Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

Nguyễn Thị Thu Hà

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Luận án Tiến sĩ Kinh tế

Hà Nội, Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

Nguyễn Thị Thu Hà

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 9340101
Luận án Tiến sĩ Kinh tế


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Nguyễn Văn Minh
2. PGS, TS. Đỗ Thị Ngọc


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan các nội dung trình bày trong luận án “Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên địa bàn
Thành phố Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung luận án được thực
hiện trên cơ sở kế thừa và có trích dẫn đầy đủ, trung thực các kết quả nghiên cứu của
các tác giả đã công bố trước đây; các số liệu sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc
rõ ràng. Luận án chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Hà Nội, ngày

tháng 09 năm 2021

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS.
Nguyễn Văn Minh và PGS, TS. Đỗ Thị Ngọc, là hai giáo viên hướng dẫn khoa học
đã ln hết lịng hướng dẫn, giúp đỡ và động viên để nghiên cứu sinh có thể hoàn
thành bản luận án này.

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Thương mại, Phòng Quản lý Sau đại học, các đồng nghiệp Phòng Đối ngoại & Truyền
thông, Khoa Quản trị Kinh doanh và Bộ môn Quản trị học đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất trong quá trình nghiên cứu sinh học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý và cung cấp thơng
tin q báu, có giá trị thực tiễn về quản trị tri thức của các chuyên gia giáo dục và các
nhà khoa học thuộc các trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt là Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và
Trường Đại học Ngoại thương.
Cuối cùng, nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè và gia đình đã
ln động viên, hỗ trợ và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, cơng
tác và hồn thành luận án tiến sĩ này.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hà


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án ......................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .........................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ........................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ...................................................4
5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận án .....................................5
6. Bố cục của luận án ..................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU................................................................................................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................7
1.1.1. Cơng trình nghiên cứu về quản trị tri thức và quản trị tri thức trong trường
đại học ......................................................................................................................... 7
1.1.2. Cơng trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức ............ 9
1.1.3. Cơng trình nghiên cứu về tác động của quản trị tri thức đến hoạt động của
tổ chức....................................................................................................................... 20
1.2. Một số mơ hình nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến quản trị
tri thức ......................................................................................................................22
1.2.1. Mô hình nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức
trong tổ chức ............................................................................................................. 22
1.2.2. Mô hình nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức
trong trường đại học ................................................................................................ 27
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................30
1.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ..........................32


iv

1.4.1. Căn cứ xây dựng mơ hình ............................................................................. 32
1.4.2. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết .......................................................... 33
Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................34
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................................ 35
2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ .......................................................................35
2.1.1. Trường đại học ............................................................................................... 35

2.1.1.1. Khái niệm trường đại học.............................................................................35
2.1.1.2. Kết quả hoạt động của trường đại học .........................................................36
2.1.2. Tri thức ........................................................................................................... 37
2.1.2.1. Khái niệm tri thức ........................................................................................37
2.1.2.2. Phân loại tri thức ..........................................................................................40
2.1.3. Quản trị tri thức ............................................................................................. 43
2.1.3.1. Sự phát triển của quản trị tri thức .................................................................43
2.1.3.2. Khái niệm quản trị tri thức ...........................................................................46
2.1.3.3. Các quá trình quản trị tri thức ......................................................................50
2.2. Một số lý thuyết nền về quản trị tri thức .......................................................53
2.2.1. Lý thuyết dựa vào nguồn lực ......................................................................... 53
2.2.2. Lý thuyết dựa vào tri thức và các năng lực năng động ................................ 53
2.2.3. Lý thuyết sáng tạo tri thức thuộc về tổ chức ................................................. 54
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức ...............................................55
2.3.1. Lãnh đạo ......................................................................................................... 55
2.3.2. Văn hóa tổ chức ............................................................................................. 56
2.3.3. Chế độ khen thưởng ....................................................................................... 59
2.3.4. Sự tự tin vào năng lực bản thân .................................................................... 60
2.3.5. Sự sẵn sàng trải nghiệm những thay đổi ...................................................... 62
2.3.6. Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin ................................................................ 63
2.4. Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của trường đại học
...................................................................................................................................64
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 67


v

3.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................67
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 67

3.1.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ........................................................ 69
3.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................70
3.2.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu định tính................................................................... 70
3.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu tình huống ................................................................70
3.2.1.2. Đối tượng phỏng vấn sâu .............................................................................71
3.2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính ................................................... 72
3.3. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................72
3.3.1. Thiết kế bảng hỏi và nghiên cứu định lượng sơ bộ ...................................... 72
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức............................................................... 80
3.3.2.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ...............................................80
3.3.2.2. Mô tả mẫu nghiên cứu định lượng chính thức .............................................81
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................82
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................... 84
4.1. Khái quát về giáo dục đại học Việt Nam và trường đại học công lập trên địa
bàn Thành phố Hà Nội ...........................................................................................84
4.1.1. Khái quát về giáo dục đại học Việt Nam ....................................................... 84
4.1.2. Khái quát về trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội...... 85
4.2. Thực trạng quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên địa bàn
Thành phố Hà Nội ...................................................................................................87
4.2.1. Giới thiệu về một số trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội
................................................................................................................................... 88
4.2.2. Thực trạng quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên địa bàn
Thành phố Hà Nội ................................................................................................... 94
4.2.3. Đánh giá thực trạng quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên
địa bàn Thành phố Hà Nội ...................................................................................... 99
4.2.3.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................99
4.2.3.2. Những hạn chế ...........................................................................................100



vi

4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị tri tri thức và tác
động của quản trị tri thức tới kết quả hoạt động của một số trường đại học công
lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội .....................................................................101
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo ........................................................... 102
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)............................................................ 103
4.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ......................................................... 107
4.3.4. Kiểm định các giả thuyết .............................................................................. 112
4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 115
Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................120
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƯỜNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................... 122
5.1. Xu hướng triển khai quản trị tri thức tại các trường đại học Việt Nam ..122
5.1.1. Định hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam .................................... 122
5.1.2. Xu hướng triển khai quản trị tri thức tại các trường đại học Việt Nam ... 122
5.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị tri thức tại các
trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội .................................123
5.2.1. Giải pháp đối với các trường đại học cơng lập ........................................... 123
5.2.1.1. Giải pháp hồn thiện văn hóa tổ chức ........................................................124
5.2.1.2. Giải pháp tăng cường vai trị của lãnh đạo.................................................128
5.2.1.3. Giải pháp hồn thiện chế độ khen thưởng .................................................136
5.2.1.4. Giải pháp tăng cường sử dụng công nghệ thông tin ..................................137
5.2.1.5. Giải pháp thúc đẩy sự tin vào năng lực bản thân .......................................139
5.2.2. Khuyến nghị đối với Nhà nước, Bộ, Ngành ............................................... 140
5.3. Một số hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................... 141
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................................. 143
DANH MỤC BÀI BÁO NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT của Stankosky & Baldanza ........23
Hình 1.2: Mơ hình năng lực QTTT ...........................................................................24
Hình 1.3: Mơ hình sáng tạo tri thức ..........................................................................25
Hình 1.4: Mơ hình các nhân tố thúc đẩy QTTT, QTTT và KQHĐ của tổ chức .......26
Hình 1.5: Mơ hình về các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng QTTT .......................27
Hình 1.6: Mơ hình về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng triển khai QTTT .....28
Hình 1.7: Mơ hình các nhân tố thúc đẩy QTTT, QTTT và KQHĐ của trường ĐH........29
Hình 1.8: Mơ hình nghiên cứu dự kiến .....................................................................33
Hình 2.1: Từ dữ liệu tới tri thức……………………………………………………38
Hình 2.2: Các thời kỳ phát triển của QTTT ..............................................................45
Hình 2.3: Quá trình QTTT trong tổ chức ..................................................................50
Hình 2.4: Quá trình quản trị tri thức của APO ..........................................................51
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu…………………………………………………….68
Hình 3.2: Kết quả số liệu về đặc điểm cá nhân của mẫu nghiên cứu .......................81
Hình 4.1: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) chuẩn hóa..……………..111
Hình 4.2: Kiểm định mơ hình nhân tố bậc 2 ...........................................................112
Hình 4.3: Phân tích mơ hình SEM dạng chuẩn hóa ................................................113
Hình 4.4: Mơ hình SEM với hệ số đường dẫn chuẩn hóa .......................................115


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT ........10
Bảng 1.2: Các nhân tố thuộc về tổ chức ảnh hưởng đến QTTT ...............................15
Bảng 1.3: Các nhân tố thuộc về cá nhân ảnh hưởng đến QTTT ...............................17
Bảng 1.4: Các nhân tố thuộc về công nghệ ảnh hưởng đến QTTT ...........................18
Bảng 2.1: So sánh tri thức ẩn và tri thức hiện………….……………………….….42
Bảng 2.2: Khái niệm quản trị tri thức .......................................................................47
Bảng 3.1: Thông tin người được phỏng vấn………………………………………...71
Bảng 3.2: Khái niệm các thang đo ............................................................................74
Bảng 3.3: Thang đo nhân tố thuộc về tổ chức...........................................................75
Bảng 3.4: Thang đo nhân tố thuộc về cá nhân ..........................................................76
Bảng 3.5: Thang đo nhân tố thuộc về sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.................77
Bảng 3.6: Thang đo nhân tố thuộc về quản trị tri thức .............................................78
Bảng 3.7: Thang đo kết quả hoạt động của trường đại học ......................................79
Bảng 4.1: Số lượng cơng trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDĐH do……85
Bảng 4.2: Thống kê GDĐH Việt Nam giai đoạn 2014-2019 ...................................86
Bảng 4.3: Ngành/chuyên ngành đào tạo bậc đại học chính quy năm học (Trường ĐH
Bách khoa).................................................................................................................88
Bảng 4.4: Ngành/chuyên ngành đào tạo bậc đại học chính quy năm học 2020- 2021
(Trường ĐH Thương mại)...........................................................................................90
Bảng 4.5: Ngành, chương trình đào tạo bậc đại học chính quy năm học 2020-2021
(Trường ĐH Kinh tế Quốc dân)...................................................................................91
Bảng 4.6: Ngành/chuyên ngành đào tạo bậc đại học chính quy năm học 2020-2021
(Trường ĐH Ngoại thương)........................................................................................93
Bảng 4.7: Sản phẩm NCKH giai đoạn 2016-2020 ....................................................98
Bảng 4.8: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo .........102
Bảng 4.9: Kiểm định KMO và Barlett ....................................................................103
Bảng 4.10: Giá trị Eigenvalues ...............................................................................104
Bảng 4.11: Ma trận xoay các nhân tố......................................................................105
Bảng 4.12: Ma trận xoay các nhân tố lần 2 .............................................................106



ix

Bảng 4.13: Giá trị trung bình của bộ thang đo ........................................................108
Bảng 4.14: Kết quả phân tích CFA .........................................................................108
Bảng 4.15: Ma trận tương quan và giá trị phân biệt ...............................................110
Bảng 4.16: Ma trận tương quan và giá trị phân biệt đã điều chỉnh .........................110
Bảng 4.17: Kiểm định các giả thuyết ......................................................................114


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGFI

Adjusted goodness of fit index

Chỉ số phù hợp điều chỉnh

AVE

Average variance extracted

Phương sai trích

CFI

Comparative fit index

Chỉ số phù hợp so sánh


CFA

Confirmatory factor analysis

Nhân tổ khẳng định
Công nghệ thơng tin

CNTT
CR

Composite reliability

Độ tin cậy tổng hợp

CTĐT

Chương trình đào tạo

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học

ĐHCL

Đại học công lập


EFA

Exploratory factor analysis

Nhân tố khám phá

GDĐH

Giáo dục đại học

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GFI

Goodness-of-fit index

Chỉ số phù hợp

GV

Giảng viên

HN

Thành phố Hà Nội

KQHĐ


Kết quả hoạt động

NCKH

Nghiên cứu khoa học

QTTT

Quản trị tri thức

SEM

Structural equation modeling

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

TLI

Tucker - Lewis index

Chỉ số Tucker và Lewis

χ2/df

The chi-square divided by

Chi-bình phương/bậc tự do

the degrees of freedom



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án
“Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” với xu hướng phát triển dựa trên việc sử
dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp với internet vạn vật và các điều khiển phần mềm thơng
qua máy tính đang tác động mạnh mẽ tới hệ thống chính trị, xã hội, sản xuất, y tế,
thương mại, giáo dục và đào tạo, v.v trên tồn thế giới. Trí tuệ nhân tạo, rơ bốt, cơng
nghệ in 3D, xe tự lái, điện tốn đám mây và công nghệ nano đã và đang thúc đẩy
mạnh mẽ kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức và kinh tế số. Trong bối cảnh
này, các nguồn lực vơ hình sẽ giúp tổ chức nâng cao khả năng sáng tạo, năng lực cạnh
tranh và nguồn vốn con người là quan trọng nhất vì nguồn lực này có năng lực sáng
tạo và khơng thể bắt chước được. Do đó, nền tảng cạnh tranh của tổ chức trong môi
trường năng động hiện nay đang dần chuyển sang tập trung vào tri thức. Thực tế cho
thấy để“tồn tại, thích ứng với sự thay đổi, nâng cao kết quả hoạt động (KQHĐ) và
duy trì lợi thế cạnh tranh, các tổ chức cần tiến hành quản trị tri thức (QTTT), sử dụng
tri thức để thay thế cho các nguồn lực truyền thống như tài nguyên, đất đai hoặc vốn
(Drucker, 2012; Zaied & cộng sự, 2012).
Trong môi trường giáo dục, QTTT được xem là một lĩnh vực mới được quan
tâm. Ngày càng nhiều hội thảo ở cấp quốc gia và quốc tế về QTTT được tổ chức.
Nhiều trường đại học (ĐH) đã nghiên cứu và triển khai QTTT một cách có hệ thống,
đặc biệt là các trường ĐH ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật
Bản và Hàn Quốc. Các trường ĐH này đang áp dụng thành công QTTT vào việc thực
thi sứ mạng đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và phục vụ cộng đồng nhằm tối
ưu hóa các nguồn lực của tổ chức. QTTT được triển khai sâu rộng trong trường ĐH
sẽ đem lại những cải thiện tích cực trong quá trình chia sẻ cả tri thức ẩn và tri thức
hiện để từ đó giúp trường ĐH nâng cao năng lực ra quyết định, giảm thời gian quay
vòng phát triển “sản phẩm”, nâng cao dịch vụ hành chính và học thuật cũng như giảm

chi phí hoạt động (Laal, 2011). Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động QTTT trong
trường ĐH, đặc biệt ở các nước đang phát triển đang gặp phải những khó khăn từ bên
trong tổ chức như quá trình tiếp nhận và chia sẻ tri thức khơng thực sự được tích hợp
tốt để giải quyết các công việc diễn ra hàng ngày. Điều này khiến giảng viên (GV) và


2

viên chức hành chính phải nỗ lực hơn rất nhiều để hồn thành cơng. Ví dụ, GV thường
phải dành nhiều thời gian đổi mới tài liệu giảng dạy hơn là làm việc với sinh viên
hoặc nghiên cứu (Arntzen & cộng sự, 2009). Hay trong khi các trường ĐH đặt mục
tiêu có nhiều bài báo được đăng trên các tạp uy tín nhưng lại có rất ít hướng dẫn cụ
thể về cách thức hình thành nhóm nghiên cứu, ban cố vấn, cách thức hợp tác và tổ
chức thường xuyên các buổi trao đổi nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu trẻ thường phải
tự mình tìm đường đi trong hành trình làm nghiên cứu của bản thân. Việc đánh giá
cao các bài báo chỉ có một tác giả đứng tên hay sự hạn chế về việc tìm tạp chí để xuất
bản cũng ảnh hưởng đến cách các GV hợp tác với nhau. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu
mở khơng phải lúc nào cũng sẵn có cộng với những rào cản về cơng nghệ và hệ thống
sẽ hạn chế việc hình thành các kho tri thức trong các trường ĐH.
Ở Việt Nam, hơn 70% trường ĐH là trường ĐH công lập (ĐHCL) (số liệu
chưa bao gồm các trường ĐH, học viện thuộc khối an ninh, quốc phịng). Các trường
ĐHCL có sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu
khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền
vững của đất nước. Trong hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) ở Việt Nam, các trường
ĐHCL có lợi thế hơn các trường tư thục về điều kiện đảm bảo chất lượng như đội
ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, học liệu, thư viện để thực hiện được các sứ mạng nêu trên.
Tuy nhiên, sau gần ba thập kỷ đổi mới, thị trường GDĐH Việt Nam đang trở nên đa
dạng, mang tính cạnh tranh cao hơn. Bên cạnh các trường ĐHCL, nhiều trường ĐH
tư thục, liên kết hoặc có vốn đầu tư nước ngồi xuất hiện. Bên cạnh đó, trong các
trường ĐHCL, hệ thống các chuyên ngành đào tạo chưa hồn thiện; chất lượng cơng

tác nghiên cứu khoa học của viên chức chưa cao. Ngoài ra, nhu cầu của người học
thế hệ mới cũng không ngừng thay đổi. Sinh viên trong thời đại số luôn mong muốn
được tiếp cận tri thức mới và được học tập trong một mơi trường tích cực, có nhiều
tương tác và trải nghiệm. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển như
hiện nay, việc triển khai các hoạt động giảng dạy và NCKH trong trường ĐH phải
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Việc ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ phải đáp
ứng địi hỏi của doanh nghiệp (DN) theo xu thế vận động và phát triển của xã hội.
Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, các trường ĐHCL cần đổi mới hoạt động và
ln chú trọng đến sáng tạo, QTTT để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của


3

khoa học kỹ thuật cũng như đòi hỏi ngày càng cao của người học, của cộng đồng và
xã hội. Để triển khai QTTT thành công, một trong những điều kiện tiên quyết là xác
định được các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT để từ đó nâng cao KQHĐ của tổ chức
(Iqbal & cộng sự, 2018).“Tuy nhiên việc xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết,
đặc biệt mơ hình về các nhân tố ảnh hưởng đến về QTTT trong trường ĐH chưa
được thực hiện nhiều (Quarchioni & cộng sự, 2020). Xuất phát từ những yêu cầu
lý luận và thực tiễn như trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên địa
bàn Thành phố Hà Nội” làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.”
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
 Mục tiêu chung
Luận án được thực hiện với mục tiêu chung đó là nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến QTTT tại một số trường ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội (HN).
Những nhân tố này bao gồm: lãnh đạo, văn hóa tổ chức, chế độ khen thưởng, sự tự
tin vào năng lực bản thân, sự sẵn sàng trải nghiệm những thay đổi, và sự hỗ trợ của
cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra, tác động của QTTT đến KQHĐ của trường ĐH cũng
được tiến hành kiểm định để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng

cường QTTT tại các trường ĐH.
 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu chung, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được
chi tiết như sau:
- Xây dựng được mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT tại các
trường ĐHCL trên cở sở tổng quan lý luận và phân tích, tổng hợp ý kiến chuyên gia.
- Đánh giá được thực trạng QTTT, các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT và và tác
động của QTTT đến KQHĐ của một số trường ĐHCL trên địa bàn HN.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QTTT tại các trường
ĐHCL trên địa bàn HN.
3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung vào trả lời một số câu
hỏi sau:


4

- Những kết quả đạt được và hạn chế trong QTTT tại một số trường ĐHCL
trên địa bàn HN?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến QTTT tại các trường ĐHCL trên địa bàn
HN? Trong các nhân tố đó, nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến QTTT?
- QTTT có ảnh hưởng như thế nào đến QKHĐ của các trường ĐHCL?
- Những giải pháp và kiến nghị nào được đưa ra nhằm vận dụng kết quả nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới QTTT để tăng cường QTTT tại các trường ĐHCL
trên địa bàn HN?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng
đến QTTT. Ngoài ra mối quan hệ giữa QTTT và KQHĐ của một số trường ĐHCL
trên địa bàn HN cũng được tiến hành nghiên cứu để khẳng định thêm mức độ ảnh của

các các nhân tố đối với QTTT trong môi trường GDĐH.
 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về QTTT trong trường ĐH,
tuy nhiên, trong luận án này QTTT được tiếp cận theo các nội dung chính sau: 1) Các
nhân tố ảnh hưởng đến QTTT. Các nhân tố này được chia theo ba nhóm chính thuộc
về tổ chức, cá nhân và công nghệ; 2) tác động của QTTT (tiếp nhận, sáng tạo tri thức;
chia sẻ tri thức; lưu trữ và áp dụng tri thức) đến KQHĐ của trường ĐH.
- Về mặt không gian: Nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng triển khai
QTTT và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về tổ chức, cá nhân, công
nghệ tới QTTT cũng như tác động của QTTT tới KQHĐ của một số trường ĐHCL
trên địa bàn HN. Tác giả lựa chọn một số trường ĐHCL trên địa bàn HN vì nơi đây
là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục của cả nước với hơn 40% trường
ĐHCL đang hoạt động. Trong đó, nhiều trường ĐH có truyền thống phát triển trên
50 năm và có uy tín đào tạo và nghiên cứu về các lĩnh vực kinh doanh, khoa học, kỹ
thuật,…..ở trong nước và quốc tế. Đây chính là nơi sáng tạo, tổng hợp, hoàn thiện,
phát triển và lưu trữ tri thức khoa học của quốc gia, của nhân loại. Chính vì vậy, việc
lựa chọn các trường ĐHCL trên địa bàn HN sẽ giúp tác giả thực hiện nghiên cứu điều
tra và phỏng vấn chuyên sâu đạt hiệu quả cao.


5

- Về mặt thời gian: Số liệu về QTTT tại một số trường ĐHCL trên địa bàn HN,
giai đoạn 2016-2020 được tổng hợp. Các phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn sâu
lấy ý kiến từ viên chức được thu thập từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2020.
5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận án
* Đóng góp về khoa học của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở hệ thống hóa khung lý luận cơ bản về QTTT, luận án đã phát
triển khái niệm về QTTT trong trường ĐH; trường ĐHCL và KQHĐ của trường ĐH.
Thứ hai, luận án đã xây dựng được một mơ hình nghiên cứu tích hợp về các

nhân tố ảnh hưởng đến QTTT và tác động của QTTT tới KQHĐ có thể áp dụng phù
hợp với điều kiện và bối cảnh của các trường ĐHCL ở Việt Nam. Trong đó, QTTT
được đo lường kết hợp bởi ba q trình chính: tiếp nhận, sáng tạo tri thức; chia sẻ tri
thức; lưu trữ và áp dụng tri thức.
Thứ ba, luận án đã xác định được ba nhóm nhân tố chính có tác động đến
QTTT tại các trường ĐHCL Việt Nam, bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về tổ chức
(lãnh đạo, văn hóa tổ chức, chế độ khen thưởng); nhóm nhân tố thuộc về cá nhân (sự
tự tin vào năng lực bản thân; sự sẵn sàng trải nghiệm những thay đổi) và nhóm nhân
tố thuộc về công nghệ (sự hỗ trợ của công nghệ thông tin). Các nhân tố này sẽ là nền
tảng để cho các nghiên cứu về sau mở rộng thêm các nhân tố mới có ảnh hưởng đến
QTTT trong tổ chức nói chung và trong trường ĐH nói riêng.
* Đóng góp thực tiễn của luận án
Thứ nhất, thơng qua nghiên cứu định tính (nghiên cứu tình huống và phỏng
vấn sâu) tại một số trường ĐHCL, luận án đã cung cấp một bức tranh về thực trạng
tại các trường ĐHCL trên địa bàn HN.
Thứ hai, trên cơ sở dữ liệu thực tế thu thập được qua phiếu điều tra, luận án đã
tiến hành kiểm định, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
QTTT và tác động của QTTT đến KQHĐ của một số trường ĐHCL trên địa bàn HN.
Thứ ba, trên cơ sở những luận cứ lý luận và thực tiễn về QTTT và về các nhân
tố ảnh hưởng đến QTTT tại một số trường ĐHCL trên địa bàn HN, cùng với những
dự báo về xu hướng triển khai QTTT tại các trường ĐH Việt Nam, luận án đã đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QTTT tại các trường ĐHCL trên địa
bàn HN.


6

6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm
5 chương sau:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu
Chương 2. Một số vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri
thức trong trường đại học
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức tại
một số trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương 5. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị tri
thức tại các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Cơng trình nghiên cứu về quản trị tri thức và quản trị tri thức trong trường
đại học
Trên thế giới, các nghiên cứu về QTTT chỉ mới phát triển mạnh trong ba thập
kỷ gần đây. Mặc dù số lượng nghiên cứu chưa nhiều nhưng QTTT đã thực sự thu hút
sự quan tâm của giới khoa học, học thuật và kinh doanh. QTTT được xem là một
phần trong các nghiên cứu về quản trị nhưng lại có mối liên kết chặt chẽ với thông
tin và công nghệ truyền thông, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm sáng tạo,
quản lý và thúc đẩy tài sản trí tuệ trong tổ chức (Gao & cộng sự, 2018). Dựa trên tổng
hợp các cơng trình nghiên cứu trước đây, tác giả rút ra một số hướng nghiên cứu
chính về QTTT và QTTT trong trường ĐH như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các khái niệm và cách tiếp cận tri thức và QTTT. Có
nhiều cách tiếp cận khác nhau về tri thức vì đây là một khái niệm phức tạp và trừu
tượng. Cho đến ngày nay, khái niệm về tri thức vẫn được các nhà nghiên cứu, nhà
triết học tranh cãi. Những nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra khái niệm tri thức là Nonaka
& Takeuchi (1995a) và Davenport & Prusak (1998). Tương tự, đối với khái niệm

QTTT, có nhiều định nghĩa khác nhau dựa vào quan điểm, lĩnh vực nghiên cứu và
cách tiếp cận của mỗi nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cách tiếp cận theo mạng lưới liên
kết ngữ dụng học được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây để tìm hiểu về
QTTT. Trong đó, cách tiếp cận bản thể luận được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu nội
hàm các khái niệm, ngữ nghĩa học của các thuật ngữ và các khái niệm cũng như mối
liên hệ giữa chúng (Gao & cộng sự, 2018).
Thứ hai, nghiên cứu về hệ thống QTTT.“Hệ thống QTTT là “một hệ thống
siêu truyền thông, giúp nhiều người dùng hợp tác trong việc tạo và chia sẻ thông tin
trong phạm vi lớn, chia sẻ các siêu văn bản”. Ngày nay, khi CNTT bùng nổ, hệ thống
QTTT được cho là bất kỳ hệ thống CNTT nào thúc đẩy q trình chia sẻ và tích hợp
tri thức”(Alavi & Leidner, 1999) và mối quan hệ xã hội (sức mạnh gắn kết, các chuẩn
mực xã hội được chia sẻ, và niềm tin) đóng vai trị quan trọng trong việc sử dụng hệ
thống QTTT tại DN. Trong môi trường GDĐH, hệ thống QTTT hỗ trợ trường ĐH
nâng cao chất lượng lượng sinh viên tốt nghiệp và kết quả công việc của viên chức


8

(Ramakrishnan & Yasin, 2012). Theo kết quả khảo sát GV tại trường ĐH Kashmir ở
Ấn Độ về nhận thức và áp dụng hệ thống QTTT, 60% số người được hỏi có nhận
thức rõ về hệ thống QTTT; 86.2% cho rằng hệ thống QTTT là cần thiết đối với nhà
nghiên cứu (Husain & Gul, 2019). Trên thực tế, nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu
đã đề xuất xây dựng hệ thống QTTT trong trường ĐH. Rah & cộng sự (2010) đề xuất
áp dụng một hệ thống QTTT dựa trên nền tảng web tại các thư viện ở trường ĐH.
Tương tự, Bast & cộng sự (2014) tiến hành triển khai một hệ thống QTTT tích hợp
trong hệ thống quản trị tại trường ĐH quốc tế Lebanese, Ả rập để hỗ trợ quá trình đào
tạo, quản lý và hoạt động của nhà trường.
Thứ ba, nghiên cứu về các công cụ QTTT. Trong thời đại hiện nay, nhiều công
cụ khác nhau được sử dụng để giúp các quá trình tiếp nhận, chia sẻ và áp dụng tri
thức diễn ra nhanh hơn. Các công cụ như thư điện tử, mạng xã hội, mạng nội bộ, công

cụ web 2.0, wikis,… được xem là những công cụ phổ biến trong QTTT. Theo Đoàn
Văn Tân (2019), trường ĐH có thể sử dụng các cơng cụ hỗ trợ cho QTTT, cụ thể“việc
sáng tạo nội dung tri thức như: hệ thống quản lý nội dung, cơng cụ chú thích, phần
mềm khai thác dữ liệu và khám phá tri thức. Các công cụ hỗ trợ cho việc bổ sung và
áp dụng tri thức có: học trực tuyến, trực quan dữ liệu, bản đồ tri thức, trí tuệ nhân tạo,
hệ thống hỗ trợ quyết định, hệ chuyên gia. Trong khi đó, các công cụ hỗ trợ cho việc
chia sẻ và phổ biến tri thức gồm: phần mềm nhóm và cơng cụ hợp tác, công nghệ
mạng, cổng tri thức, lọc thông tin, v.v.”
Thứ tư, nghiên cứu về thực trạng QTTT trong tổ chức và trường ĐH. Arntzen
& cộng sự (2009) đã cung cấp một bức tranh chi tiết về thực trạng triển khai QTTT
tại Trường ĐH Bangkok, Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong suốt giai đoạn
khởi đầu, Trường ĐH Bangkok tập trung vào phát triển và lắp đặt hệ thống cơng nghệ
để thúc đẩy q trình chia sẻ tri thức giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các
phân hiệu của trường. Ở giai đoạn thứ hai, mỗi đơn vị trong trường sẽ triển khai
QTTT tại đơn vị của mình dựa vào đặc điểm văn hóa, nhu cầu riêng nhằm khích lệ
mọi người chia sẻ tri thức và lưu trữ tri thức hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình triển khai
QTTT tại Trường ĐH Bangkok gặp phải một số khó khăn như: khối lượng công việc
nhiều đã hạn chế viên chức tham gia ứng dụng công nghệ số; thiếu lộ trình QTTT;
chưa có cơ chế khen thưởng khuyến khích viên chức tham gia vào các quá trình
QTTT, v.v. Chủ đề này cũng được đề cập tới trong nghiên cứu của Dei & Van Der
Walt (2020); Fombad & Sirorei (2019); Stroińska & Trippner-Hrabi (2018); v.v.


9

Thứ năm, xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết về QTTT. Việc xây dựng
và kiểm định các mô hình lý thuyết là điều kiện cần thiết giúp các tổ chức xác định
được các nhân tố thúc đẩy QTTT cũng như đánh giá mức độ tác động của QTTT tới
sự đổi mới, sáng tạo, năng lực cạnh tranh hay KQHĐ của tổ chức để từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm triển khai QTTT thành công. Tuy nhiên, việc xây dựng và kiểm định

mơ hình lý thuyết về QTTT trong trường ĐH chưa được thực hiện nhiều (Quarchioni
& cộng sự, 2020). Thơng qua tổng hợp và phân tích 121 bài báo nghiên cứu về QTTT
trong lĩnh vực GDĐH xuất bản từ năm 1990 đến năm 2018 (được trích xuất từ dữ
liệu SCOPUS), nhóm tác giả khẳng định phần lớn các nghiên cứu trước đây chủ yếu
tiếp cận trường ĐH như là một tổ chức và tiến hành nghiên cứu tình huống (49%).
Cũng theo nhóm nghiên cứu, gần đây có 27% tổng số bài báo xây dựng được mơ hình
lý thuyết rõ ràng và tiến hành kiểm định. Như vậy, nghiên cứu về QTTT trong trường
ĐH theo hướng tiếp cận xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết trong thực tế đang
được quan tâm và cần được tăng cường trong thời gian tới.
1.1.2. Cơng trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức
Trong các nghiên cứu về xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết, phần lớn
các nghiên cứu về QTTT gần đây tập trung vào xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh
hưởng đến QTTT (Fteimi & Lehner, 2016). Bên cạnh đó, tác động của QTTT đối với
năng lực canh tranh, sự đổi mới, sáng tạo hay KQHĐ của tổ chức cũng là một trong
những hướng nghiên cứu chính để có thể nhìn nhận tổng thể hơn mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố thúc đẩy QTTT (Kör, 2017). Tuy nhiên, do cách tiếp cận của mỗi
cơng trình nghiên cứu khác nhau, có nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng
đến từng q trình QTTT nhưng lại có cơng trình nghiên cứu tìm hiểu tác động của
các nhân tố đến tồn bộ quá trình của QTTT hay sự sẵn sàng triển khai QTTT trong
tổ chức. Do đó, các nhân tổ ảnh hưởng đến QTTT nói chung chưa thống nhất về cả
số lượng và nội dung.
Bảng 1.1 tổng hợp một số nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài về các nhân
tố ảnh hưởng đến QTTT từ năm 2000 đến năm 2020 trong các loại hình tổ chức, bao
gồm trường ĐH. Qua tổng quan, tác giả nhận thấy phần lớn các nghiên cứu trước đây
phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT thành 4 nhóm nhân tố như sau: nhóm
nhân tố thuộc về tổ chức; nhóm nhân tố thuộc về cá nhân; nhóm nhân tố thuộc về
cơng nghệ và nhóm nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi tổ chức.


10


Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT

Các nhân tố ảnh hưởng
QTTT

Đối tượng
nghiên cứu

Tiếp nhận, sáng tạo,
phổ biến, lưu trữ, ứng
dụng, chuyển giao tri thức

Các cơ sở GDĐH
Anh Quốc

Định tính

v

Các cơng ty ở Mỹ

Định tính (xây
dựng mơ hình
lý thuyết)

v

Sáng tạo tri thức


Các tổ chức ở
Hàn Quốc

v

Hiệu quả hoạt động QTTT

Tác giả

Nhân tố
thuộc về
tổ chức

1.

Rowley (2000)

v

2.

Stankosky &
Baldanza (2001)

v

3.

Lee & Choi
(2003)


v

4.

Yu & cộng sự
(2004)

v

5.

Wong &
Aspinwall (2005)

v

v

6.

Lee & Lee
(2007)

v

v

7.


Talisayon (2008)

v

v

STT

Nhân tố
thuộc về
cá nhân

v

Nhân tố
thuộc về
CN

Nhân tố
bên ngoài
tổ chức

Sáng tạo, tiếp cận,
đẩy mạnh, áp dụng, chuyển
giao và đo lường tri thức

Cỡ mẫu/
nhóm

Phương pháp

nghiên cứu

203 phiếu trả lời từ nhà
quản trị cấp trung phụ trách
dự án QTTT của các tổ
chức (lẫy mẫu thuận tiện)

Định lượng
(hồi quy
đa biến)

DN
Hàn Quốc

66 DN

Định lượng

DN nhỏ và vừa

Học giả, nhà tư vấn và hoạt
động trong lĩnh vực QTTT

DN đã áp dụng
QTTT

215 phiếu trả lời từ 68 công
ty (lấy mẫu thuận tiện)

Trường ĐH

Mahidol, Thái Lan

Định lượng (sử
dụng phiếu điều
tra; so sánh
đối chiếu)
Định lượng
(sử dụng mơ
hình SEM)
Định tính


11

Các nhân tố ảnh hưởng
STT

Tác giả

Nhân tố
thuộc về
tổ chức

Nhân tố
thuộc về
cá nhân

Nhân tố
thuộc về
CN


Nhân tố
bên ngồi
tổ chức

QTTT

Đối tượng
nghiên cứu

Cỡ mẫu/
nhóm

Phương pháp
nghiên cứu

Tiếp nhận, chia sẻ, và
ứng dụng tri thức

Các tổ chức ở khu
vực Địa Trung Hải

384 phiếu trả lời từ các
chuyên gia nhân sự (lấy
mẫu thuận tiện gửi qua
email và web)

Định lượng
(sử dụng mơ
hình SEM)


8.

Zheng & cộng sự
(2010)

v

9.

Sedighi & Zand
(2012)

v

v

v

v

Các DN

10.

Huang & Lai
(2014)

v


v

v

v

DN bảo hiểm Đài
Loan

362 phiếu điều tra tù nhân
viên của 8 công ty bảo hiểm

11.

Ho & cộng sự
(2014)

v

DN ở Đài Loan

248 phiếu trả lời từ nhà
quản trị cấp cao, trung, cơ
sở, kỹ sư

Đinh lượng
(sử dụng mơ
hình SEM)
Định lượng
(sử dụng mơ

hình SEM)

12.

Tan & Noor
(2013)

v

421 giảng viên từ 5 trường
ĐH (lấy mẫu thuận tiện)

Định tính
(sử dụng SEM)

13.

Zhao & Chen
(2013)

14.

Rusly & cộng sự
(2014)

15.

Nguyễn Hồng
Lập & Phạm
Quốc Trung

(2014)

Sáng tạo, tích lũy, chia sẻ,
áp dụng và nội hóa tri thức
Chia sẻ tri thức

v
v
v

v

Chia sẻ tri thức
Chia sẻ tri thức

Chia sẻ tri thức

Các trường ĐH
Nghiên cứu
Malaysia
DN công nghệ ở
Trung Quốc
DN dịch vụ chuyên
nghiệp ở New
Zealand
20 cơng nhỏ thuộc
lĩnh vực xây dựng
ở Việt Nam

Định tính


Định tính
3 DN

Định tính
Định lượng
(hồi quy
đa biến)


12

Các nhân tố ảnh hưởng
STT

Tác giả

Nhân tố
thuộc về
tổ chức

16.

Park & cộng sự
(2014)

17.

Bùi Thị Thanh
(2014)


v

18.

Phạm Anh Tuấn
(2015)

v

19.

Nam (2015)

v

20.

Lotfi & cộng sự
(2016)

21.

Veer Ramjeawon
& Rowley (2017)

Nhân tố
thuộc về
cá nhân


QTTT

Đối tượng
nghiên cứu

Sáng tạo tri thức

DN ở Hàn Quốc

v

Chia sẻ tri thức

Trường ĐH ở
Việt Nam

v

Chia sẻ tri thức

Nhân tố
thuộc về
CN

v
v

v

v


23.

Le & cộng sự
(2018)

v

24.

Iqbal & cộng sự
(2018)

v

Phương pháp
nghiên cứu

202 phiếu trả lời từ nhân
viên (lấy mẫu thuận tiện
trực tuyến)
422 phiếu trả lời từ giảng
viên (lấy mẫu thuận tiện)

Định tính
(sử dụng
mơ hình SEM)

142 DN


Định lượng

92 DN

Định lượng

Định lượng

Trường ĐH

1 trường ĐH ở Malaysia

Định lượng

Sáng tạo, chia sẻ và chuyển
giao tri thức

Trường ĐH

7 trường ĐH ở Mauritius

Định tính

v

Thu nhận và truyền đạt
tri thức

Doanh nghiêp
dịch vụ ở Việt

Nam

336 phiếu trả lời từ phó
giám đốc, nhà quản trị cấp
trung, cơ sở, nhóm trưởng
phịng kế tốn, marketing,
kinh doanh

Định lượng
(sử dụng
mơ hình SEM)

v

Thu nhận tri thức, truyền
đạt tri thức

DN ở Trung Quốc

365 phiếu trả lời từ học
viên MBA và EMBA

Tiếp nhận, sáng tạo, chia
sẻ, lưu trữ và áp dụng
tri thức

Trường ĐH nghiên
cứu công lập ở
Pakistan


217 phiếu trả lời từ giảng
viên và lãnh đạo các cấp
(lấy mẫu thuận tiện)

v

Le & Lei (2018)

DN
Việt Nam
DN Việt Nam có
sử dụng
hệ thống QTTT

Cỡ mẫu/
nhóm

Chia sẻ tri thức

v

22.

Nhân tố
bên ngồi
tổ chức

v

Định lượng

(sử dụng
mơ hình SEM)
Định lượng
(sử dụng
mơ hình SEM)


13

Các nhân tố ảnh hưởng
STT

Tác giả

Nhân tố
thuộc về
tổ chức

Nhân tố
thuộc về
cá nhân

QTTT

Đối tượng
nghiên cứu

Cỡ mẫu/
nhóm


Phương pháp
nghiên cứu

Chia sẻ tri thức

Các cơ sở GDĐH ở
Bangladesh

150 phiếu trả lời từ
giảng viên

Định lượng
(sử dụng
mơ hình SEM)

v

Sáng tạo, chia sẻ và mã hóa
tri thức

Tổ chức an ninh xã
hội ở Jordan

v

Chia sẻ tri thức

Trường ĐH ở
Việt Nam


Nhân tố
thuộc về
CN

Nhân tố
bên ngoài
tổ chức

25.

Rahman &
cộng sự (2018)

26.

Alkaffaf & cộng
sự (2018)

v

27.

Nguyen & cộng
sự (2019)

v

v

28.


Sahibzada &
cộng sự (2020a)

v

v

Sáng tạo, tiếp nhận, lưu trữ,
chia sẻ và áp dụng tri thức

29.

Sahibzada &
cộng sự (2020b)

v

v

Tiếp nhân, sáng tạo, chia sẻ
và áp dụng tri thức

30.

Sarwat & Abbas
(2020)

v


v

Sáng tạo tri thức

16 trường ĐH công
lập tại 2 thành phố
ở Trung Quốc
Trường ĐH công
lập và dân lập ở
Pakistan
Các DN ở Pakistan

571 phiếu trả lời từ nhân
viên, chuyên viên tư vấn
(lấy mẫu thuận tiện
trực tuyến)
312 phiếu trả lời từ giảng
viên ở các trường ĐH Việt
Nam (lấy mẫu thuận tiện)
536 phiếu trả lời từ giảng
viên và lãnh đạo các cấp
(lấy mẫu thuận tiện)
248 phiếu trả lời từ trưởng
phòng, trưởng khoa,
trợ lý khoa
249 phiếu trả lời

Định tính
(sử dụng
mơ hình SEM)

Định tính
(sử dụng
mơ hình SEM)
Định tính
(sử dụng
mơ hình SEM)
Định tính
(sử dụng
mơ hình SEM)
Định tính
(sử dụng
mơ hình SEM)

Nguồn: Tác giả tổng hợp


×