Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giáo án phát triển phẩm chất năng lực Modul 2 phương pháp dạy học môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.28 KB, 11 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIẾM
(Thời gian: 01 tiết)
Yêu cầu cần đạt của chủ đề (theo CT môn Sinh học 2018)
− Nêu được cấu tạo của virut.
− Trình bày được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.
− Giải thích được vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định.
− Nêu được các bệnh truyền nhiễm thường gặp và phương thức lây truyền.
Nội dung kiến thức của chủ đề
− Cấu tạo của virut, chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.
− Các bệnh truyền nhiễm thường gặp và phương thức lây truyền.
1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Sau khi học xong chủ đề, HS đạt được:
1.1 Năng lực sinh học
− (1) SH 1.1. Nêu được cấu tạo của virut và sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
− (2) SΗ 1.2. Giải thích được vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định.
− (3) SH 1.1. Nêu được các bệnh truyền nhiễm do virut và phương thức lây truyền.
1.2. Năng lực chung:


- Năng lực tự chủ và tự học: xác định được nhiệm vụ học tập, lập kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch, rút ra kết luận; thông
qua hoạt động tìm tịi khám phá; Tự lựa chọn đề tài dự án, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách
thức thực hiện dự án, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện dự án.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ, vai trò của cá nhân và của nhóm trong việc thực hiện nhiệm vụ, chia sẻ
hiểu biết của mình với các thành viên …. Phối hợp và hỗ trợ các thành viên trong nhóm để hồn thành nhiệm vụ học tập, trình bày,
chia sẻ các nhiệm vụ học tập, tiếp thu ý kiến của các nhóm khác. Tăng cường sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi
thực hiện dự án.
- Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được vấn đề cần giải quyết, lập kế hoạch báo cáo thuyết trình về bệnh truyền nhiễm ở địa
phương. Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện dự án, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được
kết quả tốt nhất.
1.3. Phẩm chất


Đạt được các phẩm chất:
− Yêu nước: từ việc tìm hiểu các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm ở địa phương có ý
thức phòng ngừa và tuyên truyền cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
− Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả dự án đã thực hiện được.
− Chăm chỉ: ham học, nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận trong nhóm để hồn thành nhiệm vụ . Có ý thức vận dụng
KT&KN đã học. Thường xuyên thực hiện và theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong dự án.
− Trách nhiệm: thơng qua các hoạt động tìm hiểu, hợp tác nhóm,… Có ý thức hồn thành cơng việc mà bản thân được phân
công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hồn thành dự án..
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
2.1. Giáo viên
– Phương tiện, thiết bị dạy học: Hình 29.1, 30 (SGK sinh học 10 hiện hành) và một số tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến virut.
– Phiếu học tập


- Giấy A0, bút vẽ
- Phiếu đánh giá.
2.2 Học sinh
– Nghiên cứu trước nội dung bài học.
– Ôn tập các kiến thức về virut và bệnh truyền nhiễm ở Sinh học 10.
– Các số liệu về bệnh truyền nhiễm thực hiện trước ở nhà (do GV hướng dẫn).
3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động

Mục tiêu
(thời gian)
(ghi số thứ tự mục
tiêu)
Hoạt động 1. Khởi động (2 phút)
Tạo hứng thú nhận

thức , xác định vấn
đề cốt lõi của chủ đề
(virut.) thơng qua
tình huống thực
tiễn.
Hoạt động 2. Hình Hoạt động 2.1. (1)
thành kiến thức Tìm hiểu cấu tạo (2)
(30 phút)
của virut và sự
nhân lên của virut
trong tế bào chủ
(15 phút)
Hoạt động 2.2. (3)
Tìm hiểu các bệnh
truyền nhiễm do

Nội dung
(Nội dung của hoạt
động)
HS phân tích tình
huống để xác định
được vấn đề cốt lõi
của chủ đề. (xác
định được nhiệm vụ
học tập)
HS xem, phân tích
tranh ảnh, để xác
định được vấn đề

HS thảo luận


Phương pháp, kỹ Phương án đánh
thuật dạy học chủ giá
đạo
Dạy học giải quyết
vấn đề.

Dạy học giải quyết Thang đánh giá phần
vấn đề; Kỹ thuật thuyết trình
phịng tranh.

Dạy học giải quyết
Rubric đánh giá
vấn đề; Kỹ thuật hoạt động nhóm và
khăn trải bàn.
thuyết trình


virut và phương
thức lây truyền
(15 phút)
Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút)

Hoạt động 4. Vận dụng và mở rộng (5
phút)

Các nhóm đánh giá
chéo
GV đánh giá.
HS tự tái hiện lại

kiến

Kĩ thuật sơ đồ tư Phiếu đánh giá hồ sơ
duy.
học tập(sơ đồ tư
duy)
Học sinh tiếp tục Dạy học dựa trên dự
tìm tịi và mở rộng án
kiến thức chủ đề
thông qua thực hiện
dự án.

3.1. Hoạt động 1. Khởi động/Mở đầu/Giao nhiệm vụ học tập (2 phút)


Mục tiêu: Tạo hứng thú nhận thức, xác định vấn đề cốt lõi của chủ đề (về virut và bệnh truyền nhiễm) thơng qua tình

huống.
• Cách thức tổ chức:
GV nêu tình huống: Tình hình dịch bệnh Zika, tình hình cúm gia cầm ở Việt Nam, COVID-19 trên tồn thế giới. Vậy tại sao
dịch bệnh lại lây lan nhanh và có diễn biến phức tạp như vậy? Virut có cấu trúc, cơ chế gây bệnh và lây bệnh như thế nào?
Tìm hiểu chuyên đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” sẽ trả lời được câu hỏi trên.
HS xác định được vấn đề trong tình huống: tìm hiểu về virut và bệnh truyền nhiễm.
3.2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức/Thực thi nhiệm vụ (30 phút)
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cấu tạo virut và sự nhân lên của virut trong tế bào chủ(15 phút)
* Mục tiêu:

SH1.1. Nêu được cấu tạo của virut.



SH 1.1.Trình bày được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.
SΗ 1.2. Giải thích được vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định.
* Nội dung HĐ: HS thuyết trình, phản biện, giải quyết tình huống theo kỹ thuật phòng tranh.
* Sản phẩm: Tranh vẽ, kết quả tổng hợp ý kiến chung, PHT số 1
* Cách thức tổ chức:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút vẽ.
- GV giao nhiệm vụ (thực hiện ở tiết trước)
+ Nhóm 1 và 2: Vẽ cấu tạo của virut
+ Nhóm 3 và 4: Vẽ chu trình nhân lên của virut
- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian khoảng 10 phút.
- Các nhóm triển lãm tranh tại khu vực được phân công.
- GV cho các nhóm đến từng khu vực, tại mỗi khu vực, đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác đóng góp ý kiến,
thảo luận.
- Các nhóm hồn thiện sản phẩm dựa trên phản hồi của các nhóm khác.
- GV nhận xét, tổng kết chung.
* Phương án đánh giá
GV đánh giá việc sử dụng từ ngữ của HS khi thực hiện thuyết trình bằng thang đánh giá (phụ lục)
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu các bệnh truyền nhiễm do virut và phương thức lây truyền (15 phút)
* Mục tiêu: SH 1.1. Nêu được các bệnh truyền nhiễm do virut và phương thức lây truyền.


* Nội dung HĐ: HS thảo luận theo kỹ thuật khăn trải bàn và hoàn thành nội dung PHT số 2
* Sản phẩm: Phiếu học tập số 2
* Cách thức tổ chức:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0.
- GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ là hãy nêu các bệnh truyền nhiễm do virut và phương
thức lây truyền các bệnh đó.
- Các nhóm tiến hành thảo luận
+ GV yêu cầu mỗi HS trong nhóm độc lập suy nghĩ và ghi ý kiến của mình vào các gốc trên tờ A0
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để thống nhất và ghi kết quả chung của nhóm vào giữa tờ A0

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác trao đổi
- Các nhóm nhận xét nhóm khác.
- GV nhận xét, kết luận chung.
* Phương án đánh giá
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
- HS tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm dựa vào phiếu đánh giá hoạt động 2.2 (phụ lục)
- GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung
3.3. Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút)
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học
* Nội dung HĐ: HS tái hiện lại kiến thức bằng kĩ thuật sơ đồ tư duy


* Sản phẩm: Sơ đồ tư duy được hoàn thành trong vở học của từng HS
* Cách thức tổ chức:
- GV giao nhiệm vụ: Xây dựng sơ đồ tư duy hệ thống hóa các kiến thức đã học về virut và bệnh truyền nhiễm.
- HS vẽ sơ đồ tư duy vào một trang giấy trắng (trong vở học).
- GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày sản phẩm của mình.
- GV tổ chức cho HS khác nhận xét, thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
* Phương án đánh giá
GV đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ bằng bảng đánh giá hồ sơ học tập của HS(phụ lục)

3.4. Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học về virut để giải thích được 1 số hiện tượng trong thực tiễn.
* Nội dung HĐ: HS giải thích 1 số hiện tượng trong thực tiễn.
* Sản phẩm: Câu trả lời
* Cách thức tổ chức:
- GV nêu các câu hỏi như sau:
+ Vì sao các chủng virus cúm gia cầm thường rất nguy hiểm?
+ Vì sao thuốc kháng sinh không diệt được virut?

+ Khi chăm sóc người bệnh truyền nhiễm chúng ta cần phải làm gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận.


4. PHỤ LỤC
A. Nội dung dạy học cốt lõi
1. Cấu tạo của virut, chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.
1.1. Cấu tạo của virut
- Tất cả virut đều gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nucleic(hệ gen) và vỏ là protein(capsit), một số virut có thêm lớp vỏ bao bên
ngồi vỏ protein.
- Hệ gen có thể là AND (chuỗi đơn hay chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hay chuỗi kép).
1.2. Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.
Các giai đoạn
Hấp phụ (bám dính)

Xâm
nhập

Đối với phagơ (virut kí sinh ở
VK)
Đối với virut ĐV (virut kí sinh
ở ĐV)
Đối với virut TV (virut kí sinh
ở TV)
Sinh tổng hợp
Lắp ráp
Phóng thích

Diễn biến

Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glycoprotein hoặc prôtêin bề mặt của VR và thụ thể
của TB chủ.
Chỉ có phần lõi được tuồn vào trong cịn phần vỏ để bên ngồi
Đưa cả nuclcapsit vào TBC, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axitnucleic
Tự nó khơng có khả năng thâm nhập vào TBTV mà nhờ cơn trùng (bọ trĩ, bọ rầy...)
chích vào TV.
Virut sử dụng enzym và nguyên liệu của TB chủ để tổng hợp các thành phần của VR
(Trừ 1 số virut có enzim tham gia vào sinh tổng hợp)
Lắp phần vỏ và phần lõi tạo thành virut hoàn chỉnh
- VR sẽ phá vỡ tb và phóng thích ra ngồi
-VR có 2 cách để chui ra khỏi TB :
+VR phá vỡ thành TB chủ để ồ ạt chui ra ngoài TB tan
+Tạo thành 1 lỗ thủng trên thành TB chủ và chui từ từ ra ngồi TB cịn tồn tại 1 thời


gian nữa
* Câu hỏi: Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định.
 Vì gai glycoprotein của VR chỉ đặc hiệu với thụ thể của một số TB chủ nhất định.
1.3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp và phương thức lây truyền.
Bệnh truyền nhiễm do virut
Bệnh đường hô hấp

Phương thức lây truyền
Qua sol khí khi ho(hơ hấp)

Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh hệ thần kinh
Bệnh đường sinh dục

Qua đường tiêu hóa

Qua hơ hấp, tiêu hóa, niệu.
Quan hệ tình dục

Bệnh da
B. Các phiếu

Qua đường hơ hấp

Cách phịng tránh.
Đeo khẩu trang, sát khuẩn,
vacxin
Ăn chín, uống sơi
Ăn chín, uống sơi, sát khuẩn
Sống thủy chung, dùng bao cao
su, vacxin
Đeo khẩu trang, sát khuẩn

- Phiếu học tập số 1
Các giai đoạn
Hấp phụ (bám dính)
Đối với phagơ (virut kí sinh ở
VK)
Đối với virut ĐV (virut kí sinh ở
Xâm nhập
ĐV)
Đối với virut TV (virut kí sinh ở
TV)
Sinh tổng hợp
Lắp ráp
Phóng thích


Diễn biến


- Phiếu học tập số 2
Bệnh truyền nhiễm do virut
Bệnh đường hơ hấp
Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh hệ thần kinh
Bệnh đường sinh dục
Bệnh da
C. Các phương án đánh giá

Phương thức lây truyền

Cách phòng tránh.

- Phiếu đánh giá hoạt động 2.1
Mức độ
1
2
3
4

Biểu hiện hành vi
Sử dụng từ ngữ khơng chính xác, vốn từ nghèo nàn, đơn điệu
Sử dụng vốn từ khá đơn điệu, nhiều chổ thiếu chính xác.
Sử dụng từ ngữ đơi chổ chưa chính xác, số lượn từ ngữ biểu cảm cịn ít.
Sử dụng từ ngữ chính xác và khá đa dạng, có khá nhiều từ biểu cảm


- Phiếu đánh giá hoạt động 2.2
Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Làm việc riêng
Làm việc nhóm

Các thành viên đều đưa ra được ý kiến cá nhân
Tổng hợp được ý kiến chung của nhóm
Nêu được các bệnh truyền nhiễm do virut
Nêu được phương thức lây truyền các bệnh truyền nhiễm
Nêu được cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm
Phong cách tự tin, lưu lốt.

Kết quả thảo
luận nhóm.
Thuyết trình

Điểm
tối đa
10
10
15
15
20
10

Nhóm
tự ĐG


ĐG chéo

GV đánh
giá


Trả lời tốt các câu hỏi phản biện
- Phiếu đánh giá hoạt động 3
Tiêu chí đánh giá
Lời giới thiệu hồ sơ
Có sản phẩm học tập theo quy định
Sản phẩm được trình bày sáng tạo
Tự đánh giá của cá nhân
Đánh giá của bạn

10


Khơng



×