Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vận dụng hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật trong quá trình phát triển bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.82 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
MÁC- LÊNIN
Chủ đề: Vận dụng hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba
quy luật trong quá trình phát triển bản thân
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Bảo Yến - 11208555


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ ĐỀ
Phát triển bản thân (Personal Growth) là hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và hình
ảnh bản thân, phát triển tài năng và khả năng, tích lũy tài sản và sự nghiệp, nâng cao chất lượng
cuộc sống và làm sáng tỏ những ước mơ và hồi bão. Khái niệm này khơng chỉ dừng lại ở phát
triển bản thân mà nó cịn bao gồm các hoạt động chính thức và khơng chính thức để phát triển
người khác trong những vai trò như thầy giáo, hướng dẫn viên, tư vấn viên, quản lý, huấn luyện
viên. Nói cho cùng, phát triển bản thân diễn ra trong bối cảnh thể chế, nó liên quan tới phương
pháp, chương trình, cơng cụ, kỹ thuật và hệ thống đánh giá nhằm hỗ trợ con người phát triển ở
mức độ cá nhân trong các tổ chức.
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển con người, C.Mác cho rằng, con người là một
thực thể sinh học - xã hội. Theo đó, đứa trẻ mới ra đời chỉ là “con người dự bị”. Nó khơng thể
trở thành con người, nếu bị cơ lập, tách khỏi đời sống xã hội. Trong Bản thảo kinh tế - triết học
năm 1844, C.Mác viết: “Cá nhân là thực thể xã hội, cho nên mọi biểu hiện sinh hoạt của nó,
ngay cả nếu nó khơng biểu hiện sinh hoạt tập thể, được biểu hiện cùng với những người khác là biểu hiện và khẳng định của sinh hoạt tập thể”(1). Như vậy, muốn tồn tại và phát triển, đứa
trẻ phải gia nhập vào môi trường xã hội. Chính việc gia nhập vào mơi trường xã hội, thơng qua
các thiết chế xã hội, con người mới có thể hoà nhập vào xã hội. Phát triển bản thân giúp con
người có được những kinh nghiệm cần thiết để sống, thích ứng và phát triển. Mặt khác, nó cịn
đưa lại cho con người tri thức và văn hóa. Điều này giúp họ có nhiều cống hiến hơn cho xã hội.
Như vậy, ở đây, theo các ông, phát triển bản thân có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự
thành công của cá nhân và sự phồn vinh của xã hội, điều này được thực hiện dựa trên cơ sở vận
dụng hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật, các cặp phạm trù cơ bản và ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật được trình bày ngắn gọn sau đây.


1. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Chủ nghĩa duy vật mácxít cho rằng giữa các sự
vật, hiện tượng ln có sự tác động, ảnh hưởng, chi phối… lẫn nhau. Trên cơ sở đó, theo
triết học duy vật mác xít: Liên hệ là khái niệm chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng,
sự tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa
các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình.Mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng là khách quan, bởi lẽ, nó là vốn có của sự vật, khơng có ai
gắn cho sự vật. Mối liên hệ đó cịn là phổ biến, nghĩa là nó tồn tại trong cả tự nhiên, xã
hội và tư duy. Đồng thời, mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, nghĩa là nó có mối liên hệ


bên trong, mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ bản chất – không bản chất; mối liên hệ tất
nhiên – ngẫu nhiên…
b. Nguyên lý về sự phát triển: Chủ nghĩa duy vật mácxít coi phát triển là sự vận động
theo hướng đi lên từ thấp đến cao, từ chưa hồn thiện đến hồn thiện hơn. Phát triển
khơng chỉ là sự tăng lên về lượng mà còn là sự nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát
triển là chính là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong sự vật quy
định. Phát triển là khách quan, phổ biến và có nhiều hình thức cụ thể khác nhau.
2. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
a. Cái riêng và cái chung: Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện
tượng, một quá trình hay một hệ thống các sự vật tạo thành một chỉnh thể tồn tại độc lập
tương đối với những cái riêng khác. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những
mặt, những thuộc tính giống nhau được lặp lại trong nhiều cái riêng khác.
Khơng có cái chung tồn tại độc lập đứng ngoài cái riêng mà cái chung chỉ tồn tại
trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái
chung, vì bất cứ cái riêng nào cũng cũng tồn tại trong mối liên hệ với những cái riêng
khác. Cái chung là một bộ phận của cái riêng, cái riêng không gia nhập hết vào cái
chung.
b. Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động
qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật

với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ
những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên ngun nhân ln có trước kết quả về
mặt thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan hệ
nhân quả. Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hố
lẫn nhau. Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác động trở lại nguyên nhân
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân chủ
yếu bên trong sự vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy
ra như thế chứ không thể khác. Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái không phải do
bản chất kết cấu bên trong sự vật, mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật, do sự
ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài sự vật quyết định.
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người
và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại
trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Tất nhiên và ngẫu nhiên trong những điều kiện
nhất định có thể chuyển hố cho nhau.
d. Nội dung và hình thức: Nội dung là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt,
các yếu tố, các quá trình tạo nên sự vật. Hình thức là phạm trù triết học chỉ phương thức


tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liện hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố của sự vật.
Khơng có hình thức nào khơng chứa nội dung, cũng như khơng có nội dung nào
lại khơng tồn tại trong một hình thức nhất định. Nội dung nào sẽ có hình thức tương
ứng, các yếu tố tạo thành sự vật vừa góp phần tạo nên nội dung vừa tham gia tạo nên
hình thức. Nội dung giữ vai trị quyết định hình thức trong q trình vận động, phát triển
của sự vật. Nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối với nhau. Cùng một hình
thức nhưng có thể có những nội dung khác nhau.
e. Bản chất và hiện tượng: Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt,
các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và
phát triển của sự vật đó. Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào

cũng là bản chất. Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất
rộng hơn, phong phú hơn quy luật. Hiện tượng là phạm trù triết học chỉ cái là biểu hiện
ra bên ngoài của bản chất.
f. Khả năng và hiện thực: Hiện thực là phạm trù triết học chỉ mọi cái đang tồn tại thực
sự trong tự nhiên, xã hội, tư duy.Khả năng là phạm trù triết học chỉ những xu hướng,
những cái đang còn là mầm mống, tồn tại hiện thực trong sự vật, mà trong sự vận động
của chúng sẽ xuất hiện khi có điều kiện tương ứng.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau,
thường xuyên chuyển hố lẫn nhau trong q trình phát triển của sự vật. Trong tự nhiên,
khả năng trở thành hiện thực diễn ra một cách tự phát, nghĩa là không cần sự tác động
của con người. Trong xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, muốn khả năng trở
thành hiện thực phải thơng qua hoạt động thực tiễn có ý thức của con người. Ngồi
những khả năng vốn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những
khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều
kiện.
3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
a. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại (Quy luật lượng đổi chất đổi)
- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất: Mỗi sự vật đều có lượng,
chất và chúng thay đổi trong quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng: Chất mới ra đời sẽ tác động
trở lại tới sự thay đổi của lượng mới (làm thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốc độ v.v phát
triển của sự vật).


- Sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật. Những thay đổi
về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất
mới ra đời cùng với độ mới. Đó chính là cách thức phát triển của sự vật.
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)
Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự

vật. Bởi lẽ, khi các mặt đối lập thống nhất với nhau thì sự vật cịn là nó. Nhưng khi mâu
thuẫn từ khác biệt trở nên gay gắt cần giải quyết thì khi ấy sự thống nhất cũ của sự vật
mất đi, xuất hiện sự thống nhất mới, chính là sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Sự
thống nhất mới này lại mâu thuẫn nhau, rồi lại được giải quyết, cứ như vậy sự vật vận
động, biến đổi, phát triển. Lưu ý rằng, cả thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
đều có vai trị quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự vật.
c. Quy luật phủ định của phủ định
Phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng, sự vận động, phát triển của sự vật
thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu
nhưng cao hơn.
Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình. Sau những lần
phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống
với sự vật ban đầu (xuất phát).
4. Vai trò của phương pháp luận và vai trò năng lực tư duy trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn đối với bản thân
Vai trò của phương pháp luận triết học đối với nhận thức và thực tiễn thể hiện ở
chỗ nó chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng; lựa chọn và vận dụng các phương pháp để thực
hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn; đóng vai trị định hướng trong q trình tìm tịi,
lựa chọn và vận dụng phương pháp. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất
của con người về thế giới, về vị trí, vai trị của con người trong thế giới đó, triết học
đóng vai trị là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học giữ vai trò định hướng cho
quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch
sử. Trang bị thế giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học Mác - Lênin. Với
tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con
người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất.
Phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần quan trọng chỉ đạo, định
hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Khi khẳng định vai trò của tư duy đối với nhận thức và cải tạo thế giới, V.I.Lênin
đã khẳng định: “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn



tạo ra thế giới khách quan” [7, tr.228]. Điều này cho thấy, một mặt, thông qua hoạt động
tư duy, con người có thể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan; mặt khác, thông qua
hoạt động thực tiễn, con người có thể cải biến hiện thực khách quan theo những lợi ích
của mình. Cũng từ đó, có thể khẳng định tư duy khoa học, năng lực tư duy khoa học có
vai trị quan trọng đối với cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Năng lực tư
duy biện chứng sẽ giúp cho ta rất nhiều trong quá trình học tập cũng như công tác sau
này:
Thứ nhất, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy biện chứng
sẽ giúp bản thân có cái nhìn tồn diện, phân biệt tri thức đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân
cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn. Bản thân tự học, tự nghiên cứu, giải
thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp mà thực tiễn đặt ra…
Thứ hai, có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; chúng ta khơng cịn phải
học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận dụng, biết đánh giá và sáng tạo ra tri thức mới.
Thứ ba, loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ...
Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên, em xin được trình bày một số phương pháp nhằm
phát triển bản thân mình và những kinh nghiệm mà mình có được sau khi thực hành các
phương pháp ấy.


PHẦN 2: VẬN DỤNG NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ĐỂ
PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
1. Mở đầu
Tư duy biện chứng duy vật có vai trị to lớn đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của
mỗi người. Việc nâng cao năng lực tư duy cho bản thân là vấn đề quan trọng trong tình hình
hiện nay, giúp con người có tư duy khoa học trong q trình học tập và làm việc sau này. Cụ
thể là, nó giúp khắc phục lối tư duy siêu hình, phiến diện… để có thể xem xét đối tượng một
cách đúng đắn, toàn diện; khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ và thái độ định kiến với cái mới;
tránh sự phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ rơi vào ảo tưởng; nhìn nhận đối tượng
một cách khách quan và khoa học; giúp việc học tập và nghiên cứu các môn khoa học khác có

hiệu quả hơn, đồng thời có khả năng gắn kết lý luận với thực tiễn, gắn học với hành, là cơ sở
quan trọng để xây dựng năng lực tư duy, nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra
một cách đúng đắn.
Hiện nay, xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, sự ra đời và phát triển của kinh tế tri
thức, cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường.
Trước thay đổi đó, địi hỏi mỗi người khơng những giỏi về chun mơn mà cịn địi hỏi khả
năng vận dụng tri thức khoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả
nhất. Vì vậy, việc học tập phương pháp luận duy vật biện chứng và vận dụng nó để phát triển
bản thân ngay từ năm thứ nhất của sinh viên nói chung phải được các bạn đặc biệt chú trọng.
2. Nội dung cơ bản rèn luyện phương pháp luận biện chứng duy vật cho bản thân
Chúng ta có thể rèn luyện năng lực tư duy qua nhiều môn học, nhưng cơ bản và nền tảng
là rèn luyện phương pháp luận biện chứng trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin 1.
Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật bao gồm: Hai nguyên lý cơ bản của
phép biện chứng duy vật; Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật; Các quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật; Lý luận nhận thức duy vật biện chứng [2, tr.61-124]. Từ
những nội dung này, người học phải biết phương pháp luận được rút ra là gì để vận dụng trong
cuộc sống, lao động, học tập. Do đó, rèn luyện phương pháp luận biện chứng duy vật là rèn
luyện các nội dung cơ bản sau:
Một là, rèn luyện cho bản thân có quan điểm tồn diện trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Quan điểm tồn diện địi hỏi khả năng nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn
cần phải xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại
giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Trong hoạt động thực tế, bản thân phải
sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào đối tượng nhằm


đem lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, chúng ta cần có thể nhận diện và phê phán quan điểm
phiến diện, quan điểm chiết trung, ngụy biện.
Hai là, rèn luyện cho bản thân có quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và hành

động. Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống, giải thích
các hiện tượng cần phải xét đến tính đặc thù của đối tượng nhận thức. Khi nhận thức sự vật và
tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, mơi trường cụ thể mà
trong đó sự vật sinh ra, tồn tại, phát triển. Phải xác định rõ vị trí, vai trị khác nhau của từng
mối liên hệ cụ thể, trong tình huống cụ thể.
Ba là, rèn luyện cho bản thân có quan điểm phát triển trong nhận thức và trong hoạt
động thực tiễn. Quan điểm phát triển địi hỏi khơng chỉ nắm bắt cái hiện đang tồn tại của sự
vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng; phải thấy được
những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi, khuynh hướng chung là
phát triển đi lên, tức phải thấy được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá
trình phát triển của nó. Người rèn luyện cần phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật
thành từng giai đoạn, từ đó có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển. Cần giúp nhận
thức của chúng ta có thể nhận diện và phê phán quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến trong nhận
thức và hành động.
Bốn là, rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu phương pháp luận rút ra
từ các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: cái riêng và cái chung, nguyên nhân
và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và
hiện thực.
Năm là, rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu những quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật. Với quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại, sinh viên cần rèn luyện trong nhận thức và hành động
phải biết đi từ những tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất, cách thức tích lũy về lượng
(tăng về số lượng, thay đổi cách sắp xếp các yếu tố cấu thành, hay cả hai), cần phải có quyết
tâm để tiến hành bước nhảy thông qua vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Cần
khắc phục hai tư tưởng trái ngược nhau là tư tưởng tả khuynh (nơn nóng, bất chấp quy luật, chủ
quan duy ý chí) và tư tưởng hữu khuynh (bảo thủ, trì trệ). Với quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập, cần rèn luyện cho mình hiểu sâu sắc rằng, để nhận thức đúng đắn bản chất
của sự vật, hiện tượng và tìm ra phương hướng, giải pháp hiệu quả thì phải nghiên cứu, phát
hiện ra mâu thuẫn của sự vật; phải xem xét sự vật trong thể thống nhất những mặt (nét tương
đồng), những khuynh hướng trái ngược nhau, tìm ra những mặt đối lập và những mối liên hệ,

sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó; phải biết phân loại mâu thuẫn để đưa ra
phương pháp đấu tranh cho phù hợp (tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết


mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật phát triển). Đối với quy luật phủ định của phủ định, bản thân cần
rèn luyện để nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật là đường “xoáy ốc”, hiểu rõ
q trình phát triển của sự vật khơng phải lúc nào cũng đi theo đường thẳng, mà nhiều khi diễn
ra quanh co, phức tạp, bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau và ở mỗi chu kỳ này, sự vật có những
đặc điểm riêng biệt, nên phải có cách tác động phù hợp, phải biết ủng hộ cái mới, đồng thời kế
thừa có chọn lọc những cái vốn có tinh hoa của cái cũ…
Sáu là, rèn luyện phương pháp biện chứng bằng cách nghiên cứu nội dung Lý luận nhận
thức duy vật biện chứng. Cần rèn luyên để nắm vững quan điểm thực tiễn, nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn, phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điều. Nhận thức
là một quá trình, lặp đi lặp lại khơng có điểm dừng: từ thực tiễn tới nhận thức – từ nhận thức lại
trở về thực tiễn – từ thực tiễn tiếp tục quá trình nhận thức và loài người càng tiến dần đến chân
lý. Sinh viên phải nhận thức được chân lý là khách quan, chống những quan điểm chủ quan cho
rằng chân lý là thuộc về kẻ mạnh, chân lý thuộc về đa số, chân lý là lý lẽ hợp lý, chân lý gắn
với lợi ích…; phê phán chủ nghĩa tuyệt đối và chủ nghĩa tương đối, cần xác định chân lý vừa
mang tính tương đối, vừa mang tính tuyệt đối và chân lý là cụ thể. Theo Lênin: bản chất, linh
hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể ở mỗi tình hình cụ thể; rằng phương pháp của
Mác trước hết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thời điểm cụ thể
nhất định [6, tr.364]. Phương pháp luận biện chứng phải được xét trên lập trường duy vật, nên
phải chú ý phần thế giới quan duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
3. Kết luận
Năng lực tư duy biện chứng là sức mạnh không thể thiếu được của mỗi con người trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn, là đòi hỏi bắt buộc ở mỗi người trong quá trình tiến hành
nhiệm vụ nhận thức và cải tạo thế giới khách quan, là đòi hỏi của thực tiễn xã hội đối với mỗi
người trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao năng lực tư duy của bản thân thông qua rèn luyện
phương pháp biện chứng duy vật, mỗi cá nhân cần xác định trọng tâm, nắm vững nội dung và
phương pháp, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, thường xuyên sử dụng dưới nhiều hình

thức, định hướng vận dụng trong cuộc sống bản thân. Rèn luyện phương pháp biện chứng duy
vật, sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng năng lực nhận thức biện chứng, nâng cao năng
lực tư duy biện chứng và giải quyết tốt các vấn đề cuộc sống, học tập, làm việc một cách khoa
học của bản thân sau khi ra trường.


PHẦN 3: NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
Sau một học kỳ học tập và nghiên cứu bộ môn Triết học Mác-Lenin dưới sự hướng dẫn
của cô Võ Thị Hồng Hạnh, bản thân em nhận thấy mình đã có thêm được rất nhiều tri thức và
kinh nghiệm để phát triển bản thân và vận dụng cho cuộc sống.
Đầu tiên, em được trang bị tri thức đầy đủ về phương pháp luận biện chứng duy vật,
nắm vững phương pháp luận được rút ra từ lý luận phép biện chứng duy vật: quan điểm toàn
diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn; phương pháp luận
được rút ra từ các cặp phạm trù, các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật… Trong quá
trình học tập em được so sánh, phân tích lý luận, nêu vấn đề giải quyết, sau đó kết luận. Chẳng
hạn: Vì sao trong tình hống này nhân vật ấy lại đưa ra lựa chọn này? Cần đưa ra những cứ liệu
cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy để chứng minh.
Tiếp theo, em được luyện tập các phương pháp biện chứng thông qua thực tiễn cách
mạng, trong cuộc sống đầy biến đổi khơng ngừng,… Ví dụ: Trong phim nhân vật đã vận dụng
nguyên tắc khách quan trong thực tiễn như thế nào? Em có thể chỉ ra sự vận dụng phương pháp
luận biện chứng duy vật như thế nào qua các quyết định của nhân vật; hay tìm những câu thơ,
tục ngữ, ca dao, danh ngôn phản ánh tư tưởng triết học duy vật biện chứng. Cho một ví dụ
trong thực tiễn để làm rõ sự vận động, phát triển của sự vật chịu tác động đồng thời cả ba quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật;
Thứ ba, em được định hướng ý thức tự vận dụng phương pháp luận biện chứng trong
quá trình học tập, trong cuộc sống bản thân, để nâng cao năng lực tư duy em cần nắm vững, áp
dụng triệt để phương pháp luận biện chứng duy vật trong nhận thức và trong hoạt động thực
tiễn. Ví dụ: Vận dụng phương pháp luận biện chứng giải thích các mâu thuẫn, các tình huống
trong bộ phim; vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích một hiện tượng hóa học, vật lý…;
Vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể trong quá trình học tập của bản thân

cấp 1, cấp 2, cấp 3 (kiến thức, độ tuổi). Dựa vào phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả để rèn luyện bản thân. Sinh viên phải nhận thức được bất cứ kết quả nào cũng
có nguyên nhân của nó, từ đó sinh viên có ý thức làm việc thiện, tránh việc ác. Luyện tập cho
em biết vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật vào trong thực tiễn, cuộc sống thông
qua những vấn đề: Nếu em ở trong hoàn cảnh của nhân vật kể trên, em sẽ làm gì? Quyết định
như thế nào?
Cuối cùng, em được thường xuyên kiểm tra, đánh giá phương pháp biện chứng thông
qua thảo luận nhóm, kiểm tra kiến thức bằng câu hỏi ngắn, bài tập, hay giải thích một hiện
tượng nào đó trong cuộc sống. Đây là điều kiện vô cùng tốt không chỉ để củng cố, vận dụng và


ghi nhớ kiến thức lý thuyết tronng sách vở mà nó cịn em phát triển các kĩ năng như làm việc
nhóm, thuyết trình,…

Tổng kết:
Qua những điều trình bày kể trên, ta có thể nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa phương
pháp luận và tư duy biện chứng trong quá trình phát triển bản thân của mỗi con người. Đồng
thời, phát triển bản thân khơng phải là q trình diễn ra trong ngày một ngày hai, mà thực tế là
cả một q trình kéo dài, thậm chí là cho đến khi về già chúng ta vẫn cần tiếp tục quá trình ấy.
Đó là bởi vì việc phát triển này đồng nghĩa với những sự thay đổi về tất cả các yếu tố liên quan
đến bản thân chúng ta và môi trường sống như kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, ngoại hình…
Áp dụng một cách đúng đắn các nguyên lý, các cặp phạm trù và quy luật của phép biện cứng
duy vật sẽ giúp cho quá trình ấy của chúng ta diễn ra đúng đắn, có hiệu quả, đem lại thành cơng
cho bản thân và lợi ích to lớn cho xã hội.



×