Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN đề quản trị câu lạc bộ đề tài quản trị golf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.68 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Quản trị câu lạc bộ
Đề tài: Quản trị Golf

Giảng viên hướng dẫn: cô Lê Phương Giao Linh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thâu
Lớp: KS001
Khóa đào tạo: 2018 – 2021 (K44)
Tháng 6 năm 2021


Báo cáo chuyên đề Quản trị Câu lạc bộ: Quản trị Golf.
Nguyễn Văn Thâu
Viện Du lịch, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM, Việt Nam.
TĨM TẮT
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao. Đối với
những người thuộc tầng lớp thượng lưu “dư tiền thiếu thời gian”, họ có nhu cầu rất lớn về một hoạt
động giải trí, thử thách bản thân và đặc biệt phải thể hiện đẳng cấp của họ. Từ đó, golf nổi lên như
một hoạt động giải trí phù hợp. Việc tìm hiểu về golf, cơ hội nghề nghiệp hay tiềm năng phát triển của
golf từ đó trở nên cần thiết, đặc biệt là với những sinh viên ngành Du lịch - Nhà hàng khách sạn. Vào
thứ 6 ngày 14/5 vừa qua, tập thể lớp Quản trị khách sạn - trường đại học Kinh tế Tp.HCM đã có một
buổi báo cáo chuyên đề về môn Golf với báo cáo viên là thầy Bùi Xuân Phong. Thầy là nguyên Tổng
giám đốc của SAM Tuyền Lâm Golf & Resorts và tác giả của cuốn sách “Golf - Những bí mật về
mơn thể thao q tộc”, xuất bản năm 2019. Trong bài báo cáo này, em sẽ trình bày về những kiến thức
em đã học được trong buổi báo cáo chuyên đề, kết hợp với những thơng tin mà em đã tìm hiểu, và
song song với đó là trình bày các tình huống có thể xảy ra trong quá trình vận hành một sân Golf, từ
đó phân tích và rút ra bài học.
Từ khóa:


Golf
Quản trị Golf
Sự phát triển của ngành Golf

1|Page


MỤC LỤC

TĨM TẮT.............................................................................................................................................1
MỤC LỤC.............................................................................................................................................2
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH MƠN GOLF, CÁC TỔ CHỨC GOLF TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC
QUY ĐỊNH MƠN GOLF......................................................................................................................3
1.1.

Giới thiệu mơn golf................................................................................................................3

1.2.

Lịch sử hình thành mơn golf..................................................................................................3

1.3.

Các tổ chức golf trên thế giới.................................................................................................4

1.3.1.

Hiệp hội Golf Hoa Kì (The United States Golf Association - USGA)...........................4

1.3.2.


The R&A.......................................................................................................................4

1.4.

2.

3.

4.

5.

6.

Các quy định mơn golf...........................................................................................................4

1.4.1.

Luật golf.........................................................................................................................4

1.4.2.

Trang phục chơi golf......................................................................................................4

1.4.3.

Văn hóa ứng xử..............................................................................................................5

SÂN GOLF VÀ CÁC CƠ SỞ PHỤC VỤ NGƯỜI CHƠI GOLF..................................................5

2.1.

Sân golf..................................................................................................................................5

2.2.

Cơ sở phục vụ người chơi......................................................................................................6

CÁC DỊCH VỤ TẠI CLB GOLF..................................................................................................6
3.1.

Chuỗi trải nghiệm của khách hàng.........................................................................................6

3.2.

Golf cho người khuyết tật......................................................................................................7

CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA CLB GOLF...................................................................................7
4.1.

Tổ chức các giải, sự kiện golf................................................................................................7

4.2.

Các chương trình huấn luyện cho thành viên.........................................................................7

MƠ TẢ CƠNG VIỆC CÁC VỊ TRÍ ĐIỂN HÌNH TRONG CLB GOLF.......................................7
5.1.

Tổng quản lý..........................................................................................................................7


5.2.

Các vị trí về nghiệp vụ golf....................................................................................................8

5.3.

Các vị trí về bảo trì sân golf...................................................................................................9

5.4.

Một số vị trí khác...................................................................................................................9

CƠNG TÁC BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG SÂN GOLF....................................................................10
6.1.

Đất, cỏ và hệ thống thoát nước.............................................................................................10

6.2.

Sâu bệnh và thuốc................................................................................................................11

6.3.

Máy móc và thiết bị bảo trì golf...........................................................................................11

TỔNG KẾT.........................................................................................................................................11
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................................................12
2|Page



1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH MƠN GOLF, CÁC TỔ CHỨC GOLF TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC
QUY ĐỊNH MÔN GOLF.
1.1. Giới thiệu mơn golf
Golf (hay cịn được gọi là “gơn” tại Việt Nam) là một mơn thể thao mà ở đó, người chơi sử dụng gậy
để đánh một quả bóng vào một chuỗi các lỗ trên sân, với mục tiêu đặt ra là phải hồn thành với càng ít
lần đánh càng tốt. 
Khơng giống các mơn thể thao chơi với bóng, golf không được chơi trên một sân tiêu chuẩn với thiết
kế giống nhau, mà mỗi sân golf đều có thiết kế khác nhau, và khơng có bất kỳ sân golf nào hoàn toàn
giống nhau trên cả thế giới. Do vậy, việc phải đối mặt với những thử thách hoàn toàn khác khi chơi
trên các sân golf khác nhau là một trong những điều khiến môn thể thao này hấp dẫn.
1.2. Lịch sử hình thành mơn golf.
Hiện nay có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc thật sự của bộ môn Golf. Tuy nhiên, sau ghi nghe quan
điểm của thầy Phong trong buổi báo cáo chuyên đề, kết hợp với việc tìm hiểu các trang thông tin trên
Internet, quan điểm của em đó là Chuiwan, một trị chơi phổ biến tại Trung Quốc trong giai đoạn từ
thế kỉ 8 đến thế kỉ 14, mới thật sự là khởi nguồn cho bộ môn này. Có 2 minh chứng cho luận điểm
này, thứ nhất là bức họa mang tên “The Autumn Banquet” (Yến tiệc mùa thu) được vẽ vào thời nhà
Minh tại Trung Hoa (1368 - 1644). Bức họa miêu tả cảnh một hoàng thân đang cầm một cây gậy rất
giống với gậy golf ngày nay và chuẩn bị đánh trái bóng trên mặt đất vào lỗ. Minh chứng thứ 2 đến từ
bức họa “Xuanzong at Play”, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng cung tại Bắc Kinh. Bức tranh
minh họa cảnh Tuyên Đức Hoàng đế Chu Chiêm cơ (1398 - 1435) đang dùng gậy đánh bóng vào hố
trên nền cỏ. Sau đó, môn golf du nhập vào châu Âu nhờ vào các thương nhân di chuyển trên con
đường tơ lụa. Scotland được đa số các nhà nghiên cứu cho là quê hương của golf vì nơi đây đã viết
các quy định về luật chơi golf và sân golf, phổ biến nó trên tồn thế giới và vẫn được áp dụng đến
nay. Cịn Chuiwan lại bị thất truyền dưới sự thống trị của nhà Thanh (1644 - 1911) để thay thế bằng
các môn thể thao khác. 

Hình 1: Bức họa “The Autumn Banquet”
Năm 1567, sân golf đầu tiên trên thế giới là sân Musselburg Links được đưa vào sử dụng tại
Musselburg, Scotland. 

Năm 1744, tại Scotland, luật chơi golf 18 lỗ chính thức được ban hành. Cùng năm, CLB golf đầu tiên
trên thế giới được ra đời với cái tên “The Royal and Ancient Golf Club of St Andrews). 
Tại Việt Nam, sân golf đầu tiên được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp và quy hoạch tại Đà Lạt vào
năm 1923. Sau đó, vào những năm 1930, sân golf này được xây dựng theo yêu cầu của vua Hoàng đế
Bảo Đại và lần đầu được đưa vào hoạt động vào năm 1933. Sau nhiều lần đóng của, sân golf này hiện
hoạt động dưới cái tên Dalat Palace Golf Club và hoạt động đến ngày nay. Tính đến năm 2019, đã có
đến 55 sân golf được xây dựng từ Bắc xuống Nam. 
1.3. Các tổ chức golf trên thế giới
1.3.1.Hiệp hội Golf Hoa Kì (The United States Golf Association - USGA)

3|Page


Hiệp hội Golf Hoa Kì (The United States Golf Association - USGA) là Hiệp hội liên kết các sân golf,
các CLB golf, và là cơ quan quản lý bộ môn golf lại Hoa Kỳ và Mexico. USGA được thành lập vào
ngày 22/12/1894, có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ. Cùng với The R&A, USGA nghiên cứu, ban hàng
luật chơi golf, và đưa ra hệ thống đánh giá năng lực dành cho người chơi golf (golfers). Ngoài ra, hiệp
hội này còn đứng ra tổ chức 14 cuộc thi golf khác nhau như U.S.Open, U.S.Women's Open,
U.S.Senior Open,... USGA cũng là tổ chức chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của các thiết bị chơi
golf để xem xét chúng có đủ tiêu chuẩn so với quy định đã đặt ra.
1.3.2.The R&A
The R&A là một trong hai cơ quan quản lý môn golf trên toàn thế giới, cùng với Hiệp hội Golf Hoa
Kỳ (USGA). USGA quản lý tại Hoa Kỳ và Mexico, còn The R&A quản lý các nước còn lại trên thế
giới. Hai hiệp hội này dùng chung các bộ luật với nhau, bao gồm Luật Golf chuyên nghiệp, Luật Golf
nghiệp dư, Tiêu chuẩn dành cho các trang thiết bị chơi golf và Hệ thống xếp hạng người chơi golf trên
toàn thế giới. The R&A có trụ sở tại St.Andrews, Scotland. 
Trước đây, The R&A là cái tên thân mật mà mọi người thường gọi cho CLB Golf Hoàng gia tại St
Andrews (the Royal and Ancient Golf Club of St Andrews). Đến năm 2004, The R&A đã tách ra và
hoạt động độc lập với CLB. Ngồi chức năng quản lý bộ mơn golf, tổ chức này còn đứng ra tổ chức
một số cuộc thi golf như The Open Championship (cuộc thi golf cho nam lâu đời nhất trên thế giới),

the Women's British Open, the Senior Open Championship, cùng với đó là Walker Cup và Curtis
Cup. The R&A đã sáng lập ra hệ thống xếp hạng chính thức dành cho người người chơi golf nam
chuyên nghiệp vào năm 1986 và Hệ thống xếp hạng dành cho người chơi golf nam nghiệp dư vào
năm 2007. Tổ chức này cũng là chủ sở hữu và đứng ra vận hành Bảo tàng Golf tại Anh. 
1.4. Các quy định môn golf
1.4.1.Luật golf
Luật golf được soạn bởi The R&A và Hiệp hội Golf Hoa Kỳ. Trong đó đưa ra các quy định về luật
chơi golf, các tiêu chuẩn trang thiết bị, cơ sở vật chất và hành vi ứng xử của người chơi golf. Bộ luật
này được áp dụng cho hầu hết các giải đấu và golf thủ (người chơi golf) trên toàn thế giới. Những
người chơi golf và quan tâm về golf hiện nay có thể tiếp cận với các quy định trong bộ luật này trên
trang web chính thức của The R&A. Do bộ luật được trình bày theo hình thức liệt kê và rất dài, nên
trong khn khổ bài báo cáo này, em sẽ khơng trình bày lại toàn bộ nội dung của bộ luật. Thay vào
đó, em chỉ tập trung vào hai nội dung được thầy Phong trình bày trong buổi báo cáo và bản thân em
cũng cảm thấy quan trọng là trang phục và văn hóa ứng xử của golf thủ. 
Ngồi những luật chung cho golf thủ trên tồn thế giới, họ cịn phải tuân theo những luật lệ riêng tại
mỗi địa phương. Ví dụ, tại sân golf Royal North Devon ở nước Anh, golf thủ sẽ thường bắt gặp các
chú cừu và ngựa đi lang thang xung quanh mặt sân golf. Mặt tốt là điều này sẽ tạo nên một cảnh quan
rất dân dã và bình dị thơn q, tạo nên một cảm giác yên bình cho golf thủ. Nhưng mặt khác, những
chú cừu và ngựa này sẽ để lại các dấu tích trên đường đi của chúng, như dấu chân ngựa hằn lên cỏ,
các chỗ đất bị xới tung lên, và đặc biệt là các bãi nước tiểu và bãi phân của chúng. Luật địa phương
quy định, trong trường hợp trái bóng golf rơi vào các “vết tích” này, người chơi cần phải dùng tay
hoặc các vật dụng khác để lấy trái bóng ra, lau và dùng nó để chơi tiếp, khi nó người chơi sẽ khơng bị
phạt gậy. Họ khơng được thay nó bằng quả bóng khác nếu khơng muốn bị phạt. Đây là điều luật được
áp dụng với các golf thủ chơi tại sân Royal North Devon và một số mặt sân khác tại vùng Tây Nam
nước Anh. 
1.4.2.Trang phục chơi golf.
Quần áo đặc trưng và giày golf tiêu chuẩn là hai nghi thức bắt buộc đối với không chỉ golf thủ mà đối
với cả đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ tại sân golf. Quần áo đặc trưng theo quy định chung sẽ
tạo nên sự sang trọng, lịch sự, đẳng cấp của người chơi, và sự tôn trọng dành cho những người cùng
chơi. Giày đúng tiêu chuẩn sẽ giúp hạn chế ảnh hướng lên mặt cỏ trong quá trình golf thủ di chuyển.

Trong buổi báo cáo chuyên đề, thầy Phong cũng có đề cập đến tình huống khi một người chơi kiên
quyết không chịu thay đồ và yêu cầu được ra sân trong khi vẫn mặc đồ vest mang giày tây. Lúc đó, dù
caddy có cố gắng thuyết phục vẫn không được (caddy là những người hỗ trợ golf thủ trong quá trình
chơi). Khi này, nên gọi cho quản lý hoặc giám đốc ra giải quyết, chứ nhân viên không nên đôi co với
4|Page


khách. Vì khách chơi golf là những người ở tầng lớp thượng lưu, nên những lời nói của caddy hay các
nhân viên khác rất khó để có thể được họ lắng nghe. Khi này, giám đốc hoặc quản lý là người có tiếng
nói hơn, có thể ra nói chuyện khéo léo, lịch thiệp một cách kiên quyết để thuyết phục khách thay đồ.
Tình huống này khiến em nhớ đến một lời khuyên mà em đã được học, đó là đứng dưới phương diện
là một người làm trong ngành dịch vụ, mình sẽ tơn trọng khách trên cơ sở các quy tắc, nhưng khơng
nhún nhường khi khách sai. Vì đối với các golf thủ lâu năm, họ cực kỳ khó chịu khi nhìn thấy hình
ảnh những người chơi khác mặc khơng đúng tiêu chuẩn (áo ba lỗ, quần đùi, giày tây, …), khiến họ có
thể khơng quay lại đó nữa. Do đó, khi mình kiên quyết đối với những khách hàng sai, là mình đang
thể hiện sự tơn trọng đối với các khách hàng cịn lại. 
1.4.3.Văn hóa ứng xử.
Văn hóa ứng xử là các quy tắc khơng chính thức mà nhưng những người chơi vẫn cần thực hiện để
hiện đẳng cấp của mình và sự tơn trọng dành cho những người cùng chơi. Một số văn hóa ứng xử
quan trọng mà bất cứ người chơi nào cũng cần phải biết như khơng làm ồn khi bạn cùng chơi phát
bóng, khơng đứng trên đường bóng của bạn chơi, nhanh chóng rời khỏi đường golf khi hồn thành để
nhường chỗ cho nhóm sau, cào lại bẫy cát, sửa lại vết vòng trên green,... Ngoài ra, caddy cũng cần
phải biết và tuân thủ những quy tắc này để hướng dẫn những người mới chơi golf để họ có thể hịa
nhập với các golf thủ khác. 
2. SÂN GOLF VÀ CÁC CƠ SỞ PHỤC VỤ NGƯỜI CHƠI GOLF.
2.1. Sân golf.
Về tiêu chuẩn thiết kế, theo hướng dẫn của the R&A, một sân golf 18 đường tiêu chuẩn cần diện tích
tối thiểu 60 đến 90 hecta. Thời gian trung bình một golf thủ dành cho một vịng 18 đường sẽ từ 4-5
tiếng, phụ thuộc vào chiều dài sân, độ khó sân cũng như trình độ người chơi. Mỗi đường golf được
bắt đầu từ khu vực phát bóng (tee box) đến vị trí có lỗ golf (green) với chiều dài khác nhau được quy

định bằng số gậy tiêu chuẩn mà golf thủ cần thực hiện để đưa bóng vào lỗ (số gậy tiêu chuẩn là par).
Khoảng cách giữa tee box và green trên đường golf được gọi là fairway. Sân golf tiêu chuẩn thường
có 3 loại đường golf là par 3,4 và 5. Ví dụ, đối với đường par 3, golf thủ cần đưa bóng từ tee box vào
lỗ trong vịng 3 gậy. 

Hình 2: Sơ đồ mơ tả các vị trí cơ bản trên đường golf.
Mỗi sân golf có thiết kế hồn tồn khác nhau do nhà thiết kế thường cố gắng tận dụng địa hình và các
cảnh quan thiên nhiên của Mặt bằng có địa hình càng khó thì càng tạo ra nhiều chướng ngại vật cho
golf thủ, bên cạnh các chướng ngại phổ biến như bẫy cát (bunker), hồ nước (water hazard) hay bãi cỏ
rậm (rough). Ngồi ra, các yếu tố về thời tiết, hướng gió cũng được các nhà thiết kế tính tốn rất kỹ để
thiết kế các đường golf với chiều dài, số lượng bãi cỏ rậm, bẫy cát,... khác nhau. Mục đích của việc
này là để tạo ra tổng thể sân golf không quá khó đối với người chơi mới, nhưng vẫn tạo ra sự thử
thách cho các golf thủ lâu năm, khiến họ mong muốn quay lại sân. 
Các loại cỏ nói chung và cỏ sân golf nói riêng có đặc tính chung là chỉ cần đủ nước và đủ dinh dưỡng
là có thể sống được. Do đó, các sân golf được khuyến khích xây dựng trên các vừng đất nghèo dinh
dưỡng, khó có khả năng canh tác, vì cỏ sân golf khơng cần đến các dinh dưỡng từ đất mà chỉ cần bón
phân đầy đủ là sống được. Trong q trình bảo trì sân, hỗn hợp các lớp đất cát, kỹ thuật ươm trồng cỏ
và hệ thống tưới và thối nước đóng vai trị rất quan trọng. Ngồi ra, chất lượng cỏ và kỹ thuật cắt cỏ
đóng vai trị chính yếu trong việc tạo nên chất lượng cho mặt cỏ, qua đó tạo nên sự chính xác đối đa
cho đường đánh của golf thủ. 
Dựa vào vị trí địa lý, sân golf được phân thành một số loại phổ biến như:

5|Page




Links: các sân được xây dựng dọc theo các đường bờ biển. 




Parkland: các sân golf được xây sâu trong đất liền, trông giống như một công viên với rất
nhiều cây xanh và thảm cỏ xanh mướt. 



Desert: ít phổ biến hơn hai loại trên, thường được xây dựng trên các đồi cát hoặc sa mạc tự
nhiên. Tại các sân này, cỏ chỉ được lót tại khu vực tee, fairway và green. 

2.2. Cơ sở phục vụ người chơi.
Hai vật dụng mà mọi golf thủ bắt buộc phải có là gậy và bóng chơi golf. Bóng được tạo ra từ vỏ và lõi
bóng. Hiện nay, các quả bóng golf cịn được thêm các lõm trên bề mặt, làm tăng độ xoáy khi trái bóng
bay trên khơng trung, giúp bóng bay đúng ý đồ của người đánh hơn. Đối với gậy golf, bộ gậy quy
định được sử dụng khi chơi là 14 cây, bao gồm 12 cây tiêu chuẩn và 2 cây tự chọn. Gậy golf được
phân loại dựa trên mục đích sử dụng (driver, putter, fairway,…), chất liệu (wood, iron, hybrid,..) hay
độ cứng, giúp người chơi có thể lựa chọn loại gậy phù hợp với trình độ và mục đích sử dụng của
mình. 
Người chơi khi ghé CLB golf có thể mua sắm các quần áo và dụng cụ chuyên dụng cho việc chơi golf
tại các pro shop (cửa hàng bán dùng cụ thể thao) tọa lạc ngay trong khn viên CLB. Ngồi ra, trước
khi ra sân, người chơi có thể đăng ký thuê xe và caddy nếu có nhu cầu. 
3. CÁC DỊCH VỤ TẠI CLB GOLF
3.1. Chuỗi trải nghiệm của khách hàng.
Để tìm hiểu các dịch vụ tại một CLB Golf, em sẽ trình bày chuỗi trải nghiệm của người chơi golf từ
khi chuẩn bị bước chân vào CLB cho đến khi ra về để xem xét tất cả các dịch vụ mà người chơi có thể
tiếp cận trong chuỗi trải nghiệm của họ. 
Chuỗi trải nghiệm của khách hàng sẽ bắt đầu khi họ có tiếp xúc đầu tiên với dịch vụ. Thường đó sẽ
khơng phải là khi họ bắt đầu bước chân vào sân golf, mà là khi họ tiếp xúc với nhân viên tiếp thị và
bán dịch vụ của sân golf để tìm hiểu về dịch vụ. Nhân viên tiếp thị bán dịch vụ cần phải nắm thật rõ
về dịch vụ của mình cũng như có kiến thức thật sâu rộng về mơn golf để có thể tư vấn với khách hàng
của mình. Trong buổi báo cáo chuyên đề, thầy Phong cũng đề cập đến việc trong thời gian thầy còn

đương là Tổng giám đốc của SAM Tuyền Lâm Golf & Resorts, yêu cầu đầu tiên của thầy cho các
nhân viên tiếp thị dịch vụ là xỏ giầy ra sân và tập chơi golf. Vì chỉ khi thực sử trải nghiệm dịch vụ và
cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng về bộ mơn golf của mình từng ngày, những nhân viên đó mới
thực sự có thể đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu nhu cầu của họ, khi đó, nhân viên tiếp
thị sẽ khơng chỉ dừng lại ở mối quan hệ khách hàng - nhân viên, mà họ có thể thực sự trị chuyện và
tư vấn cho khách hàng như một người bạn. Em thấy đây là một nhận thức rất đúng đắn mà không
nhiều người quản lý có thể có được. Nhân viên bán phòng khách sạn và dịch vụ khách sạn phải thực
sự ngủ trong phịng khách sạn, ăn các món ăn dưới nhà hàng hay trải nghiệm các dịch vụ do khách
sạn cung cấp như spa hay fitness center (khu vực tập luyện thể thao như gym, yoga,...), nhân viên
phục vụ tại nhà hàng phải thực sự trải nghiệm các món ăn do đầu bếp nấu, thì khi đó, những nhân viên
tiếp thị hay phục vụ đó mới thật sự hiểu được sản phẩm của mình và đặt mình vào khách hàng để hiểu
nhu cầu của họ, qua đó mới có thể tư vấn cho khách hàng. Điều này khiến em nhớ tới một thực trạng
hiện nay đã được thầy phụ trách đề cập trong mơn Quản trị nhà hàng, đó là nhiều quản lý nhà hàng
đưa ra một yêu cầu rất vô lý là các nhân viên của họ phải nắm được các thành phần, cách chế biến, ý
nghĩa và cả mùi vị của tất cả các món ăn trên menu để tư vấn cho khách, trong khi họ lại không hề
cho nhân viên được ăn các món đó, trừ khi họ tự bỏ tiền ra để ăn. Thành phần, cách chế biến hay ý
nghĩa thì có thể học thuộc, nhưng mùi vị thì rất khó tưởng tượng nếu khơng trực tiếp trải nghiệm. Do
vậy, khi liên hệ lại thầy Phong, em thấy rất tôn trọng quan điểm cởi mở và đúng đắn của thầy. 
Về cơ bản, chuỗi trải nghiệm của khách hàng tại các CLB golf là khá giống nhau. Nó bắt đầu khi
người chơi tiến vào sảnh đón tiếp, thả bộ gậy cho nhân viên mang vào, sau đó lái xe vào bãi đậu xe.
Sau đó, người đến quầy lễ tân làm thủ tục đăng ký, đến phòng thay đồ, và trước khi ra sân, người chơi
sẽ đăng ký thuê xe và caddy nếu muốn. Sau khi chơi xong, người chơi sẽ quay trở lại clubhouse (đây
là một tòa nhà trong sân golf, thường sẽ có phịng thay đồ, tủ khóa, pro shop, nhà hàng,...). Cuối cùng,
người chơi sẽ quay trở lại quầy lễ tân để nhận lại bộ gậy của mình và ra về. 
6|Page


3.2. Golf cho người khuyết tật. 
Golf không chỉ dành riêng cho những người với thể chất bình thường. Những người với khiếm khuyết
trên cơ vẫn có thể chơi được golf. Các khiếm khuyết này có thể có từ lúc họ mới sinh ra, xảy ra khi họ

gặp tai nạn hoặc là biến chứng của một cơn đột quỵ dẫn đến mất chi hoặc mất chức năng của chi. Đối
với những người bị khuyết tật, họ sẽ được trang bị một số thiết bị chuyên dụng như xe lăn hay gậy
gôn được thiết kế phù hợp với đặc tính cơ thể họ. Ngoài ra, nếu họ là các tay golf chuyên nghiệp, họ
cũng sẽ có thể tham gia các giải golf dành cho người khuyết tật (ví dụ như giải EGA dành cho người
khuyết tật), với bộ luật được thay đổi cho phù hợp. 
4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA CLB GOLF.
4.1. Tổ chức các giải, sự kiện golf.
Bốn giải golf lớn nhất thế giới dành cho nam là The Masters Tournament, The US Open, The Open
Championship, The PGA Championship. Trong khi đó, giải golf lớn nhất dành cho nữ là The US
Women’s Open. Còn đối với các giải nghiệp dư, hai trong những giải lớn nhất có thể kể đến là US
Amateur và Western Amateur. 
Đối với các cuộc thi, sự kiện lớn về golf, thường sẽ do một tổ chức, liên đoàn đứng ra tổ chức và đứng
tên cho cuộc thi đó. Họ sẽ liên hệ với một bên chuyên về tổ chức sự kiện để lo các công tác hậu cần
(sân khấu, khách mời, quay phim, chụp hình, đặt cup,...) và liên hệ với sân golf để chuẩn bị các công
tác như mặt sân, xe điện, caddy, các bữa ăn và chỗ nghỉ ngơi cho golf thủ và khách tham dự,...). Mặt
khác, đối với các cuộc thi, sự kiện nhỏ về golf, CLB golf có thể đứng ra thực hiện tất cả các cơng tác
kể trên. 
4.2. Các chương trình huấn luyện cho thành viên
Đối với các thành viên chưa từng có kinh nghiệm chơi golf và muốn nhanh chóng bắt kịp với trình độ
các golf thủ giàu kinh nghiệm, họ có thể đăng ký các khóa hướng dẫn chơi golf do các CLB tổ chức
hoặc do các trung tâm, học viên chuyên về đào tạo golf giảng dạy. Ví dụ, The Golf Hub là một học
viện golf trong nha, với các chương trình giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau, từ trẻ em đến người lớn, từ người chưa tiếp xúc với golf tới golf thủ chuyên nghiệp. Ngồi ra,
tại đây cịn cung cấp các khóa huấn luyện thể lực phục vụ cho việc chơi golf. 
5. MÔ TẢ CƠNG VIỆC CÁC VỊ TRÍ ĐIỂN HÌNH TRONG CLB GOLF.
5.1. Tổng quản lý. 
Vị trí cao nhất trong một CLB golf là tổng quản lý. Để nắm giữ vị trí này, người tổng quản lý cần phải
có kiến thức sâu rộng về ngành golf, cũng như kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại các vị trí cấp bậc
khác nhau trong sân golf để có được cái nhìn tổng quan về cách vận hành một sân golf. Ngoài ra,
đứng ở vị trí đại diện cho một CLB golf, người tổng quản lý cần am hiểu về luật pháp Việt Nam và có

kinh nghiệm làm việc với các cơ quan hành chính Nhà nước. 
Ở vị trí này, người tổng quản lý cần phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, quản trị, điều
hành toàn bộ hoạt động sân golf; xây dựng và hoạch định các mục tiêu, kế hoạch hành động ngắn hạn
và dài hạn; xây dựng quy trình làm việc cho nhân viên, lên kế hoạch thực hiện các chiến lược kinh
doanh, marketing; báo cáo với Ban lãnh đạo về tình hình hoạt động sân golf;...
Như thầy Phong có chia sẻ trong buổi báo cáo chuyên đề, để lên được vị trí tổng quản lý, mình cần
phải đi qua các vị trí thấp nhất như caddy, starter, marshall, lễ tân,... rồi lên các vị trí quản lý bộ phận,
cuối cùng mới có thể lên tới vị trí tổng quản lý. Ngồi việc có được cái nhìn tổng quan về toàn thể
cách vận hành CLB, người tổng quản lý cũng dễ dàng hơn để đặt mình vào vị trí của nhân viên để
hiểu họ. Trong q trình đó, việc tự học để không ngừng trau đồi hiểu biết của bản thân là một việc rất
quan trọng. Như trường hợp của thầy Phong, thầy được tuyển thẳng vào vị trí Tổng giám đốc   cho
SAM Tuyền Lâm Golf & Resorts. Khi này, việc tự học thậm chí cịn quan trọng hơn nữa, vì khi đó
thầy chưa hề biết gì về bộ môn golf và cách vận hành một sân golf. Lúc đó, thầy đã phải trị chuyện
với tất cả các vị trí nhân viên và quản lý trong một sân golf để hiểu về vai trị, tính chất, u cầu cơng
việc của họ, đặc biệt là các vị trí mang tính chuyên môn rất cao như các nhân viên về nghiệp vụ golf
(caddy, starter, marshall,...) và các nhân viên bảo trì nhân golf. Qua đó, thầy khơng chỉ hiểu, mà có
thể dùng các hiểu biết đó cho việc đào tạo các nhân viên mới và vận hành, quản lý sân golf của mình.
7|Page


Sau chia sẻ đó, em nhận ra tầm quan trọng của việc tự học, vì khơng ai có thể làm qua tất cả các vị trí
nhân viên được. Một người tổng quản lý chỉ có thể đi qua một vài vị trí nhân viên, giám sát, trưởng bộ
phận trước khi lên được vị trí của mình. Khi đó, kỹ năng tự học giúp họ thấu hiểu được các vị trí, bộ
phận khác trong tổ chức của mình để phục vụ cho cơng việc. 
5.2. Các vị trí về nghiệp vụ golf.


Bagdrop: nhân viên bagdrop có nhiệm vụ đón khách tại sảnh; tiếp nhận, kiểm tra và chuyển
giao bộ gậy cho caddy. Ngồi ra, nhân viên bagdrop cịn được phân cơng điều phối tại sảnh
đón khách và tiễn khách. Một lưu ý quan trọng dành cho bagdrop là họ phải cực kỳ cẩn thận

trong việc di chuyển và kiểm tra các bộ gậy của khách, vì giá của các bộ gậy này là không hề
rẻ, giao động từ vài chục cho đến vài trăm triệu đồng. Do đó, nhân viên bagdrop được khuyên
nên mang bao tay trắng trong quá trình làm việc, vừa để tránh làm ảnh hưởng đến các bộ gậy,
vừa tạo cảm giác an toàn cho chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. 



Nhân viên xe điện: có nhiệm vụ chuẩn bị xe điện trong tình trạng tốt nhất để sẵn sàng bàn
giao cho caddy vào đầu ca. Sau khi dùng xong, caddy có nhiệm vụ phải rửa sạch xe và bàn
giao cho nhân viên xe điện. Cuối ca, nhân viên xe điện sẽ đảm bảo xe được sạc và sửa chữa
các hỏng hóc để chuẩn bị cho ngày hơm sau. 



Nhân viên starter là vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trước khi cho
người chơi golf ra sân, bao gồm caddy, xe điện, trang phục, số lượng golf thủ trong nhóm, giờ
xuất phát theo lịch hẹn,... Trước khi khách bước ra sảnh, starter sẽ đốc thúc caddy lái xe tới
khu chờ khách tại sảnh. Starter sẽ kiểm tra đồng phục và các công cụ dụng cụ của caddy, bộ
gậy của khách. Cuối cùng, khi khách bước ra sảnh, starter sẽ giới thiệu xe điện cùng với
caddy của mỗi khách, hướng dẫn và đảm bảo khách nắm được một số luật căn bản, thông báo
đường golf xuất phát cho caddy và đảm bảo các nhóm golf  thủ xuất phát đúng thời gian với
lịch hẹn. 



Nhân viên điều phối trên sân (marshall): nhiệm vụ chính của marshall là đảm bảo caddy thực
hiện đúng nhiệm vụ của mình, bảo bảo các tiêu chuẩn trên sân golf cũng như đảm bảo người
chơi tuân thủ đúng luật. Trong suốt ca làm việc, marshall sẽ dùng xe điện để di chuyển quanh
sân, đốc thúc các nhóm chơi đảm bảo chơi trong thời gian quy định cho mỗi đường golf, nhắc
nhở golf thủ có hành vi không đúng quy định và làm trọng tài trong trường hợp các nhóm golf

thủ xảy ra tranh chấp. Ví dụ, trên một sân golf 18 đường thường sẽ có 18 nhóm chơi. Các
nhóm sẽ lần lượt chơi từ đường 1 đến đường 18. Tại mỗi đường, khi một nhóm chơi xong sẽ
nhanh chóng rời khỏi đường đó để nhường chỗ cho nhóm tiếp theo. Đó là lý do tại sai có thời
gian chơi quy định tại mỗi đường. Trong trường hợp có một nhóm đang chơi tại đường số 6
nhưng đã qua thời gian quy định vẫn chưa thể hồn thành xong, trong khi nhóm chơi ở đường
số 5 đã hồn thành xong và rất khó chịu khi phải chờ đợi. Caddy của nhóm đó sẽ thơng báo
việc này đến marshall để marshall đứng ra giải quyết. Marshall trong trường hợp này sẽ có
nhiều cách giải quyết, phổ biến trong đó là hai cách sau. Một là marshall sẽ thuyết phục nhóm
đang chơi tại đường số 6 tạm dừng chơi một khoảng thời gian nhất định để nhóm ở đường số
5 có thể tiến vào chơi. Sau khi họ hồn thành xong, nhóm đang chơi tại đường số 6 có thể
quay trở lại tiếp tục phần chơi của mình. Hai là marshall sẽ thuyết phục nhóm ở đường số 5 sẽ
bỏ qua đường số 6 và chơi tiếp tại đường số 7. Khi đó, họ sẽ chấp nhận bỏ qua một đường
golf để đẩy nhanh tiến độ của mình. 



Caddy: caddy là lực lượng giao tiếp chủ yếu với khách, người phục vụ khách trong suốt thời
gian họ chơi golf. Có 3 u cầu chính dành cho một caddy để họ có thể thực hiện tốt vai trị
của mình. Thứ nhất, caddy cần phải có một sức khỏe thật tốt. Trong mỗi lượt phục vụ khách,
mỗi caddy sẽ cần phải vác một túi gậy nặng gần 20kg của khách trong suốt gần 4-5 tiếng
đồng hồ, suốt quãng đường dài gần 10km vịng quanh sân golf, dưới cái nắng nóng 30 độ C ở
miền Trung và miền Nam hay cái lạnh thấu xương ở miền Bắc. Thứ hai, caddy cần phải biết
chơi golf tối thiểu và nắm rõ luật chơi golf. Đặc biệt, họ phải thấu hiểu thật cặn kẽ đặc điểm
của sân golf mình đang phục về đặc điểm địa hình, cách bố trí các vị trí trên green, độ dài mỗi
đường golf, hướng gió, điều kiện thời tiết,... và nhiều điều khác nữa để có thể tư vấn cho golf
thủ. Thứ 3, thái độ và kỹ năng giao tiếp là điều cũng được lưu ý ở một caddy, do họ sẽ là
8|Page


người đồng hành với khách hàng trong suốt chặng hành trình kéo dài 4-5 tiếng, họ cần phải

biết khi nào golf thủ cần để tiến lại hỗ trợ, khi nào cần lùi lại để giữ khoảng cách để các golf
thủ có khơng gian riêng tư trị chuyện với nhau. Tất cả các caddy sẽ được đào tạo trong thời
gian làm việc tại sân golf để không ngừng trau dồi nâng cao kỹ năng của mình. Tuy nhiên,
các sinh viên, học sinh có định hướng trở thành caddy có thể tham gia các khóa học để trau
dồi kiến thức cho mình trước khi thực sự bắt tay vào cơng việc (ví dụ, caddyschool.golf là
một tổ chức cung cấp các khóa học để trở thành caddy với nhiều trình độ khác nhau, được dạy
bằng tiếng anh hoặc tiếng thái). 


Sân tập golf: tại sân tập sẽ có quản lý và nhân viên sân tập, chịu trách nhiệm quản lý, vận
hành và bảo trị sân tập. Ngồi ra, ở đây sẽ có các giáo viên dạy golf, chịu trách nhiệm lên
giảng dạy, lên lịch học và đảm bảo chất lượng giảng dạy sau khi học viên hồn thành khóa
học. 

5.3. Các vị trí về bảo trì sân golf
Thơng thường, sẽ có 3 vị trí chính trong bộ phận bảo trì sân golf, bao gồm:






Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng cỏ: 


Mô tả công việc: nhân viên đảm nhận vị trí này sẽ cần theo dõi chi tiết các thông số về độ
màu mỡ và tưới tiêu trên sân để đưa ra các biện pháp đảm bảo chất lượng mặt cỏ; đảm
bảo các đường cắt cỏ, độ cao của cỏ được  cắt theo đúng tiêu chuẩn quy định; theo dõi
chất lượng mặt cỏ để nhanh chóng xử lý nếu phát hiện nguồn gây bệnh cho cỏ; và cuối
cùng là đào tạo cơng nhân chăm sóc mặt cỏ. 




Để làm được vị trí này, nhân viên kỹ thuật cần phải tốt nghiệp và có các chứng chỉ liên
quan đến chun mơn bảo trì bảo dưỡng thực vật. Ngồi ra, nhân viên này còn phải am
hiểu các kỹ thuật bảo dưỡng áp dụng cho cỏ sân golf. 

Cơng nhân chăm sóc cỏ sân golf:


Mơ tả cơng việc: gieo trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước và thực hiện nhiều cơng tác
khác để đảm bảo cỏ luôn xanh tốt; thực hiện cắt cỏ theo đúng tiêu chuẩn quy định; theo
dõi chất lượng cỏ để phát hiện nguồn gây bệnh kịp thời. 



Để làm tốt vị trí này, nhân viên sẽ cần phải có sức khỏe và kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực chăm sóc cỏ sân golf. 

Nhân viên kỹ thuật: 


Mơ tả cơng việc: cơng việc chính của nhân viên kỹ thuật sẽ liên quan đến hệ thống điện
và nước tại sân. Hằng ngày, nhân viên kỹ thuật sẽ vận hành hai hệ thống này theo đúng
tiêu chuẩn an toàn và sữa chữa, xử lý các sự cố phát sinh. Ngoài ra, nhân viên kỹ thuật sẽ
định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hai hệ thống này. Ngoài ra, nhân viên kỹ thuật cũng sẽ chịu
trách nhiệm bảo trì, sữa chưa các hệ thơng máy móc, thiết bị để phục vụ cơng tác bảo trì
mặt sân. 




Để làm tốt vị trí này, nhân viên kỹ thuật cần phải tốt nghiệp và có các chứng chỉ liên quan
đến chun mơn ngành điện, cấp thốt nước. Ngồi ra, nhân viên này cũng cần phải am
hiểu hệ thống điện nước tại sân golf mà mình đang làm việc. 

Khơng giống như các vị trí khác, có thể được đào tạo trong quá trình làm việc, nhân viên bộ phận bảo
trì sân bắt buộc phải có các bằng cấp liên quan đến vị trí của mình về nơng nghiệp, cây trồng hay kỹ
thuật, cơ khí thì mới có thể đảm nhận cơng việc. 
5.4. Một số vị trí khác.


Các vị trí trong bộ phận bán hàng và tiếp thị: cũng giống các tổ chức khác, bộ phận bán hàng
tiếp thị sẽ có một số vị trí phổ biến như: nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, quan hệ công
chúng, marketing, quản lý bán hàng,... Như đã chia sẻ bên trên, nhân viên bộ phận bán hàng
tiếp thị sẽ cần phải tập đánh golf và trực tiếp trải nghiệm đánh golf tại sân golf mình đang làm
việc thì mới có thể hiểu thật sâu sắc để tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra, phòng bán hàng và
9|Page


tiếp thị của một sân golf phải nằm ở nơi có nhiều khách hàng mục tiêu, chứ khơng nên nằm ở
nơi có sân golf. Ví dụ, một sân golf tọa lạc tại Phan Thiết có đối tượng khách hàng mục tiêu
nằm tại các thành phố Hồ Chí Minh, thì văn phòng bán hàng và tiếp thị của sân golf phải
được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh để có thể dễ tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu. 


Các vị trí trong bộ phận dịch vụ: gồm các nhân viên tại các điểm tiếp xúc khách hàng như lễ
tân tại sảnh đón tiếp, nhân viên phục vụ và bếp tại nhà hàng, nhân viên bán hàng tại proshop
và nhân viên trực locker tại khu thay đồ cho khách chơi golf. Những nhân viên này sẽ cần có
chun mơn về vị trí mình đảm nhận và thường sẽ được đào tạo trong q trình làm việc. 




Các vị trí trong bộ phận hỗ trợ vận hành: bao gồm các vị trí như tài chính kế tốn, mua hàng,
nhân sự - hành chính, nhân viên chăm sóc cảnh quan, và nhân viên an ninh. Vai trị của các vị
trí này đều khá giống trong các tổ chức khác. 

6. CƠNG TÁC BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG SÂN GOLF.
Vai trị chính của bộ phận bảo trì golf là đảm bảo hệ thống mặt sân trong sân golf luôn đạt đúng tiêu
chuẩn quy định . 
6.1. Đất, cỏ và hệ thống thoát nước. 
Đối với một sân golf, chất lượng mặt cỏ là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
đường bóng của golf thủ. Tại mỗi khu vực khá nhau sẽ có một yêu cầu khác nhau cho mặt cỏ:


Green: green là khu vực quan trọng nhất và được chú ý nhiều nhất trong một đường bóng, do
đó yêu cầu cho green cũng cao nhất. Cỏ ở đây phải chịu được áp lực dẫm đạp; bề mặt cỏ phải
có màu xanh đồng đều, cỏ đan dày không nấm bệnh, không cháy cỏ, không rong rêu khơng
trầy xước và khơng có vết lõm. 



Teebox: đối với khu vực teebox (khu vực phát bóng), cỏ ở đây phải xanh dầy, khơng được có
sâu bệnh và cỏ dại. Tương tự như green, teebox cũng chịu độ giẫm đạp khá lớn, nên cả green
và teebox đều cần nhân viên chăm xới đất và thay cỏ thường xuyên. 



Fairway: đối với fairway thì so với hai cái trên, chăm sóc cỏ tại đây chịu ít áp lực hơn do mật
độ tập trung và giẫm đạp lên cỏ tại đây khá ít, đường golf càng ngắn (par càng thấp) thì khả
năng golf thủ đánh lên fairway càng ít, mà họ sẽ đánh thẳng từ teebox đến green. Bề mặt

fairway cần khô cứng, cỏ mọc xanh dày, khơng bị úng sình, khơng bị giun đùn, sâu bệnh hay
cỏ dại xâm lấn. Fairway là khu vực dễ thấy những lớp rễ cỏ, lá mục dày kết hợp với bùn đất
tạo nên lớp hỗn hợp bùn sình giảm khả năng thốt nước, làm các tầng đất bị thiết khí. Do đó,
vùng cỏ tại fairway cần phải được chăm xới đất, đục phôi loại bỏ lớp đất cũng như rải cát làm
bớt sình. 



Rough: đối với vùng cỏ này thì chỉ cần kiểm sốt độ cao cỏ mọc trên rough, kiểm sốt cỏ dại
để khơng cho nó xâm lấn sang các vùng đất khác là được. 



Bunker: cuối cùng, đối với vùng bẫy cát thì cần cắt tỉa gọn gàng ranh giới giữa phần cỏ và
phần cát, cùng với việc kiểm soát hệ thống thoát nước tại bẫy cát là được. 

Do cỏ tại sân golf cần phải tuân theo tiêu chuẩn quy định chặt chẽ về chiều cao, nên sẽ cần phải được
cắt tỉa thường xuyên. Để cỏ có khả năng phục hồi nhanh chóng sau mỗi lần cắt như vậy, ngoài các kỹ
thuật đề cập trên, còn hai điều rất quan trọng cần phải để tâm đến, đó là giống cỏ và dinh dưỡng cho
cỏ. Có 3 giống cỏ chính được sử dụng hiện nay cho các sân golf trên toàn thế giới:


Bermuda: cỏ bermuda, đặc biệt là chủng TifEagle, thường được dùng ở các sân golf ở vùng
nhiệt đới, có thời tiết nóng và nguồn nước hạn chế, ví dụ như miền Bắc và miền Trung Việt
Nam. 



Bent: cỏ Bent là loại cỏ ơn đới, thích hợp dùng ở các vùng có khí hậu lạnh như Đà Lạt hoặc
các vùng duyên hải mát mẻ. 




Zoysia: cỏ Zoysia có khả năng chịu mặn, khơ hạn, úng ngập nước, chịu tốt áp lực giẫm đạp và
yêu cầu ít phân bón. 
10 | P a g e


Mặt khác, khi nói về yếu tố dinh dưỡng, việc đều đặn bón phân cung cấp dưỡng chất cho đất là việc
rất quan trọng để đảm bảo cỏ sẽ được cung cấp đủ dưỡng chất để phục hồi. Ngoài ra, nước cũng giúp
giữ độ xanh tươi của cỏ, dẫn đến nhu cầu về một hệ thống tưới và thoái nước tốt. Hệ thống tưới nước
tốt sẽ đảm bảo cung cấp vừa đủ lượng nước cho cỏ. Hệ thống thoát nước tốt sẽ giúp nước khơng bị ứ
đọng, giúp thốt lượng nước mua và nước tưới đọng lại trên mặt cỏ. Những lúc thời tiết nóng, nước bị
ứ đọng trên mặt cỏ sẽ khiến nước nóng lên, gây chết vùng cỏ bị ngập dưới nước. Hệ thống tưới và
thoát nước cần phải được thiết kế và tính tốn kỹ lưỡng trong lúc thiết kế sân, trước khi bắt đầu xây
dựng. Việc thay đổi một hệ thống tưới và thốt nước khơng hiệu quả sẽ tốn rất nhiều thời gian, công
sức và chi phí. 
6.2. Sâu bệnh và thuốc. 
Sân golf ở các địa phương khác nhau sẽ đối mặt với các loại sâu bệnh khác nhau, phụ thuộc vào khí
hậu, thổ nhưỡng,... Do đó, nhiệm vụ của nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng cỏ là phải quan sát hằng ngày
cẩn thận để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu sâu bệnh(sâu ăn lá, sâu ăn đất, nấm mốc,..), nhanh
chóng tìm ra loại thuốc trừ sâu phù hợp để sử dụng. Tác hại của thuốc trừ sâu là nó sẽ gây ơ nhiễm
nguồn nước, từ đó dẫn đến tầm quan trọng của hệ thống lọc nước tại sân golf. Nếu một sân golf bị
phát hiện xả thải nước nhiễm thuốc trừ sâu chưa qua xử lý thẳng ra mơi trường, sân golf đó có thể bị
phạt nặng, hay thậm chí là buộc đóng cửa. 
6.3. Máy móc và thiết bị bảo trì golf.
Để vận hành bộ phận bảo trì sân golf cần các máy móc thiết bị chính như: 


Nhóm máy móc phục vụ bảo trì bao gồm nhóm máy kéo liên hợp, máy rải phân bón, máy

gieo hạt và máy thổi lá. 



Nhóm máy cắt cỏ bao gồm máy cắt cỏ tự hành, máy cát cỏ đẩy tay và máy cắt cỏ đeo vai. 



Nhóm máy phun thuốc trừ sâu bao gồm máy phun thuốc tự hành, máy phun thuốc đeo vai và
xe bồn phun thuốc. 



Một số khác có thể kế đến như máy rải cát, máy xăm đục green, máy lu bề mặt, máy cào
cát,...

TỔNG KẾT
Qua buổi báo cáo chuyên đề vừa rồi, không chỉ học được nhiều kiến thức về ngành golf, em còn học
hỏi được từ thầy Phong tư duy của một người làm quản lý là phải học hỏi không ngừng, phải đặt mình
vào vị trí của nhân viên, của khách hàng, phải nhìn xa trơng rộng,... Những nhận thức này khơng chỉ
dành cho các quản lý làm trong ngành golf mà dành cho cả ngành dịch vụ nói chung. Từ đó, em có
thể có được những nhận thức phù hợp hơn, chuẩn bị cho con đường sự nghiệp sắp tới của bản thân
trong ngành cơng nghiệp khơng khói này. 

11 | P a g e


Danh mục tài liệu tham khảo
Ben Johnson (2021). History of golf.  />Bùi Xuân Phong (2018). Golf - Những bí mặt về mơn thể thao q tộc. NXB Dân Trí.
CaddySchool (2021). f/?lang=en 

Cliff Schrock (2017). Some Of Our Favorite Offbeat Local Rules.
/>The R&A (2021). The Official Rules of Golf. />USGA (2021). Rules and Interpretations. />ruletype=interp§ion=rule&rulenum=5&subrulenum=3 

12 | P a g e



×