Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
TỈNH KON TUM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
APPLICATION OF E-COMMERCE IN ENTERPRISES KON TUM PROVINCE –
CURRENT STATUS AND SOLUTIONS
PGS.TS. Đàm Gia Mạnh
Trường Đại học Thương mại
Email:
Tóm tắt
Những năm gần đây, hoạt động của các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum có sự phát triển khá ấn tượng. Tuy
nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu, trước sức ép rất lớn từ việc mở cửa thị trường, để duy
trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, nhất là trong kinh doanh xuất khẩu, khi các nhà nhập khẩu trên thế giới
đang thường xuyên tìm kiếm bạn hàng thơng qua Internet, thì Internet đã trở thành cơng cụ hữu ích trong việc
tìm kiếm đối tác và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, sử dụng Internet và đẩy mạnh ứng dụng thương mại
điện tử là xu hướng tất yếu trong kinh doanh hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, là cấp
thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bài viết phân tích vai trị của thương mại điện tử trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại các
doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện
tử để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum thời gian tới.
Từ khóa: doanh nghiệp, giải pháp, Kon Tum, thương mại điện tử, thực trạng.
Abstract
In recent years, business activities of enterprises in Kon Tum province have been quite impressive.
However, in the context of global trade competition, under great pressure from the market opening, to maintain
and expand business, especially in export business, when the importers explore the Internet as a useful tool in
finding partners and profits for the business. Using the Internet and promoting e-commerce application are
indispensable trends in business today to improve the competitiveness of enterprises, are imperative for the
existence and development of enterprises. The paper analyzes the role of e-commerce in enterprises' production
and business activities and evaluates the current status of e-commerce application in enterprises of Kon Tum
province. From there, suggest solutions to promote e-commerce application in order to improve the
competitiveness of Kon Tum’s enterprises in the coming time.
Keywords: current status, enterprise, e-commerce, Kon Tum, solution.
1. Mở đầu
Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao nằm ở cực bắc Tây Nguyên của Việt Nam, phía Tây
giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (với biên giới dài khoảng 142 km) và Vương quốc
Campuchia (với chiều dài biên giới khoảng 138 km), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (với chiều dài
ranh giới 142 km), phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi (với chiều dài ranh giới 174 km), phía Nam giáp
tỉnh Gia Lai (với chiều dài ranh giới 203 km). Nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn ở phía Tây dãy
Trường Sơn, trong khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, Kon Tum là tỉnh có diện
tích lớn thứ 8 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam. Kon Tum có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên
và Quảng Nam, đường 40 đi Atapư (Lào). Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng
hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngồi ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phịng,
bảo vệ mơi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung
và trợ giúp sau bán hàng.
Nhằm tận dụng các ưu điểm của phương thức sàn giao dịch TMĐT trong việc tìm kiếm khách
hàng, mở rộng thị trường, các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia
vào các sàn giao dịch TMĐT có uy tín trong nước cũng như trên thế giới.
Hiện nay, sàn giao dịch TMĐT Kon Tum đang có chế độ hỗ trợ doanh nghiệp thơng qua hai
hình thức trực tuyến và khơng trực tuyến. Trong đó, với hỗ trợ trực tuyến: doanh nghiệp được hỗ trợ 1
gian hàng hồn tồn miễn phí bằng tiếng Việt trong đó có thể giới thiệu thơng tin doanh nghiệp, đăng
tải thơng tin chào mua, chào bán của các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ, thường xun cập nhật thơng
tin mới nhất về các cơ hội kinh doanh, các nhu cầu tìm kiếm đối tác, giới thiệu các nhà nhập khẩu cho
doanh nghiệp, quảng bá qua các hệ thống các trang B2B trong nước và thế giới, qua các công cụ tìm
kiếm, những trang vàng, v.v... Cịn với việc hỗ trợ không trực tuyến: hỗ trợ thẩm định các thông tin
doanh nghiệp, giới thiệu các đối tác phù hợp với doanh nghiệp. Đây là một cơ hội rất lớn cho các
doanh nghiệp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi vì,
khi đăng ký vào cổng TMĐT của Tỉnh, doanh nghiệp sẽ có mặt trong cơ sở dữ liệu thành viên, do đó,
khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng thấy được doanh nghiệp hơn so với việc đăng ký trên các cơng cụ
tìm kiếm phổ thơng khác [6].
TMĐT vừa có khả năng là một đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển nhanh trong bối cảnh hội
nhập, nhưng cũng rất có thể trở thành một bãi lầy tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của
doanh nghiệp. Để có thể ứng dụng TMĐT một cách có hiệu quả, doanh nghiệp trước hết cần nhận thức
được vai trò của TMĐT, sau nữa, cần thực thi đồng bộ các giải pháp ứng dụng. Trong quá trình đó, có
thể dựa vào chính mình nếu thấy đủ khả năng, còn tốt hơn cả là trong giai đoạn đầu nên sử dụng đội
ngũ cố vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần cân nhắc giữa lợi ích sẽ nhận được và
chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum
thời gian tới
Với mục tiêu đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ
quan quản lý nhà nước và đại bộ phận các doanh nghiệp trong tỉnh; Sở Công thương Tỉnh đã xây dựng
kế hoạch đẩy mạnh phát triển TMĐT trong những năm tới. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2020,
100% các giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước với doanh nghiệp và công dân được thực hiện
trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của tỉnh và qua bộ phận một cửa điện tử; 50% hệ thống các siêu
thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cơ sở cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền
thông sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử; áp
dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT. Thêm vào
247
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018
đó, phấn đấu biến mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng;
40% số doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại, 50% số doanh nghiệp có website riêng
để quảng bá thương hiệu, sản phẩm...
Để đạt những mục tiêu này, một mặt, Sở Công thương Tỉnh phối hợp với các ngành chức năng
tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về lợi ích của TMĐT;
tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực TMĐT cho các đối tượng là cán bộ nhà nước, doanh
nghiệp, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên. Đồng thời, Sở cũng sẽ tuyên truyền, vận động các doanh
nghiệp đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, phát triển các tiện ích thanh tốn qua phương tiện điện tử, hỗ
trợ người mua thanh toán trực tuyến, ứng dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong kinh doanh điện tử
giữa các doanh nghiệp; cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và danh bạ doanh
nghiệp xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mô hình ứng dụng TMĐT, ...
Một số giải pháp chủ yếu để phát triển ứng dụng CNTT, TMĐT tỉnh Kon Tum đã được chỉ rõ
trong Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm
2025 như:
Đầu tư hạ tầng hiện đại đồng bộ với nguồn nhân lực và các ứng dụng phần mềm để phổ cập
chính quyền điện tử, cơng dân điện tử, doanh nghiệp điện tử, giáo dục điện tử, y tế điện tử. Đẩy mạnh
việc phổ cập Viễn thông và Internet, rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ giữa các vùng. Đảm bảo
100% xã có nút mạng, tiến hành cung cấp đa dịch vụ, tốc độ cao, đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu
công bố. Số người sử dụng Internet đến đến năm 2015 là 30-35%, sau năm 2015 về cơ bản tất cả nhu
cầu về sử dụng Internet đều được đáp ứng. Chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet theo các
chương trình hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí. Mật độ
thuê bao Internet đạt 7-8 thuê bao/100 dân năm 2015 và 15-16 thuê bao/100 dân năm 2020.
Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT một cách toàn diện. Hoàn thiện mạng cục bộ tại các cơ quan,
kết nối mạng WAN từ xã, phường đến cấp tỉnh. Phát triển mở rộng Cổng giao tiếp điện tử với sự tích
hợp đầy đủ của tất cả các hệ thống dịch vụ công từ các cơ quan đơn vị, hầu hết các dịch vụ công đạt
mức độ 2 trở lên.
Mở rộng tuyến cáp quang kết nối đến hầu hết các xã, phường, thị trấn, đảm bảo 100% xã,
phường, thị trấn được trang bị máy tính, mạng LAN. Hoàn thành xây dựng và triển khai diện rộng hệ
thống Chính phủ điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã, 100% xã, phường có điểm truy nhập Intenet băng thơng
rộng. Tất cả các huyện, thành phố, các sở ngành có trang thông tin điện tử thành phần, ứng dụng phần
mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 100%. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng tại các cơ
quan Nhà nước của tỉnh. Đầu tư hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện trên địa bàn huyện. Cơ bản các
doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm quản lý, có website và có tham gia sàn giao dịch điện tử.
Một số giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp Kon Tum phát triển ứng dụng TMĐT trong thời
gian tới là:
Thứ nhất. Đẩy mạnh định vị hình ảnh của doanh nghiệp và website của doanh nghiệp trên thị trường TMĐT
mục tiêu
Định vị thị trường TMĐT đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải quyết định khuyếch trương bao nhiêu
điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào dành được cho tập khách hàng điện tử mục tiêu. Giải pháp
có thể khả thi và phải phấn đấu đạt tới đối với các chào hàng điện tử trên website của doanh nghiệp là:
định vị theo mức đầy đủ, ổn định cơ cấu mặt hàng; hàng thật; hàng hiệu; cấu trúc dịch vụ và giá tương
thích với loại hình tổ chức bán; ưu thế chất lượng/giá, theo bản sắc văn minh thương mại và hình ảnh
tín nhiệm doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Theo hướng này, mỗi doanh nghiệp căn cứ vị thế
hiện tại và mục tiêu đạt tới để quyết định khuyếch trương điểm khác biệt nào để phát triển định vị
thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
Để việc định vị trực tuyến trở nên sắc bén, các doanh nghiệp cần tập trung nỗ lực vào một số
hoạt động chính là: tạo ra một hình ảnh cụ thể cho cơ cấu mặt hàng bán và thương hiệu cửa hàng trong
248
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018
tâm trí khách hàng mục tiêu, lựa chọn vị thế mức độ thỏa mãn và cân đối với mục tiêu lợi nhuận, sự
khác biệt và nổi trội trong cung ứng giá trị gia tăng cho khách hàng trên thị trường TMĐT mục tiêu.
Các cơng cụ chính cần được sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm bao gồm: cung cấp thơng tin
hữu ích, chính xác, phù hợp và cập nhật thường xun; hình thức thiết kế mang tính mỹ thuật cao và
hỗ trợ quảng bá thương hiệu; dễ sử dụng; kết hợp được yếu tố nội dung và thương mại; thu hút lưu
lượng giao dịch cao và được ghé thăm thường xuyên; tính tương tác cao; xử lý thông tin và đáp ứng
nhanh yêu cầu người xem qua email; có chức năng phong phú: giao dịch và thanh tốn trực tuyến;
cơng bố chính sách thương mại, giá cả, dịch vụ rõ ràng; an tồn, bảo mật và thích ứng với các điều
kiện kỹ thuật khác nhau.
Thứ hai. Một số giải pháp xây dựng website cho doanh nghiệp
Trong quá trình xây dựng website, các doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu kinh doanh cho
website, xác định cấu trúc và các chức năng cần thiết của hệ thống cần phải có và xác định các u cầu
thơng tin cần phải có để thực hiện các chức năng đó. Ngồi ra, doanh nghiệp cần xem xét sẽ tự thiết kế
hay đi thuê, và nếu đi th ngồi thì chi phí đầu tư và nâng cấp là bao nhiêu?
Một số giải pháp cụ thể:
1. Trên trang chủ chỉ nên đưa ra duy nhất một sản phẩm.
2. Bổ sung độ tín nhiệm vào nội dung giới thiệu và nâng cao lòng tin của mọi người với
website. Nên sử dụng nhiều ngôn ngữ cho website.
3. Tập trung vào những khách ghé thăm, những khách hàng mới chứ không phải bản thân
doanh nghiệp. .
4. Tạo ra tính cấp bách trong thông tin bán hàng và thuyết phục người đọc rằng họ cần mua
ngay.
5. Nâng cao sự hấp dẫn của sản phẩm qua hình ảnh.
Ngồi ra, cần quan tâm xây dựng một kế hoạch chào hàng trực tuyến chi tiết và cập nhật theo
từng đoạn thị trường điện tử mục tiêu mà doanh nghiệp đã xây dựng.
Thứ ba. Phát triển truyền thông marketing và xúc tiến TMĐT
Để phát triển ứng dụng TMĐT, các doanh nghiệp cần nhận rõ tầm quan trọng và tác dụng to
lớn của hoạt động truyền thông marketing và xúc tiến TMĐT và cần có một bộ phận chuyên trách đảm
nhiệm các công việc chuyên môn này nhằm xác lập được một giải pháp xúc tiến TMĐT hỗn hợp bao
gồm nhiều hình thức, phương pháp, phương tiện, phạm vi, tầm cỡ khác nhau được thực hiện theo
chương trình, kế hoạch và có một ngân quỹ thích hợp.
Các mục tiêu của truyền thông marketing và xúc tiến TMĐT phải xuất phát và phù hợp với
mục tiêu chiến lược bán hàng trực tuyến và bán hàng hỗn hợp phù hợp với phương thức TMĐT B2B,
từ đó sẽ phân cơng triển khai cho từng công cụ xúc tiến TMĐT theo liều lượng, thứ tự và cường độ
phối hợp khác nhau.
Tuy nhiên, cần có sự kết hợp giữa chiến dịch marketing online với offline để ngân sách
marketing được sử dụng tối ưu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Để quảng cáo có hiệu quả, các doanh nghiệp nên tập trung ứng dụng các công cụ quảng cáo
trực tuyến phối hợp với các cơng cụ quảng cáo truyền thống. Ví dụ, trong các quảng cáo trên báo, tạp
chí, ... nên đưa địa chỉ website của doanh nghiệp vào đó. Quảng cáo banner là một trong các hình thức
quảng cáo điện tử phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng có các dạng quảng cáo khác
như quảng cáo trung gian, quảng cáo động, quảng cáo qua email, quảng cáo qua các cơng cụ tìm kiếm,
đăng ký vào các cổng thơng tin TMĐT, ...
Kỹ thuật truyền thơng marketing TMĐT địi hỏi những kỹ năng và phương thức triển khai
249
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018
tương đối phức tạp. Vì vậy, các doanh nghiệp của Kon Tum có thể tận dụng các nguồn lực th ngồi
để đảm bảo tính hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
5. Kết luận
Với những ưu điểm nổi trội của TMĐT, việc tham gia TMĐT để nâng cao sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp là cấp thiết cho sự tồn tại và phát triển. Đối với tỉnh Kon Tum, nằm ở ngã ba Đông
Dương, trong khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, với thị trường rất lớn, việc
nhanh chóng ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp của tỉnh lại càng cần thiết.
Triển khai ứng dụng TMĐT khó có thể rập khn theo các mơ hình có sẵn, mà tuỳ thuộc vào
điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể triển khai ứng dụng TMĐT một cách có hiệu
quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đặc biệt là tăng sức cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp một mặt,
phải gắn hoạt động TMĐT với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, mặt
khác, cần tìm hiểu, quan sát các mơ hình thành cơng và cân nhắc, tính tốn những điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp mình để tìm ra phương thức thích hợp. Từ đó xác định bước đi cho việc triển khai ứng
dụng một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Những bước đi này bao gồm cả chiến lược hoạt động,
đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, thay đổi tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, cải tiến lề lối làm việc, …
Đối với các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum, từ kinh nghiệm của các nước đã ứng dụng TMĐT có
hiệu quả, trong điều kiện hiện nay, để có thể ứng dụng thành cơng TMĐT nhằm phát triển sản xuất
kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu mà cụ thể là, để có thể thuận tiện cho việc tìm đối tác của
các nhà nhập khẩu, một chiến lược TMĐT phù hợp cho doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum hiện nay là:
đầu tiên, nên tham gia vào một site TMĐT uy tín, sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng website riêng
để tạo thương hiệu, đồng thời sử dụng quảng bá qua cơng cụ tìm kiếm khi doanh nghiệp đã có kinh
nghiệm triển khai TMĐT và có đội ngũ nhân lực TMĐT tốt. TMĐT được phát triển trên nền tảng
CNTT, vì vậy việc có được các kỹ năng kinh doanh trực tuyến cũng là việc mà các doanh nghiệp ứng
dụng TMĐT cần quan tâm đầu tư cùng với việc đầu tư cho các phần mềm chuyên dụng như quản lý tài
nguyên doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng, ...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Báo cáo thương mại điện tử hàng năm.
[2] Brian A. Wong (2008), Empowering SMEs Worldwide: The Alibaba Story, WSIS follow-up and
implementation: Action Line Facilitation meeting "E-business“.
[3] Cục thống kê tỉnh Kon Tum, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm.
[4] Faramarz Damanpour (2007), E-business and E-comerce Evulation: Perspective and Strategy, NXB James
Madíon University, USA.
[5] Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Quyết định 460/QĐ-UBND ngày 20/05/2011 phê duyệt kế hoạch tổng thể
phát triển thương mại điện tử tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015.
[6] Nguyễn Hoàng Việt (2013), Phát triển chiến lược thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam,
NXB Thông tin truyền thông.
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]
[13]
250