Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu lá trà hoa vàng (camellia hakodae ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC



------

NGUYỄN THỊ THỦY

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DƯỢC LIỆU
LÁ TRÀ HOA VÀNG (Camellia hakodae Ninh)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC



------

NGUYỄN THỊ THỦY

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DƯỢC LIỆU
LÁ TRÀ HOA VÀNG (Camellia hakodae Ninh)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa: QH 2016 Y


Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

HÀ NỘI – 2021


LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc
đời của mỗi sinh viên. Luận văn tốt nghiệp là tiền đề để trang bị cho chúng em
những kỹ năng, những kiến thức quý báu trước khi chúng em ra trường.
Với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến
toàn thể Ban lãnh đạo Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ mơn
Hóa dược – Kiểm nghiệm đã tạo điều kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã dìu dắt, giúp đỡ em để
em có thể hồn thành hết chương trình học trong suốt 5 năm qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tri ân đến TS. Nguyễn Thị Hải Yến, người
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo, động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong q trình thực
hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong bộ mơn Hóa dược – Kiểm nghiệm,
các thầy cơ trong bộ môn Bào chế, bộ môn Thực vật – Dược liệu đã đồng hành và
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em làm khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nghiên cứu cùng các anh, chị, các bạn ở
Khoa Hóa phân tích – Viện dược liệu đã giúp đỡ em trong q trình thực hiện khóa
luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và người thân đã
ln quan tâm, động viên và cổ vũ em trong suốt thời gian qua.
Dù đã rất cố gắng, song là lần đầu làm nghiên cứu nên em khó tránh khỏi những
thiêu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ để khóa
luận của em được hồn thiện hơn. Em xin kính chúc các thầy cơ ln mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành công trong cuộc sống cũng như trong công cuộc truyền đạt tri
thức đến các thế hệ mai sau.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................2
1.

2.

Tổng quan về các loài Trà hoa vàng thuộc chi Camellia......................2
1.1.

Đặc điểm sinh trưởng..................................................................... 2

1.2.

Một số loài Trà hoa vàng ở Trung Quốc và Việt Nam....................2

1.3.


Thành phần hóa học........................................................................4

1.4.

Cơng dụng...................................................................................... 8

Tổng quan về loài Trà hoa vàng Camellia Hakodae Ninh...................8
2.1. Vị trí phân loại................................................................................... 8

3.

2.2.

Đặc điểm thực vật Trà hoa vàng Camellia Hakodae Ninh.............9

2.1.

Phân bố......................................................................................... 10

2.2.

Yêu cầu sinh thái..........................................................................10

2.3.

Thành phần hóa học......................................................................10

2.4.

Tính, vị, quy kinh......................................................................... 11


2.5.

Bộ phận dùng................................................................................11

Tổng quan về dược liệu lá Trà hoa vàng (Caemllia hakodae Ninh) .. 11

3.1.

Mô tả.............................................................................................12

3.2.

Thành phần hóa học......................................................................12

3.3.

Tác dụng dược lí...........................................................................12

3.4.
3.5.

Độc tính........................................................................................ 13

Dạng


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................
2.1.


Đối tượng nghiên cứu ...........................

2.2.

Dung mơi, hóa chất ...............................

2.3.

Dụng cụ, thiết bị ....................................

2.4.

Phương pháp nghiên cứu ......................

2.4.1.

Mô t

2.4.2.

Vi ph

2.4.3.

Soi b

2.4.4.

Độ ẩ


2.4.5.

Tro t

2.4.6. Tro khơng tan trong acid ...........................................................
2.2.7. Định tính ........................................................................................
2.2.8. Định lượng ....................................................................................
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................
3.1.

Kết quả thực nghiệm ..............................

3.1.1. Mô tả .............................................................................................
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá.......................................................................
3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu .................................................................
3.1.4. Độ ẩm ............................................................................................
3.1.5. Kết quả xác định tro toàn phần .....................................................
3.1.6. Kết quả xác định tro không tan trong acid ....................................
3.1.7. Kết quả định tính ...........................................................................
3.1.8. Kết quả định lượng ........................................................................
3.2.

Bàn luận..................................................


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ký hiệu

DĐVN V
TCCS
SD
BĐM
TT
C
EC
EGC
GCG
GC
EGCG
ECG
CHN
DD
ÔN


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên
Bảng 1. Một số loài Trà hoa vàng ở Trung Quốc và Việt Nam
Bảng 2. Độ ẩm của dược liệu lá Trà hoa vàng Hakoda
Bảng 3. Tỉ lệ tro toàn phần của dược liệu lá Trà hoa vàng Hakoda
Bảng 4. Tỉ lệ tro không tan trong acid của lá Trà hoa vàng Hakoda
Bảng 5.

Kết quả phản ứng định tí

Bảng 6.


Độ hấp thụ của dãy chuẩn

Bảng 7.

Độ hấp thu của dung dịch

Bảng 8.

Hàm lượng polyphenol tro


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Tên h
Hình 1. Một số polyphenol trong Trà hoa vàng
Hình 2. Một số tinh dầu trong Trà hoa vàng
Hình 3.

Một số acid amin chính tron

Hình 4.

Hình ảnh về Trà hoa vàng H

Hình 5.

Hình ảnh dược liệu lá Trà ho

Hình 6: Hình ảnh vi phẫu tiêu bản dược liệu lá Trà hoa vàng Hakoda
Hình 7: Cảm quan và vi phẫu bột lá Trà hoa vàng Hakoda

Hình 8. Đường chuẩn acid gallic


MỞ ĐẦU
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, mô hình bệnh tật cũng ngày càng gia tăng
và nhu cầu của con người về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cũng ngày
càng được quan tâm chú trọng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe từ các sản phẩm có
nguồn gốc tự nhiên đang là một xu thế mới. Là một đất nước có nguồn tài nguyên
dược liệu phong phú và vơ cùng q giá, nước ta có tiềm năng rất lớn trong việc
nghiên cứu và phát triển các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.
Trà hoa vàng (Camellia hakodae Ninh) là lồi trà có hoa màu vàng thuộc chi
Camellia và được xem là một nguồn gen tự nhiên vô cùng quý hiếm. Trên thế giới, đặc
biệt là ở Trung Quốc đã có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về Trà hoa vàng và cũng đã
bào chế được nhiều sản phẩm chữa bệnh từ loài cây này. Trong hoa và lá của cây có
nhiều thành phần hóa học có hoạt tính quan trọng như flavonoid, saponin, coumarin,
acid amin, vitamin… Nhờ sự có mặt của những thành phần quan trọng đó, mà Trà hoa
vàng có nhiều tác dụng sinh học rất quan trọng như hạ huyết áp, hạ đường huyết, giảm
cholesterol máu, giảm mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi
thọ... đồng thời cũng là loài cây mang nhiều giá trị kinh tế cao [1, 2, 8, 9, 11-13]. Ở Việt
Nam, các nghiên cứu về thực vật học, thành phần hoá học và tác dụng sinh học cịn khá
hạn chế bởi vì lồi cây này vừa mới được tìm ra cách đây khơng lâu bởi PGS.TS. Trần
Đăng Ninh phối hợp cùng các nhà nghiên cứu Nhật Bản
[1]. Hiện tại, Dược điển Việt Nam V chưa có chuyên luận riêng cho dược liệu lá Trà

hoa vàng nên vấn đề quản lý và đảm bảo chất lượng của dược liệu này vẫn chưa
được thực hiện một cách chặt chẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra một số chỉ tiêu
của lá Trà hoa vàng là thật sự cần thiết để làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn lá Trà hoa
vàng cho Dược điển Việt nam và sử dụng dược liệu lá trà hoa vàng làm nguyên liệu
sản xuất một số sản phẩm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Từ những lí do trên, đề tài “Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu lá Trà

hoa vàng (Camellia hakodae Ninh)” được thực hiện với mục tiêu:
 Nghiên cứu, xây dựng một số tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu lá Trà hoa

vàng Camellia hakodae Ninh.
 Định lượng hàm lượng polyphenol tồn phần có trong lá Trà hoa vàng
Camellia hakodae Ninh

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.

Tổng quan về các loài Trà hoa vàng thuộc chi Camellia

1.1.

Đặc điểm sinh trưởng

Các loài Trà hoa vàng là lồi cây chịu bóng, chúng chỉ có thể phát triển tốt trong
điều kiện bóng râm và thường được tìm thấy trong rừng tự nhiên có độ tàn che từ 30
- 80%. Các loài này thường ưa mọc ở vùng đất ẩm cao và những nơi có độ ẩm khơng

khí cao. Vì vậy, chúng thường được tìm thấy ở các thung lũng, gần suối và các vực có
nước, ẩm, chủ yếu ở độ cao 300-700 m. Đôi khi cũng có thể tìm được một số cây
trong những vùng đất khơ, nhưng chúng phát triển kém, cịi cọc và có kích thước
tương đối nhỏ. Các lồi Trà hoa vàng có kích thước khá đa dạng, cao khoảng từ 2-20
m; chồi và cành non có thể có lơng hoặc khơng lơng, cành già thường trơn nhẵn. Lá
cây mọc cách và không có lá kèm, cuống lá tương đối ngắn. Phần lớn các lồi Trà hoa
vàng đều có cuống lá nhẵn và lõm sâu ở mặt trên, lá có thể phủ lơng ở mức

độ khác nhau. Kích thước lá và hình thái phiến lá đa dạng, mép lá có răng cưa. Mặt
trên lá thường có màu xanh sẫm và láng bóng, mặt dưới lá thường màu xanh sáng,
xanh hơi vàng và nhẵn hoặc có lơng và có nhiều điểm tuyến màu đen. Giống như các
loài khác trong chi Trà (Camellia), hoa của các lồi Trà hoa vàng cho hạt có kích
thước lớn, chủ yếu là bị phân tán bởi trọng lực [13,15,44]. Do đó, cây con thường
được tìm thấy dưới hoặc gần tán của cây mẹ. Hoa mọc thành cụm trong tự nhiên, ở
nách lá hoặc đầu cành. Đối với các cá thể trưởng thành, ở những nơi có nhiều ánh
sáng mặt trời, hoa sẽ có màu vàng đậm hơn những nơi có ít ánh sáng mặt trời [15].

Do đó, ánh sáng mặt trời có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành nụ và hoa
của cây. Các lồi Trà hoa vàng có hệ thống rễ nơng và số lượng rễ mịn hạn chế (rễ
có đường kính ≤ 2 mm), chúng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng cho sự sống của
cây [16] dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp đối với độ ẩm, chất dinh dưỡng và sự
neo đậu của cây so với các loài cây khác. Ngoài ra, hạt trà cũng là thức ăn cho các
loài gặm nhấm và động vật hoang dã khác, điều này có thể làm cho mật độ của cây
con trong tự nhiên không cao. Vùng phân bố tập trung chủ yếu của các loài Trà hoa
vàng là ở miền Nam Trung Quốc và Việt Nam [17].
1.2.

STT

Một số loài Trà hoa vàng ở Trung Quốc và Việt Nam
Bảng 1: Một số loài Trà hoa vàng ở Trung Quốc và Việt Nam [17].
Tên khoa học

STT

Tên khoa học

2

1

Camellia achrysantha


T.Chang S. Ye Liang
2
3

4

Camellia aurea H.T. C

Camellia chrysantha (
Tuyama

Camellia chrysanthoid
Chang (C.xiashiensi;
C.longzhouensis)

5

Camellia crassiphylla
Hakoda

6

Camellia cucphuongen
Ninh & Rosmann


7

8

9
10

11

12

Camellia dalatensis Lu
Tran & Hakoda

Camellia dilinhensis N
V.D. Luong
Camellia flava (Pit.)

Camellia euphlebia M
Sealy

Camellia fascicularis H
Chang

Camellia dormoyana (
Sealy

13

Camellia gilbertii (A.C

Sealy

Camellia grandis (C.F


14

& S.L.Mo) H.T. Chang
Ye Liang (C.ptilosperm

3
15

16

Camellia hakodae M.S

Camellia hamyenensis
M.Sealy

17

Camellia hirsuta Hako
Ninh

18

19

Camellia huana T. L. M

W. J. Zhang
(C.liberofilamenta)

Camellia huulungensis
Rosmann & Ninh

20

21

22

23
24

25

Camellia impressinerv

T. Chang & S. Ye Lian

Camellia indochinensi
Merrill

Camellia indochinensi
tunghinensis (Hung T.

T. L. Ming & W. J.Zha
(C.tunghinensis)
Camellia kirinoi Ninh


Camellia leptopetala C
S.Y.Liang
Camellia limonia C.F.

& S.L.Mo (C.limonia f


obovata S.L. Mo & Y.C
Zhong)
26
1.3.

Camellia flavida H.T.

Thành phần hóa học

Quá trình nghiên cứu về các lồi Trà hoa vàng đã được thực hiện từ rất lâu ở các
nước trên thế giới, và các thành phần hóa học của chúng cũng đã được mô tả
tương đối đầy đủ [34]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong Trà hoa vàng có
khoảng

4


120-130 hoạt chất khác nhau, sắp xếp thành các nhóm như: nhómpolyphenol;
nhóm pectin; nhóm tinh dầu; protein và acid amin; các sắc tố; các chất vô cơ;
vitamin; các enzim; chất nhựa; các chất hữu cơ; tannin, flavonoid [2, 6, 37, 39].
a. Nhóm polyphenol
Nhóm polyphenol được coi là nhóm chất quan trọng nhất trong các loài Trà hoa

vàng do các tác dụng sinh học nổi bật của chúng [4,24].
Các hợp chất polyphenol của lá Trà hoa vàng rất khác với các hợp chất polyphenol
được tìm thấy trong các loại cây khác, trong đó chiếm hàm lượng lớn nhất là các
catechin. Nghiên cứu năm 2013 của Jia-Ni Lin và cộng sự trên 6 loài Trà hoa vàng đã
phát hiện 8 loại catechin là (+)-catechin (C) (5), (-)-epigallocatechin (EGC) (6), (-)epigallocatechin gallat (EGCG) (7), (-)-epicatechin gallat (ECG), (-)-epicatechin (EC),
(-)-gallocatechin (GC), (-)-gallocatechin gallat (GCG) (10), (-) -catechin gallat (CG)
[21]. Bên cạnh đó, các flavonol như myricitin (8), kaempferol (9), quercetin (10), và
các glycosid của chúng như myricetin-3-glucosid, kaempferol-3-glucosid, quercetin3- hamnoglucosid,… cũng được tìm thấy, trong đó flavonol glycosid chiếm 2 đến 3%
chất rắn chiết xuất tan trong nước của trà [18, 19, 20, 21].

Epigallocatechin (6)

Myricitin (8)

Kaempferol (9)

Quercetin (10)

Hình 1: Một số polyphenol trong Trà hoa vàng

5


Gần đây, cũng đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học được thực hiện trên
các lồi Trà hoa vàng. Song và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và xác định được
hàm lượng của polyphenol toàn phần, proanthocyanidin, tannin và flavonoid từ dịch
chiết Aceton/EtOH/nước của 6 mẫu Trà hoa vàng bằng phương pháp HPLC và LC–
ESI-MS. Kết quả cho thấy các thành phần hóa học trong lá Trà hoa vàng có sự khác
biệt rõ rệt so với trà hoa trắng do sự giàu hơn đáng kể về hàm lượng catechin trong Trà
hoa vàng, bao gồm EGCG, EGC, ECG, GC, EC, và C [38].


b. Nhóm saponin
Saponin được cho là thành phần chính của nhiều loại thuốc từ thực vật và thuốc
dân gian, và được coi là nguyên nhân tạo ra nhiều đặc tính dược lý của cây thuốc.
Các saponin (triterpenoid saponin) được báo cáo là tìm thấy từ tất cả các bộ phận
của Trà hoa vàng, trong đó bộ phận phân lập được nhiều nhất là hạt [24,27].
Một số nghiên cứu về loài Trà hoa vàng Camellia niprisssima chỉ ra chiết xuất
metanol của lá C. niprisssima chứa nhiều saponin hơn, lên đến 432,40 mg/g được
xác định bằng phương pháp so màu axit vanilin-axit axetic-axit perchloric, so với
các bộ phận khác của cây, bao gồm hoa (213 mg/g) và hạt (135,3 mg/g). Ngoài ra,
chiết xuất metanol của lá C. niprisssima có hàm lượng saponin cao hơn nhiều so
với chiết xuất từ lá của các lồi Camellia khác, ví dụ như Camellia chrysanthoides
(300,8 mg/g), Camellia impressinervis (362,9 mg/g) và Camellia perpetua (359
mg/g) [39].
c. Nhóm tinh dầu
Từ lồi C. nitidissima, các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được 56 chất
tinh dầu từ lá và 34 chất từ hoa. Các tinh dầu chính là eudesmol (13), linalool (15),
phytol, cis-geranyl aceton, n-hexanal, methyl salicylat (14),…[20].

Eudesmol (13)
Hình 2: Một số tinh dầu trong Trà hoa vàng
c. Nhóm acid amin và nguyên tố khoáng

6


Cũng trong nghiên cứu của Jia-Ni Lin và cộng sự đã phát hiện các acid amin trong

6 loài trà hoa vàng như GABA (16), theanin (17), Arg, Tyr (18), Trp (19), Glu (20),
Thr (21),… [19].

GABA (Gamma-Aminobutyric Acid) là một dẫn truyền thần kinh quan trọng với
hoạt động chính trong hệ thống thần kinh trung ương của động vật có vú. Trong
nghiên cứu này, C. euphlebia có hàm lượng GABA cao nhất trong số sáu loài [19].
Theanin là một axit amin tự do được tìm thấy độc quyền trong cây trà. Nó là một
thành phần chính chịu trách nhiệm cho vị ngọt và hương vị của trà, đồng thời nó cịn
mang một số tác dụng dược lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy C. nitidissima var.
microcarpa có hàm lượng theanin cao nhất trong số sáu loài được nghiên cứu [19].

Theanin (17)
GABA (16)

Tyr (18)

Trp ( Tryptophan) (19)

Glu (20)

Thr (21)

Hình 3: Một số acid amin chính trong Trà hoa vàng
Thành phần các nguyên tố khoáng trong Trà hoa vàng cũng rất đa dạng. Hiện nay,
18 loại nguyên tố khoáng đã được phát hiện trong C. niprisssima. Các nguyên tố

khoáng này bao gồm N, P, K, Ca, Mg, Fe, Zn, Mo, Ge, Na, Cu, Mn, Ni, V, Se, Cr,
Al và Co. Hơn nữa, hàm lượng của K và Ca trong các nguyên tố đa lượng và hàm

7


lượng Fe, Mn, Zn trong các nguyên tố vi lượng tương đối cao [33]. Trong Trà hoa

vàng cũng chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C [34, 35].
1.4.

Công dụng

Trà đã được sử dụng như là một phương thuốc trong y học phương đông từ rất
lâu.Trà hoa vàng theo truyền thống được sử dụng để làm trà vì các đặc tính có lợi của
nó và hoa khơ được sử dụng thường xuyên hơn lá [15]. Cả hoa và lá tươi hay khô đều
dùng được. Tuy nhiên, các sản phẩm khô được ưa chuộng hơn vì chúng có thể bảo
quản được lâu hơn. Ngồi ra, hoa cịn được ngâm rượu, được cho là có tác dụng bồi bổ
sức khỏe cho người uống. Gần đây, một số mỹ phẩm được làm từ chiết xuất hoa và lá
của hoa trà vàng như dầu tơ vàng, dầu hoa trà vàng hữu cơ và kem dưỡng da mặt. Các
phát hiện lâm sàng cho thấy hoa trà có thể ức chế ung thư cấy ghép, giảm huyết áp,
giảm lipid máu và giảm cholesterol, và ngăn ngừa xơ vữa động mạch [28, 29]. Các loại
hoa trà vàng như C. niprisssima đã được sử dụng để điều trị đau họng, tiêu chảy, huyết
áp cao, kinh nguyệt không đều và phòng chống ung thư
[24]. Các nghiên cứu về C. euphlebia, một loài hoa trà vàng được trồng rộng rãi ở

Việt Nam [23], chỉ ra rằng lá có thể được sử dụng để điều trị bệnh kiết lỵ, tăng
huyết áp, tiêu chảy, viêm đường ruột và kinh nguyệt không đều [29], trong khi các
chất chiết xuất của nó được báo cáo là có tác dụng chống ung thư đặc tính chống
oxy hóa, hạ đường huyết, và hạ natri máu [30, 31].
2.

Tổng quan về loài Trà hoa vàng Camellia Hakodae Ninh

2.1. Vị trí phân loại

Theo hệ thống phân loại của Takhtajan cơng bố năm 2009 [14], vị trí phân loại của


Trà hoa vàng (Camellia hakodae Ninh) trong giới thực vật như sau:
Thực vật (Plantate)

Giới (Kingdom):
Ngành (Division):

Ngọc lan (Magnoliophyta)
Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp (Class):

Sổ (Dilleniidae)

Phân lớp (Subclass):
Bộ (Order):

Trà (Theales)

Trà (Theaceae)

Họ (Family):

Trà (Camellia)

Chi (Genus):

8


Loài Camellia hakodae Ninh:

Tên khoa học: Camellia hakodae Ninh
Tên Việt Nam: Trà hoa vàng Hakoda
2.2.

Đặc điểm thực vật Trà hoa vàng Camellia Hakodae Ninh

Trà hoa vàng Hakoda là loài cây gỗ nhỏ, thân hình trụ thon đều, thường mọc
thẳng, cao khoảng 3-5 m. Vỏ thân nhẵn có màu xám trắng, chồi và cành non có màu
nâu nhạt, có lơng thưa mịn, đến cành trưởng thành thì nhạt dần đến xám trắng, nhẵn
và khơng có lơng [1, 3, 32].
Lá đơn, mọc so le, khơng có lá kèm. Cuống lá tương đối ngắn. Phiến lá khá to so
với lá của các loài Trà hoa vàng khác, màu xanh đậm và láng ở mặt trên, xanh sáng
ở mặt dưới, có nhiều điểm tuyến màu đen. Lá dày, gốc lá trịn hoặc tim nơng; mép

lá có răng cưa nhỏ cách đều nhau, khía răng nơng, phía gốc lá gần như khơng có
khía; chóp lá có mũi nhọn. Lá Trà hoa vàng Hakodae có hệ gân lõm ở mặt trên và
nổi rõ ở mặt dưới, gân giữa to, gân bên có khoảng 12-16 cặp, giúp cho lá cứng cáp
hơn [1, 3, 32].

Cây con

Cành mang hoa

Hình 4: Hình ảnh về Trà hoa vàng Hakoda
Hoa mọc ở đầu cành hoặc nách lá, có màu vàng đậm. Khi nở, đường kính của hoa
độ khoảng 6-8 cm. Cuống hoa dài 1-1,2 cm mang 5-6 lá bắc, hình bầu dục rộng hoặc
hình lơng chim. Lá đài 5, hình vẩy đến gần trịn, mép và mặt trong có lơng, phủ ở trên
5-6 lá bắc con, có lơng. Tràng hoa gồm 16-17 cánh, gần trịn đến bầu dục, có lơng mịn
ở mặt trong và thưa dần hơn ở các cánh bên trong, hợp với bộ nhị khoảng 2-3 mm ở
gốc hoa. Bộ nhị có nhiều nhị, các chỉ nhị vịng ngồi dính với nhau ở 1/3-


9


1/2 chiều dài của chúng, chỉ nhị bên trong rời, có hình lơng tơ. Bộ nhụy gồm 4
hoặc 5 lá nỗn hợp thành bầu, khơng lơng; vịi nhụy khơng có lơng [1, 32].
Quả gần dạng cầu, đường kính 5-6 cm, cao 4-4,5 cm, có 3 hạt với 3-4 hạt trong
mỗi ô, vỏ quả dày 4,5-6,5 mm. Hạt dài 2,2 -2,4 cm, có 2-3 mặt, khơng lơng và có
màu nâu bóng [7].
Mùa hoa: Trà hoa vàng Hakoda ra hoa từ đầu mùa Đông cho tới đầu Xuân. Khả
năng tái sinh hạt kém, thụ phấn nhờ gió và cơn trùng [32].
2.1.

Phân bố

Trừ Vườn quốc gia Tam Đảo, lồi này được tìm thấy ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.
2.2.

Yêu cầu sinh thái

- Khí hậu: Cây Trà hoa vàng Hakoda thích hợp sống trong điều kiện có khí hậu

nhiệt đới gió mùa, có mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt [32]..
- Ánh sáng: Trà hoa vàng Hakoda ưa ánh sáng tán xạ từ 30-50%, thích hợp với

điều kiện phát triển dưới tán rừng, kỵ chiếu ánh sáng mạnh, ánh sáng trực xạ sẽ
làm cho chức nặng quang hợp của lá bị thay đổi dẫn đến hiện tượng héo sinh lí [7].
- Nhiệt độ: Trà hoa vàng Hakoda là lồi ưa mát, khơng thích hợp với mơi trường


có nhiệt độ, ánh sáng cao. Nhiệt độ thích hợp là 23,5 CCͦ, nhưng với các giai đoạn
sinh trưởng phát triển khác nhau yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Cây sinh trưởng
manh nhất khi khí hậu mát mẻ của mùa khô và những mùa nhiệt độ cao cây sinh
trưởng rất chậm, nhiệt độ môi trường cao sẽ làm cản trở sự ra hoa của trà [7].
- Nước: Trà hoa vàng Hakoda thích hợp vớ điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa,

yêu cầu độ ẩm khoảng 81%. Lượng mưa trung bình năm 1526 mm cây sinh trưởng
tốt và ít sâu bệnh, ra hoa đẹp, chất lượng cao [7].
- Đất: Nhìn chung, cây sinh trưởng và phát triển tốt trên những loại đất Feralit

phát triển trên đá mẹ Macmaxit kết tinh chua, đất hơi chua, pH= 5,17- 5,63 và phải
đảm bảo đủ các yếu tố: Đất tơi xốp, đủ ẩm nhưng thốt nước, thơng thống gió,
nhiều mùn, đủ phân bón [7].
2.3.

Thành phần hóa học

Cũng như các lồi Trà hoa vàng khác, các thành phần hóa học chính có hoạt tính
cao thường gặp trong Trà hoa vàng Hakoda là các polyphenol và tinh dầu (Methyl
salicylat, Citronellol,…), các loại Flavonoid, Saponin, Acid hữu cơ (Acid oxalic,
Acid nitrotinamic, Acid Ascorbic,…), protein, acid amin, pectin và đường khử.
Ngoài ra, hạt Trà hoa vàng cịn có các acid béo Palmitic, Stearic, Oleic, Myristic và

10


Arachidic [5]. Trong các nhóm chất này, nhóm chất ln được coi là thành phần
quan trọng nhất quyết định tính chất của trà là nhóm polyphenol và nhóm tinh dầu.
Hàm lượng polyphenol tồn phần trong trà có thể được định lượng bằng phương
pháp sắc lý lỏng hiệu năng cao (HPLC). Thành phần và hàm lượng các polyphenol

là khác nhau trong các bộ phận khác nhau của cây. Chen Hongjuan và cộng sự đã
sử dụng sắc ký lỏng hiệu suất cực cao (HPLC) và xác định được 96 thành phần
polyphenol trong hoa Camellia hakodae Ninh [40]. Trong một nghiên cứu phân
tích polyphenol có trong Trà hoa vàng của nhóm tác giả Trung Quốc, các tác giả đã
sử dụng phương pháp HPLC để xác định 9 thành phần polyphenol có trong Trà hoa
vàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong hoa Camellia hakodae có 7 hợp chất
polyphenol chính bao gồm EC, EGC, GCG, C, EGCG, GC và GA. Trong số các
thành phần polyphenol được đo trên hoa Camellia hakodae Ninh, hàm lượng EC là
cao nhất, và chiếm hơn 50% tổng số polyphenol, tiếp theo là EGC, GCG, ECG, và
polyphenol tổng số. Như vậy, có thể thấy hàm lượng các polyphenol trong Trà hoa
vàng là khác hẳn so với trong chèn xanh, hàm lượng EGCG trong cây chè là cao
nhất, và hàm lượng GA với EGCG trong chè sẫm màu rất cao [41]. Mới đây, một
nghiên cứu về Trà hoa vàng Hakodae đã phát hiện và chiết xuất tinh chế thêm được
một loại flavonoid mới là (sexangularetin 3- O - (2 ″ - O - ( E ) - p -coumaroyl-β-dglucopyranoside) mà trong các nghiên cứu trước đây chưa từng thấy sự hiện diện
của nó trong Trà hoa vàng [42].
Dầu từ hạt trà đã được biết đến từ lâu với thành phần chính là sterol và acid béo.
Theo các nghiên cứu, trong tinh dầu hạt Trà hoa vàng có các chất như canophyllol,
24-methylenecycloartan-3-ol, spinasterol và (-)sitosterol. Ngoài ra, trong tinh dầu
cất từ lá trà cịn có một lượng nhỏ các chất butyraldehyd, isobutyraldehyd và
isovaleraldehyd, cùng với n-hexyl, benzyl, phenylethylalcon, geraniol, linalool,
acetophenon và citral [17].
2.4. Tính, vị, quy kinh
Trà hoa vàng Hakodae có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình [5].
Quy kinh: Tâm, can, thận [5].
2.5.

Bộ phận dùng

Cũng như các loài Trà hoa vàng khác, lá, hoa và búp Camellia Hakodae Ninh
được dùng để làm thuốc.

3.

Tổng quan về dược liệu lá Trà hoa vàng (Caemllia hakodae Ninh)

11


3.1.

Mô tả

Lá Camellia hakodae Ninh thuộc loại lá đơn, mọc so le và khơng có lá kèm.
Cuống lá tương đối ngắn với chiều dài chỉ khoảng 8-15 mm và lõm ở mặt trên
cuống. Phiến lá có hình bầu dục hoặc thn, có khích thước khá to với chiều dài
khoảng 23,5-29 cm, rộng khoảng 8 -12 cm. Lá có màu xanh đậm và láng ở mặt trên,
xanh sáng và có nhiều điểm tuyến màu đen ở mặt dưới. Lá tương đối dày, gốc lá có
hình trịn hoặc tim nơng; mép lá có những răng cưa nhỏ cách đều nhau với những
khía răng nơng, số lượng răng cưa ít dần về phía gốc lá phía gốc lá và gần như
khơng có khía; chóp lá có mũi nhọn dài khoảng 4-5 mm. Hệ gân lá Camellia
hakodae Ninh là hệ gân nổi, lõm ở mặt trên và nổi rõ hơn ở mặt dưới, gân giữa to,
gân bên có khoảng 12-16 cặp, giúp cho lá trở nên cứng cáp hơn để có thể nâng đỡ
được lá với kích thước lớn hơn các lồi Trà hoa vàng khác [1, 3, 32].
3.2. Thành phần hóa học
Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học Trà hoa vàng Camellia hakodae
Ninh chủ yếu tập trung trên hoa, các nghiên cứu chi tiết thành phần hóa học có trong lá
còn hạn chế. Một số nguyên cứu về lá của một số loài Trà hoa vàng ở Việt Nam đã chỉ
ra sự có mặt của mộ số thành phần hóa học quan trọng. Th.S Nguyễn Đức Tùng
– Trường Đại học dược Hà Nội đã nghiên cứu và xác định được trong lá Trà hoa vàng
Cúc Phương (Camellia cucphuongensis Ninh & Rosmann) có các thành phần bao
gồm : flavonoid, tanin, saponin, đường khử, acid amin, acid hữu cơ, sterol và caroten


[10]. Nghiên cứu khác của Trần Thị Mai – Đại học Dược Hà Nội cũng chỉ ra trong
lá Trà hoa vàng Camellia chrysantha (Hu) Tuyama có các thành phần hóa học này
[11]. Theo nghiên cứu của Chen Hongjuan và cộng sự, các nhóm chất xác định được
là có mặt ở trong cây và hoa Camellia hakodae Ninh cũng bao gồm các Flavonoid,
Saponin, Coumarin, Acid hữu cơ protein, acid amin, pectin, đường khử và acid béo,
… [40,41]. Như vậy, dự đoán trong lá Trà hoa vàng Camellia hakodae Ninh cũng có
thể có những thành phần hóa học nổi bật này và lá Camellia hakodae Ninh hứa hẹn
sẽ là một tiềm năng nghiên cứu lớn cho các nhà nghiên cứu sau này.
3.3. Tác dụng dược lí
a. Tác dụng chống oxy hóa
Thành phần hóa học có hoạt tính chính có trong lá Trà hoa vàng Hakoda là
polyphenol. Polyphenol là chất chống oxy hóa có tác dụng khử các gốc tự do trong cơ
thể. Các gốc tự do được sinh ra và tích lũy trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến
bệnh tật và tăng tốc độ lão hóa của con người. Nhờ sự tập trung cao hàm lượng
polyphenol mà dược liệu lá Trà hoa vàng Camellia hakodae Ninh có khả năng chống

12


oxy hóa nổi trội. Tuy nhiên, hoạt tính chống oxy hóa là khác nhau ở các
polyphenol khác nhau. Các chất được xác định có trong lá Camellia hakodae Ninh
có tác dụng trung hòa gốc tự do như: epicatechin, vitexin, isovitexin, quercetin-7O-β-D-glucopyranoside và kaempferol [35].
b. Tác dụng chống ung thư

Cũng nhờ thành phần chính có trong lá Camellia hakodae Ninh là polyphenol
mà dược liệu có khả năng ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư của
người. Một số cơng trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng kìm hãm của
polyphenol trong trà lên sự hình thành, di căn và phát triển của khối u. Tác dụng
này chủ yếu là do hiệu quả chống oxy hóa cao và chống tăng sinh khối u của các

hợp chất polyphenol trong trà. Các cơ chế chính giải thích tác dụng ức chế sự phát
triển tế bào u của EGCG trong lá trà được đề cập là: (1) tác dụng ngăn cản chu kỳ
phân chia tế bào, dừng chu kỳ phân chia tế bào ở các pha G1, G2; (2) Thúc đẩy
quá trình chết tế bào theo chương trình [26]. Viện Lý Hóa- Viện hàn lâm khoa học
Liên Xơ (cũ) đã sử dụng những hợp chất Flavonoid hoặc Polyphenol có độc tính
thấp như những chất chống oxy hóa để nghiên cứu lâm sàng điều trị môt số dạng
ung thư và cho rằng cơ chế chống khối u của Flavonoid không chỉ do khả năng
chống oxy hóa mà cịn có tác dụng tổng hợp do khả năng phản ứng đa dạng của
phân tử Flavonoid [25]. c. Tác dụng kháng khuẩn
Nhiều nghiên cứu đac chỉ ra hoạt chất polyphenol trong trà có tác dụng kháng
khuẩn, chống viêm [22,43].
d. Tác dụng giảm cân và làm đẹp
Nhóm catechin từ lâu đã được biết đến là nhóm nhóm chất chính tạo nên tác
dụng giảm cân và làm đẹp của trà. Một nghiên cứu của Chen JH về việc sử dụng
catechin liều cao chiết xuất từ Trà trên phụ nữ béo bụng sau hai tuần điều trị cho
thấy hiệu quả giảm cân đáng kể, giảm chu vi vòng eo, nồng độ cholesterol và LDL
trong huyết tương mà khơng có bất kỳ tác dụng bất lợi nào được ghi nhận. Trong
đó, EGCG là thành phần catechin có hoạt tính sinh học cao nhất trong việc giảm
khối lượng cân nặng của cơ thể [23].
3.4.

Độc tính

Trong nghiên cứu đánh giá độc tính cấp và mãn tính của dịch chiết lá Camellia
hakodae Ninh trên động vật thí nghiệm, đánh giá độc tính cho thấy rằng đối với cả
các thử nghiệm độc tính cấp tính và bán mãn tính, chiết xuất C. hakodae (CHN)
không tạo ra bất kỳ tác dụng độc hại nào ở chuột nhắt hoặc chuột cống. Trong quá
trình nghiên cứu độc tính cấp tính, khơng có tỷ lệ mắc bệnh hoặc tử vong nào được

13



quan sát thấy. Giá trị LD50 của chiết xuất không được xác định, nhưng có khả năng
cao hơn 120 g/kg, cho thấy rằng chiết xuất về cơ bản không độc hại và an toàn cho
việc uống với liều lượng đã được thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm độc chất
dưới điện tử, khơng có trường hợp tử vong hoặc các triệu chứng liên quan đến điều
trị được quan sát thấy ở bất kỳ nhóm nào. Kiểm tra mơ bệnh học của các mẫu gan,
thận và lá lách của chuột được điều trị bằng CHN cho thấy cấu trúc cơ quan bình
thường, cho thấy khơng có thay đổi vi thể hoặc rối loạn hình thái do uống CHN, ở
cả liều thấp đến liều cao. Điều đặc biệt hơn nữa là không có sự khác biệt đáng kể về
lượng thức ăn và nước uống, tăng cân, các thơng số sinh hóa hoặc huyết học được
quan sát thấy giữa nhóm đối chứng và nhóm được điều trị trong thời gian uống. Do
đó, có thể thấy các chất chiết xuất từ nước của lá C. hakodae Ninh tương đối an
tồn khơng gây tử vong hoặc bất kỳ thay đổi bất thường nào trong suốt q trình
nghiên cứu độc tính cấp tính hoặc bán mãn tính [58].
3.5. Dạng bào chế
Hiện nay, trên thị trường đã có một số sản phẩm như trà túi lọc, trà sấy và dầu trà
từ nguồn dược liệu lá Trà hoa vàng Hakoda [9]. Với việc quan tâm nghiên cứu về
Trà hoa vàng Hakoda, trong tương lai sẽ có thêm nhiều dạng bào chế khác cho
thuốc từ nguồn dược liệu quý này.

14


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Lá trà hoa vàng (Camellia hakodae Ninh) tươi được cung cấp ở Vĩnh Phúc

(Tháng 12/2020) và lá đã sấy khô được cung cấp bởi Cơ sở sản xuất và kinh doanh
Trà hỗ trợ sức khỏe bà Ba (Bắc Ninh), sản xuất tháng 11/2020.
2.2.

Dung mơi, hóa chất

Thuốc thử (TT) Mayer, TT Dragendorff, TT Bouchardat, TT diazo mới pha,
FeCl3 5%, gelatin 1%, chì acetat 5%, TT Legal, dung dịch natri nitroprussiat,
ethanol 96% (EtOH) (Trung Quốc), n-hexan (Hx) (Trung Quốc), nước cất, ethyl
acetat (EtOAc) (Trung Quốc), methanol (MeOH) (Merck, Đức), thuốc thử FolinCiocalteu (Trung Quốc), natri carbonat (Trung Quốc) đạt tiêu chuẩn tinh khiết.
Chất chuẩn acid gallic 99,9% (Cheng du, Trung Quốc), EGCG 98% (Macklin,
Trung Quốc).
2.3.

Dụng cụ, thiết bị

-

Kính hiển vi Axioskop 40 (ZEISS, Đức)

-

Cân kỹ thuật Precisa BJ610C, cân phân tích Precisa 262SMA-SR, cân xác
định độ ẩm Precisa HA 60 (Thụy Sĩ)
Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-VIS Cary 60 (Aligent, Mỹ)
Lò nung dược liệu (Trung Quốc)
Máy siêu âm Ultrasonic Cleaner (MRC- Israel)
Tủ sấy Wiseven Ovn- N105 (Hàn Quốc).

-


2.4.

Các dụng cụ thí nghiệm thường quy: cốc có mỏ, bình nón, ống nghiệm,
đũa thủy tinh, pipet, bình gạn, phễu lọc, giấy lọc...
Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu lá trà hoa vàng
Camellia hakodae Ninh như mô tả; vi phẫu dược liệu và bột dược liệu; độ ẩm; tro
tồn phần; tro khơng tan trong acid dựa trên các tiêu chí trong Dược điển Việt Nam
V [2]. Định tính các thành phần chất béo, sterol, caroten, flavonoid, saponin,
coumarin, đường khử, polysaccharid, tanin, alkaloid được tiến hành theo tài liệu
tham khảo [3, 5-7]. Định lượng hàm lượng phenol toàn phần trong mẫu thử bằng
phương pháp đo màu với thuốc thử Folin Ciocalteu, sử dụng chất chuẩn là acid
galic theo TCVN 9745-1-2013 (ISO 14502-1-2005) và tài liệu tham khảo [4, 10].
2.4.1. Mô tả

15


×