Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cơ hội và thách thức đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.59 KB, 7 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TO E-COMMERCE DEVELOPMENT IN
VIET NAM
ThS. Trần Lê Kim Danh, ThS. Hoàng Ngọc Cảnh
ThS. Vũ Quang Huy
Trường Đại học Thương mại
Email:
Tóm tắt
Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và đang có một
tốc độ phát triển nhanh chóng. Cơng nghệ số ngày càng phát triển kéo theo thị trường TMĐT ngày càng mở
rộng, mơ hình TMĐT ngày càng đổi mới. Các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của công nghệ số trở
thành các chuỗi cung ứng thông minh tạo nên các giá trị mới. TMĐT Việt Nam đang đứng trước cơ hội vô cùng
thuận lợi để phát triển với tốc độ cao nếu nắm bắt kịp xu thế và có các chính sách điều chỉnh hợp lý. Bài viết
tổng hợp thực trạng thương mại điện tử Việt Nam trong những năm gần đây để thấy được tiềm năng ngành
TMĐT Việt Nam từ đó chỉ ra các cơ hội cũng như những khó khăn và thách thức đặt ra cho ngành TMĐT Việt
Nam. Để tháo gỡ các khó khăn giúp ngành TMĐT phát triển tốt hơn, nhóm tác giả xin đưa ra các khuyến nghị
đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT và các cơ quan chức năng nhà nước để tạo
động lực cho ngành TMĐT Việt Nam phát triển nhanh chóng, vững chắc và tồn diện.
Từ khóa: thương mại điện tử; cơ hội; thách thức; Việt Nam.
Abstract
E-commerce in Viet Nam has been considered a potential market with a rapid growth rate. Developed
digital technology has resulted in the expansion of e-commerce market and innovation of e-commerce models.
Traditional supply chain with the support of digital technology has become smart chains with new value. Ecommerce in Viet Nam has many favourable opportunities to develop with relevant policies. The article
analysed the current situation of e-commerce in Viet Nam in recent years to prove the market potentials, then
presented the opportunities and challenges. In order to lift the obstacles for the development of e-commerce in
Viet Nam, the authors made some recommendations for e-commerce businesses and state agencies to motivate
the rapid and comprehensive development of e-commerce in Viet Nam.
Key words: e-commerce; opportunities; challenges; Viet Nam



1. Thực trạng và những cơ hội lớn mở ra đối với ngành thương mại điện tử Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng internet cao với 53% dân số sử
dụng internet với gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường TMĐT ở Việt Nam được dự
đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của
lĩnh vực TMĐT của Việt Nam rất lớn.
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo
cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với năm trước ước
tính trên 25%. Nhiều doanh nghiệp cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng
trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thơng tin từ hàng nghìn
website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián
tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ
chuyển phát từ 62% đến 200%.
261


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Năm 2014, doanh thu bán lẻ TMĐT của Việt Nam ước tính đạt 2,97 tỷ USD, chiếm khoảng
2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Với mức tăng trưởng trung bình khoảng 29%
mỗi năm, đến năm 2017, thống kê ban đầu cho thấy quy mô thị trường bán lẻ đạt khoảng 6,2 tỷ USD,
tăng 24% so với năm 2016, chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước. Dự kiến, doanh số TMĐT B2C tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 5% tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; 30% dân số tham gia mua sắm trực
tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm.

Hình 1. Tăng trưởng doanh số TMĐT B2C tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2017 - Cục TMĐT & Kinh tế số - Bộ Công thương


Năm 2017 là năm đánh dấu cho sự tăng trưởng của xu hướng mua sắm qua các ứng dụng trên
thiết bị di động với 41% người sử dụng, tăng 13% so với năm 2016. Tuy nhiên, tập quán mua sắm nhỏ
lẻ và thói quen dùng tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam là một vấn đề khó có thể khắc phục trong
ngắn hạn. Đây là một trong những lực cản khá lớn cho việc xây dựng các mơ hình TMĐT hồn chỉnh,
trong đó tồn bộ chu trình thương mại được tiến hành trên mơi trường điện tử. Năm 2016, khảo sát cho
thấy hơn 89% người tiêu dùng mặc dù lựa chọn mua sắm trực tuyến nhưng vẫn lựa chọn phương thức
nhận hàng trả tiền (COD). Hình thức thanh tốn COD dẫn đến việc doanh nghiệp bán hàng cần có một
lực lượng lớn phục vụ khâu giao hàng và thu tiền, thay vì có thể sử dụng dịch vụ giao nhận của các
công ty bưu chính hay chuyển phát. Việc này cũng đưa đến một hệ lụy là khó xây dựng những hệ
thống TMĐT tập trung với quy mơ lớn và độ chun nghiệp hóa cao.

Hình 2: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT qua các năm
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2017 - Cục TMĐT & Kinh tế số - Bộ Công thương

Theo thống kê mới đây của Tập đoàn iPrice, tổng hợp từ 1.000 doanh nghiệp thương mại điện
tử khác nhau, Việt Nam đang tham gia cuộc chơi với “phong độ tốt”, nắm bắt hầu hết các xu thế của
khu vực. Theo iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động tại Việt Nam
tăng tưởng ấn tượng, ở mức 26% trong năm 2017.

262


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Cuối năm 2017, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ chuyển đổi - số phần trăm của số
lượt truy cập website có thể dẫn đến mua sắm thành công. Các doanh nghiệp thương mại điện tử tại
Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi lên đến 65%, cao nhất trong khu vực, xếp trên Singapore và Indonesia.
Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đánh giá, những năm gần đây, với sự ra đời
của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… Việc mua
sắm online đã không còn xa lạ với người người tiêu dùng Việt. Thị trường mua sắm trực tuyến trở nên

sôi động hơn khi người tiêu dùng trẻ tham gia vào việc mua bán trên mạng xã hội ngày càng nhiều.
Kết quả khảo sát năm 2018 của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, số người
tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần (2,7%) so với năm 2017 (0,9%). Đặc biệt, kết quả khảo
sát còn ghi nhận, tất cả các sản phẩm tiêu dùng ít nhiều đều được người tiêu dùng mua online.
Trong một báo cáo nghiên cứu của Công ty TNHH CBRE Việt Nam, được thực hiện thông
qua ghi nhận ý kiến khoảng 1.000 người tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, cho biết, 25% người tiêu
dùng được khảo sát dự định sẽ giảm tần suất mua sắm tại cửa hàng thực tế. Trong khi đó, 45-50% cho
rằng, sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thơng
minh/máy tính bảng, thường xun hơn trong tương lai.

Hình 3. Tỷ lệ doanh nghiệp có website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2017 - Cục TMĐT & Kinh tế số - Bộ Công thương

Những con số tăng trưởng vượt xa dự báo chính là nhân tố hút làn sóng đầu tư từ nước ngồi
mạnh mẽ hơn vào lĩnh TMĐT tại Việt Nam. Có thể chỉ ra rất nhiều sự kiện như: Alipay của Alibaba
ký thỏa thuận chiến lược với Napas; Central Group mua lại Zalora; Shopee nhận được khoản đầu tư
500 triệu USD từ Tencent; Tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc JD.com rót tiền đầu
tư chiến lược vào trang Tiki; Sendo hợp tác với 3 nhà đầu tư Nhật Bản...
Hoạt động đầu tư và tiềm lực từ các tên tuổi ngoại được cho là sẽ thúc đẩy sự phát triển của
TMĐT rất nhanh, đồng thời phần nào cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.
Đến năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt
350 USD/người. Theo đó, TMĐT trên nền tảng di động và TMĐT định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo
trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu. Theo dự báo, năm 2018 sẽ là thời điểm của
TMĐT khi người dân hầu như đã rất quen thuộc với mua sắm trực tuyến.
263


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Bảng 1. Ước tính tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến

2014

2015

2016

2017

Ước tính tỷ lệ người dùng Internet tham gia
mua sắm trực tuyến (%)

58%

62%

65%

67%

Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một
người (USD)

145

160

170

186


Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2017 - Cục TMĐT & Kinh tế số - Bộ Công thương

Tại Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục TMĐT và KTS năm 2017 cho thấy, 100% doanh
nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau, 43% doanh
nghiệp tham gia khảo sát có website. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát có trang bị máy tính phục
vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt 100%. 61% doanh nghiệp trang bị các loại thiết bị di động
như điện thoại thơng minh, máy tính bảng để phục vụ công việc, số liệu này tăng 30% so với năm
2010. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thư điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt 99%. Tỷ lệ
doanh nghiệp có sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với đối tác tăng tương đối cao, chiếm 60%
trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát (năm 2015 tỷ lệ này là 48%).
Các con số ấn tượng trên cho thấy, TMĐT Việt Nam đang phát triển và phát triển với một tốc
độ nhanh chóng. Các doanh nghiệp nắm bắt được xu thế, chịu thay đổi tiếp cận khoa học công nghệ sẽ
phát triển nhanh và bền vững.
2. Những thách thức đặt ra đối với phát triển thương mại điện tử ở việt nam
Hiện nay, lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam rất có tiềm năng phát triển đặc biệt dưới ảnh hưởng của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn cịn đối mặt với khơng ít thách thức, cụ thể:
Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng, an ninh mạng
Hiện nay, cơ sở hạ tầng cho TMĐT và Kinh tế số còn thiếu đồng bộ. Các hạ tầng dịch vụ hỗ trợ
cho TMĐT như hạ tầng hóa đơn và chứng từ điện tử, hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics hiện đang
phát triển ở các mức độ khác nhau, thiếu sự đồng bộ và thiếu tính kết nối. Đặc biệt hạ tầng logistics
cịn chưa hồn thiện và thiếu vắng các nhà cung cấp chuyên nghiệp về dịch vụ chuyển phát, hoàn tất
đơn hàng cho TMĐT; giá thành dịch vụ cao, chưa đáp ứng được nhu cầu người sử dụng.
Cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho TMĐT của Việt Nam khó cạnh tranh với
các quốc gia phát triển khác có thể đối mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức về an ninh
mạng. Thống kê của Lazada tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử 2017, trong sự kiện cáp quang
AAG bị đứt vào 2,3 tuần năm 2016, Lazada đã mất tới 30% doanh thu trung bình trong một ngày.
Bên cạnh đó, vấn đề an ninh, an tồn, bảo mật thơng tin… trên các giao dịch điện tử vẫn chưa
thể khiến người tiêu dùng an tâm. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để
buộc các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong TMĐT khơng được thực hiện một số hành vi
có thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng vẫn chịu nhiều thiệt thịi và cảm thấy
khơng n tâm khi mua sắm online.
Thứ hai, về cơ chế quản lý
Các cơ chế quản lý chưa theo kip sự phát triển của các mơ hình TMĐT mới: TMĐT có đặc thù
là dựa trên nền tảng công nghệ, nền tảng Internet với tốc độ phát triển và thay đổi vơ cùng nhanh
chóng, ngày càng xuất hiện nhiều mơ hình kinh doanh TMĐT mới. Trong khi đó, việc xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động TMĐT lại cần thời gian để nghiệm chứng nên không
thể theo kịp tốc độ phát triển của cơng nghệ. Do đó, việc xác định các nguyên tắc quản lý và quan
điểm chỉ đạo mang tính định hướng là rất quan trọng nhằm tạo mơi trường thơng thống, có tính
khuyến khích cho việc sáng tạo, ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh - thương mại.
264


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Đồng thời, vẫn cần có sự theo dõi sát của các cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn các hình thức
biến tướng của cơng nghệ có thể gây hại cho mơi trường kinh doanh cũng như lợi ích cộng đồng.
Thứ ba, làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại vào Việt Nam
“TMĐT trong tương lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn”. Nhiều chuyên gia dự
đoán, trong tương lai không xa, TMĐT Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi hai hoặc ba công ty chiếm đến
80% thị phần và những cơng ty nhỏ hơn chỉ cịn cách đi vào thị trường ngách.
Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện khá ưa chuộng
mua hàng qua các website thương mại điện tử của nước ngồi như Amazon, eBay… do hàng hóa của
nước ngoài phong phú, đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ thành thị, trong khi
chi phí hồn tất đơn hàng đối với các hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước ngoài thấp hơn…
Thứ tư, yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam.
Môi trường cạnh tranh khốc liệt khơng dành cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính, cơng
nghệ, quản trị… yếu kém. Thực tế, tiềm lực vốn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp nội nếu muốn
cạnh tranh với ngành TMĐT nước ngồi. Ngồi ra, nếu khơng cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung
cấp các giải pháp TMĐT thì rất dễ bị tốn chi phí mà khơng thu lại được nguồn lợi gì.

Phần lớn doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức
cho hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngồi để bán hàng trực tiếp, khơng phải
qua các nhà phân phối trung gian. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước cũng
vẫn yếu so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm quốc nội vẫn
lép vế so với sản phẩm tương tự của nhiều nước khác…

Hình 4. Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT qua các năm
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2017 - Cục TMĐT & Kinh tế số - Bộ Công thương

Nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy, số lượng người dùng internet mua sắm trực tuyến
tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng
Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong
khi, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đơng Nam Á. Tại Đơng Nam Á, trung bình chỉ có 47%
doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh tốn khi nhận hàng (COD), trong khi ở Việt Nam có đến hơn
80% doanh nghiệp hỗ trợ phương thức thanh toán COD. Ở Singapore và Malaysia, tỷ lệ này chỉ 20%.
3. Một số khuyến nghị phát triển thương mại điện tử ở việt nam
Nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất về TMĐT trên thế giới, Việt
265


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Nam có cả những thuận lợi và thách thức. Các xu hướng phát triển của TMĐT Việt Nam thời gian tới
sẽ khơng nằm ngồi xu hướng chung của thế giới, cụ thể như: Các công nghệ đặc trưng của Cách
mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, internet của vạn vật...) sẽ khởi nguồn những hình thái ứng dụng
TMĐT mới trong thời gian tới; Các mơ hình kinh tế chia sẻ phát triển mạnh; Phương thức bán hàng đa
kênh được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp; TMĐT xuyên biên giới, phát triển nhanh; TMĐT
trên di động và thanh toán di động trở nên phổ biến. Do vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng một số
vấn đề sau:
Thứ nhất: về cơ sở hạ tầng, an ninh mạng

Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư của xã
hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đồng thời, đẩy mạnh phát
triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử. Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng TMĐT
trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền
hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử.
Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt và tiếp tục
hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử; Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như
hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử…
Đảm bảo an tồn cho các giao dịch TMĐT. TMĐT có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ
bị tin tặc phát tán virus, tấn công vào các website; phát tán thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ
các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: ma túy, buôn lậu, bán
hàng giả… do vậy, cần có cơ chế kiểm sốt các hoạt động vi phạm.
Thứ hai, về cơ chế quản lý
Hoàn thiện thể chế nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT. Để TMĐT phát triển cần
phải hồn thiện mơi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện
dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch
thương mại điện tử.
Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách mới, khn khổ pháp lý và cơ
chế chính sách cho phát triển thanh tốn điện tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới
doanh nghiệp vào hệ thống thanh toán điện tử. Tăng cường điều phối, hợp tác chính sách phát triển
dịch vụ thanh toán điện tử trong nước và quốc tế, liên quốc gia, liên ngành.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
TMĐT cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách quy định khơng cịn phù hợp với sự phát triển
TMĐT…
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp.
Cần nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh. Các
doanh nghiệp cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình, hợp tác để đáp
ứng từng phần trong quy trình thương mại điện tử, tránh tự trói chính mình trong sợi dây áp lực “tự
thực hiện”.
Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Muốn phát triển TMĐT, ngồi việc địi hỏi

phải có một đội ngũ chun gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu cơng nghệ thơng
tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa, cũng địi
hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thơng
tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… Bởi vậy,
cần đào tạo các chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về TMĐT không những cho các doanh nghiệp,
các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người dân.

266


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Đặc biệt các sàn giao dịch TMĐT cần tăng cường quy trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm, có
biện pháp ngăn chặn, xử phạt với các doanh nghiệp bán hàng giả, hàng nhái… Đồng thời các doanh
nghiệp và các sàn TMĐT, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an tồn thơng tin thanh tốn điện tử.
Nếu có nền tảng cơng nghệ chắc chắn và ổn định, người dùng dễ tiếp cận hơn thì chắc chắn rảo cản
cho TMĐT sẽ được thu hẹp.
Ngồi ra, Chính phủ và các doanh nghiệp cần kết hợp với người tiêu dùng đẩy mạnh hoạt động
truyền thông và giáo dục, tăng cường quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong tồn xã hội để
thanh tốn điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc.
Thứ tư, chủ động hợp tác về TMĐT với các quốc gia và các tổ chức quốc tế
Nhằm thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ. Hội nghị liên Bộ trưởng
Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 ngày 8/11/2017 đã thông qua một trong những văn kiện quan trọng
bắt nguồn từ sáng kiến của Việt Nam, đó là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới
trong APEC.
Là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới, từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở
thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, thương mại điện tử xuyên biên giới ước tính đạt 1.920
tỷ USD trên toàn cầu.
Nhằm phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng của TMĐT xun biên giới, đóng góp tích cực
cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt Nam cần phối hợp với các thành viên APEC hoàn

thiện và hài hịa hóa khung pháp lý TMĐT của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho TMĐT
xuyên biên giới trong khu vực; Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ
các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới
trong khu vực và trên toàn thế giới; Giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong
TMĐT xuyên biên giới…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo TMĐT Việt nam 2017, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương
2. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
3. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), Thương mại điện tử ở Việt Nam và một số
giải pháp điều hành;
4. Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp;
5. Hương Xuân (2017), Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển nhanh hơn?, Tạp chí The Leader;
6. ThS. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, Tạp
chí Tài chính tháng 6/2017.

267



×