Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên địa bàn thành phố hà nội TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.64 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------------------NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành

: Quản trị Kinh doanh

Mã số

: 9340101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Hà Nội, Năm 2021


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Thương mại
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Văn Minh
PGS, TS. Đỗ Thị Ngọc

Phản biện 1: …………………………………………………………
………………………………………………………….
Phản biện 2: …………………………………………………………
………………………………………………………….


Phản biện 3: …………………………………………………………
………………………………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Trường họp tại Trường Đại học Thương mại.
Vào hồi…..…giờ ……… ngày …… tháng ……. năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Thương mại


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên việc sử dụng trí
tuệ nhân tạo kết hợp với sự đột phá của Internet vạn vật và các điều khiển phần mềm thông
qua máy tính đang tác động sâu sắc tới hệ thống chính trị, xã hội, sản xuất, y tế, thương mại,
giáo dục và đào tạo, v.v trên tồn thế giới. Trí tuệ nhân tạo, rô bốt, công nghệ in 3D, xe tự
lái, điện tốn đám mây và cơng nghệ nano đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thế giới
chuyển sang kinh tế tri thức và kinh tế số. Trong bối cảnh này, các nguồn lực vơ hình sẽ
giúp tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh và nguồn vốn con người là quan trọng nhất vì
nguồn lực này có năng lực sáng tạo và không thể bắt chước được. Do đó, nền tảng cạnh
tranh của tổ chức trong mơi trường năng động hiện nay đang dần chuyển sang tập trung vào
tri thức. Thực tế cho thấy để tồn tại, thích ứng với sự thay đổi, nâng cao kết quả hoạt động
và duy trì lợi thế cạnh tranh, các tổ chức cần tiến hành quản trị tri thức, sử dụng tri thức để
thay thế cho các nguồn lực truyền thống như tài nguyên, đất đai hoặc vốn (Drucker, 2012;
Zaied & cộng sự, 2012).
Trong môi trường giáo dục, quản trị tri thức (QTTT) được xem là một lĩnh vực mới
được quan tâm. Ngày càng nhiều hội thảo ở cấp quốc gia và quốc tế về QTTT được tổ chức.
QTTT được triển khai sâu rộng trong trường ĐH sẽ đem lại những cải thiện tích cực trong

q trình chia sẻ cả tri thức ẩn và tri thức hiện để từ đó giúp trường đại học (ĐH) nâng cao
năng lực ra quyết định, giảm thời gian quay vòng phát triển “sản phẩm”, nâng cao dịch vụ
hành chính và học thuật cũng như giảm chi phí hoạt động (Laal, 2011). Tuy nhiên, việc triển
khai các hoạt động QTTT trong trường ĐH, đặc biệt ở các nước đang phát triển đang gặp
phải những khó khăn từ bên trong tổ chức như quá trình tiếp nhận và chia sẻ tri thức khơng
thực sự được tích hợp tốt để giải quyết các công việc diễn ra hàng ngày.
Ở Việt Nam, hơn 70% trường ĐH là trường ĐH công lập (ĐHCL) (chưa bao gồm các
trường ĐH, học viện thuộc khối an ninh, quốc phòng). Tuy nhiên, sau gần ba thập kỷ đổi
mới, thị trường giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đang trở nên đa dạng, mang tính cạnh
tranh cao hơn. Bên cạnh các trường ĐHCL, nhiều trường ĐH tư thục, liên kết hoặc có vốn
đầu tư nước ngồi xuất hiện. Bên cạnh đó, trong các trường ĐHCL, hệ thống các chuyên
ngành đào tạo chưa hoàn thiện; chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của viên chức
chưa cao. Ngoài ra, nhu cầu của người học thế hệ mới cũng không ngừng thay đổi. Sinh
viên trong thời đại số luôn mong muốn được tiếp cận tri thức mới và được học tập trong một
mơi trường tích cực, có nhiều tương tác và trải nghiệm. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc
tế và phát triển như hiện nay, việc triển khai các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa
học trong trường ĐH phải phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Việc ứng dụng và chuyển giao
công nghệ phải đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp theo xu thế vận động và phát triển của xã


2
hội. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, các trường ĐHCL cần đổi mới hoạt động và luôn
chú trọng đến sáng tạo, QTTT để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật cũng như đòi hỏi ngày càng cao của người học, của cộng đồng và xã hội. Để triển khai
QTTT thành công, một trong những điều kiện tiên quyết là xác định được các nhân tố ảnh
hưởng đến QTTT để từ đó nâng cao kết quả hoạt động (KQHĐ) của tổ chức. Xuất phát từ
những yêu cầu khoa học và thực tiễn như trên, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên địa bàn
Thành phố Hà Nội” làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

 Mục tiêu chung
Luận án được thực hiện với mục tiêu chung đó là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến QTTT tại một số trường ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội (HN). Những nhân tố
này bao gồm: lãnh đạo, văn hóa tổ chức, chế độ khen thưởng, sự tự tin vào năng lực bản
thân, sự sẵn sàng trải nghiệm những thay đổi và sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra,
tác động của QTTT đến KQHĐ của trường ĐH cũng được tiến hành kiểm định để từ đó đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QTTT tại các trường ĐH.
 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu chung, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được chi tiết
như sau:
- Xây dựng được mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT tại các
trường ĐHCL trên cở sở tổng quan lý luận và phân tích, tổng hợp ý kiến chuyên gia.
- Đánh giá được thực trạng QTTT, các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT và và tác động
của QTTT đến KQHĐ của một số trường ĐHCL trên địa bàn HN.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QTTT tại các trường
ĐHCL trên địa bàn HN.
3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung trả lời một số câu hỏi sau:
(1) Những kết quả đạt được và hạn chế trong QTTT tại một số trường ĐHCL trên địa bàn HN?
(2) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến QTTT tại các trường ĐHCL trên địa bàn HN? Trong
các nhân tố đó, nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến QTTT?
(3) QTTT có ảnh hưởng như thế nào đến QKHĐ của các trường ĐHCL?
(4) Những giải pháp và kiến nghị nào được đưa ra nhằm vận dụng kết quả nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng tới QTTT để tăng cường QTTT tại các trường ĐHCL trên địa
bàn HN?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
 Đối tượng nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến
QTTT. Ngoài ra mối quan hệ giữa QTTT và KQHĐ của một số trường ĐHCL trên địa bàn
HN cũng được tiến hành nghiên cứu để khẳng định thêm mức độ ảnh của các các nhân tố
đối với QTTT trong môi trường GDĐH.
 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về QTTT trong trường ĐH, tuy
nhiên, trong luận án này QTTT được tiếp cận theo các nội dung chính sau: 1) Các nhân tố
ảnh hưởng đến QTTT. Các nhân tố này được chia theo ba nhóm chính thuộc về tổ chức, cá
nhân và công nghệ; 2) tác động của QTTT (tiếp nhận, sáng tạo tri thức; chia sẻ tri thức; lưu
trữ và áp dụng tri thức) đến KQHĐ của trường ĐH.
- Về mặt không gian: Nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng triển khai QTTT và
đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về tổ chức, cá nhân, công nghệ tới QTTT cũng như
tác động của QTTT tới KQHĐ của một số trường ĐHCL trên địa bàn HN (Trường ĐH Bách
khoa, Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương).
- Về mặt thời gian: Số liệu về QTTT tại một số trường ĐHCL trên địa bàn HN, giai
đoạn 2016-2020 được tổng hợp. Các phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn sâu lấy ý kiến từ
viên chức được thu thập từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2020.
5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận án
* Đóng góp về khoa học của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở hệ thống hóa khung lý luận cơ bản về QTTT, luận án đã phát
triển khái niệm về QTTT trong trường ĐH; trường ĐHCL và KQHĐ của trường ĐH.
Thứ hai, luận án đã xây dựng được một mơ hình nghiên cứu tích hợp về các nhân tố
ảnh hưởng đến QTTT và tác động của QTTT tới KQHĐ có thể áp dụng phù hợp với điều
kiện và bối cảnh của các trường ĐHCL ở Việt Nam. Trong đó, QTTT được đo lường kết
hợp bởi ba q trình chính: tiếp nhận, sáng tạo tri thức; chia sẻ tri thức; lưu trữ và áp dụng
tri thức.
Thứ ba, luận án đã xác định được 3 nhóm nhân tố chính có tác động đến
QTTT tại các trường ĐHCL Việt Nam, bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về tổ chức (lãnh đạo,
văn hóa tổ chức, chế độ khen thưởng); nhóm nhân tố thuộc về cá nhân (sự tự tin vào năng
lực bản thân; sự sẵn sàng trải nghiệm những thay đổi) và nhóm nhân tố thuộc về công nghệ

(sự hỗ trợ của công nghệ thông tin). Các nhân tố này sẽ là nền tảng để cho các nghiên cứu
về sau mở rộng thêm các nhân mới có ảnh hưởng đến QTTT trong tổ chức nói chung và
trong trường ĐH nói riêng.
* Đóng góp thực tiễn của luận án
Thứ nhất, thơng qua nghiên cứu định tính (nghiên cứu tình huống và phỏng vấn sâu)
tại một số trường ĐHCL, luận án đã cung cấp một bức tranh về thực trạng QTTT tại các
trường ĐHCL trên địa bàn HN.


4
Thứ hai, trên cơ sở dữ liệu thực tế thu thập được qua phiếu điều tra, luận án đã tiến
hành kiểm định, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến QTTT và
tác động của QTTT đến KQHĐ của một số trường ĐHCL trên địa bàn HN.
Thứ ba, trên cơ sở những luận cứ lý luận và thực tiễn về QTTT, các nhân tố ảnh
hưởng đến QTTT tại một số trường ĐHCL trên địa bàn Thành phố Hà Nội, cùng với những
dự báo về xu hướng triển khai QTTT tại các trường ĐH Việt Nam, luận án đã đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QTTT tại các trường ĐHCL trên địa bàn HN.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 5 chương
sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu
Chương 2. Một số vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức
trong trường đại học
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức tại một số
trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương 5. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị tri thức
tại các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Cơng trình nghiên cứu về quản trị tri thức và quản trị tri thức
trong trường đại học
Dựa trên tổng hợp các cơng trình nghiên cứu trước đây, tác giả rút ra một số hướng
nghiên cứu chính về QTTT và QTTT trong trường ĐH như sau: (1) Nghiên cứu các khái
niệm và cách tiếp cận tri thức và QTTT; (2) Nghiên cứu về hệ thống QTTT, (3) Nghiên cứu
về các công cụ QTTT, (4) Xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết về QTTT.
Trong các hướng nghiên cứu nên trên, việc xây dựng và kiểm định các mơ hình lý
thuyết là điều kiện cần thiết giúp các tổ chức xác định được các nhân tố thúc đẩy QTTT
cũng như đánh giá mức độ tác động của QTTT tới sự đổi mới, sáng tạo, năng lực cạnh tranh
hay KQHĐ của tổ chức để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm triển khai QTTT thành công
trong tổ chức. Tuy nhiên, việc xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết về QTTT trong
trường ĐH chưa được thực hiện nhiều (Quarchioni & cộng sự, 2020).
1.1.2. Cơng trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức
Trong các nghiên cứu về xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết, phần lớn các
nghiên cứu về QTTT gần đây tập trung vào xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến
QTTT (Fteimi & Lehner, 2016). Tuy nhiên, do cách tiếp cận của mỗi cơng trình nghiên cứu
khác nhau, có nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến từng quá trình QTTT
nhưng lại có cơng trình nghiên cứu tìm hiểu tác động của các nhân tố đến tồn bộ q trình
của QTTT hay sự sẵn sàng triển khai QTTT trong tổ chức. Do đó, các nhân tổ ảnh hưởng
đến QTTT nói chung chưa thống nhất về cả số lượng và nội dung. Qua tổng quan, tác giả đã
tiến hành hệ thống hóa các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT theo bốn nhóm
nhân tố: nhóm nhân tố thuộc về tổ chức; nhóm nhân tố thuộc về cá nhân; nhóm nhân tố
thuộc về cơng nghệ và nhóm nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi tổ chức (chi tiết tại Bảng 1.1
trong Luận án). Tuy nhiên, theo cách tiếp cận của lý thuyết nguồn lực, các nhân tố thuộc về tổ
chức, cá nhân, và công nghệ là những nhân tố thúc đẩy QTTT mạnh mẽ nhất trong tổ chức, bao

gồm các trường ĐH (Alkaffaf & cộng sự, 2018; Kanwal & cộng sự, 2019).
1.1.3. Cơng trình nghiên cứu về tác động của quản trị tri thức đến hoạt động của tổ chức
Tác động của QTTT đối với năng lực canh tranh, sự đổi mới, sáng tạo hay KQHĐ
của tổ chức cũng là một trong những hướng nghiên cứu chính để có thể nhìn nhận tổng thể
hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thúc đẩy QTTT (Kör, 2017).


6
Trong môi trường GDĐH, việc triển khai hiệu quả các q trình QTTT có tác động
tích cực đến KQHĐ của trường ĐH như tăng năng suất NCKH, nâng cao sự hài lịng của
người học, phát triển chương trình đào tạo và thích ứng nhanh đối với những thay đổi của
mơi trường (Iqbal & cộng sự, 2018; Sahibzada & cộng sự, 2020a).
1.2. Một số mơ hình nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức
1.2.1. Mô hình nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến quản
trị tri thức trong tổ chức
 Stankosky & Baldanza (2001) đã phát triển một mơ hình QTTT tập trung vào các
nhân tố thúc đẩy QTTT như học tập, văn hóa, lãnh đạo, tổ chức và cơng nghệ.
 Gold & cộng sự (2001) đã xây dựng mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của QTTT



đối với KQHĐ của tổ chức theo cách tiếp cận các năng lực của tổ chức, bao gồm: cơ
sở hạ tầng tri thức và các quá trình tri thức. Theo cách tiếp cận này, một cơ sở hạ tầng
tri thức bao gồm ba yếu tố chính là cơng nghệ, cơ cấu tổ chức và văn hóa; trong khi
đó các q trình tri thức bao gồm q trình tiếp nhận tri thức, chuyển giao tri thức, áp
dụng tri thức và bảo vệ tri thức.
Lee & Choi (2003) đã xây dựng một mơ hình nghiên cứu tích hợp các thành phần

của QTTT. Trong mơ hình nghiên cứu, Lee & Choi đã đề xuất bốn nhóm nhân tố
thúc đẩy sáng tạo tri thức là: văn hóa tổ chức (sự hợp tác, niềm tin, quá trình học

tập); cơ cấu tổ chức (tính tập trung, tính chính thức); con người (kỹ năng hình chữ
T/sự tự tin vào năng lực bản thân; và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT).
 Payal & cộng sự (2019) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty phần
mềm ở Ấn Độ để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT và đánh giá tác động
của QTTT đến KQHĐ của tổ chức. Theo nhóm tác giả, QTTT thành cơng sẽ giúp tổ
chức nâng cao KQHĐ và đạt được lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, để phát triển QTTT, tổ
chức cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT, bao gồm: cơng nghệ,
cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức.
1.2.2. Mơ hình nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức trong
trường đại học
 Ramachandran & cộng sự (2013) đã xây dựng và tiến hành kiểm định mơ hình
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng (văn hóa tổ chức, lãnh đạo, cơng nghệ thông
tin, các chỉ số đo lường) đến thực trạng QTTT tại các trường ĐHCL ở Malaysia.
 Nghiên cứu của Marouf & Agarwal (2016) đã xây dựng mơ hình nghiên cứu và kiểm
định tác động của các nhân tố thuộc về cá nhân như .đối với sự sẵn sàng tham gia
các dự án QTTT của giảng viên tại các trường ĐH ở bắc Mỹ.
 Iqbal & cộng sự (2018) dựa trên mơ hình nghiên cứu về năng lực QTTT của Gold &
cộng sự (2001) và lý thuyết nguồn tri thức của Grant (1996b) đã tích hợp một mơ


7
hình về các nhân tố tác động đến QTTT (lãnh đạo, văn hóa tổ chức, chế độ khen
thưởng) và ảnh hưởng của QTTT đối với KQHĐ của trường ĐH thông qua hai biến
trung gian là sự đổi mới và vốn trí tuệ.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu tổng quan các cơng trình cơng bố trước đây trên thế giới
và ở Việt Nam có liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh nhận thấy một số khoảng
trống nghiên cứu cần lấp đầy sau đây:
Thứ nhất, gần đây đã có một số nghiên cứu về QTTT trong trường ĐH ở Việt Nam,
tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích thực trạng QTTT trong môi trường

giáo dục đại học ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT
trong bối cảnh GDĐH mới được thực hiện nhiều trong thời gian gần đây và cần tiếp tục
được tiến hành kiểm định trong những bối cảnh khác nhau, đặc biệt ở các quốc gia đang
phát triển.
Thứ ba, nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng đồng thời của ba nhóm nhân tố
thuộc về tổ chức, cá nhân, và cộng nghệ đến QTTT trong môi trường GDĐH ở Việt Nam và
trên thế giới chưa nhiều. Chính vì vậy, đây chính là một khoảng trống nghiên cứu cho luận
án.
Thứ tư, ở Việt Nam gần đây đã có một số nghiên cứu về QTTT tại các doanh nghiệp
và trường ĐH, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các nhân tố ảnh
hưởng đến từng quá trình của QTTT, chủ yếu là quá trình chia sẻ tri thức hoặc sáng tạo tri
thức. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến đồng thời các q
trình chính của QTTT (tiếp nhận, sáng tạo tri thức; chia sẻ tri thức; lưu trữ, áp dụng tri
thức) sẽ đưa ra một bức tranh toàn diện về QTTT tại các trường ĐHCL Việt Nam.
Thứ năm, nghiên cứu vai trò của QTTT đối với KQHĐ của trường ĐH trong khi
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT ở các trường ĐH nước ngoài đã được
nghiên cứu gần đây, tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu.
1.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
1.4.1. Căn cứ xây dựng mơ hình
Mơ hình nghiên cứu trong luận án được đề xuất dựa trên các mơ hình nghiên cứu của
Marouf & Agarwal (2016); Gold & cộng sự (2001); Iqbal & cộng sự (2018) và mơ hình
nghiên cứu của Lee và Choi (2003).
1.4.2. Mơ hình nghiên cứu
Tác giả đề xuất một mơ hình nghiên cứu khác cơ bản so với các mơ hình nghiên cứu
trước đây khi đánh giá tích hợp ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về tổ chức, cá nhân và
cơng nghệ (lãnh đạo, văn hóa tổ chức, chế độ khen thưởng, sự tự tin vào năng lực bản thân,
Biến ngoại sinh
Biến ngoại sinh


Biến nội sinh
Biến nội sinh


8
sẵn sàng trải nhiệm sự thay đổi, sự hỗ trợ CNTT) đến QTTT (tiếp nhận, sáng tạo tri thức,
chia sẻ tri thức, lưu trữ và áp dụng tri thức). Đặc biệt, mối quan hệ giữa QTTT và KQHĐ
của trường ĐH cũng được xây dựng nhằm đánh giá một cách đầy đủ mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đối với QTTT để từ đó đưa ra các giả pháp tăng cường QTTT tại một số
trường ĐHCL trên địa bàn HN.

Nguồn: Tác giả đề xuất

Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu dự kiến


9
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ
2.1.1. Trường đại học
Khái niệm trường đại học
Theo Higgins (1989), trường ĐH là nơi cung cấp ba sản phẩm chính sau: “(i) nguồn
nhân lực có chất lượng cao; (ii) các sản phẩm NCKH; (ii) các lợi ích khác phục vụ cho xã
hội như sự đóng góp cho sự phát triển của văn hóa quốc gia hoặc nâng cao đời sống của
cộng đồng người dân địa phương”.
Theo Luật GDĐH Việt Nam sửa đổi 2018, “trường đại học, học viện (gọi chung là
trường ĐH) là cơ sở GDĐH đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy
định của Luật GDĐH”.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, trường ĐHCL được hiểu là “trường đại
học do nhà nước đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; có nguồn tri thức vơ
tận giúp người học đạt được đến một trình độ phát triển cao về trí tuệ trong các lĩnh vực
như khoa học, xã hội, tự nhiên,….và phát triển năng lực nghiên cứu ở mức độ cao.”
Kết quả hoạt động của trường đại học
Theo Almatrooshi & cộng sự (2016), KQHĐ của tổ chức là khả năng của tổ chức
thực thi hiệu quả các chiến lược để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tương tự, Tomal &
Jones (2015) cho rằng KQHĐ của tổ chức là kết quả thực tế so với với kết quả dự kiến của
tổ chức.
Vào năm 2017, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã ban hành Quy định về kiểm định chất
lượng cơ sở GDĐH ở Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDÐ). Theo
Quy định, KQHĐ của các cơ sở GDĐH được đánh giá dựa trên bốn tiêu chuẩn: kết quả đào
tạo, kết quả nghiên cứu khoa học, kết quả phục vụ cộng đồng, và kết quả tài chính và thị
trường.
Các trường ĐH với sứ mạng là sáng tạo và chuyển giao tri thức cho xã hội sẽ bao
gồm các hoạt động chính là nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ. Trong luận án này,
KQHĐ của các trường ĐH chính là “khả năng của tổ chức thực thi hiệu quả các chiến lược
để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đào tạo, tài chính và cung cấp các dịch vụ cho người
học và xã hội”.
2.1.2. Tri thức
Khái niệm tri thức


10
Trong một số nghiên cứu, tri thức được xem như một quá trình xuất hiện đồng thời
trong nhận thức và hành động (Carlsson & cộng sự, 1996). Nó được xem như là một nhân tố
tiên quyết thúc đẩy tổ chức nắm bắt, học tập và áp dụng các nguồn lực của tổ chức để đem
lại thành công (Koohang & cộng sự, 2017; Wong, 2005).
Nonaka và Takeuchi (1995a) chỉ ra rằng “tri thức là quá trình năng động của con
người trong việc minh chứng các niềm tin cá nhân với những sự thật. Sự tiến hóa của nhận

thức luận khoa học đã hình thành một cấu trúc thứ bậc của việc tạo ra tri thức”.
Khái niệm tri thức ở nơi làm việc của Davenport & Prusak (1998) được luận án kế
thừa, theo đó: “Tri thức được xem như là thơng tin nằm trong bộ não của con người, là tập
hợp của kinh nghiệm, giá trị, ngữ cảnh của thông tin và bí quyết giúp cho việc đánh giá và
phối hợp để tạo ra các kinh nghiệm mới và thông tin mới. Trong tổ chức, tri thức không chỉ
được hàm chứa trong các tài liệu, các kho tri thức mà còn được hàm chứa trong các quy
trình, thơng lệ, quy tắc hoạt động của tổ chức”.
Phân loại tri thức
Qua nhiều thế kỷ, các nhà nghiên cứu và thực hành về QTTT đã nỗ lực để phân loại tri
thức và trên thực tế mỗi một lĩnh vực khác nhau lại tiếp cận một cách tiếp cận về tri thức khác
nhau. Tuy nhiên, trong quản trị tổ chức, bao gồm quản trị trường ĐH, tri thức thường được
phân loại thành tri thức hiện và tri thức ẩn. Tri thức hiện là loại tri thức được hình thành thành
và soạn thảo, đơi khi được gọi là hiểu biết. Tri thức ẩn đôi khi được gọi là bí quyết.
2.1.3. Quản trị tri thức
Các nhà khoa học và triết lý gia đã tiến hành nghiên cứu về QTTT trong nhiều thập
kỷ và tiếp cận khái niệm QTTT theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào mục đích nghiên
cứu (chi tiết tại Bảng 2.2. trong Luận án). Từ các khái niệm về QTTT trước đây, có thể rút
ra khái niệm QTTT trong trường ĐH như sau:
“Quản trị tri thức trong trường đại học là quá trình tiếp nhận, sáng tạo, chia sẻ, lưu
trữ và áp dụng tri thức để thúc đẩy công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học
nhằm nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức.”
2.2. Một số lý thuyết nền về quản trị tri thức
Lý thuyết nền về QTTT đóng vai trị quan trọng khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến QTTT. Vì vậy, trong luận án này, nghiên cứu sinh đã trình bày nội dung của Lý
thuyết dựa vào nguồn lực; Lý thuyết dựa vào tri thức và các năng lực năng động; và Lý
thuyết sáng tạo tri thức thuộc về tổ chức.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức
Trong luận án này, nghiên cứu sinh tiên hành phân tích các nhân tố thuộc về tổ chức,
cá nhân và cơng nghệ, cụ thể:
Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức: Lãnh đạo; Văn hóa tổ chức; Chế độ khen thưởng.



11
Nhóm nhân tố thuộc về cá nhân: Sự tự tin vào năng lực bản thân; Sự sẵn sàng trải
nghiệm những thay đổi.
Nhóm nhân tố thuộc về cơng nghệ: Sự hỗ trợ của CNTT.
Theo đó, các giả thuyết nghiên cứu sau được đưa ra.
- Giả thuyết H1: Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến QTTT trong trường ĐH.
- Giả thuyết H2: Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến QTTT trong trường ĐH.
- Giả thuyết H3: Chế độ khen thưởng có ảnh hưởng tích cực đến QTTT trong trường ĐH.
- Giả thuyết H4: Sự tin vào năng lực bản thân có ảnh hưởng tích cực đến QTTT trong
trường ĐH.
- Giả thuyết H5: Sự sẵn sàng trải nghiệm những thay đổi có ảnh hưởng tích cực đến
QTTT trong trường ĐH.
- Giả thuyết H6: Sự hỗ trợ của công nghệ thơng tin có ảnh hưởng tích cực đến QTTT
trong trường ĐH.
2.4. Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của
trường đại học
QTTT cũng đóng vai trị quan trọng trong GDĐH bởi những đóng góp to lớn của nó
đối với KQHĐ của tổ chức (Masa’deh & cộng sự, 2017). Sự tiếp nhận tri thức, chia sẻ tri
thức và áp dụng tri thức không chỉ nâng cao quá trình học tập tập thể trong tổ chức, giúp tổ
chức đưa ra quyết định mà còn thúc đẩy năng suất và lợi nhuận thông qua các ý tưởng mới
và sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ (Chiu & Chen, 2016; Masa'deh & cộng sự, 2016). Cụ
thể, chia sẻ tri thức giúp đẩy mạnh hiệu quả nghiên cứu trong trường ĐH (Mahamed & cộng
sự, 2015). Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa QTTT và
KQHĐ của tổ chức. Kết quả nghiên cứu của Iqal & cộng sự (2018), Ahmad & cộng sự
(2017) nhấn mạnh mối quan hệ có ý nghĩa giữa QTTT và KQHĐ của các trường ĐH.
Tương tự, các nghiên cứu của Sahibzada & cộng sự (2020a) và Sahibzada & cộng sự
(2020b) cũng khẳng định mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa giữa QTTT và sự hài lòng của
viên chức để từ đó nâng cao KQHĐ của trường ĐH. Vì vậy, giả thuyết sau được đưa ra.

- Giả thuyết H7: QTTT có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của các trường ĐH.


12

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu của luận án được chia thành hai giai đoạn, bao gồm nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được
khái quát cụ thể tại Hình 3.1 trong Luận án.
3.2. Nghiên cứu định tính
Trong luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính đó là
phỏng vấn sâu các viên chức quản lý trong trường ĐH và phân tích tình huống (case study)
tại một số trường ĐH.
3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu định tính
a) Đối tượng nghiên cứu tình huống
Nghiên cứu sinh lụa chọn Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Thương mại, Trường
ĐH Kinh tế Quốc dân và Trường ĐH Ngoại thương làm đối tượng nghiên cứu vì: (1) Đây là
những trường có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có uy tín trong đào tạo và nghiên
cứu khoa học ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới; (2) Đây cũng chính là nơi sáng
tạo, chia sẻ, áp dụng và lan tỏa tri thức diễn ra mạnh mẽ nhất, (3) Đây đều là những trường
đang phát triển theo xu hướng đa ngành và có nhiều ngành đào tạo thuộc khối ngành III và
V –những ngành được người học lựa chọn nhiều nhất trong những năm gần đây.
=> Những kết quả đạt được và hạn chế trong QTTT cũng như việc xác định được
mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến QTTT tại 4 trường ĐH nêu trên sẽ là những bài
học có giá trị đối với các trường ĐHCL khác trong quá trình triển khai QTTT nhằm nâng
cao KQHĐ của tổ chức.
b) Đối tượng phỏng vấn sâu
15 lãnh đạo cấp Viện, Phịng, Khoa, Bộ mơn của 4 trường ĐH được chọn phỏng vấn

sâu để đánh giá về thực trạng QTTT cũng như kiểm định sự phù hợp của các nhân tố tác
động đến QTTT trong trường ĐH và ảnh hưởng của QTTT đến KQHĐ của trường ĐH đã
đề xuất trong mơ hình nghiên cứu.
3.2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp của các trường ĐH
(báo cáo tổng kết năm học, kỷ yếu, báo cáo 3 cơng khai, v.v.). Bên cạnh đó, xuất phát từ mơ
hình về các nhân tố ảnh hưởng đến QTTT tại một số trường ĐHCL, tác giả tiến hành thực
hiện phỏng vấn sâu với các viên chức giữ chức vụ quản lý trong trường ĐH. Nội dung
phỏng vấn sâu tập trung vào các vấn đề sau: (1) Nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến


13
QTTT trong trường ĐH; những nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến QTTT; (2) Nhận
định mức độ ảnh hưởng của QTTT đến KQHĐ của trường ĐH.
Ngoài những nội dung trên, phỏng vấn sâu cịn thơng qua một số câu hỏi mở để thu
thập ý kiến của người được phỏng vấn về: Nhận định về thực trạng triển khai QTTT tại
trường ĐH, những kết quả đạt được và hạn chế.
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Thiết kế bảng hỏi và nghiên cứu định lượng sơ bộ
Dựa vào kết quả phỏng vấn sâu các viên chức quản lý ở một số trường ĐHCL trên
địa bàn HN và mơ hình nghiên cứu đã đề xuất dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước
đây, tác giả đã tiến hành phát triển các thang đo bao gồm 10 thang đo và 53 biến quan sát.
Để đảm bảo độ tin cậy và chuẩn xác của thang đo, hầu hết các biến quan sát trong từng
thang đo được xây dựng và phát triển dựa trên những nghiên cứu uy tín trước đây đã được
sử dụng trong môi trường GDĐH. Đặc biệt, để đảm bảo độ chuẩn xác của các thang đo, hai
chuyên gia, lãnh đạo trong lĩnh vực GDĐH đã được mời đánh giá bảng hỏi. Ngoài ra, để
đảm bảo từ ngữ, văn phong dễ đọc, 30 viên chức đã được mời tham gia vào điều tra thử.
Thang đo Likert với 5 mức độ đo lường, dao động từ 5 = hoàn toàn đồng ý đến
1= hồn tồn khơng đồng ý được áp dụng các câu hỏi trong phiếu điều tra.
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức

 Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Đối tượng được khảo sát trong luận án là viên chức quản lý, viên chức hành chính và
giảng viên tại Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Kinh tế Quốc
dân và Trường ĐH Ngoại thương. Để đảm bảo tính đại diện, phương pháp chọn mẫu xác
suất được thực hiện thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cỡ mẫu của mỗi tầng
chiếm khoảng 15% quần thể của mỗi tầng (chi tiết tại Phụ lục 4 trong Luận án).
Phiếu điều tra được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên dưới dạng
là bản cứng được in ra để phát trực tiếp tới đối tượng được khảo sát và bản mềm được thiết
kế dựa trên phần mềm Google form để gửi qua email.
Tổng số phiếu phát ra là 683 phiếu, số phiếu thu về là 353 (đạt khoảng 52%). Sau khi
loại bỏ các phiếu trả lời khơng phù hợp, 319 phiếu cịn lại (đạt 90%) được dùng cho việc
phân tích, nghiên cứu định lượng chính thức.
 Phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu sau khi được làm sạch được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 sử
dụng các phân tích thống kê mơ tả và hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến quản trị tri thức trong trường ĐH và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.


14
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1. Khái quát về giáo dục đại học Việt Nam và trường đại học công lập trên địa bàn
Thành phố Hà Nội
4.1.1. Khái quát về giáo dục đại học Việt Nam
Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung
Ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thơng qua, GDĐH Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nổi bật như “đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đã có sự đột phá

về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu nguồn nhân
lực đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 (Lê Nguyễn, 2020). Trong
giai đoạn 2015-2020, các trường ĐH Việt Nam cũng đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo với số
lượng các chương trình mở mới tăng trong khi quy mô gia tăng hợp lý. Các chỉ số nghiên
cứu, công bố quốc tế cũng tăng mạnh.
4.1.2. Khái quát về trường đại học công lập trên địa bàn Thành
phố Hà Nội
Trong giai đoạn 2014-2019, hệ thống GDĐH tăng thêm 16 trường ĐHCL và 07
trường ĐH ngồi cơng lập (khơng tính các trường khối an ninh, quân sự do đặc thù riêng).
Trong 172 trường ĐHCL có 49 trường ĐHCL trên địa bàn HN. Các trường phần lớn đều
hướng tới đào tạo đa ngành, đặc biệt thực hiện đào tạo các nhóm ngành về kinh doanh, quản
lý, kỹ thuật, CNTT, v.v.
Hiện nay, các trường ĐHCL nâng cao quyền tự chủ và và sự liên tục đổi mới trong
giảng dạy, NCKH. Thời kỳ hội nhập quốc tế là cơ hội để GDĐH Việt Nam tranh thủ hợp
tác, liên kết với các đối tác nước ngoài để mở rộng quy mơ đào tạo trong và ngồi nước; tạo
điều kiện để các trường ĐHCL trở thành những trung tâm sản xuất, sử dụng, áp dụng, phát
tán, xuất nhập khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ hiện đại thông qua công tác đào tạo
và nghiên cứu để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
=> Chú trọng đến QTTT tại các trường ĐHCL Việt Nam nói chung và trên địa bàn
HN nói riêng là yêu cầu thiết yếu để tồn tại và phát triển bền vững cũng như nâng cao
KQHĐ trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Thực trạng quản trị tri thức tại một số trường đại học công lập trên địa bàn
Thành phố Hà Nội
a) Những kết quả đạt được


15
* Quá trình tiếp nhận và sáng tạo tri thức: được đẩy mạnh thơng qua các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác và đi thực tiễn ở doanh nghiệp; mời
các giảng viên, chuyên gia nước ngồi đến cơng tác; lấy ý kiến của người học, v.v.

* Quá trình chia sẻ tri thức: được thực hiện thơng qua làm việc chun mơn theo
nhóm, bộ mơn, khoa; thành lập các nhóm nghiên cứu, nhóm hia sẻ thơng tin, tri thức chính
thức và khơng chính thức; khuyến khích và hỗ trợ kinh phí (một phần hoặc tồn phần) cho
viên chức tham gia các diễn đàn trao đổi học thuật như hội nghị, hội thảo, buổi nói chuyện,
sự kiện chuyên đề trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho viên chức có cơ hội giao lưu,
trao đổi về học thuật; v.v.
* Quá trình lưu trữ và áp dụng tri thức: đối với vấn đề lưu trữ, tri thức hiện chủ yếu
được lữu trữ ở thư viện, các kho tư liệu hoặc được lưu trữ dựa trên nền tảng CNTT như thư
viện điện tử, website, mạng nội bộ, mạng xã hội của trường. Hiện nay, các trường ĐH đều
chú trọng tới mở rộng và nâng cấp cơ sở dữ liệu, đặc biệt là cơ sở dữ liệu điện tử. Trong khi
đó, q trình áp dụng tri thức được đẩy mạnh thông qua việc viên chức cùng nhau tham gia
các đề tài, dự án nghiên cứu, xây dựng CTĐT mới, viết bài đăng tạp chí trong và ngồi
nước, cùng biên soạn sách, cùng hướng dẫn sinh viên NCKH; tham gia đóng góp cho các dự
thảo, quy định mới của nhà trường. Đặc biệt, các trường ĐH đang dần hoàn thiện và thực
hiện các chính sách hỗ trợ viên chức kinh phí đăng bài báo quốc tế trong danh mục Scopus,
ISI; hỗ trợ giảng viên đăng ký và đấu thầu các đề tài cấp Bộ hoặc tương đương.
b) Những hạn chế
- Q trình tiếp nhận tri thức của viên chức cịn chưa thực sự kết quả do chủ yếu rào
cản về thời gian, kinh phí, v.v.
- Việc tiếp cận các tri thức hiện đăng trên những tạp chí, sách báo quốc tế phải trả
tiền của viên chức còn hạn chế.
- Thái độ của nhiều viên chức chưa sẵn sàng chia sẻ tri thức vì chưa thực sự có quan
điểm mở đối với việc chia sẻ tri thức nên có hiện tượng giữ và coi tri thức như “bảo bối”
của cá nhân.
- Nhà trường chưa có cơ chế bắt buộc chia sẻ tri thức lên mạng ảo chung. Vì vậy,
việc chia sẻ tri thức phần lớn phụ thuộc vào quan hệ cá nhân.
- Cộng đồng học tập chưa thực sự được thúc đẩy trong các trường ĐH. Chính vì vậy,
q trình làm việc nhóm, chia sẻ tri thức giữa các thành viên trong cùng đơn vị chưa nhiều.
- Viên chức được tham gia góp ý các văn bản, quy chế, quy định, v.v. của nhà trường,
tuy nhiên quá trình lấy ý kiến vẫn cịn mang tính hình thức, đơi khi chưa thực sự dân chủ.

- Việc lưu giữ tri thức của các trường vẫn chưa mang tính hệ thống, gặp khó khăn về
cơ sở vật chất, cơng nghệ và kinh phí.


16
- Mặc dù các q trình QTTT có được nêu trong sứ mệnh và mục tiêu của các trường
và nhiều trường đã khuyến khích và hỗ trợ triển khai các dự án R&D, tuy nhiên chưa trường
nào hình thành nhóm chuyên phụ trách triển khai QTTT tại các đơn vị và toàn trường.
4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị tri tri thức và tác động
của quản trị tri thức tới kết quả hoạt động của một số trường đại học công lập trên địa
bàn Thành phố Hà Nội
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo
Tất cả thang đo đều có hệ số Cronbach alpha đạt yêu cầu, lớn hơn 0.7.
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Các biến quan sát đều được tải đúng vào nhân tố đại diện trong phân tích nhân tố
khám phá sau khi loại bỏ các quan sát REW4, KAC4, KAC5.
4.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Giá trị trung bình của các bộ thang đo: Giá trị trung bình của các thang đo đều đạt
ở mức cao, từ 3.52 đến 4.04.
Kiểm tra sự phù hợp của mơ hình: Mơ hình phù hợp với các chỉ số χ2/df = 1.59;
GFI = 0.827; AGFI = 0.801; TLI = 0.929; CFI = 0.935 và RMSEA = 0.043.
Kiểm tra độ chính xác và tin cậy của mơ hình: Kiểm định giá trị hội tụ (convergent
validity), giá trị phân biệt (discriminant), độ tin cậy (reliability) thơng qua hệ số tải chuẩn
hóa (FLs), độ tin cậy tổng hợp (CRs), phương sai trung bình trích (AVE) của các nhân tố và
giá trị căn bậc hai của AVE lớn hơn hệ số tương quan giữa các thang đo và gí trị của AVE
lớn hơn MSV (phương sai riêng lớn nhất).
Sau khi loại bỏ các quan sát LED5, CUL1, EFF5 và OPC5 khỏi mơ hình CFA ban
đầu, mơ hình CFA chạy lại vẫn đảm bảo sự phù hợp với : χ2/df = 1.619, GFI = 0.838, AGFI
= 0.811, TLI = 0.932, CFI = 0.940 và RMSEA = 0.044 và các giá trị CR và AVE thỏa mãn
yêu cầu. Kết quả kiểm định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy (chi tiết tại Bảng

4.16 và Hình 4.1 trong Luận án) cho thấy giá trị FLs từ 0.57 đến 0.86, giá trị CRs từ 0.796
đến 0.931 và giá trị AVEs từ 0.554 đến 0.675, giá trị căn bậc hai của AVE của mỗi thang đo
đều lớn hơn hệ số tương quan giữa các thang đo.
Kiểm định mơ hình nhân tố bậc 2
Nghiên cứu tiến hành tìm hiểu tác động của các nhân tố thuộc về tổ chức, cá nhân,
công nghệ đến QTTT (tiếp nhận, sáng tạo tri thức, chia sẻ tri thức và lưu trữ, áp dụng tri
thức), vì vậy biến giả “KM” (QTTT) bao gồm ba nhân tố là KAC, KSH, và KAP được xây
dựng. Nhân tố KM được gọi là nhân tố bậc 2 (second-order construct), được phản ánh qua
đại diện các nhân tố bậc 1 là KAC, KSH, và KAP. Các chỉ số CFA cho thấy mơ hình nhân tố
bậc 2 phù hợp với các giá trị thỏa mãn yêu cầu như sau: χ2/df = 2.055, GFI = 0.939, AGFI =
0.909, TLI = 0.967, CFI = 0.975 và RMSEA = 0.058.


17
4.3.4. Kiểm định các giả thuyết
Kết quả chạy SEM cho mơ hình nghiên cứu chính thức để đánh giá ảnh hưởng của
các nhân tố thuộc về tổ chức (lãnh đạo, văn hóa tổ chức, chế độ khen thưởng); cá nhân
(sự tự tin vào năng lực bản thân, sự sẵn sàng trải nghiệm những thay đổi), và CNTT (sự
hỗ trợ của CNTT) tới QTTT và mối quan hệ giữa QTTT và KQHĐ của trường ĐH được
thể hiện ở Hình 4.3 trong Luận án.
Các chỉ số: χ2/df = 1.656; GFI = 0.831; AGFI = 0.807; TLI = 0.928; CFI = 0.935; và
RMSEA = 0.045 thỏa mãn u cầu. Như vậy, mơ hình được coi là phù hợp để tiến hành
đánh giá các giả thuyết.
Kết quả phân tích SEM cho thấy mối quan hệ giữa sự sẵn sàng trải nghiệm những
thay đổi và QTTT (tiếp nhận, sáng tạo tri thức; chia sẻ tri thức và lưu trữ, áp dụng tri thức)
khơng được tìm thấy với giá trị của β (trọng số ước lượng chuẩn hóa) = 0.080, t= 1.751,
khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị p > 0.05). Vì vậy, giả thuyết H5 bị loại.
Trong các nhân tố, nhân tố văn hóa tổ chức có tác động mạnh nhất tới QTTT ( β =
0.311, giá trị p < 0.001), tiếp theo là nhân tố lãnh đạo (β = 0.260, giá trị p < 0.05) và chế độ
khen thưởng (β = 0.234, giá trị p < 0.001). Do đó, giả thuyết H1, H2 và H3 có ý nghĩa

thống kê, được chấp nhận.
Nhân tố thuộc về cá nhân là sự tự tin vào năng lực bản thân có tác động đến QTTT
nhưng có mức độ tác động nhỏ nhất với β = 0.153 và giá trị p < 0.05. Như vậy, giả thuyết
H4 có ý nghĩa thống kê, được chấp nhận
Nhân tố sự hỗ trợ của CNTT có tác động đến QTTT với β = 0.181, giá trị p < 0.001. Kết
quả nghiên cứu cũng khẳng định QTTT có tác động mạnh đến KQHĐ của trường ĐH với β =
0.661, giá trị p < 0.001. Do đó, giả thuyết H6 và H7 có ý nghĩa thống kê, được chấp nhận.
4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
(a) QTTT với sự tác động của các nhân tố
- Lãnh đạo: Stewart & cộng sự (1998) khẳng định ngay cả những tổ chức có nền văn
hóa và chế độ đãi ngộ tốt thì QTTT sẽ khó thành cơng nếu khơng có những người lãnh đạo
có trách nhiệm, cam kết hỗ trợ những sáng kiến hay sự đổi mới của nhân viên. Kết quả
nghiên cứu này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây của Iqbal & cộng sự
(2019) và Muqadas & cộng sự (2017). Như vậy, một tầm nhìn, một chiến lược, kế hoạch rõ
ràng về QTTT cũng như sự tin tưởng, cam kết và hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao với các dự án
QTTT (ví dụ: các dự án R&D) sẽ giúp viên chức cảm thấy thoải mái và sẵn sàng tiếp nhận
những tri thức mới, chia sẻ tri thức đang sở hữu với đồng nghiệp và tích cực sử dụng những
nguồn tri thức ẩn và tri thức hiện để nâng cao KQHĐ của trường ĐH.
- Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức có tác động mạnh nhất đến ba q trình chính
của QTTT là tiếp nhận, sáng tạo tri thức, chia sẻ tri thức và lưu trữ và áp dụng tri thức. Kết


18
quả nghiên cứu phù hợp với cứu trước đây trong bối cảnh GDĐH của Kidwell & cộng sự
(2000) và Iqbal & cộng sự (2018). Như vậy, văn hóa tổ chức thúc đẩy và tạo cơ hội cho các
cá nhân được hợp tác, tin tưởng lẫn nhau hay sự lan tỏa các câu chuyện thành công, v.v.
(Alkaffaf & cộng sự, 2018; Lee & Choi, 2003; Wei & cộng sự, 2009) sẽ thúc đẩy sự luân
chuyển tri thức trong tổ chức.
- Chế độ khen thưởng: Kết quả nghiên cứu cho thấy khen thưởng là một trong những
nhân tố thuộc về tổ chức thúc đẩy QTTT tại trường ĐH. Một chế độ khen thưởng hiệu quả

là điều cần thiết để khích lệ viên chức chia sẻ tri thức với nhau và giữa các phòng ban khác
nhau, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy họ chủ động hơn trong sáng tạo và áp dụng tri
thức. Kết quả nghiên cứu của luận án phù hợp với các nghiên cứu trước đây khi khẳng định
một chế độ khen thưởng hợp lý như tăng thêm thu nhập hoặc cơ hội thăng tiến sẽ tác động
đến QTTT cũng như hình thành hành vi chia sẻ tri thức giữa các viên chức trong trường ĐH
(Cheng & cộng sự, 2009; Fullwood & cộng sự, 2013; Iqbal & cộng sự, 2018).
- Sự tự tin vào năng lực bản thân: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa sự
tự tin vào năng lực bản thân của viên chức và QTTT trong trường ĐH. Các nghiên cứu của
Kankanhalli & cộng sự (2005) và Endres & cộng sự (2007) đã khẳng định sự tự tin vào năng
lực bản thân là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy chia sẻ tri thức trong tổ chức.
Theo Almahamid & cộng sự (2010), sự tự tin vào tri thức hay năng lực của bản thân sẽ được
nâng cao thơng qua việc tích lũy thêm tri thức cá nhân và sử dụng các kỹ năng. Sự tự tin vào
năng lực bản thân sẽ giúp viên chức tích cực và kiên trì tham gia vào các hoạt động liên quan
đến nghiên cứu, giảng dạy và cơng việc chun mơn. để từ đó thúc đẩy KQHĐ của trường
ĐH.
- Sự sẵn sàng trải nghiệm những thay đổi: Không giống như nhận định ban đầu, kết
quả nghiên cứu định lượng cho thấy mối quan hệ giữa sự sẵn sàng trải nghiệm những thay
đổi của viên chức và QTTT tại một số trường ĐHCL khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả
nghiên cứu không phù hợp với nghiên cứu của Park & cộng sự (2014) và Marouf &
Agarwal (2016). Điều này có thể được giải thích là do mẫu nghiên cứu tác giả chọn là viên
chức tại các trường ĐHCL có truyền thống và uy tín ở Việt Nam. Chính vì vậy, trong thời
đại cơng nghệ 4.0 với nguồn thông tin phong phú nhưng thay đổi liên tục, bản thân mỗi viên
chức đã luôn luôn chủ động thay đổi cũng như tích cực trải nghiệm những thay đổi của nhà
trường để tiếp nhận, chia sẻ và áp dụng tri thức mới nhằm đáp ứng và bắt kịp yêu cầu đổi
mới của người học và xã hội.
- Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin: Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của sự
hỗ trợ CNTT đối với quá trình tiếp nhận, chia sẻ và lưu trữ, áp dụng tri thức trong trường
ĐH. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây trong bối cảnh
giáo dục ĐH của Hashim & cộng sự (2017); Jones & Sallis (2013); Omona & cộng sự



19
(2010). CNTT hỗ trợ trường ĐH nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy quá trình sáng
tạo, lưu trữ và phổ biến tri thức. Bên cạnh đó, khi các quá trình được tiến hành một cách tự
động và hệ thống sẽ cho phép viên chức tiếp cận, trao đổi thông tin, tri thức diễn ra thuận
tiện mọi lúc, mọi nơi.
(b) Kết quả hoạt động của trường ĐH với sự tác động của QTTT
Kết quả nghiên cứu khẳng định QTTT tác động mạnh mẽ đến KQHĐ của trường
ĐH. Điều này có nghĩa là việc triển khai hiệu quả q trình tiếp nhận, chia sẻ, lưu trữ và áp
dụng tri thức trong tổ chức sẽ góp phần nâng cao số lượng sinh viên, học viên theo học, giúp
nhà trường phát triển nhanh hơn, có nhiều CTĐT hơn, chất lượng đào tạo tốt hơn, nhiều
cơng trình nghiên cứu hơn, tăng nguồn lực tài chính và tỉ lệ sinh viên ra trường tìm được
việc làm cao hơn. Theo cách tiếp cận dựa trên tri thức, kết quả của nghiên cứu phù hợp với
kết quả của các nghiên cứu trước đây của Koohang & công sự (2017) và Iqbal & cộng sự
(2018) khi các tác giả khẳng định trong môi trường GDĐH, QTTT là nhân tố cần thiết để
đem lại KQHĐ vượt trội của trường ĐH.

CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƯỜNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
5.1. Xu hướng triển khai quản trị tri thức tại các trường đại học
Việt Nam
5.1.1. Định hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam
Định hướng: đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức; tiên
phong và dẫn dắt quá trình đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
hội nhập toàn diện với hệ thống giáo dục ĐH thế giới, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy
năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng của quốc gia.


20

=> Các trường ĐH Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao, cải thiện chất lượng
đào tạo, nghiên cứu khoa học để có thể phát triển, đáp ứng nhu cầu của người học, của xã
hội và cạnh tranh với các trường ĐH nước ngoài.
5.1.2. Xu hướng triển khai quản trị tri thức tại các trường đại học
Việt Nam
- Công cuộc đổi mới ở Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với kết nối và công nghệ số là chủ yếu đang tạo ra
môi trường học tập mở.
- Liên tục nâng cao năng lực của giảng viên trong trường ĐH luôn là nhu cầu thiết
yếu trong mọi thời đại, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi sự bùng nổ của CNTT.
- Sức ép đến từ phía người học với mong muốn luôn được tiếp cận những tri thức
mới, hiện đại.
=> Các trường ĐH cần phải mở rộng kết nối với doanh nghiệp, với xã hội để trở
thành một “hệ sinh thái giáo dục”, tập trung vào nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, đáp ứng
được yêu cầu của các bên liên quan => triển khai các dự án QTTT tại các trường ĐH Việt
Nam trong thời gian tới sẽ mạnh mẽ hơn, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, sáng tạo, chia sẻ, lưu
trữ và áp dụng tri thức khơng chỉ của viên chức mà cịn của sinh viên.
5.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị tri thức tại các trường
đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội
5.2.1. Giải pháp đối với các trường đại học công lập
(1) Giải pháp hồn thiện văn hóa tổ chức
- Tun dương những viên chức có thành tích cao trong QTTT, đặc biệt là trong q
trình chia sẻ tri thức để từ đó lan tỏa những câu chuyện thành công trong trường.
- Xây dựng văn hóa giao tiếp cởi mở và tin tưởng trong nhà trường.
- Tăng cường giao lưu giữa các viên chức trong mỗi đơn vị và giữa các đơn vị trong
Nhà trường để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy chia sẻ tri thức: tổ chức các
hoạt động văn hóa, thể thao, các chương trình teambuilding.
- Đẩy mạnh cộng đồng học tập: thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi học thuật
chính thống và khơng chính thống cho viên chức nhà trường; khuyến khích cơng việc nhóm;

tổ chức các buổi thảo luận tư duy; tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt thân mật, v.v.
(2) Giải pháp tăng cường vai trò của lãnh đạo
Lãnh đạo các trường ĐHCL nên chú trọng đến việc xây dựng quy trình triển khai các
dự án QTTT để từ đó viên chức trực tiếp tham gia và nhận thức rõ hơn về tầm nhìn cũng như
chiến lược QTTT, đặc biệt là sự ủng hộ và cam kết của lãnh đạo nhà trường đối với các hoạt
động QTTT trong tổ chức. 04 giai đoạn triển khai dự án QTTT trong các trường ĐHCL, bao


21
gồm: (1) Hoạch định; (2) Thiết kế; (3) Triển khai; (4) Mở rộng phạm vi áp dụng dự án thí
điểm.
(3) Giải pháp hồn thiện chính sách khen thưởng
- Các trường ĐH nên đưa ra các hình thức khuyến khích đa dạng, khơng chỉ bằng
việc khen thưởng là tài chính, mà cịn có thể bổ sung thêm việc tích lũy điểm đánh giá cuối
năm học trong hoạt động chia sẻ tri thức, với một mức điểm cao sẽ có những hình thức khen
thưởng về vật chất riêng.
- Các trường ĐH nên hồn thiện chính sách về việc tăng thêm thu nhập hoặc cơ hội
nghề nghiệp đối với các viên chức tích cực và có nhiều đóng góp vào các q trình QTTT,
đặc biệt là quá trình chia sẻ tri thức, tránh mang tính chất “tượng trưng” hay “cào bằng”.
- Các trường ĐH nên có các quy định về cơng nhận những ý tưởng mới. những khen
thưởng phi tài chính cũng giúp viên chức cảm thấy những đóng góp của mình được nhà
trường ghi nhận để từ đó nâng cao hiệu quả cơng việc, góp phần thúc đẩy KQHĐ của nhà
trường.
(4) Giải pháp tăng cường sử dụng công nghệ thông tin
- Các trường ĐH nên tạo ra các mạng lưới hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các nhà khoa
học, giảng viên, viên chức quản lý và viên chức hành chính trong nước và quốc tế.
- Các trường ĐH nên chú trọng hơn nữa đến lưu trữ các dữ liệu, tài liệu liên quan đến
tập thể, chính sách, quyết định, thơng báo, v.v. dưới dạng điện tử một cách hệ thống để viên
chức trong trường có thể dễ dàng tiếp cận. Ngồi ra, thư viện điện tử nên được tập trung và
phát triển hơn nữa.

- Các trường ĐH cùng khối ngành nên hợp tác và cùng nhau chi sẻ nguồn tri thức
hiện dưới dạng điện tử để đem lại nhiều giá trị cũng như lợi ích chung cho các bên.
- Các trường ĐH nên chú trọng ứng dụng các công cụ CNTT vào trong hoạt động
QTTT. Một số công cụ CNTT phổ biến nên được sử dụng trong trường ĐH như nhật ký tri
thức (blogs), email và mạng nội bộ, mạng truyền thông xã hội, portals, giải pháp quản lý dữ
liệu điện tử, v.v.
(5) Giải pháp thúc đẩy sự tin vào năng lực bản thân
- Những viên chức quản lý hoặc giảng viên có kinh nghiệm lâu năm nên đào tạo từng
viên chức trẻ hoặc đang tập sự cách thức truyền đạt tri thức hiệu quả, dễ hiểu.
- Lãnh đạo dành lời khen cho những viên chức đặc biệt là viên chức trẻ khi họ có
những sáng kiến mới hoặc tham gia tích cực vào q trình chia sẻ và sử dụng tri thức trong nhà
trường. Ngoài ra, sự thừa nhận và khích lệ cả về vật chất, tinh thần từ lãnh đạo cũng sẽ giúp viên
chức tự tin hơn vào năng lực bản thân và hồn thành tốt các cơng việc được giao.
- Nhà trường nên thúc đẩy hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chuyên môn cho viên chức.


22
- Cá nhân mỗi viên chức cũng cần tự giác và chủ động nâng cao trình độ, hiểu biết
của mình về lĩnh vực nghiên cứu, chuyên ngành đào tạo và các kỹ năng trong công việc.
5.2.2. Khuyến nghị đối với Nhà nước, Bộ, Ngành
- Nhà nước, Bộ, Ngành cần đóng vai trị chủ đạo trong đầu tư kinh phí cho NCKH tại
các trường ĐH nhằm khuyến khích viên chức tham gia vào các q trình QTTT để từ đó
nâng cao KQHĐ và vị thế của trường ĐHCL không chỉ ở trong nước mà còn cả trong khu
vực và trên thế giới.
- Bộ GD&ĐT, các cơ quan chủ quản cần rà soát một cách nghiêm túc việc xây dựng
và thực thi các chính sách bồi dưỡng, khen thưởng đối với các viên chức tích cực tham gia
vào q trình sáng tạo và áp dụng tri thức.
- Bộ KH&CN xem xét chủ trì phối hợp với Bộ GD&ĐT và Bộ Kế hoạch & Đầu tư
để chuyển một số tổ chức KH&CN công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về
trực thuộc các trường ĐHCL hoặc tạo điều kiện cho việc thành lập doanh nghiệp do trường

ĐHCL sở hữu để đẩy mạnh gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo cũng như ứng dụng, triển
khai, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cho xã
hội.
5.3. Một số hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về khả năng tiếp cận số liệu và kinh
nghiệm nghiên cứu, luận án vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong các nghiên cứu
tiếp theo về QTTT trong trường ĐH. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về không gian nghiên cứu, nghiên cứu sinh mới chỉ tiến hành nghiên cứu
điển hình tại một số trường ĐHCL có bề dày truyền thống trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa
bàn HN, chưa mở rộng ra các cơ sở GDĐH trực thuộc các cơ quan quản lý khác. Bên cạnh
đó, nghiên cứu chưa tiến hành so sánh, đối chiếu về thực trạng QTTT cũng như đánh giá, so
sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến QTTT tại các trường ĐHCL khác khối ngành
đào tạo hay giữa các trường đại học có xếp hạng khác nhau. Đây cũng sẽ những hướng
nghiên cứu mới trong các nghiên cứu tiếp theo khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến QTTT tại các trường ĐH.
Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu sinh mới chỉ sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu và tình huống) và định lượng (mơ hình SEM). Các
nghiên cứu sau có thể sử dụng thêm các phương pháp khác để có cái nhìn cụ thể và tổng
qt hơn về QTTT tại các trường ĐHCL ở Việt Nam.
Thứ ba, về quy mô mẫu. Mặc dù nghiên cứu sinh đã cố gắng để tăng quy mô mẫu
nhưng do hạn chế về thời gian và tiếp cận đối tượng điều tra nên quy mô mẫu của nghiên cứu
thu về vẫn nhỏ với cỡ mẫu là 353. Trong các nghiên cứu tiếp theo, quy mơ mẫu có thể tăng
thêm.


×