dụng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD)
nhằm bù đắp thiếu hụt nguồn tài chính tạm thời. NHTM căn cứ vào kế hoạch,
phƣơng án kinh doanh của từng trƣờng hợp cụ thể để ra quyết định cho vay.
Đối với cho vay từng lần, đối tƣợng khách hàng thông thƣờng là những cá
nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, có nguồn thu không ổn định và nhu cầu
vay vốn không thƣờng xuyên, hoặc những khách hàng chƣa có tín nhiệm cao đối
với ngân hàng mà ngân hàng nhận thấy cần phải giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử
dụng vốn vay chặt chẽ, an toàn.
-
Cho vay trả góp:
Là phƣơng thức cho vay vốn khá phổ biến hiện nay thƣờng đƣợc các NHTM
áp dụng đối với các khoản vay vốn trung và dài hạn. Khoản cho vay đƣợc trả làm
nhiều lần có các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau, số tiền gốc trả nợ của mỗi kỳ là
9
bằng nhau và số tiền lãi hàng kỳ đƣợc tính dựa trên số dƣ nợ gốc ban đầu hoặc số
ngày phát sinh thực tế của kỳ hạn trả nợ theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân
hàng. Thông thƣờng, kỳ hạn trả nợ của khoản vay là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc
1 năm, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính trả định kỳ của mỗi khách hàng.
-
Cho vay theo hạn mức:
Là một phƣơng thức cho vay đƣợc các NHTM áp dụng đối với các đối tƣợng
khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh có nguồn thu ổn định, có tín nhiệm
cao, nhu cầu vốn thƣờng xuyên và thời gian vay là ngắn hạn. Việc xác định hạn
mức cho vay của mỗi khách hàng đƣợc các NHTM đánh giá dựa trên lĩnh vực hoạt
động, năng lực kinh doanh và nhu cầu vốn của từng thời kỳ (Trầm Thị Xuân Hƣơng
và Hoàng Thị Minh Ngọc, 2013).
-
Cho vay hạn mức thấu chi:
Là khoản vay ngắn hạn mà NHTM chấp thuận cho KH chi vƣợt một số tiền
nhất định trong tài khoản thanh toán của KH, với một mức lãi suất cao hơn so với
các khoản vay khác. Số tiền cho vay thấu chi thƣờng tƣơng đối thấp phục vụ mục
đích tiêu dùng nhất thời của các cá nhân, tập trung vào các đối tƣợng khách hàng có
nguồn thu nhập tốt, ổn định và có sự tín nhiệm cao đối với ngân hàng. Ngoài ra, cho
vay thấu chi còn đƣợc áp dụng cho các cá nhân có mục đích sử dụng vốn phục vụ
hoạt động SXKD, tuy nhiên do tính chất lãi suất cao và khó kiểm soát trong việc sử
dụng vốn của khách hàng nên hình thức vay này vẫn chƣa đƣợc áp dụng phổ biến
tại các NHTM.
-
Cho vay qua phát hành thẻ tín dụng:
Thẻ tín dụng là một dịch vụ thanh toán với những hạn mức chi tiêu nhất định
mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký
quỹ hoặc tài sản thế chấp của khách hàng. Đây là hình thức tín dụng tuần hoàn
giành cho việc thanh toán mà khách hàng có thể sử dụng cho mọi giao dịch một
cách linh hoạt. Việc hoàn trả của khách hàng có thể đƣợc thực hiện một lần hoặc
nhiều lần theo một thời hạn nhất định và theo hạn mức quy định bởi ngân hàng phát
hành thẻ.
10
Căn cứ vào thời hạn cho vay: các NHTM xác định thời hạn của mỗi khoản
vay dựa trên phƣơng án vay, hình thức cho vay, khả năng tài chính và nhu cầu của
mỗi khách hàng. Thông thƣờng, thời hạn cho vay đƣợc phân chia thành các loại:
-
Cho vay ngắn hạn:
Loại hình cho vay có thời hạn dƣới 12 tháng và đƣợc sử dụng để bù đắp
thiếu hụt vốn lƣu động của cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hay nhu cầu
chi tiêu trong ngắn hạn.
-
Cho vay trung hạn:
Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay từ 12 đến dƣới 60 tháng.
-
Cho vay dài hạn:
Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay trên 60 tháng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
-
Cho vay tiêu dùng:
Là khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ cho vay đối với
KHCN nhằm tài trợ nhu cầu trong việc mua sắm các trang thiết bị gia đình, ô tô,
xây dựng hoặc cải tạo nhà/đất, chung cƣ và các nhu cầu cần thiết khác… Đặc điểm
của khoản vay là lãi suất cao hơn so với cho vay phục vụ hoạt động SXKD, đƣợc
bảo đảm bằng tài sản hoặc không có tài sản, hình thức cho vay hầu hết là trả góp,
thời gian của khoản vay có thể là ngắn, trung và dài hạn.
-
Cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đối tƣợng KH là các cá nhân có hoạt động SXKD (có hoặc không có đăng
ký kinh doanh) nhằm mục đích bổ sung vốn lƣu động (ngắn hạn), mua sắm tài sản
cố định nhƣ trang thiết bị máy móc, nhà xƣởng,… (trung và dài hạn). Hình thức cho
vay này thƣờng có mức lãi suất thấp hơn so với mục đích tiêu dùng, nguồn tài chính
trả nợ của KH chủ yếu từ hoạt động SXKD, khoản vay có thể là cho vay từng lần,
trả góp hoặc theo hạn mức (Trầm Thị Xuân Hƣơng và Hoàng Thị Minh Ngọc,
2013).
Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay:
-
Cho vay có tài sản bảo đảm (TSBĐ):
11
Là khoản vay đƣợc bảo đảm bằng tài sản nhƣ bất động sản (nhà, đất, chung
cƣ…), động sản (ô tô, tàu, thuyền, máy móc thiết bị,…) và tài sản khác (giấy tờ có
giá, cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm,…). Tài sản bảo đảm có thể hình thành từ vốn
vay hoặc tài sản độc lập thuộc sở hữu của khách hàng hoặc tài sản thuộc sở hữu của
bên thứ ba bảo lãnh cho khách hàng vay vốn. TSBĐ làm nâng cao trách nhiệm trả
nợ của khách hàng và tăng tính an toàn cho khoản vay do ngân hàng có thể tạo áp
lực để buộc khách hàng phải trả nợ hoặc trong tình huống xấu nhất khách hàng
không trả đƣợc nợ thì việc phát mại tài sản bảo đảm cũng giúp giảm bớt tổn thất cho
ngân hàng.
-
Cho vay không có tài sản bảo đảm (hay còn gọi là cho vay tín chấp):
Là cho vay dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng hoặc bảo
lãnh của bên thứ ba, không có TSBĐ. Hình thức cho vay này thƣờng áp dụng với
các khách hàng có uy tín và nguồn tài chính tốt. Ngân hàng cho khách hàng vay tiền
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tín chấp lƣơng, chủ yếu đƣợc áp
dụng đối với khách hàng có thu nhập ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chi
tiêu thƣờng xuyên còn có một phần tích luỹ để trả nợ vay (công chức, viên chức
trong biên chế Nhà nƣớc, nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn,…). Ngoài ra, thu
nhập hình thành từ sản xuất kinh doanh cũng có thể đƣợc xem xét dùng làm nguồn
trả nợ. Những khoản vay tín chấp thƣờng có giá trị không lớn, thời hạn vay là ngắn
hạn hoặc trung hạn.
Trong định hƣớng kinh doanh của NHTMCP Quân Đội, cho vay tín chấp
đƣợc tập trung chủ yếu ở các đối tƣợng khách hàng là quân nhân, sỹ quan hiện đang
phục vụ tại các đơn vị quân đội trên lãnh thổ Việt Nam.
2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Đối với nền kinh tế xã hội
-
Góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng của các thành phần kinh tế: hoạt động cho
vay KHCN là kênh hỗ trợ vốn đến các đối tƣợng cá nhân nhằm mục đích phục vụ
các nhu cầu tiêu dùng nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống, trang trải các chi phí
phát sinh từ các nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chi phí đắt đỏ. Để có
12
thể đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần
kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phầm, dịch vụ và từ đó tạo
ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
-
Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội: Là một phần của tín dụng nói chung,
cho vay cá nhân cũng có vai trò tích cực đối với xã hội. Hoạt động cho vay cá nhân
góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lƣu thông các
nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ
nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao. Cho vay cá nhân giúp kích cầu trong nền
kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nƣớc. Do đó thu
hút nhiều lực lƣợng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm,
hƣớng đến các mục tiêu xã hội nhƣ xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn
xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội.
Đối với ngân hàng
-
Góp phần nâng cao thƣơng hiệu cho ngân hàng: Do thị trƣờng khách hàng cá
nhân rất rộng và có tiềm năng khai thác lớn nên việc phát triển hoạt động cho vay cá
nhân không chỉ giúp ngân hàng mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận mà còn nâng cao
thƣơng hiệu và uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng. Đồng thời thông qua hoạt động
cho vay cá nhân còn giúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo các sản phẩm dịch vụ
tài chính khác của ngân hàng nhƣ: huy động tiền gửi, giao dịch thanh toán, chi trả
lƣơng qua tài khoản, phát hành và thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Từ
đó, các sản phẩm dịch vụ tài chính của từng ngân hàng càng đƣợc cải thiện và nâng
cao chất lƣợng, tạo nét khác biệt với các ngân hàng khác trên thị trƣờng.
-
Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng: Trong một vài năm trở lại đây,
trƣớc bối cảnh tình hình kinh tế rất khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp bị ảnh hƣởng không nhỏ đã khiến cho hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp của các ngân hàng chững lại, gây ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh.
Điều này đã khiến cho các ngân hàng chuyển sang chiến lƣợc đẩy mạnh hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân để cân đối nguồn vốn dƣ thừa và cải thiện hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”,
13
các ngân hàng phát triển thị trƣờng cho vay cá nhân nhƣ một sự phân tán rủi ro vì
với số lƣợng khách hàng cá nhân rất lớn, số tiền vay tƣơng đối thấp thì khi có một
khách hàng hoặc một số khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì
ít gây ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.
Đối với khách hàng
-
Hỗ trợ cải thiện và nâng cao đời sống của cá nhân: thông qua các chính sách
sản phẩm cho vay của ngân hàng nhƣ cho vay mua nhà/đất, ô tô, tiêu dùng hay phục
vụ sản xuất kinh doanh… giúp cho các cá nhân có cơ hội cải thiện và nâng cao chất
lƣợng cuộc sống, hay tiếp cận nguồn vốn đang thiếu hụt nhằm mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh.
-
Nguồn vốn vay có mức lãi suất tƣơng đối thấp và phù hợp: Việc đẩy mạnh
hoạt động cho vay cá nhân của các ngân hàng giúp khách hàng có thể sử dụng
nguồn vốn với mức lãi suất thấp, tránh các trƣờng hợp vay nặng lãi có lãi suất quá
cao từ thị trƣờng bên ngoài, hạn chế rủi ro cho khách hàng.
-
Góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính và các tiện ích khác của ngân
hàng cho khách hàng: Trong thời kỳ nền kinh tế ngày càng phát triển kèm theo là sự
cải tiến hay ra đời các sản phầm dịch vụ tài chính mới của ngân hàng, thông qua
hoạt động đi vay vốn của mỗi khách hàng không chỉ giúp các cá nhân cân đối và
quản lý tài chính của mình tốt hơn, mà còn tạo nền tảng cho họ tiếp cận và sử dụng
các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu của mình một
cách tối ƣu. (Phạm Ngọc Dũng và Đinh Xuân Hạng, 2012)
2.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân
2.2.1 Rủi ro do thông tin bất cân xứng
-
Về chính sách Nhà nƣớc: Các ngân hàng thƣơng mại là tổ chức tín dụng chịu
sự quản lý và giám sát vĩ mô của Nhà nƣớc theo hành lang pháp lý quy định. Nhà
nƣớc có trách nhiệm can thiệp vĩ mô vào nền kinh tế thị trƣờng khi cần thiết. Trong
đó lĩnh vực tài chính tiền tệ ngân hàng chịu nhiều sự quản lý lớn của Chính Phủ
thông qua các công cụ chính sách của Nhà nƣớc, những quy định, nghị định, pháp
14
lệnh của Ngân hàng Nhà nƣớc. Do đó, mỗi khi có sự điều chỉnh của Chính Phủ
hoặc của Ngân hàng Nhà nƣớc về chính sách lãi suất, tỷ giá,… làm cho các ngân
hàng thƣơng mại gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thậm chí có
thể phải gánh chịu nhiều rủi ro tổn thất trong hoạt động kinh doanh của mình.
-
Về môi trƣờng tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh
hƣởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự
đoán và thƣờng xảy ra bất ngờ với những thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con
ngƣời. Vì vậy khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, khách hàng cùng với ngân hàng
cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phƣơng án, dự án kinh doanh bị ảnh hƣởng, lao
động mất việc làm, khách hàng không có nguồn thu… Từ đó các ngân hàng cho vay
cần có sự chia sẻ rủi ro và những giải pháp hỗ trợ đối với khách hàng của mình.
-
Về nền kinh tế, xã hội: Môi trƣờng kinh tế, xã hội có ảnh hƣởng nhất định
đến các hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động cho vay KHCN
nói riêng. Khi nền kinh tế, xã hội ổn định, tăng trƣởng lành mạnh thì nhu cầu đầu
tƣ, vay vốn trong xã hội có xu hƣớng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt
động cho vay. Nếu một nền kinh tế kém phát triển, xã hội bất ổn sẽ làm cho nhu cầu
vay vốn sụt giảm, nguồn thu nhập của cá nhân không ổn định gây ra nhiều khó khăn
cho ngân hàng trong việc thực hiện cho vay và thu hồi nợ. (Nguyễn Đăng Dờn,
2012)
2.2.2 Rủi ro từ phía ngân hàng
-
Về chiến lƣợc kinh doanh, chính sách của ngân hàng: Chính sách cho vay
không minh bạch làm cho hoạt động cho vay lệch lạc, dẫn đến việc cho vay không
đúng đối tƣợng, tạo ra khe hở cho ngƣời sử dụng vốn có những hành vi vi phạm
hợp đồng và pháp luật của Nhà nƣớc, từ đó gây thất thoát nguồn vốn và giảm uy tín
của ngân hàng.
Chiến lƣợc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của NHTM, vì nó là tiền
đề xác định phƣơng hƣớng hoạt động dài hạn, cung cấp khuôn khổ cho tƣ duy và
hành động của các nhà lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách và quyết định kinh
doanh. Đối với hoạt động cho vay KHCN, việc xác định sai chiến lƣợc kinh doanh