Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội và lòng trung thành thương hiệu: Nghiên cứu thực nghiệm với các thương hiệu mỹ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.12 KB, 8 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

SỰ GẮN KẾT KHÁCH HÀNG VỚI CỘNG ĐỒNG THƯƠNG HIỆU TRÊN MẠNG XÃ
HỘI VÀ LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỚI CÁC THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM
CUSTOMER ENGAGEMENT WITH BRAND COMMUNITY ON SOCIAL NETWORK
AND THEIR LOYALTY: AN EMPIRICAL STUDY WITH COSMETIC BRANDS
ThS. Trương Đình Quốc Bảo
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Email:
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm định thang đo sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu
trên mạng xã hội tại Việt Nam và xem xét ảnh hưởng của sự gắn kết này đến lòng trung thành thương hiệu.
Nghiên cứu này đề xuất một mô hình nhân tố bậc hai để đo lường sự gắn kết khách hàng theo quan điểm tâm lý
học tổ chức. Nghiên cứu ứng dụng thang đo sự gắn kết được đề xuất bởi So và cộng sự (2014) bao gồm 5 thành
phần sự nhiệt tình, tình cảm gắn bó, sự chú tâm, sự say mê và sự tương tác. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 262
đáp viên tại thành phố Đà Nẵng bằng một thang đo CE gồm 21 chỉ báo. Nghiên cứu đã kiểm định thành công
thang đo sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội với 16 chỉ báo và 5 thành phần
như đề xuất. Kết quả cũng cho thấy, sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu là nhân tố dự đoán ý
định trung thành thương hiệu của khách hàng. Với việc kiểm định thành công thang đo sự gắn kết thương hiệu
với cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội tại Việt Nam, nghiên cứu này đã cung cấp một bằng chứng thực
nghiệm và góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực nghiên cứu về sự gắn kết thương hiệu. Các nhà quản trị
thương hiệu có thể nhận thấy vai trò của cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội và hành vi gắn kết của khách
hàng và lịng trung thành thương hiệu. Qua đó, các nhà quản trị thương hiệu có những chiến lược xây dựng,
quản trị và phát triển thương hiệu của mình.
Từ khóa: sự gắn kết khách hàng, sự gắn kết thương hiệu, cộng đồng thương hiệu, lòng trung thành
thương hiệu.
Abstract
This study aims to validate the scale of customer engagement (CE) with brand community on social
network in Vietnam and investigate the impact of customer engagement to brand loyalty. This study offers a
novel second-order factor model of customer engagement that derives from organizational psychology. We


adapt the customer engagement scale of So et al. (2014) including five dimensions: identification, enthusiasm,
attention, absorption, and interaction. We collect questionnaires from 262 respondents in Danang city with a
26-items scale of CE. The results support the five-dimensional factor structure of customer engagement with
brand community on social network. CE also a factor that predicts intention to loyalty with brand. This study
provides an empirical evidence and contributes to the theory of customer engagement. Brand managers can
recognize the important role of brand community, especially online brand community to customer engagement
and their brand loyalty. Thus, brand managers may have a suitable strategy for building, managing and
developing their brand.
Key words: customer engagement, brand engagement, brand community, brand loyalty.

1. Giới thiệu
Cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet và mạng xã hội, chiến lược bán hàng, xây dựng
thương hiệu trên mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh hiện đại. Hiện
nay, người tiêu dùng có thể tham gia vào các cộng đồng trực tuyến (ví dụ: có thể là một group trên
Facebook, hay một tài khoản Instagram của thương hiệu) để tương tác với thương hiệu và người sử
dụng khác. Sự gắn kết của khách hàng đối với các cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội được quan
tâm những năm gần đây vì những lợi ích khơng thể chối bỏ của nó đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Cụ thể đó là sự tăng trưởng doanh số, khuyến khích khách hàng tương tác, phản hồi với
231


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

thương hiệu. Vì vậy hiểu được hành vi gắn kết này của khách hàng là rất cần thiết và quan trọng trong
chiến lược phát triển thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đi trước trên thế giới chưa có sự thống nhất về cách thức đo lường
sự gắn kết thương hiệu và chỉ được đo lường ở các đối tượng nghiên cứu riêng lẻ. Các nghiên cứu
trước phần lớn cũng được làm tại các nước phương Tây, chưa có nhiều nghiên cứu tại khu vực Châu Á
nói chung và Đơng Nam Á nói riêng. Đáp lại những lời kêu gọi cần có thêm những nghiên cứu thực
nghiệm tại các thị trường mới nổi và đa dạng các chủng loại thương hiệu, nghiên cứu này thực hiện

nghiên cứu sự gắn kết khách hàng với đối tượng là các thương hiệu mỹ phẩm và cộng đồng thương
hiệu trực tuyến. Để làm rõ được khái niệm cũng như nghiên cứu ảnh hưởng của sự gắn kết đến lòng
trung thành với thương hiệu, nghiên cứu này đặt ra hai mục tiêu: Thứ nhất, hiệu lực thang đo sự gắn
kết khách hàng với thương hiệu trên mạng xã hội cho thị trường Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu ảnh
hưởng của sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội đối với lòng trung
thành thương hiệu.
2. Cơ sơ lý thuyết
2.1. Sự gắn kết khách hàng
Sự gắn kết khách hàng được cho là sự tương tác được lặp đi lặp lại giữa khách hàng và một
doanh nghiệp (tổ chức) mà qua đó gia tăng sự đầu tư (về tâm lý, cảm xúc, hành vi) của khách hàng có
với thương hiệu và tổ chức đó (Hollebeek, Glynn, & Brodie, 2014). Lý thuyết về sự trao đổi xã hội có
thể được viện dẫn để giải thích cho sự đầu tư này, một cá nhân đánh giá những chi phí và lợi ích (hữu
hình và vơ hình) mà họ nhận được khi xây dựng mối quan hệ với thương hiệu/tổ chức. Theo lẽ thường
tình, khách hàng tối thiểu phải cảm thấy sự cân bằng trong giá trị mà họ nhận được với chi phí mà họ
bỏ ra trong một khoảng thời gian của mối quan hệ này (Brodie, Hollebeek, Jurić, & Ilić, 2011;
Hollebeek, 2011a). Ví dụ, khách hàng có thể đầu tư sự chú ý và sự nhiệt tình của mình vào việc tương
tác với thương hiệu qua đó họ có thể nhận được những lợi ích như có được thơng tin mới về thương
hiệu, cách thức sử dụng sản phẩm, những chương trình khuyến mãi hay những giá trị tăng thêm từ
thương hiệu.
Phần lớn các nghiên cứu đi trước đều ủng hộ định nghĩa sự gắn kết khách hàng là một khái
niệm nhiều chiều (hay đa tiêu thức), trong đó nhiều tác giả cho rằng nó bao gồm các thành phần lý trí,
cảm xúc và hành vi (Bowden, 2009; Brodie & cộng sự, 2011; Brodie, Ilic, Juric, & Hollebeek, 2013;
Dessart, Veloutsou, & Morgan-Thomas, 2015; So, King, & Sparks, 2014). Định nghĩa về hành vi gắn
kết khách hàng, Van Doorn & cộng sự (2010) cho rằng hành vi gắn kết khách hàng bao gồm sự hoạt
hóa, hình thức, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của sự gắn kết và mục tiêu của khách hàng. Định nghĩa
này nhằm phân biệt sự gắn kết với sự lôi cuốn (involvement), một khái niệm hay được đem ra so sánh
với khái niệm sự gắn kết. Ủng hộ cho việc phân biệt hai khái niệm này, So & cộng sự (2014) cho rằng
sự lôi cuốn dường như chỉ giới hạn ở thành phần nhận thức (hay lý trí), trong khi sự gắn kết là sự kết
hợp giữa 3 thành phần nhận thức (lý trí), cảm xúc và hành vi (Hollebeek, 2011b; Vivek, Beatty, &
Morgan, 2012).

Những phân tích gần đây về sự gắn kết khách hàng cho thấy, khái niệm sự gắn kết là một khái
niệm đa tiêu thức gồm ba thành phần: nhận thức (sự tập trung và sở thích của khách hàng với một
thương hiệu/tổ chức cụ thể), cảm xúc (cảm giác tự hào hoặc được truyền cảm hứng từ một thương
hiệu/tổ chức cụ thể), và hành vi (nỗ lực và năng lượng cần thiết của khách hàng nhằm tương tác với
một thương hiệu/tổ chức cụ thể) (Kuvykaitė & Tarutė, 2015). Tuy nhiên, sự gắn kết khách hàng không
phải luôn luôn tồn tại từ việc kết hợp 3 thành phần này độc lập mà có thể trùng lắp với nhau dựa trên
nền tảng là 3 thành phần trên. Cụ thể, So & cộng sự (2014) cũng cho rằng khái niệm sự gắn kết khách
hàng là một khái niệm đa tiêu thức, tuy nhiên bao gồm 5 thành phần là sự nhiệt tình, tình cảm gắn bó,
sự chú tâm, sự say mê và sự tương tác. Mặc dù có sự khác nhau về số lượng, tuy nhiên bản chất của
khái niệm không thay đổi. So & cộng sự (2014) khi phát triển khái niệm sự gắn kết khách hàng cũng
xuất phát từ định nghĩa của Hollebeek (2011b) gồm 3 thành phần và phát triển cụ thể hơn. Trong đó,
232


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

sự tương tác đại diện cho thành phần hành vi của sự gắn kết khách hàng, tình cảm gắn bó đại diện cho
thành phần cảm xúc của sự gắn kết khách hàng, trong khi đó sự say mê, sự nhiệt tình và sự chú tâm đại
diện cho thành phần nhận thức của sự gắn kết khách hàng. Phân tích kĩ lưỡng, định nghĩa của 3 thành
tố sự say mê, sự nhiệt tình và sự chú tâm của So & cộng sự (2014) đề xuất, có thể nhận thấy chúng có
đặc điểm của cả thành phần nhận thức và cảm xúc.
2.2. Thành phần của khái niệm sự gắn kết khách hàng
Nghiên cứu này dựa trên đề xuất của So & cộng sự (2014) về khái niệm sự gắn kết khách hàng
gồm 5 thành phần sự nhiệt tình, tình cảm gắn bó, sự chú tâm, sự say mê và sự tương tác. Định nghĩa
của từng thành phần như sau:
Sự nhiệt tình đại diện cho “sự phấn khích hoặc nhiệt tình” của một cá nhân và sự quan tâm của
họ đến một thương hiệu (Vivek & cộng sự, 2012). Bên cạnh đó, So & cộng sự (2014, p. 308) cũng cho
rằng sự nhiệt tình “đại diện cho mức độ hứng thú và ưa thích mạnh mẽ của một cá nhân liên quan đến
sự tập trung vào sự gắn kết… và phân biệt nó với các khái niệm tương tự như sự hài lòng”.
Sự chú tâm liên quan đến mức độ tập trung của khách hàng, có ý thức và vô thức, về thương

hiệu. Sự chú ý liên tục với một thương hiệu có thể dẫn tới sự gắn kết cao hơn (Scholer & Higgins,
2009).
Sự say mê được phân tích sâu hơn từ khái niệm của sự chú tâm, liên quan đến mức độ tập trung
cao độ của khách hàng với thương hiệu (Schaufeli, Salanova, González-Romá, & Bakker, 2002). Sự
say mê là một đặc điểm tích cực, ở đó khách hàng sẽ hoàn toàn say mê với thương hiệu, phần lớn họ sẽ
không nhận thức được bao nhiêu thời gian họ đã bỏ ra để dành cho thương hiệu (Patterson, Campbell,
Busch-Vishniac, & Guillaume, 2011).
Sự tương tác là thành tố nền tảng của sự gắn kết, bao gồm sự chia sẻ và trao đổi những ý tưởng,
suy nghĩ, cảm nhận về các kinh nghiệm họ có với thương hiệu hoặc với các khách hàng khác của
thương hiệu (Vivek, Beatty, Dalela, & Morgan, 2014). Sự tương tác được ủng hộ bởi lý thuyết về sự
gắn kết khách hàng, trong đó sự tương tác có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, online hoặc offline.
Tình cảm gắn bó liên quan đến việc khách hàng có sự đồng cảm với một số thương hiệu hơn là
các thương hiệu khác, đặc biệt với các thương hiệu có hình ảnh phù hợp với hình ảnh cá nhân của họ
(Bagozzi & Dholakia, 2006).
2.3. Sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu
Sự gắn kết khách hàng với thương hiệu có thể tồn tại thơng qua việc tham gia và gắn kết với
các cộng đồng thương hiệu. Các cộng đồng này có thể là các cộng đồng trực tiếp (offline – tiếp xúc
trực tiếp), ví dụ các cộng đồng của các fan hâm mộ một người nổi tiếng hay một thương hiệu nào đó
(cộng đồng fan bóng đá của câu lạc bộ Manchester United hay cộng đồng người sử dụng xe máy
Harley Davidson là một ví dụ điển hình), hoặc là cộng đồng gián tiếp (online) thơng qua các cộng
đồng trên Internet, trong đó mạng xã hội chiếm một vị trí quan trọng trong việc hình thành các cộng
đồng này.
Khác với các hình thức cộng đồng trực tuyến trong giai đoạn đầu (diễn đàn-forum) phần lớn do
thương hiệu lập ra và quản trị, cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội có thể được lập ra và quản trị
bởi doanh nghiệp hoặc bởi chính khách hàng. Nó cho phép sự tương tác hai chiều giữa khách hàng và
thương hiệu (Hennig-Thurau & cộng sự, 2010; Vivek & cộng sự, 2012). Mạng xã hội được định nghĩa
là “nhóm các ứng dụng dựa vào nền tảng Internet mà được xây dựng dựa trên nền tảng ý tưởng và
công nghệ Web 2.0 và cho phép người dùng tạo ra và trao đổi những nội dung của họ” (Kaplan &
Haenlein, 2010, p. 61). Vì vậy, Facbook, Youtube, Instagram, Zalo, … được xem như là một nền tảng
mạng xã hội. Những nền tảng này cho phép khách hàng (người dùng) bình luận, đánh giá, chia sẻ, và

tạo ra các nội dung trực tuyến có thể được tìm thấy thơng qua các cơng cụ tìm kiếm trực tuyến. Như

233


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

vậy, có thể nhận thấy tầm quan trọng của mạng xã hội đối với việc hình thành các cộng đồng thương
hiệu trên mạng xã hội và sự gắn kết của khách hàng với cộng đồng trực tuyến này là rất quan trọng.
3. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
Điểm mới của nghiên cứu đó là thang đo sự gắn kết khách hàng được đo lường như là một
nhân tố bậc hai được cấu thành từ 5 nhân tố thành phần đã đề xuất ở trên. Theo đề xuất của So & cộng
sự (2014), chúng tôi xử lý nhân tố sự gắn kết của khách hàng với cộng đồng thương hiệu theo một mơ
hình nhân tố bậc hai, cấu tạo từ 5 thành phần nhân tố bậc 1. Ý định trung thành với thương hiệu là một
biến số kết quả được nhiều tác giả trước đề xuất khi nghiên cứu về sự gắn kết khách hàng với thương
hiệu. Ý định trung thành với thương hiệu được định nghĩa bởi Zeithaml, Berry, & Parasuraman (1996)
đó là dự định của khách hàng sẽ nói những điều tích cực về thương hiệu, giới thiệu thương hiệu với
người khác và bạn bè, và mua thương hiệu trong thời gian sắp tới. Nghiên cứu trước cho thấy sự cam
kết của khách hàng với cộng đồng thương hiệu dẫn đến các hành vi xã hội có cường độ cao bên trong
cộng đồng (Kang, Lee, Lee, & Choi, 2007), và nâng cao khả năng họ giới thiệu cộng đồng cho người
khác. Muniz & O'guinn (2001) cho rằng, những trao đổi xã hội bên trong các cộng đồng thương hiệu
cung cấp các cơ hội cho các thành viên bộc lộ sự khác biệt của bản thân với những người khác và thể
hiện kiến thức và sự sùng bái của họ với thương hiệu. Hành vi này được hiểu sẽ làm gia tăng lòng
trung thành của thành viên với thương hiệu của cộng đồng đó, đây là tư tưởng chủ yếu của việc hình
thành các cộng đồng thương hiệu (Laroche, Habibi, & Richard, 2013). Chính vì vậy, với các lập luận
trên nghiên cứu này đề xuất hai giả thuyết,
H1: Sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu là một khái niệm đa tiêu thức bao gồm
5 thành phần sự nhiệt tình, tình cảm gắn bó, sự chú tâm, sự say mê và sự tương tác.
H2: Sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu ảnh hưởng tích cực đến ý định trung
thành với thương hiệu.

Giả thuyết được mơ hình hóa như Hình 1.
Sự nhiệt tình

Tình cảm gắn bó

Sự chú tâm

Sự gắn kết khách
hàng với cộng
đồng thương hiệu

H2

Ý định trung
thành với
thương hiệu

Sự say mê

Sự tương tác

Hình 1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là một nghiên cứu định lượng được thực hiện trên mẫu 262 đáp viên tại thành
phố Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát là những người tham gia vào các Group, like các Fan-Page hay theo
dõi các kênh mạng xã hội của các thương hiệu mỹ phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook,
Instagram, Youtube. Độ tuổi của đáp viên từ 18 đến 28 tuổi, với 70.3 % từ 20 đến 22 tuổi, 96,6% là nữ
giới, và 90% đang học đại học. Thời gian tham gia mạng xã hội mỗi ngày từ 1 đến 3 giờ là 37.4%; từ 3
đến 5 giờ là 38.9%. 61,5% người tham gia khảo sát đang đi làm việc bán thời gian.


234


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Thang đo sự gắn kết thương hiệu trong nghiên cứu này được ứng dụng từ thang đo của So và
cộng sự (2014) bao gồm 5 nhân tố lớn: Tình cảm gắn bó (identification) được đo lường bởi 5 chỉ báo
của Ashforth và Mael (1989); Sự nhiệt tình (enthusiasm) được đo lường bởi 4 chỉ báo của (Vivek &
cộng sự, 2014), sự chú tâm (attention) được đo lường bởi 4 chỉ báo của (Vivek & cộng sự, 2014), sự
say mê (absorption) được đo lường bởi 4 chỉ báo của Sachaufei et al. (2002) và sự tương tác
(interaction) được đo lường bởi 4 chỉ báo của Wiertz và de Ruyter (2007). Thang đo được điều chỉnh
để phù hợp với đối tượng nghiên cứu là cộng đồng thương hiệu trực tuyến (xem bảng 1). Lòng trung
thành được đo lường bởi thang đo gồm 4 chỉ báo của Zeithaml và ctg (1996).
Bảng 1: Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Kí hiệu
ID1
ID2
ID3
ID4
ID5
EN1
EN2
EN3
EN4
AT1
AT2
AT3
AT4
AB1

AB2
AB3
AB4
IN1
IN2
IN3
IN4
BIL1
BIL2
BIL3
BIL4

Phát biểu chỉ báo
Tình cảm gắn bó
Khi có ai đó chỉ trích cộng đồng, tơi cảm thấy như là một sự cơng kích cá
nhân
Tơi quan tâm đến những gì người khách nghĩ về cộng đồng
Tôi cảm thấy sự thành công và phát triển của cộng đồng cũng chính là sự
thành công, phát triển của bản thân tôi
Khi người khác khen ngợi cộng đồng, tơi cảm thấy đó như là một thành
tựu cá nhân
Khi nói về cộng đồng, tơi thường dùng “chúng tơi nói” hơn là “họ nói”
Sự nhiệt tình
Tơi dùng nhiều thời gian rảnh của mình để nghĩ về cộng đồng này
Tôi coi trọng cộng đồng này
Tôi đam mê với cộng đồng này
Một ngày của tơi sẽ khơng như bình thường nếu tôi không một lần ghé
vào cộng đồng
Sự chú tâm
Tơi thích nghe những thơng tin cập nhật từ cộng đồng

Tơi dành nhiều sự chú ý của mình về những thứ liên quan đến cộng đồng
Mọi thứ liên quan đến cộng đồng chiếm được sự quan tâm của tôi
Tôi tập trung nhiều vào cộng đồng này
Sự say mê
Khi tôi tham gia tương tác trong cộng đồng, tôi tập trung vào nó mà ít suy
nghĩ tới những thứ khác
Khi tơi tương tác trong cộng đồng, tôi như ở một nơi khác, quên mọi thứ
xung quanh
Thời gian như trôi nhanh hơn khi tôi tương tác trong cộng đồng
Khi đang tương tác trong cộng đồng, thật khó để làm tơi bị xao nhãng
Sự tương tác
Nhìn chung, tơi thích tham gia vào các cuộc thảo luận trong cộng đồng
này
Tơi là người thích tương tác với những người có cùng quan điểm trong
cộng đồng này
Tơi là một người thích tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận trong
cộng đồng này
Nói chung, tơi hồn tồn thoải mái trao đổi ý tưởng với những người
khác trong cộng đồng này
Ý định trung thành với thương hiệu
Tôi sẽ nói những điều tốt đẹp về thương hiệu này với mọi người
Tôi sẽ giới thiệu thương hiệu này cho những người cần lời khun của tơi
Tơi sẽ khuyến khích người thân và bạn bè của tôi mua thương hiệu này
Tôi dự kiến sẽ mua nhiều sản phẩm của thương hiệu này trong thời gian
tới

Nguồn
Ashforth và Mael
(1989) trích từ (So &
cộng sự, 2014)


Vivek & cộng sự
(2014)

Vivek & cộng sự
(2014)
Rothbard (2001)
Sachaufei
(2002)

et

al.

Wiertz và de Ruyter
(2007)

Zeithaml
(1996)



ctg

235


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

5. Phân tích kết quả

Thang đo được kiểm định theo một quy trình khoa học từ phân tích nhân tố EFA, phân tích
nhân tố khẳng định CFA, phân tích độ tin cậy và kiểm định giả thuyết thơng qua phân tích mơ hình cấu
trúc tuyến tính SEM.
Kết quả phân tích nhân tố sử dụng phép quay Promax và phương pháp trích nhân tố Principal
Axis Factoring cho thấy, các chỉ báo ID4, ID5, EN1, AB2, và IN1 bị loại bỏ vì có trọng số factor
loading nhỏ hơn 0.5. Các chỉ báo cịn lại được nhóm thành 6 nhân tố đúng như đề xuất ban đầu
(KMO=0.915, Bartlett's Test=3272.389, .sig=0.000). Phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy chỉ
số mơ hình tốt, phù hợp với dữ liệu thị trường (Chi-square/df=1.720; p-value=0.000; GFI=0.906;
TLI=0.957; CFI=0.965; RMSEA=0.053).
Bảng 2: Phân tích độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích và tương quan nội tại
IN
AT
BIL
AB
EN
ID

CR
0.828
0.864
0.886
0.874
0.892
0.796

AVE
0.615
0.614
0.660
0.700

0.734
0.567

IN
0.784
0.345
0.686
0.653
0.654
0.723

AT
0.783
0.663
0.174
0.367
0.268

BIL

0.813
0.332
0.606
0.505

AB

0.836
0.541
0.728


EN

0.857
0.700

ID

0.753

Số in đậm ở đường chéo là căn bậc hai của AVE và số in thường dưới đường chéo là giá trị tuyệt đối của chỉ số
tương quan nội tại

Thang đo sự gắn kết khách hàng được kiểm định độ tin cậy tổng hợp (CR) và chỉ số hiệu lực
hội tụ AVE. Bảng 3 cho thấy độ tin cập tổng hợp của từng nhân tố cao (>0.70) và AVE lớn hơn 0.50,
do đó thang đo đạt được độ tin cậy. Anderson & Gerbing (1988) cho rằng thang đo cũng đạt giá trị hội
tụ khi các trọng số chuẩn hóa đều cao (>0.05) và giá trị phân biệt khi AVE lớn hơn bình phương tương
quan giữa các nhân tố (xem bảng 2), do vậy thang đo đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết
quả cho thấy, sự gắn kết khách hàng là một khái niệm đa tiêu thức, tức là một nhân tố bậc hai bao gồm
5 thành phần (dimensions) với các chỉ số kiểm định mơ hình tốt (Chi-square/df= 2.333; GFI= 0.868;
TLI=0.920; CFI=0.931; RMSEA=0.071). Chúng tôi quan sát thấy sự gắn kết khách hàng với cộng
đồng thương hiệu giải thích các thành phần (nhân tố bậc 1) như sau: sự nhiệt tình (beta chuẩn
hóa=0.79, Critical ratio, CR=5.967, p<0.000), tình cảm gắn bó (beta chuẩn hóa=0.85, Critical ratio,
CR=5.851, p<0.000), sự chú tâm (beta chuẩn hóa=0.45, Critical ratio, CR=5.679, p<0.000), sự say mê
(beta chuẩn hóa=0.70, Critical ratio, CR=5.679, p<0.000) và sự tương tác (beta chuẩn hóa=0.88,
Critical ratio, CR=5.895, p<0.000). Do đó, giả thuyết H1 được chấp nhận
Nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của sự gắn kết khách hàng đối với
thương hiệu trên mạng xã hội ảnh hưởng tích cực (beta= 0.71, .sig=0.000, R2=51%) đến lịng trung
thành thương hiệu. Do đó, giả thuyết H2 được chấp nhận.
6. Kết luận

Nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của sự gắn kết khách hàng đối với lòng trung thành
thương hiệu. Nghiên cứu cũng hiệu lực thành công thang đo sự gắn kết khách hàng với thương hiệu
trên mạng xã hội tại thị trường Việt nam, một lĩnh vực cịn mới và ít được nghiên cứu. Kết quả cho
thấy 5 thành phần của sự gắn kết khách hàng có tầm quan trọng khơng giống nhau, trong đó sự tương
tác (thuộc về nhân tố hành vi) là thành phần mạnh nhất trong các thành phần của sự gắn kết khách
hàng, đây cũng là thành phần cơ bản nhất. Điều này cho thấy, sự tương tác giữa khách hàng với
thương hiệu và các khách hàng khác trong cộng đồng rất quan trọng với sự gắn kết của họ với cộng
đồng thương hiệu. Tình cảm gắn bó (thuộc nhân tố cảm xúc) là thành phần mạnh thứ hai (beta=0.85)
cho thấy vai trò của yếu tố cảm xúc trong sự gắn kết khách hàng. Như vậy khách hàng rất quan tâm
236


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

đến hình ảnh của thương hiệu, họ tìm thấy sự tương đồng về hình ảnh của mình với hình ảnh thương
hiệu, đây cũng chính là lý do khách hàng có tình cảm và bảo vệ thương hiệu (Bagozzi & Dholakia,
2006). Các thành phần còn lại (sự nhiệt tình, sự say mê và sự chú tâm) là các thành phần thuộc nhân tố
nhận thức (lý trí) lần lược là thành phần mạnh thứ ba, tư và năm của sự gắn kết thương hiệu cho thấy
khách hàng bỏ nhiều nỗ lực (tâm trí và thời gian) trong việc gắn kết với cộng đồng thương hiệu.
Nghiên cứu này cũng chứng minh được sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu trên mạng
xã hội là khái niệm đa tiêu thức tồn tại như là một nhân tố bậc hai của 5 thành phần sự nhiệt tình, tình
cảm gắn bó, sự chú tâm, sự say mê và sự tương tác. Ngồi ra, nghiên cứu cũng kiểm định thành cơng
ảnh hưởng tích cực của sự gắn kết khách hàng với cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội đến ý định
trung thành thương hiệu. Sự gắn kết với cộng đồng thương hiệu là một yếu tố dự đoán quan trọng đến
lịng trung thành thương hiệu (giải thích 51% lịng trung thành). Nghiên cứu bổ sung vào cơ sở lý
thuyết liên quan đến sự gắn kết khách hàng bằng cách khẳng định vai trò của sự gắn kết khách hàng
với cộng đồng thương hiệu đối với lòng trung thành thương hiệu, và khẳng định lòng trung thành là
biến kết quả quan trọng của sự gắn kết khách hàng.
Các nhà quản trị thương hiệu sử dụng nền tảng mạng xã hội có thể gia tăng sự gắn kết của
khách hàng với thương hiệu và lịng trung thành của họ. Phân tích 5 thành phần của sự gắn kết sẽ giúp

nhà quản trị thương hiệu có cái nhìn bao qt và cụ thể hơn về những công việc họ cần phải làm để
khuyến khích khách hàng gắn kết với thương hiệu. Markerter phải hiểu được tầm quan trọng của các
yếu tố của mạng xã hội như hình ảnh, video, bình luận, đánh giá, chia sẻ có thể được tạo ra bởi chính
thương hiệu hoặc khách hàng nhằm thúc đẩy 5 thành phần của sự gắn kết khách hàng. Ví dụ, các
thương hiệu có thể tạo ra các sản phẩm truyền thơng (hình ảnh, video) với nội dung hấp dẫn nhằm gia
tăng sự chú ý, và tương tác của khách hàng. Thêm vào đó, thương hiệu có thể cung cấp những đánh
giá, tham gia bình luận và thể hiện sự trung thực trên các cộng đồng trực tuyến trên mạng xã hội nhằm
khuyến khích khách hàng tương tác và trao đổi với thương hiệu.
Nghiên cứu này mặc dù được triển khai theo một quy trình khoa học bài bản, vẫn có một số
giới hạn cần đề cập. Thứ nhất, mẫu nghiên cứu chỉ được lấy tại Đà Nẵng và trên đối tượng khách hàng
sử dụng và tham gia các cộng đồng mỹ phẩm (chủ yếu là nữ) nên chưa thể có tính bao qt. Các
nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng thang đo đã được kiểm định ở nghiên cứu này để nghiên cứu trên
các đối tượng khác, và các loại thương hiệu khác qua đó mẫu có thể đại diện hơn. Thứ hai, nghiên cứu
khảo sát chủ yếu trên nền tảng mạng xã hội facebook, các nền tảng khác như youtube hay instagram và
các diễn đàn chưa xuất hiện nhiều trong mẫu nghiên cứu, các nghiên cứu tiếp theo nên cân nhắc nghiên
cứu với các đối tượng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review and
recommended two-step approach. Psychological bulletin, 103(3), 411-423.
2. Bagozzi, R. P., & Dholakia, U. M. (2006). Antecedents and purchase consequences of customer
participation in small group brand communities. International Journal of Research in Marketing, 23(1), 4561. doi:10.1016/j.ijresmar.2006.01.005
3. Bowden, J. L.-H. (2009). The process of customer engagement: A conceptual framework. Journal of
Marketing Theory and Practice, 17(1), 63-74. doi:10.2753/MTP1069-6679170105
4. Brodie, R. J., Hollebeek, L. D., Jurić, B., & Ilić, A. (2011). Customer engagement: Conceptual domain,
fundamental propositions, and implications for research. Journal of Service Research, 14(3), 252-271.
doi:10.1177/1094670511411703
5. Brodie, R. J., Ilic, A., Juric, B., & Hollebeek, L. (2013). Consumer engagement in a virtual brand
community: An exploratory analysis. Journal of Business Research, 66(1), 105-114.
doi:10.1016/j.jbusres.2011.07.029


237


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

6. Dessart, L., Veloutsou, C., & Morgan-Thomas, A. (2015). Consumer engagement in online brand
communities: a social media perspective. Journal of Product & Brand Management, 24(1), 28-42.
doi:10.1108/JPBM-06-2014-0635
7. Hennig-Thurau, T., Malthouse, E. C., Friege, C., Gensler, S., Lobschat, L., Rangaswamy, A., & Skiera, B.
(2010). The impact of new media on customer relationships. Journal of Service Research, 13(3), 311-330.
doi:10.1177/1094670510375460
8. Hollebeek, L. D. (2011a). Demystifying customer brand engagement: Exploring the loyalty nexus. Journal
of Marketing Management, 27(7-8), 785-807. doi:10.1080/0267257X.2010.500132
9. Hollebeek, L. D. (2011b). Exploring customer brand engagement: definition and themes. Journal of
Strategic Marketing, 19(7), 555-573. doi:10.1080/0965254X.2011.599493
10. Hollebeek, L. D., Glynn, M. S., & Brodie, R. J. (2014). Consumer brand engagement in social media:
Conceptualization, scale development and validation. Journal of Interactive Marketing, 28(2), 149-165.
doi:10.1016/j.intmar.2013.12.002
11. Kang, I., Lee, K. C., Lee, S., & Choi, J. (2007). Investigation of online community voluntary behavior using
cognitive map. Computers in Human Behavior, 23(1), 111-126. doi:10.1016/j.chb.2004.03.039
12. Kaplan, A. M., & Haenlein, M. (2010). Users of the world, unite! The challenges and opportunities of
Social Media. Business Horizons, 53(1), 59-68. doi:10.1016/j.bushor.2009.09.003
13. Kuvykaitė, R., & Tarutė, A. (2015). A critical analysis of consumer engagement dimensionality. ProcediaSocial and Behavioral Sciences, 213(2015), 654-658. doi: 10.1016/j.sbspro.2015.11.468
14. Laroche, M., Habibi, M. R., & Richard, M.-O. (2013). To be or not to be in social media: How brand
loyalty is affected by social media? International Journal of Information Management, 33(1), 76-82.
doi:10.1016/j.ijinfomgt.2012.07.003
15. Muniz, A. M., & O'guinn, T. C. (2001). Brand community. Journal of Consumer Research, 27(4), 412-432.
doi:10.1086/319618
16. Patterson, E. A., Campbell, P. B., Busch-Vishniac, I., & Guillaume, D. W. (2011). The effect of context on
student engagement in engineering. European Journal of Engineering Education, 36(3), 211-224.

doi:10.1080/03043797.2011.575218
17. Schaufeli, W. B., Salanova, M., González-Romá, V., & Bakker, A. B. (2002). The measurement of
engagement and burnout: A two sample confirmatory factor analytic approach. Journal of Happiness
studies, 3(1), 71-92. doi:10.1023/A:1015630930326
18. Scholer, A. A., & Higgins, E. T. (2009). Exploring the complexities of value creation: The role of
engagement strength. Journal of Consumer Psychology, 19(2), 137-143. doi:10.1016/j.jcps.2009.02.007
19. So, K. K. F., King, C., & Sparks, B. (2014). Customer engagement with tourism brands: Scale development
and
validation.
Journal
of
Hospitality
&
Tourism
Research,
38(3),
304-329.
doi:10.1177/1096348012451456
20. Van Doorn, J., Lemon, K. N., Mittal, V., Nass, S., Pick, D., Pirner, P., & Verhoef, P. C. (2010). Customer
engagement behavior: Theoretical foundations and research directions. Journal of Service Research, 13(3),
253-266. doi:10.1177/1094670510375599
21. Vivek, S. D., Beatty, S. E., Dalela, V., & Morgan, R. M. (2014). A generalized multidimensional scale for
measuring customer engagement. Journal of Marketing Theory and Practice, 22(4), 401-420.
doi:10.2753/MTP1069-6679220404
22. Vivek, S. D., Beatty, S. E., & Morgan, R. M. (2012). Customer engagement: Exploring customer
relationships beyond purchase. Journal of Marketing Theory and Practice, 20(2), 122-146.
doi:10.2753/MTP1069-6679200201
23. Zeithaml, V. A., Berry, L. L., & Parasuraman, A. (1996). The behavioral consequences of service quality.
Journal of Marketing, 60(2), 31-46. doi:10.2307/1251929


238



×