Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tuan 18 On tap phan Van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.54 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>T h ơ T i ề n G i a n g 1 9 7 5 - 2 0 0 5 , b a m ư ơ i n ă m - m ộ t </b>


<b>c h ặ n g đ ư ờ n g </b>



<b>Trương Trọng Nghĩa</b>


Cuối năm 2005, Hội VHNT Tiền Giang phối hợp với NXB Văn nghệ TP.HCM xuất bản tuyển tập Thơ Tiền
Giang (1975-2005) với 153 bài thơ của 51 tác giả thơ Tiền Giang. Tuyển tập quy tụ hầu như đầy đủ những
gương mặt thơ ca tiêu biểu của Tiền Giang trong chặng đường văn học 30 năm qua.


Ngày 16/04/2006, Hội VHNT phối hợp với Thư viện tỉnh Tiền Giang tổ chức buổi tọa đàm: “Thơ Tiền Giang 30
năm và hướng phát triển thơ hiện đại”. Buổi tọa đàm nhằm mục đích góp tiếng nói trong việc đánh giá về thơ
Tiền Giang 30 năm và định hướng phát triển cho thơ hiện đại. Đây là lần đầu tiên có một cuộc tọa đàm về thơ
ca Tiền Giang 30 năm kể từ sau ngày thống nhất đất nước. Buổi tọa đàm đã thu hút được đông đảo những tác
giả có thơ in trong tuyển tập, những tác giả lý luận phê bình và đơng đảo bạn u thơ đến tham dự. Đặc biệt
những nhà thơ đã từng nhiều năm gắn bó với phong trào thơ ca Tiền Giang như: Hoàng Kim Âu, Nguyễn
Thạnh, Võ Thị Kim Liên, Trương Chính Tâm, Trần Thị Bảo Châu,… hiện đang sinh sống và làm việc tại thành
phố Hồ Chí Minh cũng đã kịp về tham dự tọa đàm và có nhiều ý kiến tham gia trao đổi.


Nhà thơ Trần Đỗ Liêm với bài tham luận “Ba mươi năm thơ Tiền Giang” tập trung vào việc khám phá nội dung,
ý tưởng của các tác giả khi gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình cũng như những phương pháp để thể
hiện tác phẩm. Anh đưa ra nhận định: “Dù là nhà thơ, tác giả sinh hay sống ở bên bờ hữu sông Tiền mênh
mông sơng nước, cùng với bao la gió và nắng thì tâm hồn của họ đều mở rộng chiêm ngưỡng, thu hái và kết
tinh các màu sắc, mùi vị, văn hóa tinh hoa của đất trời phương Nam để rồi tạo ra những tác phẩm thi ca cho
mình và cho những người đồng cảm, đồng tình”. Anh đánh giá: “Thơ Tiền Giang 1975-2005 là một tập thơ
phong phú về thể loại, từ thể thơ Đường luật, lục bát, tứ tuyệt… cho đến thơ tự do. Phong cách thể hiện thì có
cả cổ điển lẫn hiện đại, đặc biệt là nhiều cây bút trẻ đã bứt phá khỏi khuôn mẫu truyền thống, thử sức bằng
cách thể hiện phóng khống, khơng e ngại, nhằm chuyển tải trọn vẹn những ý tưởng, tình cảm của mình”.
Thạc sĩ Võ Phúc Châu thì tìm thấy ở tuyển tập Thơ Tiền Giang 1975 - 2005 “niềm vui và nỗi bồi hồi của một
người dong ruổi đường xa, bất ngờ gặp lại trong cùng một lúc, hầu như tất cả những gương mặt thơ thân
thuộc” qua bài tham luận “Những cây bút thơ Tiền Giang - một cõi đi về”.



Thạc sĩ Võ Phúc Châu đã tự mình đối thoại với ngơn từ trong tác phẩm trong tuyển tập vì theo anh: “Bản thân
ngơn từ có thể nói với người đọc nhiều điều, về những gì nhà thơ muốn tâm sự và ký thác; kể cả về những gì
mà nhà thơ không chủ định thổ lộ, giãi bày”. Một trong những “điều không chủ định” đã cuốn hút anh, cũng
chính là câu hỏi: “Các nhà thơ Tiền Giang thường làm cuộc hành trình đi đâu, về đâu? Nhà thơ quan niệm thế
nào về con người trong cõi nhân sinh này?”.


Anh đã tiến hành thống kê và miêu tả sự xuất hiện của hai từ đi - về trong cả tập thơ. Cụ thể, trong 51 tác giả
có mặt trong tập thơ, có 27/51 tác giả dùng từ đi để khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình, chiếm 53%. Có 37/51
tác giả sử dụng từ về, chiếm 73%. Từ kết quả thống kê này, Thạc sĩ Võ Phúc Châu đã cảm và đã bắt gặp bao
cảnh ngộ, với bộn bề lo toan, những buồn - vui - được - mất giữa dịng đời xi ngược cũng như nhiều suy
tưởng triết lý sâu sắc, thấm thía về thân phận con người trong cuộc đời.


Anh cũng cho biết, mục đích của việc khảo sát này sẽ giúp cho người đọc có thêm một hướng tiếp cận thế giới
nội tâm tác giả; hiểu thêm những ưu tư, trăn trở và khát vọng của nhà thơ về cuộc đời; nhận rõ hơn sự gắn bó
máu thịt giữa nhà thơ và tác phẩm. Anh cũng mong muốn: “Các nhà thơ Tiền Giang, khi tiếp tục dấn thân vào
cuộc hành trình sáng tạo, sẽ chú ý mở rộng hơn nữa phạm vi hiện thực, đào sâu hơn nữa thế giới nội tâm, để
nâng tầm tác phẩm, đưa thơ ca Tiền Giang vượt khơng gian sơng Tiền, hịa nhập vào di sản thơ ca Việt Nam
hiện đại”.


Nhà thơ Lê Ái Siêm, người vừa đạt giải nhất thơ đồng bằng sông Cửu Long năm 2004 và giải C của UBTQ
Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2005 với trường ca Hoa dại thì lại có nhiều ưu tư qua tham luận: “Qua
thơ Tiền Giang 1975-2005 nghĩ về sự cần thiết phải đổi mới thơ”. Anh nhận ra: “Cái đáng quý là số đông người
trong đội ngũ này vẫn còn nặng nợ với thơ, vẫn cầm bút, vẫn khơng ngừng sáng tạo, bất chấp hồn cảnh, thời
thế và một số khơng ít người đọc khơng còn mặn mà với thơ như trước. Cái đáng quý nữa là, số đông những
người làm thơ trẻ đang tìm cách đổi mới thơ. Đây là tín hiệu đáng mừng và chúng ta có thể tin rằng, thơ của
vùng đất sông Tiền ở thế kỷ XXI sẽ khác xa thơ của thế kỷ XX”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nói về vị trí của thơ ca, anh khẳng định: “Hơn bất cứ một loại hình, một thể loại nghệ thuật nào, thơ có quyền
năng và sức mạnh kỳ lạ. Từ thời cổ đại cho tới nay (và mãi về sau), thơ tìm cách vươn lên tầm của các nhà tư
tưởng, nhà mỹ học để đạt tới đỉnh cao của mỗi thời đại”. Trao đổi về nhu cầu tất yếu phải đổi mới thơ, nhà thơ


Lê Ái Siêm có những quan điểm biện chứng: “Không phải bất cứ sự thay đổi nào, sự làm mới nào cũng hay,
nhưng như quy luật của sự phát triển, chỉ có sự đổi mới mới tồn tại, cho nên chỉ có một vài sự đổi mới, cách
tân được công chúng chấp nhận. Như thế, sự đổi mới thơ là tối cần thiết”. Kết thúc tham luận của mình, nhà
thơ Lê Ái Siêm đặt kỳ vọng và trông đợi ở “một tuyển tập khác sau Thơ Tiền Giang 1975-2005, mới mẻ hơn,
đóng góp một phần xứng đáng vào thơ đồng bằng và cả nước, bởi một điều rất giản dị: Thơ thế kỷ XXI phải
khác thơ thế kỷ XX”.


Cô Vũ Thị Kim Liên, giảng viên trường Đại học Tiền Giang đến với buổi tọa đàm bằng một sự khâm phục và
cảm thông: “Phải vất vả lắm, phải nặng duyên lắm, dù phải trải qua những biến đổi của hơn 100 nghìn ngày,
những nhà thơ Tiền Giang của chúng ta vẫn gắn bó với thơ, với văn học. Cái quý trọng nhất ở đây là các nhà
thơ đã giữ được hơi thở nhịp nhàng của thơ với cuộc sống, giữ được nhịp sống cho thơ. Làm được điều này
quả là sự phi thường bởi “Cơm áo không đùa với khách thơ”, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.
Tôi gặp trong đội ngũ này nhiều người là thầy giáo, là nhà báo, nhà quản lý… Nhưng tất cả ở họ đều có điểm
rất chung: say thơ, yêu thơ, tất cả tình cảm, xúc cảm họ đều vì quê hương, vì cuộc sống, vì lý tưởng cao đẹp”.
Nhà thơ Võ Tấn Cường đến với buổi tọa đàm với nhiều ưu tư về con đường của thi ca hiện đại. Mở đầu bài
tham luận của mình, anh khẳng định: “Cách định danh Thơ Tiền Giang 1975-2005 chỉ là cách gọi mang tính
giới hạn về một vùng đất, một không gian địa lý và một khoảng thời gian gần nửa đời người. Chúng ta ai cũng
biết cái đẹp, tình thương vốn khơng có biên giới và thi ca cũng vậy”. Sự đa sắc, đa giọng điệu của các gương
mặt thi ca đã gây được ấn tượng cho nhà thơ Võ Tấn Cường khi cảm nhận và khám phá các bài thơ của các
nhà thơ trong tuyển tập Thơ Tiền Giang 1975-2005. Anh cho rằng: “Các nhà thơ trong tuyển tập sáng tác thơ
như một nhu cầu giải tỏa tâm linh nên thơ của họ vượt thoát khỏi ảnh hưởng của những khuynh hướng, trào
lưu thơ thời thượng. Sức lay động và ám ảnh của nhiều bài thơ trong tuyển tập chính là thế giới của cái đẹp và
tình thương được các nhà thơ tạo dựng qua thế giới của ngôn ngữ”. Anh cũng nghiêm khắc kiểm điểm và lên
tiếng cảnh báo: “Con người hiện đại có vẻ đang thờ ơ và quay mặt với thi ca. Khơng phải thi ca khơng cịn cần
thiết với cuộc sống mà là do các nhà thơ không bắt nhịp được hơi thở và nhịp sống của thời đại… Nhà thơ hiện
đại trốn chạy hiện thực bằng cách trình diễn tâm trạng và tâm hồn mình trên trang giấy… Thi ca đang bị tầm
thường hóa chính là do nhà thơ hướng cảm hứng sáng tạo về cái tầm thường, thiếu sự thăng hoa bay bổng
của tâm hồn”. Và hậu quả tất yếu của nó sẽ làm cho thơ “chỉ là những câu chữ đèm đẹp lấp vào khoảng trống
trên sách báo hoặc trên mạng internet”.



Anh cũng đưa ra quan niệm của mình về thơ hiện đại: “Thơ có thể được sáng tác từ sự lóe sáng của trực giác
và của tiềm thức nhưng vẫn phải tuân thủ quy luật tình cảm và tâm hồn của con người… Thơ hiện đại vượt
qua những quan niệm về chủ đề và niêm luật, vần điệu thi ca để hướng đến thứ thơ tự do cả về hình thức và
nội dung. Chủ đề trữ tình trong bài thơ hiện đại hướng đến sự giao hòa với cái đẹp và trở về với sự uyên
nguyên của vũ trụ. Bản ngã của nhà thơ hiện đại bao trùm khắp không gian và thời gian của vũ trụ”. Theo anh,
thiên chức của nhà thơ hiện đại là “phải tìm cho thơ một con đường ngắn nhất để đến với tâm hồn và trí tuệ
của bạn đọc. Con đường đó phải đi qua thế giới của tình thương và cái đẹp… Thi ca hiện đại phải giúp con
người tự thanh lọc tâm hồn để hướng về thế giới bình đẳng và bác ái. Việc khai phá con đường thi ca hiện đại
vừa là thiên chức của nhà thơ, vừa thể hiện sức sống của thi ca trong đời sống tâm linh của con người”.
Có thể nói, buổi tọa đàm “Thơ Tiền Giang 30 năm và hướng phát triển thơ hiện đại” đã thành cơng ngồi sự
mong đợi khi các nhà phê bình, các nhà thơ và những người yêu thơ đã góp thật nhiều ý kiến quý giá trong
việc khám phá giá trị của tuyển tập Thơ Tiền Giang 1975-2005, đồng thời đưa ra các quan điểm, cái nhìn của
mình nhằm tìm hướng đi cho thi ca hiện đại trên tinh thần đối thoại cởi mở và bình đẳng.


Buổi tọa đàm đã tạo ra diễn đàn để những người yêu thơ cùng đối thoại, trao đổi về những vấn đề 1iên quan
đến ngôn từ của thi ca, đề tài và hình tượng thơ, việc định danh một vùng đất thi ca, hướng đi của thơ hiện đại,
sự cần thiết phải đổi mới thi ca và thiên chức của nhà thơ đối với cuộc sống con người và xã hội. Qua buổi tọa
đàm này chúng ta có quyền hy vọng, thơ ca Tiền Giang sẽ có nhiều bước chuyển mới trong kỷ nguyên mới.


</div>

<!--links-->
ôn tâp phần văn học trung đại - NV9
  • 19
  • 445
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×