Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.46 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Đăng Bởi Một Thế Giới
<i><b>Phóng viên: Thưa ơng, vừa qua học sinh Việt Nam đã đạt được kết quả thi PISA Toán rất tốt</b></i>
<i><b>(đứng thứ 17 trên Thế giới). Ông cảm thấy thế nào về kết quả này?</b></i>
<b>Ths. Lê Đức Thuận: Thoạt nghe tin này tôi rất phấn khởi. Bởi theo kết quả đánh giá học sinh quốc</b>
tế 2012 (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD), Việt Nam xếp hạng 17 trong số
65 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi về kinh tế chúng ta là nước có thu nhập bình quân đầu
người thấp nhất trong 65 nước khảo sát.
Tuy nhiên khi nhìn thẳng vào thực tế giáo dục nước nhà, tôi cũng nhận thấy, kết quả này phần nào
đó chỉ chứng tỏ sự “ứng phó” của ngành giáo dục, cốt sao cho “trả bài” tốt cho PISA.
Trên thực tế, học sinh Việt Nam hiện nay học tập vẫn còn nặng về việc ghi nhớ mà chưa đi sâu vào
khả năng phân tích cũng như khuyến khích tinh thần tự do sáng tạo của các em.
<i>Thầy giáo Lê Đức Thuận với học trò của mình</i>
<i><b>Hệ thống đánh giá của PISA như thế nào, thưa ông?</b></i>
PISA là một cuộc khảo sát về hệ thống giáo dục do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
thực hiện ba năm một lần. OECD thành lập năm 1961, hiện có 34 thành viên, chủ yếu là các nước
Năm 2012, đã có hơn một nửa triệu học sinh, lứa tuổi 15 và 16, cùng tham dự một bài kiểm tra kéo
dài 2 tiếng đồng hồ, thuộc các mơn Tốn, đọc hiểu và khoa học.
Các em học sinh tới từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho 80% hệ thống kinh tế toàn cầu.
Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam tham gia vào hệ thống đánh giá này và thu được kết quả như
chúng ta đã biết.
<i><b>Vậy kết quả PISA mà học sinh Việt Nam đạt được có thể nói là do chất lượng giáo dục của</b></i>
<i><b>Việt Nam đang được nâng lên?</b></i>
Chưa kể còn phải xem xét rất nhiều yếu tố khác nữa, đặc biệt là mục tiêu của những đánh giá đó,
hệ thống câu hỏi đánh giá có đủ “tốt” hay khơng?
Thẳn thắn mà nói, thành tích giáo dục thông qua các con số ở một mức độ nào đó có thể là nền
tảng đưa tới sự thành công của một quốc gia.
Tuy nhiên, nếu cứ mãi chạy theo những thành tích về điểm số khiến các nhà giáo dục rất có thể
phải đưa ra những chính sách tồi, khiến giáo dục mất tập trung vào tâm điểm.
<i><b>Nhiều chuyên gia cho rằng: không thể đánh đồng kết quả này với chất lượng giáo dục, vậy ý</b></i>
<i><b>kiến của ông như thế nào? Nên mừng hay nên lo?</b></i>
Triết lý giáo dục của các nước nói chung, Việt Nam nói riêng, là làm sao bồi dưỡng bằng được cho
người học có được niềm say mê học tập, tham vọng, khát vọng học hỏi, suy nghĩ độc lập và luôn
luôn sáng tạo.
Từ đó, rõ ràng kết quả vừa được cơng bố chưa thể làm hài lịng chúng ta, bởi hệ thống kiểm tra đó
đơn giản có thể nói, nếu khơng q, như là sự “trả bài học”, vì vậy chưa phải mục tiêu của chúng ta.
Bà cho rằng: “Hãy cứ để cho những người khác đạt điểm cao hơn. Tơi thích đánh cược vào sự sáng
<i>tạo, vào tinh thần dám làm của người Mỹ, vào tính cách, sự kiên trì, tham vọng, đức tính cần cù và</i>
<i>những ước mơ lớn của người Mỹ. Chúng ta chưa từng đo lường những phẩm chất này và cũng</i>
<i>không thể đo được trong những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa như PISA.”</i>