Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.94 KB, 12 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GÓP PHẦN NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÌNH ĐỊNH
E-COMMERCE DEVELOPMENT SOLUTIONS TO IMPROVE
COMPETITIVENESS OF BINH DINH ENTERPRISES
ThS. Lê Vũ Tường Vy
Nguyễn Thị Thùy Linh
Trường đại học Quy Nhơn
Email:
Tóm tắt
Bình Định là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT).
Bằng chứng là ngay từ cuối tháng 3/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 639/QĐ-CTUBND về việc
triển khai kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015, Quyết định số 4924/QĐ-UBND ngày 31/12/2015
về Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020. Kết quả, sau hơn 7 năm triển khai thực hiện kế hoạch
TMĐT với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ hơn 1 tỉ đồng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã triển khai có hiệu quả
phát triển TMĐT, nhất là việc ứng dụng khai thác các tiện ích của dịch vụ Internet, tăng cường quảng bá
thương hiệu sản phẩm, giao dịch mua bán trực tuyến. Bên cạnh những kết quả bước đầu và cơ bản hoàn thành
mục tiêu đề ra của hoạt động TMĐT, bài viết cũng phân tích những tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động
và đưa ra một số giải pháp phát triển TMĐT, góp phần phát triển kinh tế và phù hợp với tiến trình hội nhập.
Từ khóa: Thương mại điện tử; Bình Định.
Abstract
Binh Dinh is one of the provinces that have made great efforts in developing e-commerce. Evidence is
that at the end of March, 2011, the People’s Committee of Binh Dinh Province issued Decision No. 639 /
Decision - Chairwoman of the People’s Committee on the implementation of the e-commerce development plan
for the 2011-2015 stage, Decision No. 4924 / - Decision - People’s Committee on 31 December 2015 on ecommerce development plan for the 2016 – 2020 stage. The result, after more than 7 years of implementing the
e-commerce plan with the total budget more than 1 billion which state support, many businesses have deployed
e-commerce effectively, especially the application of exploiting the utility of Internet services, promoting
product branding, online trading. In addition to the initial and basic results of e-commerce activities, the article


also analyzes the shortcomings and limitations of the operation and provides some solutions to develop the ecommerce, contributing to economic development and in accordance with the integration process.
Key words: E-commerce; Binh Dinh.

1. Giới thiệu
TMĐT trở thành một khuynh hướng tồn cầu. Mơ hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay
đổi đáng kể với sự ra đời của TMĐT. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát triển
của TMĐT. Ví dụ, nước Anh có chợ TMĐT lớn nhất tồn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân
đầu người, con số này cao hơn cả Mỹ. Trong năm 2016, kinh tế Internet của Anh sẽ chiếm 11% tổng
giá trị nền kinh tế với mức 221 tỷ bảng. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Internet ở Mỹ là 5,4%.
Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.[1]
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của TMĐT ở Trung Quốc tiếp tục được mở
rộng. Với 688 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc
2.290 tỷ USD năm 2017 và một trong những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ
tin cậy của khách hàng. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái
hơn khi mua hàng trực tuyến.[2]
TMĐT cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực có tăng trưởng
nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000 đến 2017, hiện thời khu vực có hơn
68


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

153.172.132 người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi game là các phần trong TMĐT hàng đầu ở
khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu khn khổ pháp lý tồn khu vực và các vấn đề hậu cần
trong giao thông vận tải qua biên giới.[3]
TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không chỉ bán sản phẩm
mà cịn quan hệ với khách hàng.
Theo khuynh hướng đó, tại Việt Nam: Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế

hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015, và ban hành kèm theo Quyết định 1073/QĐTTg. Mục tiêu mà Chính phủ đề ra là “TMĐT được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các
nước thuộc ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và năng lực cạnh tranh quốc gia”.
Kết quả, sau hơn 5 năm triển khai Quyết định (QĐ) 1073, TMĐT Việt Nam đã đạt được nhiều
dấu mốc quan trọng. Theo đó, hiện cả nước có 60/63 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch phát triển
TMĐT của địa phương nhằm triển khai QĐ 1073. Việc ứng dụng TMĐT trong DN không chỉ tập
trung tại các thành phố lớn mà đã mở rộng trên phạm vi cả nước. Nhiều mơ hình kinh doanh mới đã
hình thành và được DN vận hành.
Cả nước hiện có gần 100% DN đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức
độ khác nhau. Việc tham gia hoạt động TMĐT trên mạng xã hội của đại bộ phận DN bán lẻ và người
tiêu dùng, cùng với việc ứng dụng các giải pháp TMĐT trên nền tảng công nghệ di động cho thấy DN
Việt Nam đã nhanh nhạy bắt kịp các xu hướng mới về TMĐT của thế giới.
Cụ thể, theo thống kê hiện cả nước có 100% DN lớn đã triển khai hiệu quả giao dịch TMĐT.
Trong đó, tỉ lệ DN sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) đạt
100%; hơn 80% DN đã có trang thơng tin điện tử được cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và
quảng bá sản phẩm của DN; 95% DN có sử dụng phần mềm tài chính, 77% DN có sử dụng phần mềm
quản lý nhân sự.
2. Tổng quan về thương mại điện tử
2.1. Sự hình thành thương mại điện tử
Về nguồn gốc, TMĐT được xem như là điều kiện thuận lợi của các giao dịch TMĐT, sử dụng
công nghệ như EDI và EFT. Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu thập niên 70, cho phép các DN
gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín
dụng, máy rút tiền tự động (ATM) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên
TMĐT. Một dạng TMĐT khác là hệ thống đặt vé máy bay bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh.
Vào thập niên 90, TMĐT bao gồm các hệ thống hoạch định tài nguyên DN (ERP), khai thác dữ
liệu và kho dữ liệu.
Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web trình duyệt web và chuyển mạng
thông tin liên lạc giáo dục thành mạng tồn cầu được gọi là Internet (www). Các cơng ty thương mại
trên Internet bị cấm bởi NSF cho đến năm 1995.[10] Mặc dù Internet trở nên phổ biến khắp thế giới
vào khoảng năm 1994 với sự đề nghị của trình duyệt web Mosaic, nhưng phải mất tới 5 năm để giới
thiệu các giao thức bảo mật (mã hóa SSL trên trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho

phép kết nối Internet liên tục. Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết
lập các dịch vụ thông qua World Wide Web. Từ đó con người bắt đầu có mối liên hệ với từ
"ecommerce" với quyền trao đổi các loại hàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức
bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử.
2.2. Khái niệm về thương mại điện tử
TMĐT, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên
các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.[8][9] TMĐT dựa trên một số cơng nghệ như
chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực
69


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu
thập dữ liệu. TMĐT hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong
chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các
thiết bị di động cũng như điện thoại.
Khi nói về khái niệm TMĐT (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với khái niệm của Kinh
doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, TMĐT đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện
tử.[11] TMĐT chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngồi), trong khi đó kinh doanh
điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra q trình hoạt động kinh doanh hiệu
quả dù có hay khơng có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).[12][13]
Một số khái niệm TMĐT được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán
hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận
một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hố thơng qua mạng
Internet".[7]
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

(APEC) định nghĩa: "TMĐT liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa
các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet."
[15] Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ
trợ thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "TMĐT có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay
dịch vụ giữa các DN, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng
Internet hay các mạng máy tính trung gian (thơng tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc đặt
hàng và dịch thơng qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận chuyển hàng hay dịch vụ
cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ cơng."[7]
Tóm lại, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện
tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và cơng nghệ điện tử. Ngồi ra,
theo nghiên cứu tại đại học Texas, các học giả cho rằng TMĐT và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm
bởi nền kinh tế Internet.
2.3. Các ứng dụng kinh doanh
Một số ứng dụng chung nhất liên quan đến TMĐT được liệt kê dưới đây: Tài liệu tự động hóa
ở chuỗi cung ứng và hậu cần; Hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế; Quản lý nội dung DN;
Nhóm mua; Trợ lý tự động trực tuyến; IM (Instant Messaging); Nhóm tin; Mua sắm trực tuyến và theo
dõi đặt hàng; Ngân hàng điện tử; Văn phòng trực tuyến; Phần mềm giỏ hàng; Hội thảo truyền thông
trực tuyến; Vé điện tử; Nhắn tin nhanh; Mạng xã hội; Mua bán dịch vụ trực tuyến.
2.4. Các hình thức thương mại điện tử
TMĐT ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung "kỹ thuật số" cho đến tiêu
dùng trực tuyến tức thời [17], để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch vụ "meta" đều tạo điều
kiện thuận lợi cho các dạng khác của TMĐT.
Ở cấp độ tổ chức, các tập đồn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để trao đổi dữ liệu
tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước và quốc tế. Tính tồn vẹn dữ liệu và
tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong TMĐT.
Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các hình thức
này trong TMĐT. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ
(G - Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Nếu
kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tham gia. Trong đó, các dạng hình

70


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

thức chính của thương mại điện tử bao gồm: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B); Doanh nghiệp
với Khách hàng (B2C); Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E); Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G);
Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B); Chính phủ với Chính phủ (G2G); Chính phủ với Công dân
(G2C); Khách hàng với Khách hàng (C2C); Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B).
Ngồi ra, thương mại điện tử cịn được phân chia theo các hình thức: online-to-offline (O2O).
2.5. Vai trị của thương mại điện tử
Vai trị mà TMĐT có thể mang lại cho nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia nói chung và cho
từng cá nhân, từng DN nói riêng, đó là:
Đối với DN: TMĐT hiện nay hỗ trợ DN rất tốt trong việc marketing và tìm kiếm cơ hội kinh
doanh, nhất là trên thị trường quốc tế. TMĐT sẽ giúp DN tiết kiệm nhiều chi phí hoạt động vì đa số
các hoạt động kinh doanh đều được hệ thống công nghệ thông tin quản lý. Cụ thể:
+ Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường tồn cầu với chi phí thấp: với khả năng kết nối
internet hiện nay, DN có thể dễ dàng đưa thông tin quảng cáo đến hàng triệu người từ khắp mọi nơi
trên thế giới. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính chi trả cho việc quảng bá mà DN cần có kế
hoạch quảng cáo cho phù hợp.
+ Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: Với TMĐT, DN có thể cung cấp catalogue, thơng tin, bảng
báo giá chi tiết cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện, và việc mua hàng trên mạng đã
trở nên dễ dàng phổ biến rất nhiều… Trong thời đại ngày nay, cuộc sống số hóa đã đẩy nhịp sống tăng
cao, khách hàng ngày càng đòi hỏi mọi thứ phải nhanh hơn từ thơng tin sản phẩm, việc mua hàng,
thanh tốn và các chính sách hậu bán hàng,...
+ Tăng doanh thu: Với TMĐT, đối tượng khách hàng của DN giờ đã khơng cịn giới hạn về
khoảng cách địa lý hay thời gian làm việc. Do đó mỗi DN hồn tiếp cận được số lượng khách hàng
lớn, đẩy cao doanh thu lợi nhuận của mình.

+ Giảm chi phí: Với TMĐT sẽ khơng tốn kém quá nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng,
nhân viên phục vụ,…Đặc biệt với những DN xuất khẩu, các chi phí phát sinh do khoảng cách có thể
giảm thiểu đi đáng kể.
+ Lợi thế cạnh tranh: trong bối cảnh đa số mọi doanh nghiệp hiện nay đều tham gia TMĐT thì
DN nào có những ý tưởng sáng tạo, chiến lược tiếp thị tốt sẽ là lợi thế để cạnh tranh. Bởi TMĐT là
một sân chơi cho sự sáng tạo, sự đột phá cho tất cả mọi DN. Các DN nên suy nghĩ về việc áp dụng
TMĐT để làm tăng lợi thế cạnh tranh của mình, trước thềm những thay đổi to lớn về môi trường kinh
doanh như việc gia nhập AFTA. Nếu không thay đổi, không tiến bộ, có nghĩa là DN sẽ phải ra khỏi
cuộc chơi.
Đối với cá nhân hay cộng đồng: TMĐT mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân như:
+ Quyền chọn lựa dịch vụ, sản phẩm để có thể an tâm khi mua (vì TMĐT buộc các DN phải
cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, dịch vụ nên cuối cùng là người tiêu dùng có lợi)
+ Truy cập nguồn thơng tin, kiến thức phong phú, bổ ích
+ Được hưởng lợi ích từ cộng đồng trực tuyến – như những người bạn “ảo” sẵn sàng giúp nhau
khi một ai đó có nhu cầu cần được hỗ trợ
Đối với quốc gia: TMĐT sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia, phục vụ
lợi ích cộng đồng (chủ yếu là thơng tin, kiến thức, dịch vụ) để giúp quốc gia nâng cao dân trí, phát
triển kinh tế, sớm sánh vai cùng các nước trong khu vực.
3. Thực trạng hoạt động phát triển TMĐT tại tỉnh Bình Định
3.1. Những kết quả đạt được
Sự phát triển mạnh mẻ, nhanh chóng của cơng nghệ thông tin (CNTT) – viễn thông và xuất
71


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

phát từ những tiện ích vượt trội đã khiến cho internet ngày càng trở thành người bạn thân thuộc cho
người tiêu dùng cũng như nhà kinh doanh khi thực hiện công việc tham khảo, tra cứu, tìm kiếm thơng

tin trước khi ra quyết định (chẳng hạn quyết định chấp nhận đặt hàng, giao hàng, xác nhận tham gia
tour du lịch, đặt phòng khách sạn …). Nắm bắt xu thế này trong những năm qua, nhiều DN trong nước
kể cả DN Bình Định đã khai thác và đưa Internet vào trong các hoạt động tiếp thị, tìm kiếm đối tác,
quan hệ giao dịch thương mại thay cho các phương thức truyền thống.
Cách làm phổ biến hiện nay là DN tự thiết kế xây dựng hoặc thuê các đơn vị có chun mơn
thiết kế xây dựng website để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của cơng ty, đơn vị
mình. Đây là việc làm đem lại lợi ích khá lớn với chi phí thấp, hơn nữa nó lại có sức lan tỏa vượt qua
biên giới của một nước. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ứng dụng TMĐT ở Bình Định đã đáp ứng nhu cầu
cơ bản phục vụ khai thác các tiện ích của dịch vụ Internet như theo dõi tin tức, trao đổi qua thư điện tử,
giao dịch mua bán trực tuyến. Nhiều DN đã ứng dụng thành công tiếp tục đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu
cầu phát triển, đem lại lợi nhuận về cho đơn vị mình… điển hình như: Chi nhánh Vietravel Quy Nhơn,
HTX Nông nghiệp Ngọc An, DNTN Gia Hân, DNTN Sơn Vũ, Công ty TNHH TM&DV Đá ốp lát
Bình Định, cơ sở Nguyễn Cảnh Duy, Cơng ty TNHH Ngọc Chung, Cơng ty Cổ phần Thủy sản Bình
Định, các cơ sở gỗ Mỹ Nghệ, Siêu thị Co.op mart, Khách sạn Hải Âu, Hồng Yến, Cơng ty cổ phần
Dược - TTBYT Bình Định, HTX nơng nghiệp Ngọc An,… Bên cạnh việc đăng tải những thơng tin về
đơn vị mình, các DN cũng đã giới thiệu những hình ảnh quê hương đất nước, tiềm năng thế mạnh,
danh lam thắng cảnh quê hương… qua đó đã thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến việc đầu tư thực
hiện các dự án sản xuất, kinh doanh tại Bình Định.
Để khuyến khích DN nhỏ và vừa, cơ sở làng nghề ứng dụng CNTT, sử dụng internet trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, hàng năm UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí ban đầu cho các đối tượng nêu trên
xây dựng website riêng cung cấp thông tin cơ bản về quảng bá sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc
khách hàng, email, số điện thoại, người liên hệ giao dịch… Ngoài ra, cũng đã tăng cường tổ chức các
lớp tập huấn TMĐT, kết nối với website do Bộ Công Thương xây dựng, cung cấp thơng tin cho DN có
nhu cầu; liên kết website của DN mình với website TMĐT của Bộ Cơng Thương giới thiệu quảng bá
sản phẩm. Nhờ đó, hình ảnh thương hiệu của một số DN trên địa bàn Bình Định đã được khách hàng
trong và ngồi nước biết đến.
Bình Định là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực trong phát triển TMĐT. Ngay từ
cuối tháng 3/2011, UBND tỉnh đã ban hành QĐ số 639/QĐ-CTUBND về việc triển khai kế hoạch phát
triển TMĐT giai đoạn 2011-2015. Thực hiện QĐ này, Sở Công Thương đã tổ chức hỗ trợ, tư vấn, đào
tạo nguồn nhân lực, ứng dụng TMĐT trong SXKD, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Kết quả, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện kế hoạch TMĐT với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ 1 tỉ
đồng (Trong giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn tỉnh có 40 DN vừa và nhỏ, cơ sở, làng nghề được hỗ
trợ xây dựng 40 website TMĐT, với tổng kinh phí 200 triệu đồng. Riêng năm 2016, kinh phí mà tỉnh
Bình Định dành để thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT là 238 triệu đồng), nhiều DN đã triển khai có
hiệu quả phát triển TMĐT, nhất là việc ứng dụng khai thác các tiện ích của dịch vụ Internet, tăng
cường quảng bá thương hiệu sản phẩm, giao dịch mua bán trực tuyến. Cụ thể: phổ biến tuyên truyền về
lợi ích của thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng
dụng CNTT trong việc xây dựng các phần mềm dịch vụ công; hỗ trợ DN, cơ sở làng nghề xây dựng
website TMĐT, khai thác các tiện ích của dịch vụ Internet trong việc quảng bá thương hiệu sản
phẩm… Qua đó, nhận thức của DN về lợi ích của việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động SXKD ngày
càng được nâng cao. Cụ thể, đến năm 2015 có 99% DN trên địa bàn tỉnh kết nối Internet và sử dụng
email thường xuyên; có 79% DN tham gia giao dịch TMĐT, khoảng 62% DN có website riêng và sử
dụng phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động TMĐT. Số lượng DN đặt hàng và nhận đơn hàng trực
tuyến tăng lên hàng năm đạt từ 20% - 39% trong tổng đơn hàng giao dịch. Theo đánh giá của Cục
Thương mại điện tử & CNTT - Bộ Cơng Thương, giai đoạn 2011 – 2015 Bình Định đã tạo bước đột
phá trong việc hỗ trợ thúc đẩy DN trên địa bàn tỉnh khai thác tốt lợi thế TMĐT trong hoạt động
SXKD. Nhờ vậy, Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam, chỉ số TMĐT của Bình Định được xếp thứ hạng
72


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

cao và thứ bậc năm sau tăng hơn năm trước, cụ thể: Năm 2013 được xếp vào top giữa (23/47 tỉnh
thành), đến năm 2014 được xếp vào top cao (vị trí 20/63 tỉnh thành trong cả nước) và năm 2015 xếp
thứ 22/63 tỉnh thành. Trong năm 2017 và 2018, chỉ số TMĐT tỉnh Bình Định đều xếp hạng 19/54 tỉnh
thành, mức tăng ở chỉ số điểm TMĐT của tỉnh tiếp tục duy trì (năm 2017 là 29,9 điểm, đến năm 2018
là 36,8 điểm). [6]
Theo Cục TMĐT và CNTT – Bộ Công Thương trong giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ phát triển

TMĐT trong DN Việt Nam tăng bình qn khoảng 30%/ năm, tốc độ này có khả năng tiếp tục tăng
trong những năm đến xuất phát xu thế tất yếu của hoạt động SXKD hiện đại, hội nhập. Hiệu quả của
việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh đã chứng minh bằng thực tiễn hoạt động của nhiều DN. Tuy
nhiên đến nay, vẫn cịn khơng ít DN chưa tận dụng hoặc chưa ứng dụng tối đa ưu thế của thành tựu
khoa học này. Riêng DN Bình Định có khai thác tốt, hiệu quả các tiện ích của TMĐT nhưng vẫn còn ở
mức độ khiêm tốn. Qua khảo sát hơn 100 DN Bình Định có 62% website, trong đó DN có website trên
bản mobile và website có ngơn ngữ nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 20%). Ngoại trừ DN hoạt
động xuất khẩu, hầu hết DN chưa có thói quen tham gia sàn giao dịch TMĐT. Phương thức phổ biến
vẫn là trực tiếp gặp nhau trực tiếp trao đổi ký kết hợp tác, sử dụng website còn ở độ trao đổi, tìm kiếm
thơng tin, đăng ký tham gia Hội chợ hoặc Hội nghị.
Giai đoạn 2016 - 2017, lĩnh vực phát triển TMĐT đã có nhiều hoạt động sơi nổi. Sở Công
Thương đã phối hợp Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương) giới thiệu tiềm năng xuất khẩu, cơ hội
đầu tư, kinh doanh tỉnh Bình Định và cung cấp thông tin của hơn 40 DN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
lên Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam (vietnamexport.com). Qua đó, giới thiệu với cộng đồng DN
trong và ngồi nước quan hệ, tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh cho DN.
Sở Công Thương cũng đã phối hợp Trung tâm Ứng dụng CNTT - Viễn thông (Sở Thông tin –
Truyền thông) hỗ trợ xây dựng 13 website TMĐT cho 13 DN, cơ sở, làng nghề; đồng thời hướng dẫn
công tác quản trị các website để có thể vận hành đạt hiệu quả. Đây là chương trình thiết thực và phù
hợp để hỗ trợ DN, cơ sở, làng nghề tiếp cận và ứng dụng TMĐT trong kinh doanh, góp phần đẩy mạnh
hoạt động quảng bá sản phẩm, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
DN Bình Định hầu hết có quy mơ nhỏ, vừa, cách xa trung tâm văn hóa, khoa học, kinh tế lớn
của Việt Nam như thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh kể cả Đà Nẵng, vì vậy khai thác có hiệu quả
CNTT sẽ giúp cho DN khắc phục hạn chế về cự ly, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ mới…
Thực tế nhiều DN Bình Định, các cơ sở làng nghề hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, dịch
vụ du lịch khi sử dụng các tiện ích CNTT, ứng dụng TMĐT đã làm tăng kết quả hoạt động mang lại
hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả giao dịch TMĐT trực tuyến đang được xem là một trong những giải pháp tốt trong
bối cảnh hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Sử dụng TMĐT trong hoạt động mua
bán giúp cho DN tiết giảm thời gian, chi phi bằng tiền đồng thời mở rộng, phát triển nhanh tiếp cận với

khách hàng. Để tránh rủi ro, tạo sự tin cậy của khách hàng trong giao hàng, thanh toán, chất lượng sản
phẩm… DN xuất khẩu đã có chương trình hợp tác, liên kết với ngân hàng, kết nối với hệ thống
logistics nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhằm khuyến khích và hỗ trợ DN Bình Định đẩy mạnh ứng dụng CNTT, TMĐT nâng cao khả
năng cạnh tranh phát triển thị trường… UBND tỉnh Bình đã có QĐ số 4924/QĐ-UBND ngày
31/12/2015 ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020, với nhiều nội
dung hỗ trợ cho DN trong việc đào tạo, xây dựng webite, thực hiện các giao dịch trực B2B, B2C,…
với tổng kinh phí ngân sách địa phương được duyệt là 1.685 tỷ đồng, trong đó 02 năm 2016, 2017 đã
thực hiện 629 triệu đồng (năm 2016 là 238 triệu đồng, năm 2017 là 391 triệu đồng) tạo điều kiện cho
DN và các cơ sở làng nghề trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tiếp cận thơng tin kịp thời trên các website
của cơ quan nhà nước có liên quan lĩnh vực hoạt động SXKD của đơn vị mình. Những DN, cơ sở làng
nghề được hưởng lợi từ chương trình (thơng qua hỗ trợ website) đã tiếp nhận vận hành và ứng dụng
73


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

trong kinh doanh đạt hiệu quả, trao đổi thơng tin với khách hàng nhanh chóng, hiệu quả. Đây là cơ hội
DN khai thác phục vụ cho phát triển sản xuất, mở rộng thị trường các nước trên thế giới.
Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong các DN, cơ sở
sản xuất, làng nghề (gọi tắt là DN) trên địa bàn tỉnh; đồng thời hỗ trợ, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực
ứng dụng TMĐT cho các đơn vị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD và năng lực cạnh tranh
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, thực hiện QĐ số 639/QĐ-CTUBND, ngày
28/3/2011 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch Phát triển TMĐT tỉnh Bình Định giai
đoạn 2011-2015, QĐ số 4924/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh
Bình Định giai đoạn 2016 – 2020 thì Sở Cơng Thương Bình Định phối hợp với một số cơ quan ban
ngành (Trung tâm Phát triển TMĐT – Cục TMĐT & Kinh tế số Bộ Công Thương; Đài Phát thanh và
Truyền hình Bình Định; Cục TMĐT & CNTT - Bộ Cơng Thương; Trung tâm Phát triển TMĐT

(Ecomviet) và CTCP Ứng dụng CNTT Bình Định…) đã thực hiện được tốt vai trị nịng cốt trong q
trình phát triển TMĐT của tỉnh như:
1. Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về TMĐT (Tình hình thực thi pháp luật về
TMĐT; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT; Tập huấn phổ biến kiến thức TMĐT
cho cán bộ quản lý Nhà nước và DN trên địa bàn tỉnh)
2. Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT
3. Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT
4. Phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT
5. Hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh ứng dụng TMĐT
6. Khảo sát, học tập kinh nghiệm
3.2. Những tồn tại, hạn chế trong phát triển TMĐT tại Bình Định
3.2.1. Những tồn tại, hạn chế
Phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy
nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế là khai thác các ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả SXKD
trong các DN, cơ sở làng nghề chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra, nhiều website TMĐT của các DN,
làng nghề được hỗ trợ cho DN, cơ sở làng nghề tự vận hành còn mang tính hình thức, chủ yếu quảng
bá hình ảnh sản phẩm của DN. Khả năng cập nhật, nâng cấp website của đơn vị mình chưa kịp thời với
sự phát triển của hoạt động TMĐT và CNTT. [4]
3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Một số DN, cơ sở làng nghề nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích trong hoạt động TMĐT còn
hạn chế; các DN, cơ sở làng nghề trên địa bàn tỉnh hầu hết là nhỏ, kết cấu hạ tầng TMĐT của đơn vị
chưa đồng bộ; chưa đầu tư hoặc đầu tư ít.
- Nguồn kinh phí địa phương thực hiện chương trình TMĐT cịn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển TMĐT trong thời đại hiện nay. Chưa tiếp cận được nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển TMĐT
của Chính phủ, của các Bộ ngành Trung ương, chưa tạo ra nguồn lực đủ mạnh để phát triển.
- Khách hàng, người tiêu dùng khi thực hiện việc mua bán, thanh tốn cịn e ngại khi sử dụng
phương thức giao dịch qua TMĐT như cách thức đặt hàng trực tuyến rắc rối, sản phẩm kém chất lượng
so với quảng cáo; quen với cách mua, bán theo phương thức truyền thống. Khách hàng lo ngại về vấn
đề thông tin cá nhân bị tiết lộ, mua bán; an ninh mạng chưa đảm bảo; khó khăn trong việc tích hợp
thanh tốn điện tử. Đáng lưu ý, gần đây xuất hiện tình trạng hàng loạt website TMĐT nổi tiếng thơng

báo đóng cửa. Tiêu biểu trong số này là các trang TMĐT: Deca.vn (một trong những sàn TMĐT lớn ở
Việt Nam); Beyeu.com (website bán hàng online về sản phẩm đặc thù của phụ nữ, trẻ em).

74


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

- TMĐT đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh và luôn biến đổi. Cơ chế chính sách quản lý
điều hành chưa theo kịp, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, DN, người dân còn lúng túng với hoạt động
của TMĐT; việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn nhiều trở ngại.
- Những người làm công tác chuyên môn chuyên về hoạt động TMĐT cho DN vừa thiếu và
yếu. Một số DN khi sử dụng lao động thường hoạt động kiêm nhiệm nên khả năng ứng dụng các phần
mềm, những tiện ích trong TMĐT cịn hạn chế, thiếu sự hướng dẫn, đào tạo chính quy, bài bản.
Cụ thể, được thể hiện qua các con số:
Chẳng hạn, xung quanh công tác vận hành các website vẫn còn những trở ngại đối với các DN.
Qua khảo sát, có 31% website TMĐT gặp khó khăn do nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu
của phát triển TMĐT; 25% website đánh giá việc khách hàng thiếu tin tưởng vào chất lượng hàng hóa
hoặc lo ngại về vấn đề an tồn khi thanh tốn trực tuyến gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của
DN; 22% website cho rằng chi phí cho dịch vụ vận chuyển giao nhận còn cao. [5]
4. Giải pháp phát triển TMĐT tại Bình Định
4.1. Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về thương mại điện tử
- Triển khai pháp luật về TMĐT:
+ Tổ chức tuyên truyền để cán bộ quản lý nhà nước, DN và công dân nắm vững các quy định
của pháp luật về TMĐT.
+ Tổ chức rà sốt, kiểm tra để nắm bắt tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn, làm cơ sở cho
việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT tại địa phương.
+ Phối hợp tổ chức hoạt động thanh tra liên ngành về lĩnh vực TMĐT tại địa phương (1

lần/năm).
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT:
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TMĐT thông qua các hoạt động
truyền thông: báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, tờ rơi quảng bá về TMĐT và các hình
thức khác; tổ chức các sự kiện thúc đẩy phát triển TMĐT; xây dựng và quảng bá chỉ số phát triển
TMĐT của tỉnh.
- Tập huấn phổ biến kiến thức phát triển nguồn nhân lực TMĐT:
+ Đối tượng: Cán bộ quản lý nhà nước và DN
+ Số lượng: 05 lớp, mỗi năm tổ chức 01 lớp (khoảng 100 học viên/lớp).
+ Nội dung: Giới thiệu, cập nhật các mơ hình TMĐT trên thế giới và Việt Nam; hệ thống văn
bản pháp luật về TMĐT; các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thống kê TMĐT; lập kế hoạch triển khai
TMĐT; dịch vụ công trực tuyến; an ninh mạng, các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thơng tin
thương mại trực tuyến; kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên Internet; xây dựng và quản trị website
TMĐT; xây dựng thương hiệu trực tuyến; tham gia sàn giao dịch TMĐT; thực hiện các giao dịch mua
bán trên môi trường Internet,…
4.2. Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử
Tuyên truyền, khuyến khích DN sử dụng phần mềm mã nguồn mở khi triển khai các ứng dụng
TMĐT, sử dụng các công nghệ phục vụ phát triển thanh tốn trực tuyến, khuyến khích các DN phát
triển các tiện ích thanh tốn qua phương tiện điện tử hỗ trợ người mua thanh toán trực tuyến, thúc đẩy
phát triển TMĐT.
Khuyến khích các tổ chức, DN xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ cho th thiết bị tính
tốn, phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông khác.
75


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

Phối hợp với đơn vị có chức năng phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử ứng dụng trong TMĐT tới các DN, nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của an tồn thơng tin, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch TMĐ
và lợi ích của việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động TMĐT, hỗ trợ
DN đăng ký chữ ký số (30 chữ ký số/năm).
Khuyến khích các DN ứng dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong kinh doanh, ứng dụng các
công nghệ bảo mật tiên tiến để thơng tin trao đổi trên mơi trường mạng máy tính được đảm bảo an
toàn.
4.3. Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và danh bạ DN xuất khẩu trên
Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam (VietnamExport):
Thu thập và cập nhật thông tin của các DN xuất khẩu các mặt hàng mũi nhọn của tỉnh theo định
kỳ tháng, quý, năm để giới thiệu tiềm năng xuất khẩu của tỉnh lên Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam
(VietnamExport) tại địa chỉ www.vietnamexport.com.
- Khai thác thông tin trên Cổng thơng tin thị trường nước ngồi:
Phổ biến, hỗ trợ DN xuất khẩu tìm hiểu thơng tin về các thị trường tiềm năng tại Cổng thơng
tin thị trường nước ngồi của Bộ Công Thương. Hàng tháng, trên cơ sở nguồn tin khai thác từ cổng
thơng tin thị trường nước ngồi, cập nhật tình hình thị trường trên Bản tin điện tử để cung cấp cho DN
xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Thống kê về TMĐT:
Định kỳ hàng năm xây dựng thực hiện kế hoạch điều tra thống kê TMĐT: Tổ chức điều tra, thu
thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Bộ Công Thương
xử lý và công bố các số liệu thống kê định kỳ về TMĐT (01 lần/năm).
4.4. Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử
- Phát triển các sản phẩm, giải pháp hỗ trợ DN và cơ quan quản lý nhà nước triển khai ứng
dụng TMĐT: Nâng cấp, chuyển đổi hệ thống vận hành Phần mềm “Cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động
xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh”.
- Công tác duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp các phần mềm đã được triển khai:
+ Nâng cấp, mở rộng và duy trì sàn giao dịch TMĐT chun ngành đỗ gỗ
www.binhdinhwood.com theo mơ hình B2B2C nhằm phục vụ cho yêu cầu ngày càng phát triển của
ngành hàng gỗ và đồ gỗ trên địa bàn tỉnh đáp ứng việc mở rộng phát triển thị trường, nâng cao năng

lực cạnh tranh.
+ Nâng cấp Phần mềm “Cơ sở dữ liệu về quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh” phù
hợp xu thế phát triển của CNTT, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
+ Nâng cấp, mở rộng và duy trì hệ thống Phần mềm “Cơ sở dữ liệu về quản lý thị trường trên
địa bàn tỉnh”.
4.5. Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử
- Hỗ trợ DN xây dựng website TMĐT:
Thực hiện hỗ trợ DN có định hướng và xây dựng website TMĐT phù hợp với mô hình, sản
phẩm của DN; tư vấn cho DN triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo mơ
hình B2C tiên tiến trên thế giới, cách thức tích hợp cơng cụ thanh tốn trực tuyến, cách thức quảng bá,
marketing hiệu quả cho website TMĐT (hỗ trợ cho khoảng 50 DN, cơ sở làng nghề thực hiện chương
trình này).
76


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

- Hỗ trợ DN ứng dụng TMĐT thông qua các công cụ kinh doanh điện tử (e-business):
Hàng năm, triển khai hướng dẫn DN sử dụng chương trình tối ưu hóa hoạt động quản lý nội bộ
của DN thông qua các công cụ e-business cụ thể là phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng
(CRM) nhằm hỗ trợ DN lưu trữ dữ liệu về khách hàng một cách liên tục (hỗ trợ cho khoảng 25 DN
thực hiện chương trình này).
- Hỗ trợ DN kinh doanh TMĐT theo mơ hình B2C:
Xây dựng quy trình thu thập thơng tin khách hàng đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét
chứng nhận website thương mại điện tử uy tín (Safeweb).
Trong hoạt động kinh doanh trực tuyến, thực hiện gắn nhãn tín nhiệm Safeweb đảm bảo bảo vệ
thơng tin cá nhân theo thông lệ quốc tế hỗ trợ khách hàng yên tâm khi giao dịch với website (hỗ trợ
cho khoảng 25 DN thực hiện chương trình này).

4.6. Khảo sát, học tập kinh nghiệm và nhiệm vụ khác
- Tổ chức Đoàn đi tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm tại các địa phương xây dựng và
triển khai kế hoạch TMĐT đạt kết quả tốt; khảo sát tại một số DN ứng dụng thành cơng TMĐT trong
SXKD.
- Theo chương trình kế hoạch, tổ chức đoàn gồm các sở, ngành liên quan và một số DN điển
hình tham dự hội thảo, tập huấn, hội nghị do các Bộ, ngành tổ chức.
5. Những đề xuất, kiến nghị
5.1. Đối với UBND tỉnh
Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, các tổ chức, DN phối hợp chặt chẽ hơn trong
nhiệm vụ phát triển, ứng dụng TMĐT. Xem xét tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện chương trình kế
hoạch phát triển TMĐT tỉnh Bình Định giai đoạn 2018 – 2020 tương thích với xu thế phát triển của cả
nước, cũng như xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian đến.
5.2. Đối với Bộ Công Thương
1. Tiếp tục hỗ trợ địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
TMĐT, triển khai chương trình hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu trực tuyến; tuyên truyền, kết nối Sàn
giao dịch TMĐT chuyên ngành đồ gỗ Bình Định www.binhdinhwood.com trên các kênh truyền thơng
của Bộ Cơng Thương, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực quản trị Sàn và quản lý website của DN;
2. Hướng dẫn Sở Cơng Thương xây dựng các chương trình, đề án phát triển TMĐT quốc gia và
được tiếp cận nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ cho địa phương thực hiện Chương trình phát triển
TMĐT quốc gia. Ban hành quy chế và định mức chi phí để thực hiện cho từng chương trình, dự án
phát triển TMĐT từ nguồn kinh phí quốc gia;
3. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về TMĐT cho địa phương nhằm
tạo điều kiện cho các cơ quan ban ngành, các DN và người dân trên địa bàn tỉnh được tìm hiểu thơng
tin và tiếp cận TMĐT;
4. Cần có chính sách và thông tin cụ thể về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa
thơng qua các website TMĐT cũng như sàn giao dịch TMĐT.
6. Tổ chức thực hiện
Kế hoạch phát triển TMĐT được tổ chức thực hiện gắn kết và đồng bộ với các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển các lĩnh vực thuộc ngành Công Thương và các ngành kinh tế, đặc biệt là
lĩnh vực xuất khẩu, phân phối và các ngành dịch vụ khác; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án,

chương trình phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông, các chương trình cải cách hành chính và
ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
77


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 

6.1. Sở Công Thương
- Là đơn vị đầu mối chủ trì thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông và các sở, ban ngành liên quan, Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình, Trung
tâm Phát triển TMĐT, Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương) hỗ trợ các DN, cơ sở SXKD ứng
dụng TMĐT.
- Hàng năm, căn cứ vào Kế hoạch phát triển TMĐT, Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch và
dự tốn chi tiết trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt gửi Bộ Công Thương để Bộ Cơng
Thương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quy định hỗ trợ kinh phí cho ngân sách tỉnh để thực hiện
Chương trình này. Trong quá trình thực hiện chú ý lồng ghép với các chương trình, kế hoạch dự án
chuyên ngành khác có liên quan, tránh trùng lắp, lãng phí.
- Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Tổng hợp báo cáo kết quả với UBND
tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.
- Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) trong q
trình tổ chức thực hiện để kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình
thực tế.
6.2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Triển khai xây dựng quy hoạch, phát triển hạ tầng viễn thông và internet tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển TMĐT, đề xuất cho UBND tỉnh chính sách thu hút các nhà cung cấp dịch vụ
CNTT - TMĐT đến đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thống kê về tình hình ứng dụng TMĐT của các DN
và cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các sở, ngành, DN ứng dụng CNTT tin và

TMĐT; tư vấn cho DN về các nội dung liên quan đến CNTT và TMĐT; gắn kết sự phát triển TMĐT
với Chính phủ điện tử.
- Nghiên cứu, hướng dẫn triển khai các vấn đề về tích hợp chữ ký số, các chuẩn trao đổi dữ
liệu.
- Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai các vấn đề về an toàn, an ninh
mạng; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về an tồn, an ninh mạng cho cán bộ cơng chức, DN, các tổ
chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
6.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Hàng năm, theo đề nghị của Sở Công Thương về Kế hoạch và dự tốn kinh phí thực hiện
TMĐT, Sở Tài chính thẩm định đề xuất UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí thực hiện Chương trình
này trong dự tốn ngân sách địa phương để triển khai thực hiện.
7. Kết luận
Phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh Bình Định thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất
định nhưng vẫn còn những tồn tại và bất cập. Nhưng phát triển TMĐT trong hoạt động SXKD cần
thay thế cho phương thức kinh doanh truyền thống sẽ là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại, hội
nhập và đơ thị hóa. Vì vậy, trong thời gian đến rất cần có những giải pháp phát triển và đẩy nhanh ứng
dụng TMĐT như: Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về TMĐT; Phát triển và ứng dụng công
nghệ, dịch vụ TMĐT; Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT;
Phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT; Hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh ứng dụng TMĐT; Khảo
sát, học tập kinh nghiệm, nhằm mục đích giúp các tổ chức, DN tiếp cận hình thức kinh doanh tiên
tiến, ít tốn kém, tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh thu được nhiều lợi ích, quảng bá được nhiều sản
phẩm, hình ảnh của DN và các dịch vụ đến các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước,…

78


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh là nền kinh tế Internet lớn nhất thế giới, />2. Doanh số bán lẻ trực tuyến Trung Quốc có thể vượt 1.130 tỷ USD, />3. Gần một nửa dân số thế giới sử dụng Internet, />4.

Mai
Hồng,
Nhiều
“rào
cản”
trong
phát
triển
thương
/>
mại

điện

tử

5. Nguyễn Văn Tuyển (Phịng QLXNK Sở Công Thương), Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp xuất khẩu
giảm
chi
phí,
tăng
lợi
nhuận,
< />DOUlIUKFJAJHX8CQqvaGDCKBrS63AkMXgm6i8rZlhh19nVuk31YHyyhlTv0QqSy5QF6sgI4GmOA==;
6. Viết Hiền, Phát triển thương mại điện tử: Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
/>7. Thương mại điện tử;
/>%BB%AD;

8. Rosen, Anita (2000). The E-commerce Question and Answer Book. USA: American Management
Association. tr. 5.
9. Thomas L. Mesenbourg. “Measuring Electronic Business: Definitions, Underlying Concepts, and
Measurement Plans” (bằng tiếng Anh). U.S. Census Bureau.
10. Kevin Kelly: We Are the Web Wired magazine, Issue 13.08, August 2005
11. Zeidan (4 tháng 1 năm 2012). “E-Commerce vs E-Business”
12. Kelly Wright (27 tháng 11 năm 2002). “E-Commerce vs. E-Business”. NC State University.
13. Andrew Bartels (30 tháng 10 năm 2012). “The difference between e-business and e-commerce”.
ComputerWorld.com.
14. “Electronic commerce”. WTO.
15. “Definition: E-Commerce”. APEC.
16. “Glossary:E-commerce”. Euro Commission.
17. Daniel Schutzer (tháng 4 năm 1996). “A Need For A Common Infrastructure: Digital Libraries and
Electronic Commerce”. D-Lib Magazine.
18. Robinson, James (ngày 28 tháng 10 năm 2010), “news”. London: Guardian.co.uk.
19. Olsen, Robert (ngày 18 tháng 1 năm 2010). “China's migration to eCommerce”. Forbes.com.
20. Eisingerich, Andreas B.; Kretschmer, Tobias (2008). “In E-Commerce, More is More”. Harvard Business
Review. 86 (March): 20–21.

79



×