Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tập lớn Những nguyên lý Mác Lê nin TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỦA SÀI GÒN CO.OP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.63 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 2
Chương 1: TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP...................................................................4
1.1. Khái niệm................................................................................................................ 4
1.2. Đặc điểm của tư bản thương nghiệp........................................................................4
1.3. Vai trị của tư bản thương nghiệp...............................................................5
1.4. Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp..................................................................5
1.4.1. Tư bản thương nghiệp cổ xưa..........................................................................5
1.4.2. Tư bản thương nghiệp trong xã hội chủ nghĩa.................................................6
Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỦA SÀI GỊN
CO.OP......................................................................................................................... 11
2.1. Sự hình thành của Sài Gịn Co.op.........................................................................11
2.2. Sự phát triển hệ thống của Sài Gòn Co.op.............................................................11
2.2.1. Hệ thống Co.opmart, Co.opXtra – chủ chốt ngành bán lẻ của Sài Gòn
Co.op..11
2.2.2. Hệ thống mua sắm tiện lợi – Co.opfood, Smile, Cheer..................................13
2.2.3. Kênh thương mại điện tử - Co.oponline và bán hàng qua truyền hình – HTV
Co.op............................................................................................................................ 14
2.3. Thành cơng và thất bại của Sài Gịn Co.op...........................................................14
2.3.1. Thành cơng....................................................................................................14
2.3.2. Thất Bại.........................................................................................................17
Chương 3: CHIẾN LƯỢC, KIẾN NGHỊ CHO SÀI GÒN CO.OP........................19
3.1. Chủ trương chiến lược..........................................................................................19
3.2. Kiến nghị phát triển...............................................................................................20
KẾT LUẬN................................................................................................................. 21

1


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................22
PHẦN MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong khoảng 5-10 năm gần đây, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang phát triển
theo những xu hướng mới, với các kênh thương mại hiện đại như hệ thống đại siêu thị,
siêu thị, cửa hàng tiện lợi, của hàng chuyên doanh… có sự gia tăng mạnh mẽ về số
lượng, giành thêm được nhiều thị phần từ kênh bán lẻ truyền thống như: chợ, cửa hàng
tạp hóa. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, những xu hướng này hứa hẹn sẽ
đưa thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành một trong những thị trường có sức hấp dẫn
nhất trong khu vực.
Theo Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn
2021-2025 đạt 14%/năm. Thông qua việc nghiên cứu xu hướng phát triển của thị
trường, thói quen mua sắm của người tiêu dùng, để kịp thời nắm bắt cơ hội để củng cố,
phát triển hệ thống siêu thị bán lẻ của Sài Gịn Co.op trên phạm vi tồn quốc, đề tài
nghiên cứu được chọn là “Tư bản thương nghiệp và sự phát triển hệ thống của Sài
Gòn Co.op ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tập trung nghiên cứu hệ thống bán lẻ chủ chốt của Sài Gòn Co.op là hệ thống
Co.opmart, Co.opXtra, giới thiệu sơ lược về các hệ thống khác: Co.opFood, Cheers,
Smile, HTV Co.op...
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hệ thống bán lẻ của Sài Gòn trên toàn quốc từ khi thành lập đến năm 2020.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống bán lẻ của Sài Gịn Co.op, qua đó kiến
nghị đề xuất những giải pháp phù hợp cho tình hình phát triển của hệ thống.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2



Phương pháp lịch sử
Phương pháp thống kê, dự báo
Phương pháp mơ tả
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung của đề tài được trình bày theo
bố cục sau đây :
- Chương 1: TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP
- Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỦA SÀI
GÒN CO.OP
- Chương 3: CHIẾN LƯỢC, KIẾN NGHỊ CHO SÀI GON CO.OP

3


Chương 1: TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm
Tư bản thương nghiệp: thương nghiệp là hoạt động mua bán trao đổi hàng
hóa,vậy tư bản thương nghiệp sẽ được hiểu là một bộ phận của tư bản công nghiệp
tách ra với sứ mệnh là đảm nhận khâu lưu thơng hàng hóa, đó chính là tư bản thương
nghiệp. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng tư bản thương nghiệp là tính chất bắc cầu ra đời
để làm thực hiện quá trình chuyển giao và tạo ra những giá trị hàng hóa, đó là những
khái niệm và hiểu biết đơn giản nhất về tư bản thương nghiệp.
1.2. Đặc điểm của tư bản thương nghiệp
Tư bản thương nghiệp có những đặc điểm riêng biệt và vốn có của mình, tư bản
thương nghiệp ra đời bắt nguồn từ sự phát triển của trình độ tổ chức, nó giúp cho con
người phân cơng lao động xã hội. Đây được xem là một giai đoạn cao hơn trong chủ
nghĩa tư bản. Chính điều này đã đưa ra những u cầu cho tư bản chủ nghĩa đó chính
là tính chuyên môn và đẩy mạnh tốc độ phát triển của tư bản.
Tư bản công nghiệp cần phải hiểu được và hoạt động đúng với chức năng nhiệm
vụ, sứ mệnh của mình để phát huy hết được những gì mình có. Sự tập trung cao độ

nguồn lực và các tư duy chiến lược dành riêng cho các sản phẩm. Chính vì vậy mà sự
ra đời của tư bản thương nghiệp góp phần quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Sự
chun mơn hóa này giúp cho cả tư bản thương nghiệp và tư bản cơng nghiệp có thể
tập trung điều kiện sẵn có cho chức năng hoạt động của riêng mình, cho sự liên kết
mang tính chất bắc cầu này.
Từ những thông tin trên chúng ta thấy được tư bản thương nghiệp và tư bản cơng
nghiệp có một đặc điểm nổi bật là vừa có những điểm phụ thuộc vào tư bản cơng
nghiệp vừa có tính độc lập với nhau đây, là một đặc điểm nổi bật của tư bản thương
nghiệp.
Vừa độc lập lại vừa phụ thuộc, hình thức hoạt động của tư bản thương nghiệp có
thể hiểu theo một cách đơn giản là hình thức kinh doanh mua bán, kiểu mua đi và bán

4


lại. Bởi vậy cơng nghiệp có vai trị giống như nguồn cung cấp yếu tố chính và quan
trọng cần thiết cho sự vận động của tư bản thương nghiệp. Đó chính là hàng hóa.

1.3. Vai trị của tư bản thương nghiệp
Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó có vai trị và lợi ích to lớn đối với xã hội,
bởi vì:
Nhờ có thương nhân chun trách việc mua - bán hàng hóa nên lượng tư bản ứng
vào lưu thơng và chi phí lưu thơng nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm
nhiệm chức năng này.
Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, người sản xuất có
thể tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh tế, tăng giá trị thặng dư.
Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, sẽ rút ngắn thời gian
lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng
dư hàng năm.

1.4. Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp
1.4.1. Tư bản thương nghiệp cổ xưa
Xét về mặt lịch sử thì tư bản thương nghiệp xuất hiện trước tư bản công nghiệp,
đó là thương nghiệp cổ xưa. Điều kiện xuất hiện và tồn tại tư bản thương nghiệp cổ
xưa là lưu thơng hàng hố và lưu thơng tiền tệ. Đặc biệt hoạt động của thương nghiệp
cổ xưa là “mua rẻ bán đắt”, là “kết quả của việc ăn cắp và lừa đảo”. Những người
trọng thương luôn cho rằng lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, coi
thương nghiệp là sự lừa gạt như chiến tranh vậy. Họ cho rằng “không một người nào
thu được lợi nhuận mà khơng làm thiệt kẻ khác”. Do đó, trong thời kỳ này nghề lái
buôn phát triển mạnh; những chủ tàu buôn là những người vơ cùng giàu có; đã có
những chuyến tàu lớn từ Bồ Đầu Nha, Tây Ban Nha đến Ấn Độ, Ả Rập để trao đổi
mua bán hàng hoá … chính những cuộc trao đổi này là nguồn gốc lợi nhuận của
thương nghiệp cổ xưa. Vì vậy, họ cho rằng “phi thương bất phú” trong giai đoạn này
cũng chẳng lấy gì làm khó hiểu.

5


Thương nghiệp cổ xưa tách rời quá trình và chiếm địa vị thống trị trao đổi hàng
hố và do đó nó là khâu nối liền các ngành, các vùng, các nước với nhau, thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh q trình tan rã của xã hội nơ lệ, phong kiến, tập
trung nhanh tiền tệ vào tay một số ít người, đẩy mạnh q trình tích lũy ngun thủy
của tư bản và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN).
1.4.2. Tư bản thương nghiệp trong xã hội chủ nghĩa tư bản
Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công
nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thơng hàng hố của tư bản cơng nghiệp.
Hàng hố sau khi ở tay nhà tư bản cơng nghiệp được chuyển sang tay nhà tư bản
thương nghiệp, có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã bán xong hàng hóa. Đứng về
mặt xã hội mà xét thì nhà tư bản công nghiệp phải bán một lần nữa mới xong (vì hàng
hóa cịn phải lưu thơng đến tay người tiêu dùng). Nhưng khâu này giờ đây do nhà tư

bản thường đảm nhiệm. Do đó tư bản thương nghiệp chỉ là một khâu trong quá trình
tái sản xuất.
Nếu chúng ta gạt bỏ khơng nói đến các chức năng khác nhau có thể gắn liền với
tư bản thương nghiệp như: bảo quản hàng hóa, gửi hàng đi, vận chuyển, phân loại …
chỉ nói đến chức năng thật sự của nó là mua để bán, thì tư bản thương nghiệp khơng
tạo ra giá trị cũng như không tạo ra giá trị thặng dư, mà chỉ giúp cho sự thực hiện giá
trị và giá trị thặng dư, và do đó, giúp cho việc trao đổi hàng hoá thật sự, cho việc
chuyển hàng hoá từ tay người này sang tay người khác: tức là trao đổi chất trong xã
hội. Vậy lợi nhuận của các nhà tư bản thương nghiệp lấy từ đâu ra.
Chỉ nhìn bề ngồi thì lợi nhuận thương nghiệp mới giản đơn là một sự nâng giá,
là một việc tăng danh nghĩa giá cả của hàng hóa lên cao hơn giá của chúng.
Nhưng rõ ràng là thương nhân chỉ có thể lấy lợi nhuận của mình trong giá cả của
những hàng hóa mà anh ta bán ra, và càng rõ ràng là lợi nhuận anh ta thu được trong
việc bán hàng hóa phải bằng số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa; tức là nó
phải bằng số dư của giá bán trừ đi giá mua.
Đối với nhà tư bản công nghiệp thì số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng
hóa của anh ta bằng số chênh lệch giữa giá cả sản xuất và chi phí sản xuất của hàng

6


hóa, hay, số chênh lệch đó bằng số chênh lệch giữa giá trị của hàng hóa và chi phí sản
xuất của hàng hóa.
Trong q trình lưu thơng, nhà tư bản công nghiệp chỉ làm cái việc thực hiện giá
trị thặng dư hay lợi nhuận đã được sản xuất ra, còn thương nhân thì trái lại, khơng
những phải thực hiện lợi nhuận của mình, mà trước hết cịn phải làm ra lợi nhuận của
mình ở trong lưu thơng và do lưu thơng. Hình như điều đó chỉ được thực hiện trong
điều kiện: những hàng hóa mua của nhà tư bản cơng nghiệp theo giá cả sản xuất của
chúng, thì anh ta đem bán với một giá cao hơn giá cả sản xuất; như vậy trên danh
nghĩa anh ta đã tăng thêm giá cả của hàng hóa, và thu về được số dư đó giữa giá trị

danh nghĩa và giá trị thực tế; nói tóm lại, anh ta bán hàng hóa cao hơn giá trị thực tế
của chúng.
Hình thức tăng thêm này rất dễ hiểu; ta có thể lấy một ví vụ: 1m2 vải giá
20.000đ; nếu khi bán lại, tôi muốn kiếm được một lợi nhuận là 10% thì tơi phải tăng
giá lên 1/10 và bán 1m2 vải đó với giá 22.000đ. Chênh lệch giữa giá cả sản xuất thực
tế và giá bán là 2.000đ, tức là lợi nhuận 10% trên số 20.000đ. Thế là, khi tính 1m2 vải
là 22.000đ thì sự việc như thế là tôi chỉ bán cho người mua 10/11 m2 vải lấy 20.000đ
vì tơi giữ lại 1/10 m2 cho tơi. Như vậy, đó chỉ là một thủ đoạn gián tiếp để chia phần
giá trị thặng dư và sản phẩm thặng dư bằng cách tăng thêm giá cả của hàng hóa về mặt
danh nghĩa.
Cứ theo hiện tượng mà xét, thì mới thoạt nhìn ta thấy rằng ở đây hình như lợi
nhuận thương nghiệp là do người ta nâng giá hàng hoá mà thực hiện được. Điều này
làm nhiều người nhầm tưởng là lợi nhuận thương nghiệp do “mua rẻ bán đắt mà ra”.
Nhưng nếu xét kỷ hơn, chúng ta sẽ thấy ngay rằng đó là bề ngồi và lợi nhuận
của thương nghiệp không phải được thực hiện bằng cách đó. Theo C.Mác thì: sở dĩ tư
bản thương nghiệp hoạt động có lợi là vì tư bản thương nghiệp đã nhường một phần
giá trị thặng dư mà nó bóc lột được cho tư bản thương nghiệp. Do đó, tư bản thương
nghiệp có lợi nhuân.
Nếu xem xét một cách máy móc việc riêu hình thì nhiều người sẽ vơ cùng ngạc
nhiên, bởi tại sao nhà tư bản cơng nghiệp lại có thể nhường một phần lợi nhuận của

7


mình cho tư bản thương nghiệp. Nhưng nếu xem xét một cách kỹ càng thì đây là một
việc khơng lấy gì làm khó hiểu. Vì:
Trước đây, TBCN là sản xuất kiêm luôn cả lưu thông, điều này dẫn đến tâm lý bị
phân tán. Nhờ tư bản thương nghiệp phụ trách phần lưu thông mà tư bản công nghiệp
rãnh tay tập trung vào sản xuất, đầu tư khoa học kỹ thuật, tay nghề … làm cho hàng
hoá được sản xuất ra nhiều hơn và giá trị thặng dư theo đó thu được cũng nhiều hơn.

Do đó khi chia lợi nhuận với tư bản thương nghiệp thì tư bản cơng nghiệp cũng không
bị thiệt.
Mặt khác, sau khi tư bản thương nghiệp tham gia đầu tư lưu thơng thì tư bản
cơng nghiệp khơng phải bỏ tư bản vào lưu thông, mà chuyển tư bản đó vào đầu tư sản
xuất và điều dĩ nhiên là họ sẽ thu được càng nhiều giá trị thặng dư. Nhà tư bản công
nghiệp sẽ nhường một phần lợi nhuận thu được cho nhà tư bản thương nghiệp.
Ta có thể xét ví dụ sau để thấy rõ được điều đó:
Một nhà tư bản cơng nghiệp có số tư bản là 900, trong đó chia thành 720 c + 180
v. Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì giá trị của hàng hố sẽ là 720 c + 180 V +
180 m = 1080
Tỷ suất lợi nhuận cơng nghiệp.
P’CN =

180
900

100% = 20%

Nhưng khi có nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào q trình kinh doanh thì
cơng thức trên sẽ thay đổi. Giả dụ nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh
doanh. Như vậy, tổng tư bản ứng ra là 900 + 100 = 1000, và tỷ suất lợi nhuận bình
quân giảm xuống còn.
180
900 +
100

100%

=


18%

Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu được lợi nhuận
bằng 18% của số tư bản ứng ra, tức là bằng.
18 . 900 = 162

8


100
Vậy, nhà tư bản cơng nghiệp sẽ bán hàng hố cho thương nhân theo giá: 900 +
162 = 1062.
Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hoá cho người tiêu dùng đúng giá trị
của hàng hoá là 1080 và thu được lợi nhuận 18, tức là 18% của tư bản thương nghiệp
ứng ra. Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp có được là do giá bán của thương nhân cao
hơn giá mua, nhưng khơng phải vì giá bán cao hơn giá trị mà là vì giá mua thấp hơn
giá trị của hàng hố. Hay nói khác đi, nhà tư bản cơng nghiệp đã vui lịng “nhượng”
bớt lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp.
Như thế, rõ ràng lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp là số dư giá cả sản xuất
của hàng hóa trừ đi chi phí sản xuất của nó, khác với lợi nhuận cơng nghiệp, lợi nhuận
thương nghiệp bằng số dư của giá bán trừ đi giá cả sản xuất của hàng hoá; và cũng rất
rõ ràng là giá cả thực tế của hàng hoá bằng giá cả sản xuất của nó cộng với lợi nhuận
thương nghiệp. Nếu tư bản công nghiệp chỉ thực hiện được lợi nhuận vì nó là giá trị
thặng dư đã chứa đựng sẵn trong giá trị của hàng hóa thì tư bản thương nhân thực hiện
được lợi nhuận cũng chỉ vì giá trị thặng dư, hay lợi nhuận, mà tư bản công nghiệp đã
thực hiện được trong giá cả của hàng hóa vẫn chưa phải là toàn bộ giá trị thặng dư.
Như vậy là tư bản thương nhân có tham gia vào việc san bằng giá trị thặng dư
thành lợi nhuận trung bình, dù rằng nó khơng tham gia vào việc sản xuất ra giá trị
thặng dư đó. Vì vậy tỷ suất lợi nhuận chung đã bao hàm việc khấu trừ số giá trị thặng
dư mà tư bản thương nhân được hưởng, nghĩa là khấu trừ vào lợi nhuận của tư bản

công nghiệp. Tất cả những cái đó cũng chẳng ảnh hưởng gì cả. Đáng lẽ nhà tư bản
cơng nghiệp phải bỏ thêm nhiều thì giờ vào q trình lưu thơng thì ứng tư bản phụ
thêm cho việc lưu thơng, thì thương nhân ứng ra số tư bản đó, hoặc nói một cách khác
là; đáng lẽ bộ phận tư bản công nghiệp lớn hơn phải thường xun nằm trong q trình
lưu thơng, thì bây giờ chính tư bản của thương nhân hồn tồn bị cột chặt vào trong
q trình đó; và đáng lẽ nhà tư bản công nghiệp sản xuất ra một lợi nhuận nhỏ hơn, thì
anh ta phải nhường hẳn mơt phần lợi nhuận của mình cho thương nhân.
Nếu một nhà tư bản công nghiệp, tự đảm nhận lấy việc buôn bán của mình ngồi
số tư bản phụ thêm cần thiết để mua hàng hóa mới ra, trước khi sản phẩm của hắn

9


đang nằm trong lưu thơng chuyển hóa thành tiền, lại còn bỏ ra một số tư bản để thực
hiện giá trị của tư bản – hàng hóa của hắn, tức là ứng ra cho q trình lưu thơng (chi
phí văn phịng và tiền cơng của cơng nhân thương nghiệp) thì mặc dù những chi phí đó
đều là tư bản phụ thêm, nhưng chúng không tạo ra giá trị thặng dư. Vì thế đối với các
nhà tư bản cá biệt cũng như đối với toàn bộ giai cấp các nhà tư bản công nghiệp, tỷ
suất lợi nhuận giảm đi.
Vậy, thực chất mà nói lợi nhuận của thương nghiệp là “ăn theo” lợi nhuận của tư
bản công nghiệp. Và điều này cũng có nghĩa là quan điểm “phi thương bất phú” trong
xã hội TBCN là hoàn toàn bất sai lầm.

10


Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
CỦA SÀI GỊN CO.OP
2.1. Lịch sử hình thành của Saigon Co.op
Liên hợp hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) khởi

nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ
chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN),
mơ hình kinh tế hợp tác xã (HTX) kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng
hoảng phải giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành
phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố
trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức
năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ
chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh
doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và
sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác
nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các cơng ty
nước ngồi để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong
số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu (XNK) trực tiếp của Thành phố, hoạt động
XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của
Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2. Sự phát triển của hệ thống của Sài Gòn Co.op
2.2.1. Hệ thống Co.opmart, Co.opXtra – chủ chốt ngành bán lẻ của Sài Gòn
Co.op

11


Co.opmart – Bạn của mọi nhà: sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên
của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với
sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ
đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của
Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. Ít ai biết đến
trước khi ra đời của hệ thống Co.opmart thì Sài Gịn Co.op đã có Cửa hàng Bến

Thành, được thành lập từ năm 1978. Nằm trọn trong chợ Bến Thành, điểm thương mại
du lịch nổi tiếng, lâu đời của Tp. Hồ Chí Minh, cửa hàng Bến Thành kinh doanh đồ
lưu niệm, thời trang, đồ chơi trẻ em …
Với sự thành công của siêu thị Cống Quỳnh, tại Đại hội thành viên lần thứ nhất
của Saigon Co.op vào năm 1998 định hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là
hoạt động chủ lực của Saigon Co.op, đánh dấu sự liên tiếp ra đời của các siêu thị như
Co.opmart Hậu Giang (1998), Nguyễn Đình Chiểu (1999), Đinh Tiên Hồng (2001)...
Năm 2002 đánh dấu cột mốc phát triển là sự ra đời của Co.opmart tỉnh đầu tiên tại Cần
Thơ. Tiếp theo nhiều siêu thị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực
miền Nam và miền Trung. Năm 2010, Co.opmart Sài Gịn tại thủ đơ Hà Nội khai
trương, là siêu thị phía Bắc đầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả
nước.
Co.opXtra – Đa dạng tiết kiệm thú vị: Ngoài kinh doanh và phục vụ cho đối
tượng khách hàng lẻ, năm 2013 Sài Gòn Co.op còn hợp tác với hợp tác xã NTUC
FairPrice (Singapore) cho ra đời đại siêu thị Co.opXtra đầu tiên ra đời tại quận Thủ
Đức, Tp.HCM, là điểm đến đa dạng phù hợp cho mọi đối tượng, từ khách hàng cá
nhân, hộ gia đình đến các khách hàng doanh nghiệp. Cho đến năm 2020 đã có 4 hệ
thống Co.opXtra tại khu vực hồ chí minh.
Trung tâm thương mại kết hợp với siêu thị: Kinh tế phát triển, đời sống xã hội
càng cao, ngày 09/01/2014, Sài Gịn Co.op chính thức cơng bố mơ hình kinh doanh
mới: Trung tâm thương mại Sense City nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh
bán lẻ của đơn vị và đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm phong phú, đa dạng theo xu
hướng phát triển chung của thị trường. Sense City mang lại sự thuận tiện để bạn và gia
đình có thể vui chơi, giải trí, mua sắm, tiêu dùng hàng ngày tại siêu thị Co.opmart

12


cùng lúc. Ngày 20/9/2015, Sài Gòn Co.op cho ra đời SC VivoCity được liên doanh bởi
Công ty CP Đầu tư Phát triển Saigon Co.op (SCID) và Mapletree Investments Pte Ltd

(Mapletree) của Singapore. SC VivoCity đem đến không gian sống, làm việc, giải trí
đẳng cấp.
Ngày 07/12/2019 tại TP.HCM, Sài Gịn Co.op đã chính thức đưa vào hoạt động
siêu thị cao cấp Finelife Foodstore đầu tiên giúp thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng vốn
đã sơi động nay cịn sơi động hơn khi có thêm một mơ hình bán lẻ mới tham gia. Fine
life sẽ tập trung vào các nhóm hàng cao cấp organic, hàng deli, trái cây, đồ uống trong
nước và nhập khẩu. Finelife áp dụng công nghệ mới như bảng giá điện tử E-label tự
động và đặc biệt là quầy tự thanh toán.
2.2.2. Hệ thống mua sắm tiện lợi – Co.opfood, Smile, Cheer
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm thiết yếu an tồn, nhanh chóng, tiện lợi cho
khách hàng thì Sài Gòn Co.op đã cho ra đời các hệ thống bản lẻ đa dạng, đáp ứng mọi
nhu cầu của khách hàng.
Co.opFood – An toàn tiện lợi tươi ngon: vào tháng 12/2008, Saigon Co.op đã
nghiên cứu và cho ra đời chuỗi Cửa hàng thực phẩm an toàn - tiện lợi Co.op Food, mơ
hình kinh doanh bán lẻ mới của Saigon Co.op. Sự ra đời của Co.opFood nhằm mở
rộng mạng lưới phân phối trên địa bàn TP.HCM, thể hiện nỗ lực "luôn thỏa mãn khách
hàng và hướng đến sự hoàn hảo" của Saigon Co.op, đồng thời thực thi chiến lược đa
dạng hóa mơ hình bán lẻ, tăng thị phần, bổ sung các kênh bán lẻ hiện hữu, mang lại
tiện ích mới cho người tiêu dùng. Là mơ hình hiện đại kết hợp với truyền thống để
từng bước tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Co.opFood chuyên kinh doanh các
mặt hàng thực phẩm tươi sống, sơ chế, thực phẩm đông, cửa hàng lạnh, thực phẩm
cơng nghệ, hóa phẩm và các sản phẩm đồ dùng may mặc cần thiết.
Co.opsmile – Cả nhà vừa ý: ngày 29/10/2016 SaiGon Co.op đã cho ra đời cửa
hàng bách hóa hiện đại Co.opSmile đầu tiên, mang theo sứ mệnh "cửa hàng của khu
phố", mơ hình cửa hàng bách hóa hiện đại Co.opSmile được thiết kế khá linh hoạt có
thể ở các tuyến đường lớn hoặc len lỏi sâu từng con phố, ngõ hẻm.

13



Cheers – cửa hàng tiện lợi 24h: tháng 05/2018, ra mắt mơ hình cửa hàng tiện lợi
24h - Cheers. Đây là thành quả sau nhiều năm hợp tác của Saigon Co.op (Việt Nam)
và NTUC FairPrice (Singapore). Thương hiệu Cheers là cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h
các loại nhu yếu phẩm đồ dùng cá nhân, thức ăn nhanh, gồm: sandwich, sushi, cơm
phần, mì, salad và trái cây tươi, đồ tráng miệng, nước giải khát, các loại bánh, kẹo
hàng trong nước và nhập khẩu nước ngồi. Cheers có wifi miễn phí và các dịch vụ
cộng thêm tiện lợi Co.op+ như thanh tốn hóa đơn điện, nước, điện thoại, truyền hình
cáp; đặt vé xe, vé xem phim và gia hạn thuê bao K+; bán thẻ cào các loại; mua mã thẻ,
topup nạp tiền; vay tiêu dùng và bảo hiểm. Điểm nhấn của chuỗi cửa hàng tiện lợi
Cheers là có khu vực ăn uống với khơng gian sạch sẽ, thống mát.
2.2.3. Kênh thương mại điện tử - Co.oponline và bán hàng qua truyền hình –
HTV Co.op
HTV Co.op – Kênh mua sắm tin cậy, đồng hành cùng hàng việt: Năm 2010, sự
hợp tác của hai đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam là Liên Hiệp Hợp Tác xã Thương
Mại TP.HCM (Saigon Co.op) và đài truyền hình TP.HCM cho ra đời kênh bán hàng
qua truyền hình HTV Co.op: kênh bán hàng, thơng tin và quảng bá cho hàng sản xuất
tại Việt Nam đầu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh đó, HTV Co.op cịn thường xuyên nâng
cao nội dung chương trình, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mỗi chương trình được
sáng tạo dựa trên định dạng riêng, vừa thể hiện chân thật tính năng sản phẩm, vừa đẹp
về hình thức. Điều tạo nên sức hút của HTV Co.op khơng chỉ có vậy, quảng cáo dù
hay đến mấy nhưng chất lượng sản phẩm không tốt thì khó lịng có chỗ đứng vững
chắc. Hiểu rõ điều này, trong hơn 8 năm hoạt động, HTV Co.op luôn kiểm tra và giám
sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm. Bất cứ sản phẩm nào trước khi được lên sóng đều
phải trải qua nhiều khâu kiểm tra và nhân viên mua hàng là người trực tiếp dùng thử
sản phẩm. Giá cả cũng là một lợi thế không thể không nhắc đến, HTV Co.op ln duy
trì mức bình ổn giá hoặc thấp hơn 5 – 10% so với hàng bày bán trên thị trường. Hàng
được giao tận nơi, miễn phí khu vực nội thành còn ở khu vực ngoại thành và ngồi
TP.HCM, HTV Co.op áp dụng hình thức phí hỗ trợ giao hàng từ 35.000 đồng đến
100.000 đồng – tùy giá trị đơn hàng cho khách hàng.


14


Co.opmart.vn – Tận tâm phục vụ: ra đời với hoài bão tạo nên một bước đột phá
lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, góp phần thể hiện khát vọng của
tập đồn Saigon Co.op là ln tiên phong, đi đầu trong mọi lĩnh vực trong nền kinh tế
của đất nước. Sứ mệnh của Co.opmart.vn là mang thương mại điện tử đến với mọi đối
tượng khách hàng, từ những tầng lớp bình dân nhất, ít quan tâm đến cơng nghệ nhất.
Từ đó, Co.opmart.vn sẽ từng bước xây dựng văn hoá tiêu dùng tiện lợi và văn minh
cho người Việt Nam.
2.3. Thành cơng và thất bại của Sài Gịn Co.op
2.3.1. Thành công
Xây dựng hệ thống bán lẻ đa dạng trên tồn quốc: tính đến đầu năm 2020, Sài
Gịn Co.op đã có 130 siêu thị Co.opmart và Co.opXtra, hơn 400 hệ thống Co.opfood,
nhiều cửa hàng Cheers và Smile. Tiếp tục phát triển mạng lưới và nâng cao hiệu quả
đầu tư tại tất cả các mơ hình bán lẻ, phấn đấu phát triển hơn 200 điểm bán mới, vượt
mốc 1.000 điểm bán vào cuối năm 2020 và là đơn vị bán lẻ thuần Việt có nhiều nhất
các mơ hình bán lẻ hiện đại nhất Việt Nam.
Sài Gòn Co.op nhận được nhiều giải thưởng quốc tế và bằng khen trong nước:
Sài Gòn Co.op liên tiếp được xếp hạng top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á –
Thái Bình Dương năm 2018 của Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia Publishing) và Tập
đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor. Sài Gịn Co.op ln có mặt trong danh sách
này kẻ từ khi giải thưởng ra đời và đây là năm thứ 15 liên tiếp Sài Gòn Co.op được
vinh danh xếp hạng. Ngoài ra đơn vị đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong
nước: Danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" (năm 2000), Huân chương Độc
lập hạng III (2009), Huân chương Độc lập hạng II (2014), Thương hiệu dịch vụ được
hài lòng nhất (2007 - 2013), Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 2010), Cúp tự hào thương hiệu Việt (2010 - 2011)...
Hàng nhãn riêng Co.op: từ lâu nhiều hệ thống siêu thị trong và ngoài nước đã
phát triển và đưa vào kinh doanh các sản phẩm hàng nhãn riêng phủ nhiều ngành hàng
từ tiêu dùng, gia dụng đến may mặc, thực phẩm… qua đó Sài Gịn Co.op đã phát triển

3 dịng sản phẩm chính: dòng hàng tiết kiệm - Co.op Happy, dòng hàng phổ thơng Co.op Select và dịng hàng cao cấp - Co.op Finest. Sau 8 năm chính thức giới thiệu tới

15


người tiêu dùng sản phẩm hàng nhãn riêng Co.opmart, với hàng ngàn mặt hàng thuộc
nhiều chủng loại: tươi sống, thực phẩm cơng nghệ, hóa phẩm, đồ dùng và may mặc,
hàng nhãn riêng Saigon Co.op đã nhận được sự tin cậy của khách hàng vì ln tn
thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm sốt chất lượng.
Chính sách chăm sóc khách hàng, khuyến mãi đa dạng và phong phú. Đầu tiên
phải kể đến chương trình khách hàng thành viên các cấp độ khách nhau, đặc biệt từ
năm 2018 cho ra đời thẻ Bạch Kim dành cho khách hàng lẻ mua sắm với doanh thu 50
triệu đồng hàng năm để hưởng nhiều quyền lợi hơn khi mua sắm. KH chỉ cần CNMD
hoặc Passport là khách hàng có thể đăng ký tham gia tích điểm để hưởng được nhiều
ưu đãi trong năm như: quy đổi từ điểm sang tiền, quà sinh nhật dành cho KH, quà tết...
Các chương trình khuyển mãi diễn ra thường xuyên trong tháng: siêu ưu đãi, tặng
điểm thưởng, giảm giá trực tiếp sản phẩm... Nhiều kênh tiếp nhận ý kiến góp ý, khiếu
nại của khách hàng: tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 55 55 68, hộp thư mail,
Facebook...
Ngày 27/06/2019, Saigon Co.op tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh và nhân
sự của 18 siêu thị Auchan Việt Nam. Lần đầu tiên, một doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
tiếp nhận một thương hiệu bán lẻ tầm cỡ thế giới. Hiện các siêu thị của tập đoàn này
chủ yếu nằm trong chung cư với quy mô nhỏ hoặc vừa, phục vụ các mặt hàng thiết
yếu. Đây là mảnh ghép có thể dùng cho mơ hình nhỏ gọn, mini mà Saigon Co.op đang
phát triển, đặc biệt là ở cơ hội mở rộng chuỗi siêu thị ở Hà Nội, khi nhà bán lẻ này mới
có một siêu thị ở Hà Đơng.
30 năm vàng son của Saigon Co.op: 30 năm hoạt động theo mơ hình hợp tác xã
và từng bước vượt khó khăn, từ xuất phát điểm là Liên hiệp Hợp tác xã mua bán
TP.HCM được thành lập năm 1989 trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ
chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Liên hiệp Hợp tác xã

Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành mơ hình kinh tế tập thể hoạt động
hiệu quả điển hình của TP.HCM, trực tiếp tạo ra hàng triệu cơng ăn việc làm cho người
lao động, phục vụ hàng chục triệu bữa ăn an toàn và tiết kiệm cho các gia đình trên
khắp Việt Nam. Các hoạt động của Saigon Co.op ln đặt lợi ích cộng đồng lên hàng
đầu: chính sách hàng hóa an tồn, chất lượng, xuất xứ rõ ràng, kiên trì thực hiện bình

16


ổn gia, chú tâm các hoạt động thiện nguyện và mơi trường, đặc biệt là bệ phóng quan
trọng cho hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước. Năm 2018, Saigon
Co.op đạt doanh thu 30.000 tỉ đồng, hơn gấp 30.000 lần so với mức chưa tới 1 tỉ đồng
tại thời điểm thành lập HTX năm 1989. Như vậy, doanh thu tăng hơn 30 ngàn lần
trong 30 năm hình thành và phát triển. Mức tăng trưởng đặc biệt ý nghĩa đối với một
đơn vị kinh tế hoạt động theo mô hình HTX. Sự tăng trưởng này có thể gọi là một kỳ
tích tại Việt Nam. Để kỷ niệm cho sự kiện trọng đài này Saigon Co.op đã tổ chức
chương trình “ Sài Gịn Co.op 30 năm hình thành và phát triển” tại Phố đi bộ Nguyễn
Huệ. Chương trình diễn ra liên tục trong 3 ngày, từ 19/7 đến 21/7/2019, cùng nhiều
hoạt động triển lãm, chụp ảnh, gian hàng trò chơi từ các nhà cung cấp, sân khấu hóa...
với thơng điệp là tinh thần tự hào về quê hương đất nước, tự hào về Thành phố mang
tên Bác, và tự hào về Saigon Co.op - một thương hiệu bán lẻ thuần Việt, do người Việt
tạo dựng và vì người Việt phục vụ.
Với mục tiêu kinh doanh nhưng cũng phải gắn kết các hoạt động cộng đồng, Sài
Gịn Co.op đã có những hoạt động nhiều ý nghĩa: Chương trình Phẫu thuật miễn phí
"Rạng rỡ nụ cười Việt Nam" từ 05/08/2019 đến 09/08/2019 tại Bệnh viện Răng hàm
mặt TP.HCM. Trao nhiều học bổng cho nhiều học sinh, sinh viên nghèo qua chương
trình “Saigon Co.op - Chắp cánh tương lai”. Hàng năm tổ chức chương trình vì một
hành tinh xanh thơng qua việc phát động giờ trái đất, không sử dụng bao nhựa...
2.3.2. Thất bại
Về cơ sở hạ tầng kinh doanh: Co.opmart Đinh Tiên Hồng quận Bình Thạnh tuy

có mức doanh thu dẫn đầu của chuỗi hệ thống (đạt 2 tỷ đồng/ngày) phải đóng cửa vào
ngày 25/10/2020 vì lý do mặt bằng. Tương tự Co.opmart BMC tại Tân Phú, Huỳnh
Tấn Phát quận 7... tuy có mức doanh thu khá cao nhưng cũng phải đóng cửa do không
thương lượng được mặt bằng cho thuê. Hệ thống siêu thị phát triển khơng đồng đều, có
những quận có khá nhiều Co.opmart: Quận 10 gồm 5 siêu thị, quận Thủ Đức gồm 4
siêu thị, nhưng có quận chưa có Co.opmart nào như quận Tân Bình và quận 4.
Saigon Co.op thất bại trong cuộc đua thâu tóm Big C Việt Nam vào năm 2016.
Saigon Co.op gặp khó khăn khi thương vụ này được thực hiện ở nước ngoài bởi trụ sở
công ty đối tác đặt ở Châu Âu. Nhưng lúc đó Saigon Co.op lại chưa có giấy phép đầu

17


tư ra nước ngoài để tham gia vào thương vụ này ở bước cuối cùng. Theo đại diện của
Sài Gòn Co.op: “Họ lo ngại liệu Sài Gịn Co.op có xin được giấy phép hay không?
Chúng tôi nghĩ rằng sẽ được ủng hộ, nhưng phía bạn lo âu và đã đặt chúng tơi vào tình
thế khó khăn hơn đối thủ cạnh tranh”, ơng Dũng chia sẻ. Trong khi đó, có thơng tin tập
đoàn Casino Guichard-Perrachon SA đã đồng ý bán chuỗi cửa hàng Big C Việt Nam
cho Central Group (Thái Lan) với giá 1 tỉ euro (khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ). Với thương
vụ này, Central Group sẽ tiếp quản chuỗi siêu thị BigC tại Việt Nam với 33 siêu thị
cùng 10 cửa hàng thực phẩm tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn.
Sài Gòn Co.op chưa mạnh dạn đầu tư và phát triển ra nước ngồi. Đã có nhiều
tập đồn lớn của nước ngồi như Hàn Quốc có siêu thị Lotte mart, Nhật Bản có siêu
thị Aeon ... đã và đang đầu tư vào thị trường bán lẻ của Việt Nam và chiếm thị phần
nhất định. Đã có đơn vị trong nước như Tập đồn viễn thơng Viettel cũng đã đầu tư ra
nước ngồi và đạt nhiều thành cơng nhất định, hiện nay Sài Gịn Co.op vẫn chưa có
động thái nhắm đến và thử thách với môi trường nước ngồi.
Thế giới di động vượt mặt Sài Gịn Co.op về doanh thu từ năm 2016. Trong bản
báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2016, TGDĐ cho biết doanh thu
hai chuỗi siêu thị Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh đạt 39.666 tỷ đồng, cộng với

hơn 4.400 tỷ đồng vào tháng 12, công ty này đạt doanh thu khoảng 44.000 tỷ đồng
trong năm 2016. Mức này tương đương khoảng 2 tỷ USD. Ông Trần Kinh Doanh,
Tổng giám đốc TGDĐ, cũng khẳng định công ty này dẫn đầu thị trường bán lẻ Việt
Nam, khi cho rằng nhà bán lẻ đứng thứ nhì đạt doanh thu “đâu đó trên dưới 30.000 tỷ
đồng”. Đứng thứ nhì thị trường bán lẻ Việt Nam hiện này về doanh thu là Saigon
Co.op, sở hữu chuỗi siêu thị Co.op Mart, chưa công bố tổng doanh thu năm 2016
nhưng hồi đầu năm này đã đặt mục tiêu đạt 26.800 tỷ đồng. Năm 2015, Saigon Co.op
là nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam, TGDĐ xếp thứ hai với.
Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử của Sài Gòn Co.op chưa được
chú trọng. Trang bán hàng Co.opmart Online chỉ mới ra đời vào năm 2018. Ứng dụng
Co.opmart đơn thuần chỉ xem điểm và khuyến mãi chưa có nhiều tính năng hấp dẫn và
nhiều tiện ích như các đới thủ: trừ chiết khấu như Siêu thị Nhật Aeon, trừ được tiền
thừa 100đ, 200đ ... như Lotte Mart, ứng dụng Scan&Go (quét mã vạch các sản phẩm

18


trên sản phẩm là sẽ tự động được cho vào giỏ hàng ngay trên ứng dụng, sau đó mang
điện thoại đó đến quầy thu ngân để thanh tốn và giao hàng về nhà) của Vinmart.

Chương 3: CHIẾN LƯỢC, KIẾN NGHỊ CHO SÀI GỊN CO.OP
3.1. Chủ trương chiến lược
Chính phủ cần xem phát triển thị trường bán lẻ và thương mại trong nước bền
vững là một bộ phận quan trọng nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
xây dựng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cần có giải pháp
tồn diện, hệ thống, trong đó xây dựng mơi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu và
tiền đề cho mục tiêu để lựa chọn bước đi đúng đắn, chính xác trong từng thời kỳ. Phát
triển bền vững thị trường bán lẻ trong nước cần xác định mục tiêu dài hạn và hướng đi
cụ thể, đúng đắn và có lộ trình, gắn liền với xu thế phát triển của thương mại điện tử
và ứng dựng hiệu quả thành tựu từ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như nâng

cao công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Xây dựng chiến
lược phát triển thị trường bán lẻ bền vững nói riêng và thương mại nói chung gắn liền
với xây dựng hệ thống chính sách thực thi, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp bán
lẻ và các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực tham gia thị trường một cách
vững chắc, ổn định, lâu dài. Phát triển thị trường bán lẻ bền vững trên cơ sở đa dạng
hóa các phương thức bán lẻ, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bán lẻ và
hạ tầng xã hội để tăng tính hấp dẫn của mơi trường kinh doanh, tích cực hỗ trợ các
doanh nghiệp bán lẻ trong nước, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, góp
phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh cho xã hội.

19


Về phía cơ quan quản lý nhà nước: Hồn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước, trong đó chú trọng phát
triển thị trường bán lẻ gắn với phát triển bền vững
Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thương mại, xây dựng chính
sách hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, hộ kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, phần mềm quản lý trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tiếp cận và áp
dụng các phần mềm, ứng dụng trong phương thức kinh doanh thương mại điện tử trên
máy tính, điện thoại di động… Xây dựng chính sách thúc đẩy các ứng dụng, tiện ích
mới như truy xuất nguồn hàng, QR Code tại các kênh phân phối như chợ, siêu thị,
trung tâm thương mại…

3.2. Kiến nghị phát triển
Sài Gòn Co.op cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý
trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tiếp cận và áp dụng các phần mềm, ứng dụng
trong phương thức kinh doanh thương mại điện tử trên máy tính, điện thoại di động…
Xây dựng chính sách thúc đẩy các ứng dụng, tiện ích mới như truy xuất nguồn hàng,
QR Code tại các kênh phân phối như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…

Sài Gòn Co.op cần tăng cường quản trị chiến lược doanh nghiệp, thực hiện hiệu
quả việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, cơ cấu kinh doanh phù hợp với điều kiện thị
trường trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người
tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng công
nghệ bán lẻ hiện đại, phương thức quản trị kinh doanh tiên tiến, đẩy mạnh nghiên cứu
thị trường và marketing sản phẩm, tích hợp dữ liệu thông tin về người tiêu dùng cả
offline và online để quản trị quan hệ khách hàng hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến thương mại, phát triển, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp qua mạng, trên các
kênh internet, điện thoại di dộng, mạng xã hội, thực hiện đa dạng hóa và phát triển bán
lẻ đa kênh nhằm tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường liên
kết và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, liên kết, hợp tác với các nhà sản
xuất, tạo mối quan hệ thân thiện, tín nhiệm và tin cậy đối với khách hàng qua việc
tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng trong nước/khu vực/toàn cầu để nâng

20


cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, chú
trọng phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh
bán lẻ 4.0, tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu
đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, người tiêu dùng về bảo vệ mơi trường, bảo vệ an
tồn, sức khỏe cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống…
Về phía người tiêu dùng: là nhân tố quan trọng quyết định đối với sự phát triển
của thị trường bán lẻ. Người tiêu dùng cần nhận thức rõ và biết sử dụng quyền của
mình để thỏa mãn nhu cầu mua sắm, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân và tham
gia có trách nhiệm trong phát triển thị trường bán lẻ, phát triển kinh tế, xã hội đất
nước. Muốn vậy, trong thế giới tồn cầu hóa vào kỷ ngun cơng nghệ số này, người
tiêu dùng cần nỗ lực tự học hỏi, nâng cao kiến thức và hiểu biết về thị trường bán lẻ,
về công nghệ và các phương tiện, công cụ bán lẻ mới, rèn luyện kỹ năng mua sắm để
thích ứng với môi trường bán lẻ hiện đại, biến đổi nhanh nhằm tối ưu hóa hoạt động

mua sắm của mình.

KẾT LUẬN
Mặc dù Sài Gịn Co.op hình thành trong giai đoạn khó khăn nhưng đã từng bước
phát triển theo từng giai đoạn. Với tầm nhìn phấn đấu duy trì vị trí Nhà bán lẻ hàng
đầu Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh và bền vững chuỗi siêu thị Co.opmart, nỗ lực
đa dạng hóa các mơ hình bán lẻ văn minh, hiện đại. Đồng thời không ngừng tăng
cường mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với người tiêu dùng và cộng đồng. Xây dựng
Saigon Co.op trở thành một tổ chức Hợp tác xã tiêu biểu có tầm vóc và quy mơ hoạt
động trên phạm vi cả nước và từng bước vươn ra khu vực, ln được khách hàng và
đối tác tín nhiệm và tin yêu. Sứ mệnh Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách
hàng mục tiêu. Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng
thêm. Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam. Hệ
thống bán lẻ của SAI GON CO.OP LÀ NƠI MUA SẮM ĐÁNG TIN CẬY với phương
châm tận tâm phục vụ, liên tục cải tiến, khát khao vươn lên, hướng đến cộng đồng.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Viết Thông, Phạm Văn Sinh, Phạm Quang Phan, Vũ Tình, Đồn Đức
Hiếu, Đào Phương Liên, Dương Văn Duyên, Trần Hùng, & Nguyễn Đăng Quang.
(2018). Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Hà Nội:
NXB Chính trị quốc gia sự thật.
2. Nguyễn Hữu Cung. (2019). Thị trường bản lẻ Việt Nam: Những xu hướng chuyển
dịch mới. Tạp chí con số và sự kiện, 542.
3. Vũ Yến. (07/12/2019). Saigon Co.op khai trương mơ hình siêu thị cao cấp. Truy
cập từ />4. Thanh Tấn. (17/05/2018). Ra mắt cửa hàng tiện lợi Cheers. Truy cập từ
/>5. Thiên Di. (21/02/2020). Co.op mart ghi điểm bằng hàng nhãn riêng tăng sức đề

kháng. Truy cập từ />6. Hải Hà. (01/03/2020). Saigon Co.op phấn đấu vượt 1.000 điểm bán, doanh thu đạt
38.900 tỷ đồng. Truy cập từ />
22


7. Hạnh Nguyên. (30/09/2016). Uẩn khúc Saigon Co.op thua đại gia Thái vụ mua lại
Big C. Truy cập từ />8. Hải Đăng. (14/01/2017). Doanh thu 2 tỷ USD, Thế Giới Di Động vượt Co.op Mart
thành số 1 Việt Nam. Truy cập từ />9. Thiện Đức. (10/05/2019). 30 năm vàng son của Saigon Co.op. Truy cập từ
/>10. Thiện Đức. (10/05/2019). Thương nghiệp là gì? Lợi nhuận thương nghiệp là gì?.
Truy cập từ />
23



×