Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ngan hang de thi hoa 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.77 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ 1: Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankan có công thức phân tử C5H12. Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: “Phenol, ancol etylic, andehit axetic, axit axetic và glixerol”. Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có). Câu 3: Từ butan và các chất vô cơ cần thiết (có đủ) viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế: etyl bromua; 1,2-đibrometan; vinyl clorua; ancol etylic. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X tạo thành 0,14 mol CO2 và 1,89 gam nước. a. Tìm CT thực nghiệm của X. b. Xác định CTPT, CTCT và gọi tên của X, biết X có thể trùng hợp tạo thành cao su. c. Viết phương trình phản ứng của X với HBr theo tỉ lệ 1:1, gọi tên sản phẩm. Câu 5: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác), hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). a. Tính khối lượng este tạo thành. b. Tính thành phần trăm khối lượng các chất sau phản ứng ĐỀ 2: Câu 1: Viết công thức các đồng phân và gọi tên các anken có công thức phân tử C4H8. Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: “axit fomic, fomalin, axit axetic, axit acrylic, glixerol”. Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có). Câu 3: Từ butan và các chất vô cơ khác (có đủ) hãy nêu điều chế: Phenol, cao su buna, stiren. Câu 4: Một hỗn hợp khí X gồm metan, etilen và axetilen. Dẫn 13,44 lít (đkc) hỗn hợp khí đó lần lượt đi qua bình 1 chứa dd AgNO3/NH3 dư rồi qua bình 2 đựng dd Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 thu được 24g kết tủa, khối lượng bình 2 tăng thêm 5,6g. a. Tính % theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp trên. b. Tính thể tích không khí (đktc) dùng để đốt hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí X. Biết thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí. Câu 5: Cho 0,87 gam một anđehit no, đơn chức phản ứng hoàn toàn với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được m gam Ag. Cho m g Ag vào dd HNO3 đặc nóng dư thu được 0,672 lit NO2 (đktc). a. Tìm công thức cấu tạo của anđehit và gọi tên. b. Viết phương trình điều chế anđehit trên từ butan và các cơ cần thiết khác (có đủ). ĐỀ 3 : Câu 1 : Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân có công thức phân tử C 4H6. Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: “phenol, hex – 1 – in, toluen, ancol etylic, glixerol, axit fomic”. Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3: Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác hãy điều chế: P.E , P.V.C, đietylete 1,1-đicloetan. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 10cm3 một hidrocacbon A trong 80cm3 oxi dư. Sản phẩm cháy gồm khí và hơi, làm lạnh hỗn hợp sản phẩm cháy thấy còn lại 65cm3 trong đó có 40cm3 khí bị hấp thụ bởi KOH, phần khí còn lại là oxi dư. a. Xác định CTPT A. Viết và gọi tên các chất có dạng mạch hở của A. b. Biết A tạo kết tủa với dd AgNO3/NH3. Xác định CTCT và gọi tên A. Câu 5: Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm phenol và axit axetic tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2,5M. a. Số gam của mỗi chất trong trong hỗn hợp . b. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Na2CO3 dư thì thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc) ĐỀ 4: Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C 8H10. Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: “axit fomic, axit propanoic, etanol, phenol, ancol anlylic”. Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có). Câu 3: Từ nguồn nguyên liệu chính là khí thiên nhiên với các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế : cao su buna, toluen, polistiren, phenol. Câu 4: Một hỗn hợp gồm ancol etylic, phenol, axit axetic được chia thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1: Tác dụng với Na dư cho 0,448 lít khí (đkc) - Phần 2: Trung hòa đủ 250ml dung dịch NaOH 0,1M cô cạn sản phẩm được 2,56g muối khan. Tính % khối lượng hỗn hợp trên. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon (hơn kém 28 đvC) trong O2 thu được 13,44 lit CO2 (đktc). a. Xác định CTPT của hai hidrocacbon. b. Tính số mol các chất trong hỗn hợp X . ĐỀ 5: Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các anđehit có công thức phân tử C5H10O. Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: “Hex-1in, stiren, benzen, toluen”. Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có). Câu 3: Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết PTHH điều chế: ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic, PVC. Câu 4: Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,5 g chất A, người ta thu được 2,52 lít khí CO2 ( đktc). a. Xác định CTPT. b. Viết các CTCT của A. Gọi tên..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c. Khi A tác dụng với Br2 có chất xúc tác Fe và nhiệt độ thì một nguyên tử H đính với vòng benzen bị thay thế bởi Br, tạo ra dẫn xuất monobrom duy nhất. Xác định CTCT của A. Câu 5: Cho 0,92 gam hỗn hợp gồm axetilen và anđehit axetic phản ứng hoàn toàn với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư), thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp . ĐỀ 6 Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các axit cacboxylic có công thức phân tử C5H10O2. Câu 2: Bằng phương pháp hóa học nêu hiện tượng và giải thích các phản ứng sau: a. Toluen + dd KMnnO4 (to) b. Stiren + dd Br2 c. Andehit fomic + dd AgNO3/NH3 d. Axit propionic + canxi cacbonat Câu 3: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau: 2 ) axetilen (3) benzen (4 ) brombenzen Natri axetat (1) metan (→ → → → Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm 1,12 lít hidrocacbon A mạch hở và H2 lấy dư đi qua Ni, to. Sau phản ứng thể tích hỗn hợp giảm 1,12 lít. Mặt khác cho 2,24 lít khí A (đkc) qua dd Br2 dư thu được 21,6g sản phẩm. a. Tìm CTPT và viết CTCT các đồng phân của A b. Biết A tác dụng với HCl chỉ cho 1 sản phẩm. Tìm CTCT đúng của A c. Cho hỗn hợp gồm 11,2g A và 0,6g H2 qua Ni nung nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y. Tìm % thể tích hỗn hợp Y và khối lượng riêng của Y (đkc). Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO 2 và 8,1 gam H2O. Tìm CTPT của ancol và tính m gam. ĐỀ 7 Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol thơm có công thức phân tử C8H10O. Câu 2: Nêu hiện tượng và giải thích các thí nghiệm bằng phương pháp hóa học: TN1: Đun nóng propan-1-ol trong H2SO4 đặc ở 170oC thu được một chất khí. Dẫn khí này vào dung dịch KMnO4. TN2: Cho anđehit fomic vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nhẹ. TN3: Nhỏ nước brom vào ống nghiệm đựng Stiren lắc nhẹ. Câu 3: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau: 2 ) axetilen (3) benzen (4 ) thuốc trừ sâu (6.6.6) butan (1) metan (→ → → → Câu 4: Đốt cháy 2,7g một ankin sau đó cho sản phẩm cháy vào dd nước vôi trong dư thấy tạo ra 20g kết tủa. a. Xác định CTPT và gọi tên các đồng phân của A. b. Khi cho A tác dụng với HCl (1:1) ta chỉ thu được 1 sản phẩm. Cho biết CTCT của A..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 5: Cho 3,15g một hỗn hợp gồm axit acrylic, axetic, propionic làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 g brom. Để trung hòa hoàn toàn 3,15 g hỗn hợp trên cần 90ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng của từng axit trong hỗn hợp trên. ĐỀ 8: Câu 1: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau: CH4 (1) C2H2 (2) C2H4 (3) CH3CHO (4→) C2H5OH (5) CH3COOH → → → → Câu 2: Nêu hiện tượng và giải thích các thí nghiệm bằng phương pháp hóa học: TN1: Đốt sợi dây đồng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn khi ngọn lửa không còn màu xanh, nhúng nhanh vào etanol đựng trong ống nghiệm. TN2: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 đến khi có kết tủa, tiếp tục nhỏ glyxerol vào và lắc nhẹ. TN3: Nhỏ dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm đựng tolune đun nhẹ. Câu 3: Hãy viết phương trình chứng minh ảnh hưởng của nhóm phenyl (C 6H5−) đến nhóm hiđroxyl (−OH) và ngược lại được thể hiện rõ trong tính chất của phenol. Câu 4: Một hh X gồm 2 ankanal A, B có tổng số mol là 0,25 mol. Khi cho hh X này tác dụng với dd AgNO 3/ NH3 dư có 86,4 gam Ag kết tủa và khối lượng dd AgNO3 sau phản ứng giảm 77,5 gam. a. Xác định A, B và số mol mỗi andehit. b. Lấy 0,05 mol HCHO trộn với 1 andehit C được hh Y. hh này tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư cho ra 25,92 gam Ag. Đốt cháy hết Y ta được 1,568 lít CO2 (đktc). Xác định CTCT của C. Câu 5: Một hỗn hợp gồm Propilen, Butilen và Butan có tỉ khối so với H 2 là 26,1.Nếu cho 5,6 lit hỗn hợp (đkc) đi qua nước Brom thì có 3,2 g Brom tác dụng . a. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. b. Nếu đốt cháy hoàn toàn 5,6 lit (đkc) hỗn hợp khí trên rồi cho toàn bộ sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. ĐỀ 9: Câu 1: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau: CaC2 (1) C2H2 (2) C6H6 (3) C6H5Br (4→) C6H5OH (5) C6H5COOH → → → → Câu 2: Hãy một viết phương trình hóa học theo các yêu cầu sau: a. Điều chế metan từ natri axetat. b. Điều chế 1,3,5-trimetyl benzene từ propin. c. Điều chế thuốc nổ không khói TNT từ toluen. d. Điều chế thuốc trừ sâu 6.6.6 từ benzen. Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: “Anđehit axetic, axit axetic , glixerol , ancol etylic”. Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 4: Khi hidro hóa hoàn toàn 6,8g 1 ankin người ta thu được anken và ankan. Lượng hidro đã tham gia phản ứng là 0,35g. Sau phản ứng hỗn hợp thu được cho qua dd nước brom thì có 4 g brom tham gia phản ứng. a. Viết các phương trình phản ứng. b. Tìm CTPT của ankin và viết CTCT các đồng phân của ankin đó Câu 5: Hỗn hợp A gồm phenol và ancol benzylic. Cho m gam A tác dụng với Na , dư thấy thoát ra 0,336 lít khí hiđro (đktc). Mặt khác, m gam A tác dụng hết với dung dịch brom, thu được 6,62 gam kết tủa trắng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính m. ĐỀ 10: Câu 1: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau: Propan Câu 2:. →. metan. →. axetilen. →. vinyl axetilen. →. butan. →. etilen. →. etilen glicol.. So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: CH3CH2, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH. Giải thích? Câu 3: Có 4 hiđrocacbon thơm : C 8H10 (A) ; C8 H10 (B) ; C 9H12 (C) ; C 9 H12 (D). Thực hiện phản ứng của các hiđrocacbon với Br 2/Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) được các dẫn xuất monobrom như sau : a) A cho 1 sản phẩm thế. b) B cho 3 sản phẩm thế. c) C cho 1 sản phẩm thế. d) D cho 2 sản phẩm thế. Viết công thức cấu tạo của A ; B ; C ; D. Câu 4: Cho 1 dung dịch axit hữu cơ đơn chức no A. Trung hòa 15ml dung dịch A cần 20ml dung dịch NaOH 0,3M. a. Tính nồng độ mol của dung dịch A. b. Sau khi trung hòa 125ml dung dịch A người ta cô cạn dung dịch sau phản ứng và sấy khô thì thu được 4,8g muối khan. Cho biết CTPT và gọi tên A. Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3, đun nóng, các phản ứng xảy ra hoàn toàn, a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng Ag tạo thành ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×