Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Lưu ý khi mang thai (Phần 2) Thai phụ tại sao phải uống canxi? Ảnh minh hoạ Xin pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.25 KB, 6 trang )

Lưu ý khi mang thai
(Phần 2)
Thai phụ tại sao phải uống canxi?

Ảnh minh hoạ
Xin hỏi có nhất thiết phải uống viên canxi không nếu trong giai đoạn có
thai không có biểu hiện thiếu canci và xét nghiệm máu thấy bình thường? Tại sao
các bác sĩ thường kê viên thuốc bổ sung canxi mà không cần biết bệnh nhân có
thiếu hay không? (nguyen ngoc mai, 32 tuổi, ngocmai@...)
- Trả lời của phòng mạch online:
Calcium: Phụ nữ có thai trong độ tuổi 19 - 50 nên có 1.000 mg calcium mỗi
ngày. Những phụ nữ trẻ hơn khi mang thai cần nhiều hơn - tới 1.300 mg ngày.
Hầu hết phụ nữ đều không ăn đủ calcium (cả phụ nữ Mỹ). Vì vậy, nhiều
phụ nữ khi có thai phải thay đổi chế độ ăn để có đủ khoáng chất quan trọng. Các
thức ăn như sữa ít hay không chất béo, yogurt, phômai là các chất giàu calcium.
Ăn các loại rau có màu xanh đậm và thức ăn giàu calcium như nước cam và
các loại ngũ cốc cũng có thể cung cấp calcium. Nếu ăn không đủ nên dùng thêm
thuốc có chứa calcium.
Calcium trong cơ thể ở dạng tự do trong máu, tích lũy trong xương. Khi có
tình trạng thiếu calcium sẽ có sự huy động calcium từ xương, cho nên khi có biểu
hiện thiếu calcium hay xét nghiệm máu bất thường thì tình trạng thiếu đã rất nặng,
do đó bác sĩ thường có xu hướng khuyến cáo bổ sung calcium.
* Trong ba tháng đầu người mẹ bị tụt huyết áp có ảnh hưởng gì đến
thai nhi không? (huynh thi thuy vien, 27 tuổi, huynhvien2004@...)?
-Trường hợp tụt huyết áp chị nêu ra không rõ. Khi có tình trạng thai ngoài
tử cung vỡ, máu chảy trong ổ bụng gây ra tình trạng huyết áp giảm gây sốc thì đây
là tình trạng nguy hiểm, cần phải mổ cấp cứu, thậm chí cần phải truyền máu.
Đôi khi tình trạng hạ đường huyết (do ăn uống kém trong 3 tháng đầu) sẽ
gây cảm giác mệt, chóng mặt, đổ mồ hôi… bị tưởng nhầm là tụt huyết áp. Tình
trạng hạ đường huyết này không ảnh hưởng tới thai và thai phụ chỉ cần uống ít
nước đường, ngậm kẹo sẽ có cảm giác dễ chịu.




Nỗi lo dây rốn cạnh cổ thai nhi

Ảnh minh hoạ
Em mang thai được 35 tuần, kết quả siêu âm ghi vùng cổ thai nhi có dạng
một vòng dây rốn. BS cho hỏi vậy có ảnh hưởng gì đến bé và việc sinh thường hay
sinh mổ không? Xin cảm ơn.
Trả lời của Phòng mạch Online:
Hình ảnh dây rốn nằm cạnh cổ thai nhi luôn là nỗi lo cho tất cả các thai
phụ. Thật sự cũng có những trường hợp thai bị đột tử trong ổ bụng hay trong quá
trình sinh do dây rốn gây ra như sa dây rốn, dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn…
Nhưng cũng có nhiều trường hợp thai vẫn phát triển bình thường và sinh
thường dù có tới 2-3 vòng dây rốn quấn cố.
Khi siêu âm ghi nhận dấu hiệu dây rốn cạnh cổ thai nhi, quá trình khám thai
cũng như quá trình theo dõi chuyển dạ sẽ được sát sao hơn. Người mẹ sẽ được
hướng dẫn theo dõi thai máy mỗi ngày, khi có dấu hiệu thai máy ít, thai máy yếu
thì lập tức khám lại ngay và thực hiện khám thai đầy đủ.
Cách theo dõi thai máy:
- Đếm ba lần trong ngày sau khi ăn trong vòng một giờ, nếu trên bốn cử
động thai/một giờ thì thai ổn định.
- Đếm liên tục trong 12 giờ/ngày, nếu trên 10 cử động thai/ngày là trong
giới hạn bình thường.
- Số lần đếm dưới mức trên là bất thường, cần đến BS kịp thời.

Xuất hiện khí hư khi mang thai
phải làm sao?

Tôi đang mang thai 3 tháng, thấy xuất hiện chút khí hư. Những lần trước bị,
tôi thường đặt thuốc viêm âm đạo và uống một ít kháng sinh, nhưng nay tôi vẫn

đang chần chừ chưa dám thực hiện. Tôi nên như thế nào?
Trả lời: Thường thì khi phụ nữ bình thường bị viêm âm đạo, bác sĩ sẽ kê
đơn dùng kháng sinh và thuốc đặt. Nhưng khi mang thai lại là chuyện khác.
Trong lúc có thai, do sự xung huyết tăng lên nhiều ở bộ phận sinh dục, âm
đạo thường xuất hiện dịch thấm ra nhiều hơn lúc không có thai. Chất dịch này
không phải là khí hư và không có mầm bệnh, vì thế không cần điều trị. Bạn chỉ
cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày là được.

×