Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Sáng tạo trong quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 33 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

NGUYỄN THỊ THÚY VUI
MSSV: 1821003961

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
HỌC PHẦN: QUẢNG CÁO
MÃ LỚP HP: 202110183201
(HỌC KỲ ĐẦU, 2021)

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: TRUYỀN THÔNG MARKETING

TP. Hồ Chí Minh, 2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
HỌC PHẦN: QUẢNG CÁO
MÃ LỚP HP: 2021101083201
(HỌC KỲ ĐẦU, 2021)

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: TRUYỀN THÔNG MARKETING
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÚY VUI
MSSV: 1821003961 Lớp: 18DMC4
GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Chi


TP. Hồ Chí Minh, 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THÚY VUI MSSV: 1821003961
Mã lớp HP: 2021101083201
Bài làm gồm: 27 trang
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Điểm
Bằng số

CB chấm thi
Bằng chữ

(Ký, ghi rõ họ tên)

TP. Hồ Chí Minh, ngày …. Tháng … Năm 2021
Giảng viên hướng dẫn

i



MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ...............................................................i
MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................iv
1. Trình bày về sự sáng tạo trong quảng cáo .......................................................................1
1.1. Khái niệm sáng tạo và sáng tạo trong quảng cáo ......................................................1
1.1.1. Sáng tạo ...............................................................................................................1
1.1.2. Sáng tạo trong quảng cáo ....................................................................................1
1.1.3. Sự khác biệt giữa “Quảng cáo sáng tạo” và “Sáng tạo trong quảng cáo” ..........1
1.2. Vai trò của sáng tạo trong quảng cáo ........................................................................2
1.2.1. Tạo nên mẩu quảng cáo khác biệt .......................................................................2
1.2.2. Quảng cáo sáng tạo lôi cuốn và hấp dẫn khán giả ..............................................3
1.2.3. Tạo ra những điểm chạm đến khán giả một cách ấn tượng ................................ 3
1.2.4. Thúc đẩy khán giả hành động một cách tự nhiên ...............................................3
1.3. Một số định hướng sáng tạo trong quảng cáo ...........................................................4
1.3.1. Sáng tạo trong cách truyền tải thông điệp ...........................................................4
1.3.2. Sáng tạo nội dung quảng cáo ..............................................................................8
1.4. Quy trình sáng tạo trong quảng cáo ...........................................................................9
1.5. Phát triển chiến lược sáng tạo..................................................................................11
1.5.1. Kế hoạch sáng tạo ............................................................................................. 11
1.5.2. Chiến dịch quảng cáo ........................................................................................11
1.6. Triển khai chiến lược sáng tạo ................................................................................13
1.7. Một số ví dụ về sự sáng tạo trong quảng cáo: .........................................................14
2. Phân tích xu hướng sáng tạo trong quảng cáo và hiệu quả đạt được mà các doanh
nghiệp sử dụng để làm lợi thế trong truyền thông khi tham gia kinh doanh tại thị trường
Việt Nam ............................................................................................................................ 17
2.1. Xu hướng quảng cáo video ......................................................................................17
2.2. Xu hướng trên thiết bị di động ................................................................................19
2.3. Xu hướng cá nhân hóa quảng cáo ...........................................................................21

2.4. Xu hướng quảng cáo hiển thị ..................................................................................23
2.5. Xu hướng quảng cáo mạng xã hội thương mại .......................................................24
2.6. Xu hướng quảng cáo sử dụng Micro - influencer ...................................................25
ii


2.7. Quảng cáo lập trình được điều phối qua AI ............................................................ 27

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Màu sắc nhận diện của doanh nghiệp Jollibee ....................................................4
Hình 1.2: Màu sắc nhận diện của doanh nghiệp Lotteria ....................................................5
Hình 1.3: Quảng cáo bếp khử mùi giúp việc nấu nướng như ở ngồi trời ..........................6
Hình 1.4: Quảng cáo giày cao gót bằng kiểu chữ đầy sáng tạo ...........................................7
Hình 1.5: Quy trình sáng tạo trong quảng cáo .....................................................................9
Hình 1.6: Quảng cáo tương ớt Tabasco .............................................................................14
Hình 1.7: Quảng cáo máy tỉa lơng mũi Panasonic ............................................................. 15
Hình 1.8: Quảng cáo giày dép Via Uno .............................................................................15
Hình 1.9: Quảng cáo Canon – Đèn Flash mạnh mẽ .......................................................... 16
Hình 1.10: Quảng cáo kem dưỡng da ban đêm Nivea .......................................................16
Hình 2.1: Dạng video quảng cáo trên Intagram reels ........................................................18
Hình 2.2: Quảng cáo dạng video trực tiếp .........................................................................19
Hình 2.3: Giao diện dọc của Tiktok ...................................................................................20
Hình 2.4: Video dọc trên ứng dụng Facebook ...................................................................20
Hình 2.5: Quảng cáo âm thanh trên Spotify ......................................................................21
Hình 2.6: Quảng cáo theo xu hướng "cá nhân hóa" của Coca Cola ..................................22
Hình 2.7: Mẫu quảng cáo hiển thị......................................................................................23
Hình 2.8: Quảng cáo trên mạng xã hội thương mại ........................................................... 25

Hình 2.9: Quảng cáo sử dụng Micro-Influencer ................................................................ 26

iv


1. Trình bày về sự sáng tạo trong quảng cáo
1.1. Khái niệm sáng tạo và sáng tạo trong quảng cáo
1.1.1. Sáng tạo
Thuật ngữ “sáng tạo” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Sáng tạo là tạo nên những điều gì đó mới mẻ, chưa ai làm, hoặc làm lại những
điều người khác đã làm theo một cách khác, sắp xếp theo trật tự mới.
Hay nói cách khác, sáng tạo là tạo ra cái gì mới và độc đáo hơn so với cái cũ; là
nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra
cái mới, cách giải quyết mới mà khơng bị gị bó phụ thuộc vào những cái đã có.
Tóm lại, sáng tạo là tạo ra một điều gì đó khác với cái đã có, có thể là sự thay đổi
cái cũ hoặc tạo nên những thứ mới hồn tồn, nhằm tạo nên hiệu quả cơng việc một cách
tốt nhất.
1.1.2. Sáng tạo trong quảng cáo
Sáng tạo được coi là linh hồn của quảng cáo, là những gì mang lại sự sống cho
thông điệp truyền thông trong việc ghi dấu ấn với khán giả mục tiêu. Sáng tạo trong
quảng cáo là tạo ra những ý tưởng mới làm cho một mẩu quảng cáo chạm được vào tâm
trí người xem; hoặc đó là quy trình tạo ra những cách thức quảng cáo mới mẻ với nhiều
hình thức thể hiện và nhiều nội dung khác nhau.
Ngoài ra, sáng tạo trong quảng cáo cũng có thể được thể hiện thơng qua việc
truyền tải thơng điệp bằng các kênh khác nhau như: hình ảnh, bài viết, video, các quảng
cáo ngoài trời, ứng dụng điện tử,… Sáng tạo được coi là yếu tố hàng đầu, được đánh giá
cao khi ý tưởng phản ánh đúng insight của khán giả và truyền tải thông điệp một cách tốt
nhất trên các phương tiện truyền thông.
Như vậy, sáng tạo trong quảng cáo đề cập tới khả năng sáng tạo những ý tưởng
mới mẻ, độc đáo, giải quyết các vấn đề truyền thông một cách hiệu quả.

1.1.3. Sự khác biệt giữa “Quảng cáo sáng tạo” và “Sáng tạo trong quảng cáo”
Liên quan đến sáng tạo và quảng cáo, tồn tại hai thuật ngữ cần được phân biệt rõ
ràng: “Quảng cáo sáng tạo” và “Sáng tạo trong quảng cáo”.
"Quảng cáo sáng tạo" là sản phẩm của quá trình sáng tạo trong quảng cáo và nó
phải khêu gợi sự tị mị, thu hút sự chú ý và qua đó khéo léo gắn với thương hiệu hay sản
phẩm, tạo ấn tượng mạnh và thuyết phục người xem; từ đó, họ phải nhớ tới thương hiệu
mỗi khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
“Sáng tạo trong quảng cáo” là một quy trình tạo ra những cách thức quảng cáo
mới mẻ tùy theo cách thức thể hiện khác nhau và theo nhiều dạng khác nhau. Có thể
sáng tạo trong việc đưa ra thơng điệp, viết lời quảng cáo, chọn kênh truyền thông, chọn
1


nhóm khán giả mục tiêu,... Sáng tạo trong quảng cáo cịn là cách lựa chọn các tình
huống, các cốt truyện, cách thể hiện mẩu quảng cáo về màu sắc, hình ảnh, nội dung...
nhằm chuyển biến một mẩu quảng cáo theo kỹ thuật thông thường thành một mẩu
"quảng cáo sáng tạo".
1.2. Vai trò của sáng tạo trong quảng cáo
Quảng cáo là một trong những công cụ truyền thông hiệu quả của hầu hết các
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp truyền thông tin của mình đến với khán giả mục tiêu.
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự hiện đại hóa
của các phương tiện truyền thơng. Cùng với những thay đổi trong chiến lược truyền
thông của các doanh nghiệp, hoạt động quảng cáo được thực hiện một cách mạnh mẽ và
phủ sóng rộng trên hầu hết các kênh truyền thơng.
Tuy nhiên, với vai trị là người xem, khán giả bị “nhồi nhét” quá nhiều thông tin
quảng cáo, họ không mấy thiện cảm với hai từ “quảng cáo”,… Điều này là một vấn đề
lớn của những người làm quảng cáo, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khán giả đón nhận
mẩu quảng cáo của doanh nghiệp, thích thú với nó. Lúc này, sáng tạo trong quảng cáo
sẽ là chiến lược giải quyết vấn đề này. Sáng tạo trong quảng cáo sẽ mang đến một mẩu
quảng cáo sáng tạo.

Mẫu quảng cáo sáng tạo sẽ khơng cịn nhàm chán, nó đến với khán giả một cách
tự nhiên nhất để không bị chối từ, thực sự lôi cuốn và hấp dẫn khán giả, khán giả nhớ về
nó và sẵn sàng cho những hành động tiếp theo.
Vai trò của sáng tạo trong quảng cáo cụ thể như sau:
1.2.1. Tạo nên mẩu quảng cáo khác biệt
Khác biệt là một trong những kết quả của sự sáng tạo trong quảng cáo. Sự khác
biệt là yếu tố then chốt trong việc tạo sự chú ý, ghi nhớ của một mẩu quảng cáo với khán
giả mục tiêu.
Quảng cáo khác biệt là quảng cáo không giống với những quảng cáo đã có và điều
này làm cho khán giả bị lơi cuốn.
Ví dụ: Quảng cáo kem dưỡng trắng da, các nhà quảng cáo thường sử dụng ý tưởng
về những cô gái với làn da trắng hồng. Nhưng nếu sáng tạo lồng ghép nhân vật cô gái này
vào trong một bộ phim tình cảm ngắn, với nhiều tập quảng cáo, sẽ giúp trở nên hấp dẫn
hơn với khán giả và được khán giả đón nhận nó một cách tự nhiên và thậm chí cịn có sự
“chờ đợi” để tiếp tục theo dõi diễn biến câu chuyện của nhân vật. Chính sự độc đáo, mới
lạ trong kịch bản đã tạo nên sự thành công của mẩu quảng cáo này.
Tạo sự khác biệt là điều không thể thiếu đối với một mẩu quảng cáo sáng tạo, giúp
người xem có thể phân biệt được mẩu quảng cáo của doanh nghiệp, nhận biết, ghi nhớ,
ấn tượng,… về sản phẩm, về doanh nghiệp, là công cụ giúp doanh nghiệp cạnh tranh
được với đối thủ trong chiến lược quảng cáo. Tuy nhiên, khi sáng tạo dưới góc độ tạo sự
2


khác biệt thì cần cân nhắc rằng sự khác biệt đó phải thực sự có ý nghĩa để một mẩu quảng
cáo sáng tạo đạt được mục tiêu hiệu quả.
1.2.2. Quảng cáo sáng tạo lôi cuốn và hấp dẫn khán giả
Mỗi người bình thường đều cảm nhận sự vật qua cảm tính và lý tính (theo bản
năng và lý trí). Có thể vì lý do cảm xúc nào đó mà họ quyết định sự lựa chọn nhãn hiệu.
Do vậy, quảng cáo ngồi tác động vào mặt lý tính thì cịn phải tạo được cảm xúc nơi
người xem.

Mẩu quảng cáo sáng tạo không chỉ tạo ra sự hấp dẫn ngay khi khán giả đón nhận
nó bằng lý trí mà cịn cả bằng cảm xúc. Cái nền của sự sáng tạo đó là sự thấu hiểu, người
làm quảng cáo hiểu được khán giả của mẩu quảng cáo, họ là ai? Họ có đặc điểm gì? Họ
quan tâm đến vấn đề nào? Diễn biến tâm lý, tình cảm của họ?,…
Qua đó, sự sáng tạo là mũi tên đánh trúng vào tâm lý của khán giả và họ được lôi
cuốn, thu hút bởi mẩu quảng cáo. Sự chú ý ban đầu vào một mẩu quảng cáo là thuận lợi
để bước tiếp theo, thơng điệp có thể đi vào tâm trí người xem và kết thúc đẹp đẽ là thơng
điệp được lưu giữ trong trí nhớ của khán giả.
1.2.3. Tạo ra những điểm chạm đến khán giả một cách ấn tượng
Với mức độ cạnh tranh khốc liệt về truyền thông của các doanh nghiệp như hiện
nay. Giữa vô vàn mẩu quảng cáo lôi cuốn và hấp dẫn thì làm thế nào để một mẩu quảng
cáo thực sự “chạm đến” người xem.
Tạo ra điểm chạm thông qua sự gia tăng trải nghiệm khách hàng, đối với các sản
phẩm truyền thông sáng tạo, sẽ tạo nên những điểm chạm ấn tượng, tăng nhận diện và
cảm nhận của khán về thương hiệu, về sản phẩm. Điểm chạm có thể tạo sự ấn tựng đối
với các giác quan của người xem.
Ví dụ: Hương nước hoa nồng nàn từ tờ rời trong cuốn tạp chí, hay là sự xúc động
về cuộc đời của một nhân vật trong câu truyện hấp dẫn mà người làm quảng cáo kể,…
Điểm chạm được tạo và nó sẽ thực sự để lại ấn tượng đối với người xem. Quảng
cáo ấn tượng là giải pháp duy nhất cho tình trạng q nhiều thơng tin hiện nay. Quảng
cáo tạo những điểm chạm ấn tượng sẽ có sức mạnh bắt người xem phải chăm chú vào nội
dung quảng cáo để nhận các thông tin mà mẩu quảng cáo muốn truyền tải.
1.2.4. Thúc đẩy khán giả hành động một cách tự nhiên
Một mẩu quảng cáo được thực hiện không chỉ để người làm quảng cáo và khán giả
thưởng thức nó một mẩu quảng cáo sáng tạo thành công phải khơi gợi được hành động
(trải nghiệm, tìm hiểu sản phẩm, mua sản phẩm, giới thiếu sản phẩm cho người
khác,…)những hành động này được thực hiện cách tự nhiên nhất.

3



Lời kêu gọi hành động (call to action) có thể là biểu ngữ, nút, một số loại hình đồ
họa hoặc chữ viết trong mẩu quảng cáo,… có tác dụng làm người xem nhớ, tìm thêm
thơng tin về sản phẩm hoặc liên hệ, phản hồi với người quảng cáo,…
Một lời kêu gọi khơng có sự sáng tạo sẽ khiến người xem nhàm chán và rất khó để
họ hành động. Do đó, sáng tạo trong hình ảnh, âm thanh, ngơn ngữ, cách truyền tải thông
điệp hay cách kêu gọi hành động sẽ giúp khách hàng dễ dàng trong việc tiếp nhận mẩu
quảng cáo và thực hiện những hành động mong muốn từ phía mẩu quảng cáo một cách tự
nhiên nhất.
1.3. Một số định hướng sáng tạo trong quảng cáo
1.3.1. Sáng tạo trong cách truyền tải thơng điệp
Hình thức truyền tải thơng điệp là một trong những yếu tố có vai trị quyết định
hiệu quả của một mẩu quảng cáo. Việc sáng tạo trong một mẩu quảng cáo trong cách
truyền tải thông điệp có thể đơn giản là sự thay đổi về màu sắc, kiểu chữ, bố cục nội
dung, âm thanh, hình ảnh hoặc là thay đổi phương tiện truyền thơng.
• Yếu tố màu sắc:
Màu sắc được coi là yếu tố tạo nên “thần thái” của một mẩu quảng cáo, giúp thu
hút khán giả, làm họ chú ý, thích thú và ghi nhớ dễ dàng hơn. Màu sắc trong mẩu quảng
cáo được coi như “hơi thở” của phần hình ảnh, giúp truyền tải được thông điệp một cách
tối ưu.
Một mẩu quảng cáo sáng tạo về màu sắc là mẩu quảng cáo sử dụng kết hợp gam
màu một cách hài hịa, truyền tải thơng điệp của người làm quảng cáo, thu hút được sự
chú ý của người xem và làm cho mẩu quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Trong trường hợp nhận diện thương hiệu thông qua màu sắc, các ngành
hàng thức ăn nhanh thường lựa chọn hai gam màu chủ đạo là đỏ và trắng như KFC,
Jollibee, Lotteria,…

Hình 1.1: Màu sắc nhận diện của doanh nghiệp Jollibee
4



Hình 1.2: Màu sắc nhận diện của doanh nghiệp Lotteria
Vậy nếu một nhãn hàng thức ăn nhanh mới gia nhập vào thị trường, thì có nên tiếp
tục sử dụng gam màu cơ bản đỏ/trắng này để khẳng định “cùng ngành hàng” hay có thể
thay đổi sang gam màu khác để tạo ra sự khác biệt. Sự sáng tạo màu sắc lúc này, có thể là
đi theo gam màu truyền thống nhưng đổi mới trong yếu tố khác như biểu tượng/ nhân vật
mang tính biểu tượng cho sản phẩm, giúp người xem vừa nhận ra các doanh nghiệp trong
nhóm ngành hàng, vừa nhận dạng được sự khác biệt giữa các thương hiệu. Hoặc doanh
nghiệp thực sự muốn tạo sự khác biệt, thì có thể dùng gam màu khác, tuy nhiên cái mới
sẽ cần có thời gian để khán giả nhận ra và đón nhận nó.
• Yếu tố về hình ảnh:
Hình ảnh là một trong những yếu tố then chốt trong việc tạo nên sức hút của một
mẩu quảng cáo. Có thể nói hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là cuối cùng đọng lại một cách
sâu sắc nhất trong tâm trí người xem đối với một mẩu quảng cáo.
Ngày này, cũng với sự phát triển của công nghệ, việc thiết kế hình ảnh quảng cáo
được hỗ trợ đắc lực từ nhiều cơng cụ đồ họa làm cho hình ảnh trở nên sống động, thu hút
hơn. Hình ảnh trong quảng cáo thường đưa trực tiếp sản phẩm hoặc thông qua sự thu hút
từ hình ảnh con người, (hình chụp hoặc hình phác họa) hoặc sử dụng những nhân vật hư
cấu,…
Việc tạo ra một mẩu quảng cáo sáng tạo dựa trên sự sáng tạo về hình ảnh có thể
được thực hiện theo nhiều hướng, cụ thể: Đối với hình ảnh sản phẩm có thể sử dụng
nhiều góc cạnh khác nhau (tổng thể hay chi tiết) tạo cái hình đầy đủ cho người xem,.. Đối
với hình ảnh con người có thể sử dụng toàn bộ hoặc tập trung vào một bộ phận nào đó
(khn mặt, tay, mắt,…) để tập trung sự chú ý của người xem và thực hiện được ý đồ
truyền tải thông điệp của một mẩu quảng cáo, việc sử dụng khuụn mt cú th chp trc
din, ắ hoc ẵ khuụn mặt để tạo điểm nhấn và thu hút.
Sự sáng tạo trong hình ảnh tạo sự thu hút đối với người xem nhưng phải đảm bảo
người xem đi đúng hướng thông điệp của mẩu quảng cáo, tránh việc sáng tạo khiến người
xem hiểu nhầm (Quảng cáo lấy ý tưởng hình ảnh người mẩu sexy nỏng bỏng trong mẩu
5



quảng cáo của một hãng hàng không khiến khán giản nhầm tưởng là quảng cáo thời trang
cho phái đẹp).
Ví dụ:

Hình 1.3: Quảng cáo bếp khử mùi giúp việc nấu nướng như ở ngoài trời
Đây là mẫu quảng cáo sáng tạo về sản phẩm bếp khử mùi. Thông qua những chi
tiết được thể hiện trên hình ảnh, khán giả có thể nhận ra ngay đây là mẫu quảng cáo cho
bếp khử mùi. Có bếp khử mùi, bạn sẽ vơ cùng n tâm, khử mùi tuyệt đối như khi bạn
đang nấu nướng ở ngồi trời.
• Yếu tố kiểu chữ:
Việc sáng tạo trong kiểu chữ là sự lựa chọn “hình hài” của ngơn ngữ, chữ viết mà
nó diễn tả được hết nội tâm của ngôn ngữ, giúp truyền tải thông điệp và thu hút người
xem, giúp người xem cảm nhận được thông điệp một cách trọn vẹn.
Sự sáng tạo chữ viết có thể thơng qua thay đổi về kiểu chữ (chữ có chân, không
chân, chữ viết tay, chữ nghệ thuật), thay đổi về độ nghiêng (nghiêng trái, phải, đứng, các
góc nghiên khác nhau), thay đội độ dày/ nặng của chữ (nét mỏng, cực mỏng, mỏng vừa,
trung bình, đậm, rất đậm,…), thay đổi tỷ lệ chữ (dồn sát, cách quãng, thưa/mau,…), thay
đổi màu sắc chữ phù với tính cách thương hiệu.
Ví dụ:

6


Hình 1.4: Quảng cáo giày cao gót bằng kiểu chữ đầy sáng tạo
Đây là mẫu quảng cáo sáng tạo sử dụng kiểu chữ một cách khéo léo. Khi nhìn
thống qua hoặc qua con mắt thơng thường, nó có thể xuất hiện như một chiếc giày cao
gót thơng thường. Nhưng khi bạn nhìn gần hơn và kĩ hơn, bạn có thể thấy rằng những nét
mềm mại của chiếc giày cao gót đó ghép thành chữ “Sale”. Đây là một cách tuyệt vời để

khơng chỉ phơ bày rằng đang có sự kiện giảm giá đang diễn ra mà còn để miêu tả một
cách chính xác sản phẩm nào đang giảm giá bằng một cách tiếp cận độc nhất và khơng
ngờ tới.
• Âm nhạc trong quảng cáo:
Với một chiến dịch quảng cáo, âm nhạc là yếu tố vô cùng quan trọng, không kém
cạnh ý tưởng sáng tạo và hình ảnh đẹp. Mỗi khi một đoạn nhạc vang lên, khán giả chỉ cần
nghe qua vài nốt hay vài quãng là đã đoán được tên sản phẩm dù chưa nhìn thấy hình
ảnh.
Có nhiều loại nhạc khác nhau để có thể sử dụng nhằm truyền tải thơng điệp, tùy
theo nội dung và hình thức của thương hiệu. Các loại nhạc truyền thống thường được sử
dụng cho những thương hiệu có lịch sử lâu đời, các loại nhạc có giai điệu trẻ trung ln
gây được ấn tượng với giới trẻ, thể hiện sức sống mãnh liệt của thương hiệu...
Về mặt thị giác, người tiêu dùng có thể nhận diện thương hiệu bằng hình dáng
logo, màu sắc, thiết kế bao bì. Cịn với âm nhạc, họ có thể liên tưởng tới thương hiệu qua
7


thính giác và sự liên tưởng này cịn mạnh mẽ hơn thị giác rất nhiều vì nó được rung động
từ sâu trong tâm thức. Khi sử dụng âm nhạc trong thương hiệu, cần tìm hiểu kỹ từng
dịng nhạc và tính cách của những người thích nghe dịng nhạc đó để chọn những dịng
nhạc phù hợp với thương hiệu.
Ví dụ: Bài hát “Cười lên Việt Nam” trong quảng cáo của P/S, “tóc hát” của Dove
hay “You are my sunsilk” của Sunsilk,…
• Yếu tố quay phim:
Việc chọn góc quay, sử dụng các kỹ thuật quay phim và công nghệ quy phim cũng
là yếu tố tạo sự khác biệt. Một mẩu quảng cáo trên Tivi sử dụng kỹ thuật quay anh/chậm
cũng tạo hiệu ứng nhất định vì sự khác biệt của nó. Việc thay đổi về góc quay như quay
gần/ xa, chi tiết/ tổng thể cũng góp phần tạo nên những mẩu quảng cáo hấp dẫn, thu hút
người xem.
1.3.2. Sáng tạo nội dung quảng cáo

Với định hướng nội dung, việc sáng tạo sẽ tập trung vào nội dung của một mẩu
quảng cáo và sử dụng nội dung để tạo nên một sự khác biệt đột phá ghi dấu ấn trong tâm
trí của khán giả. Việc sáng tạo nội dung có thể theo các hướng sau:
• Tạo sự đột phá thơng tin:
Nhà quảng cáo đã khám phá được những thơng tin gì về nhãn hiệu hoặc về sản
phẩm để có thể giúp sản phẩm xây dựng hình ảnh nhãn hiệu. Và biến những thơng tin
này thành một bài nội dung hiệu quả chính là quá trình sáng tạo ý tưởng, làm cho nội
dung trở nên hấp dẫn đối với người xem.
• Tường trình về thực trạng của doanh nghiệp một cách chân thật:
Mô tả ngắn gọn sự kiện chính, tình huống, các vấn đề của thị trường thúc đẩy
doanh nghiệp xây dựng mẩu quảng cáo.
Ví dụ: Mẩu quảng cáo của xe hơi Avis là một trong những quảng cáo thành công
với thông điệp quảng cáo khiêm tốn “Bởi vì chúng tơi là số 2, nên tơi sẽ tốt hơn”.
• Mơ tả sản phẩm:
Việc mơ tả sản phẩm một cách hấp dẫn, sáng tạo sẽ tạo ra sức hút của một mẩu
quảng cáo. Nếu nội dung mơ tả sản phẩm cứ đi theo lối mịn, thiếu sáng tạo thì sẽ làm
cho người xem cảm thấy nhàm chán.
Việc mơ tả sản phẩm có thể được nêu một cách đơn giản, ngắn gọn. Nhưng thông
qua việc mô tả nói lên được sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khách hàng hoặc tạo ra
sự thích thú, tị mị khiến người xem bị lơi cuốn và họ cảm thấy rằng đây chính là sản
phẩm mà họ đang cần.
• Đánh giá tình hình cạnh tranh:
8


Phân tích và tóm lược tình hình cạnh tranh liên quan đến hoạt động quảng cáo và
điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Bước này rất quan trọng nếu doanh
nghiệp muốn áp dụng quảng cáo so sánh. Tùy vào luật pháp và luật quảng cáo ở mỗi
nước khác nhau mà cơng ty có được quyền so sánh sản phẩm của mình với đối thủ hay
khơng. Việc so sánh thường được trình bày gián tiếp, khéo léo.

Ví dụ: Trường hợp các công ty quảng cáo cho sản phẩm sữa khơng chứa
Melamine, mì dai ngon,… là một hình sử dụng điểm mạnh sản phẩm nhằm so sánh
“ngầm” với các đối thủ cạnh tranh.
• Lợi ích sản phẩm đem lại cho khách hàng:
Người sáng tạo nên tránh xu hướng "nhồi nhét" hai hay ba lợi ích của sản phẩm
cùng một lúc vì thơng điệp càng đơn giản càng làm cho người tiêu dùng chú ý và dễ nhớ
hơn.
Quảng cáo không cần phải ln ln giải thích cặn kẽ lợi ích của một chức năng
nào đó của sản phẩm, miễn là khán giả có thể ngầm hiểu được ích lợi của tính năng đó là
gì và họ cảm nhận được sản phẩm đang đáp ứng nhu cầu của họ.
• Các yếu tố hỗ trợ cho lợi ích chính của sản phẩm:
Nhấn mạnh lợi ích chính (và lợi ích phụ nếu có) chỉ có thể xuất phát từ sản phẩm
hoặc doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, nghĩa là quảng cáo không thể nói sng rằng
sản phẩm sẽ tạo ích lợi cho người tiêu dùng mà khơng giải thích rõ ích lợi này xuất phát
từ điểm nào chẳng hạn như sử dụng sản phẩm rất đơn giản, công dụng sản phẩm rất tốt,
sản phẩm độ bền cao... Thời điểm để xác định các yếu tố hỗ trợ là vào lúc xây dựng nội
dung sáng tạo này.
1.4. Quy trình sáng tạo trong quảng cáo

Xác định
mục tiêu
sáng tạo

Phân tích
Thực hiện
thơng tin
lựa chọn
thu được
các ý
và tiến

tưởng
hành cơng
việc sáng
tạo
Hình 1.5: Quy trình sáng tạo trong quảng cáo

Thu thập
thơng tin

Thể hiện các
ý tưởng ra
giấy để trình
bày với
khách hàng

(Nguồn: James Webb Young)
Bước 1: Xác định mục tiêu sáng tạo
Luôn là bước quan trọng định hướng cho những chiến lược được vạch ra về sau. Ở
bước này cần liệt kê các lý do cụ thể và đầy đủ bằng cách trả lời các câu hỏi như: Tại sao
9


lại phải sáng tạo? Cần đạt được điều gì từ quy trình sáng tạo này? Ai là người chúng ta
cần tác động tới? Họ đang nghĩ gì? Chúng ta muốn họ thay đổi suy nghĩ ra sao?
Bước 2: Thu thập thông tin
Dữ liệu là thứ không thể thiếu để tiến hành phân tích, xử lý. Các dữ liệu cần tìm
liên quan tới khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu, ngành hàng mục tiêu, các đối thủ
cạnh tranh, giá cả, kênh phân phối, cách quảng cáo cho ngành hàng,... Có thể thu thập
thông tin qua các đợt nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thảo luận nhóm, phỏng vấn
người tiêu dùng. Một số thơng tin cũng có thể có được bằng việc tổng hợp dữ liệu thứ cấp

từ internet, báo chí...
Bước 3: Phân tích thơng tin thu được và tiến hành công việc sáng tạo
Đưa ra định hướng sáng tạo từ các mong muốn tiềm ẩn của người tiêu dùng
(Consumer's Insight), chọn kỹ thuật quảng cáo. Bước này thực chất là một quy trình lặp
đi lặp lại các bước:
• Suy nghĩ sáng tạo của cá nhân người viết quảng cáo (phân tích thơng tin và xem
xét các u cầu, tham khảo các mẫu quảng cáo sáng tạo của thế giới, vận dụng các
kỹ thuật linh hoạt ý tưởng (Kick – start technique)). Giai đoạn này cần tìm mọi
cách tạo cảm hứng ở mức cao nhất, kích thích trí tuệ để bật ra được các ý tưởng
độc đáo nhất.
• Tiến hành Brainstorming. Các ý tưởng của các cá nhân sẽ được đưa ra bàn bạc và
phát triển tiếp tục trong các buổi brainstorm với nhiều thành viên. Đây là cách
hiệu quả để có được những ý tưởng thuyết phục.
Khoảng 3 hoặc 4 ý tưởng giá trị nhất sẽ được lựa chọn ra dựa theo các yêu cầu của
bản yêu cầu sáng tạo và quy tắc S.M.I.L.E (Simple, Meorable, Interesting, Link to the
Brand, Emotional involling & liked).
Bước 4: Thực hiện lựa chọn các ý tưởng
Việc chọn lựa này sẽ được tiến hành thông qua buổi họp CRC (Creative Review
Committee). Dựa trên quy tắc đánh giá quảng cáo SMILE để chọn ra ý tưởng đáp ứng và
đúng các điều kiện nêu trong bản yêu cầu sáng tạo.
Bước 5: Thể hiện các ý tưởng ra giấy để trình bày với khách hàng
Các ý tưởng phù hợp sẽ được phác thảo ra thành một mẫu quảng cáo báo hoặc
thành một phác thảo kịch bản phim quảng cáo. Các mẫu phác thảo này sẽ được giới thiệu
cho khách hàng trong một buổi trình bày ý tưởng.

10


1.5. Phát triển chiến lược sáng tạo
1.5.1. Kế hoạch sáng tạo

Sau khi xác định ý tưởng sáng tạo dựa trên các yếu tố: đặc điểm khán giả mục tiêu,
vấn đề mà quảng cáo phải giải quyết, chiến lược sáng tạo sẽ được triển khai thành một
bản kế hoạch sáng tạo (Creative / Copy platform).
Kế hoạch sáng tạo: là tài liệu gồm các thông tin cơ bản mà người viết quảng cáo
dựa vào đó để xây dựng các mẫu quảng cáo.
Tùy theo cơng ty nó có thể có tên gọi khác nhau như: bản thiết kế sáng tạo, hợp
đồng sáng tạo, bản thuyết minh sáng tạo. Giám đốc phụ trách khách hàng sẽ trình bày bản
kế hoạch này với các khách hàng của mình.
Kế hoạch sáng tạo: là tài liệu gồm các thông tin cơ bản mà người viết quảng cáo
dựa vào đó để xây dựng các mẫu quảng cáo. Tùy theo cơng ty nó có thể có tên gọi khác
nhau như: bản thiết kế sáng tạo, hợp đồng sáng tạo, bản thuyết minh sáng tạo. Giám đốc
phụ trách khách hàng sẽ trình bày bản kế hoạch này với các khách hàng của mình.
Các nội dung chủ yếu trong kế hoạch sáng tạo:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Mục tiêu truyền thông và mục tiêu quảng cáo.
Đặc điểm khán giả mục tiêu mà quảng cáo phải tác động đến.
Lợi ích chủ yếu của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Ý tưởng chủ đạo phải nhấn mạnh.
Cách thức thể hiện chiến lược sáng tạo: phương pháp thu hút, kỹ thuật thể hiện.
Thông tin cần thiết phải hỗ trợ.

1.5.2. Chiến dịch quảng cáo
Chiến dịch quảng cáo đề cập đến hàng loạt thông điệp quảng cáo được thực hiện
trên các phương tiện truyền thông khác nhau cùng tập hợp vào một ý tưởng quảng cáo.

Ví dụ: Chiến dịch Vui Trồng Lộc Tết, Lấm Bẩn Gieo Điều Hay của OMO năm
2020. Cụ thể, chiến dịch này đã cho ra mắt hai video "Sự tích cây nêu tam lộc” và “Sự
tích bác tiều phu gieo lộc” với sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Mục tiêu của
chiến dịch là truyền tải thơng điệp tích cực đến mọi người vào dịp Tết. Với các kênh
truyền thông thực hiện là Youtube, mạng xã hơi Facebook,…
Thơng thường thì chiến dịch quảng cáo gồm có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xác định được mục tiêu của chiến dịch quảng cáo
Xét về mặt tổng quát thì mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ có 1 trong 4 loại mục tiêu
sau:
• Mục tiêu thơng tin: Truyền bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện… đến với
đối tượng, khách hàng mục tiêu. Mục tiêu thông tin được sử dụng nhiều trong các
chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới.
11


• Mục tiêu thuyết phục: Thuyết phục, lôi kéo đối tượng, khách hàng mục tiêu mua
sản phẩm, dịch vụ.
• Mục tiêu gợi nhớ: Nhắc nhớ trong tâm trí của đối tượng, khách hàng mục tiêu về
sản phẩm. Nội dung ấy có thể là tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, thương
hiệu,…
• Mục tiêu so sánh và tấn cơng sản phẩm đối thủ cạnh tranh: So sánh lợi ích, cơng
dụng sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Giai đoạn 2: Xây dựng ngân sách cho chiến dịch quảng cáo
Giai đoạn 3: Xây dựng chiến lược quảng cáo
Việc xây dựng chiến lược quảng cáo bao gồm công việc thiết kế thông điệp quảng
cáo và lựa chọn phương tiện truyền thông
Giai đoạn 4: Kiểm tra, đo lường và đánh giá trong quá trình chạy và sau chiến
dịch:
Doanh nghiệp cần phải theo dõi quá trình chạy chiến dịch quảng cáo để có thể có
hành động kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố như trục trặc kỹ thuật, sai thời điểm,

thời lượng quảng cáo, khách hàng phản ánh và khiếu nại về quảng cáo…Việc đánh giá
mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo dựa trên các tiêu chí:
• Phản ứng khách hàng: Ủng hộ, tị mị, kích thích, phản đối, thờ ơ, ức chế…
• Doanh thu sản phẩm: tăng nhẹ, tăng đột biến, không tăng không giảm, giảm nhẹ,
giảm mạnh.
Nghiên cứu các ý tưởng chủ đạo của quảng cáo:
Phần quan trọng trong chiến lược sáng tạo là xác định chủ đề trọng tâm trong
chiến lược quảng cáo. Đó chính là ý tưỡng chủ đạo của quảng cáo (Major selling Idea)
• Ý tưởng quảng cáo chủ đạo: Là ý tưởng độc nhất mà người ta nói về sản phẩm. Là
lời rao quảng cáo để thu hút và có ý nghĩa dễ nhớ nhất để truyền thông đến khán
giả mục tiêu.
• Một chiến dịch quảng cáo có hiệu quả phải có một ý tưởng chủ đạo để hấp dẫn sự
chú ý của khách hàng, để nhận được sự đáp ứng và thiết lập một hình ảnh sản
phẩm so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
• Thử thách đối với đội ngũ sáng tạo: là tìm kiếm các ý tưởng này để sử dụng trong
quảng cáo. Một số sản phẩm khó có thể tìm ra những điểm độc đáo để nói về
chúng, nhưng cũng có những ý tưởng chủ đạo trở thành yếu tố cơ bản cho sự
thảnh công của chiến dịch quảng cáo.
• Một số điểm có tính chất hướng dẫn trong gian đoạn tìm những điểm chủ đạo:
- Sử dụng yếu tố độc đáo của sản phẩm (USP- Unique selling proposition): Trình
bày lợi ích về thuộc tính, đặc điểm của sản phẩm. Đặc điểm này là duy nhất và
quan trọng đối với người sử dụng
12


-

-

Tạo ra hình ảnh về nhãn hiệu: Chiến lược sáng tạo thường dựa vào phát triển sự

nhận thức, dễ nhớ về nhãn hiệu qua quảng cáo hình ảnh nhãn. Yếu tố then chốt để
quảng cáo thành công là phát triền hình ảnh để lơi cuốn, thu hút khách hàng sử
dụng sản phẩm.
Tìm kiếm một cách diễn tả đơn giản, tự nhiên: có thể bằng định vị sản phẩm.
Ưu thế về mặt tình cảm (ESP- Emotional Selling Proposition).
Lối sống Lifestyle.

1.6. Triển khai chiến lược sáng tạo
Thường trải qua 2 bước:
• Xác định phương pháp thu hút
• Xác định phong cách thể hiện ý tưởng sáng tạo
Phương pháp thu hút: Là cách thức lôi cuốn sự quan tâm của khách hàng nhằm
tác động đến cảm xúc của họ hướng đến sản phẩm/ dịch vụ và thúc đẩy khách hàng hành
động. Về cơ bản, có 2 nhóm phương pháp thu hút: Thu hút lí trí (Rational Appeal) và thu
hút cảm xúc (Motional Appeal)
Phương pháp thu hút lí trí (Rational Appeal): Là phương pháp thu hút vào các
lập luận của khách hàng, sự cân nhắc về các đặc điểm, lợi ích cơng dụng của sản phẩm để
thuyết phục khách hàng. Gồm:






Phương pháp thu hút bằng thc tính sản phẩm
Phương pháp thu hút bằng lợi thế cạnh tranh
Phương pháp thu hút bằng lợi thế giá
Phương pháp thu hút bằng thông tin mới
Phương pháp thu hút bằng sự phổ biến của sản phẩm, dịch vụ


Phương pháp thu hút cảm xúc (Motional Appeal): Là phương pháp thu hút
hướng vào cảm xúc, tâm lý của khách hàng, cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực để gây sự tác
động quan tâm hoặc mua sản phẩm.
Phương pháp thu hút hướng vào cảm xúc tiêu cực: Nhắm vào sự sợ hãi, lo âu của
khách hàng như: sợ, Bệnh tật, sợ tai nạn, sợ cái xấu, sợ những rủi ro không an tồn... để
tạo sự thay đổi trong hành vi.
Sử dụng hình ảnh thông điệp quảng cáo giúp đưa ra các giải pháp làm giảm sự lo
âu và giải quyết vấn đề bằng việc dùng sản phẩm, qua đó kêu gọi khuyến khích khách
hàng dùng sản phẩm. Động cơ mua thiên về cảm xúc hơn là sự cân nhắc thuộc tính sản
phẩm. Ví dụ:
• Quảng cáo bảo hiểm (sức khỏe, hỏa hoạn, nhân thọ, rủi ro...)
• Quảng cáo mỹ phẩm, vệ sinh cá nhân (chống lại sự già nua, xấu...)
• Quảng cáo loại thuốc (chống lại cơn đau, ảnh hưởng xấu tới bệnh tật...)
13


Phương pháp thu hút hướng vào cảm xúc tích cực: Nhắm vào nhu cầu tự thể hiện
cái tôi của mỗi người hay nhu cầu tình cảm, xã hội, nhu cầu địa vị uy tín... Ví dụ:
• Sản phẩm cao cấp hướng vào địa vị, uy tín (chơi gơn, đồ trang sức, xe hơi, nước
hoa)
• Sản phẩm hướng vào tính cách cá nhân (bia, nước giải khát, điện thoại di động)
• Sản phẩm hướng vào nhu cầu tình cảm (sản phẩm chăm sóc bé, q tặng…)
1.7. Một số ví dụ về sự sáng tạo trong quảng cáo:
• Quảng cáo tương ớt Tabaso:
Đây là mẫu quảng cáo sáng tạo đầy ấn tượng cho sản phẩm tương ớt Tabasco. Cay
như chưa từng được cay với minh họa hình núi lửa phun ra từ chính miệng bạn.

Hình 1.6: Quảng cáo tương ớt Tabasco
• Quảng cáo máy tỉa lông mũi Panasonic:
Để quảng cáo cho sản phẩm máy tỉa lông mũi, Panasonic đã tận dụng triệt để

những đường dây điện ngoài đường.

14


Hình 1.7: Quảng cáo máy tỉa lơng mũi Panasonic
• Quảng cáo giày dép Via Uno:
Với giày dép Via Uno, đôi chân bạn cũng có thể trở nên quyến rũ.

Hình 1.8: Quảng cáo giày dép Via Uno
• Quảng cáo Canon – Đèn Flash mạnh mẽ:
Quả thực là mạnh mẽ đến mức mà sau khi chụp ảnh thì chiếc vịng đã để lại dấu
ấn nhìn như cháy năng trên cổ cơ gái này.

15


Hình 1.9: Quảng cáo Canon – Đèn Flash mạnh mẽ
• Quảng cáo kem dưỡng da ban đêm Nivea:
Hình trăng khuyết trên nền trời tối trong quảng cáo Nivea ban đêm, giúp khán giả
dễ dàng nhận ra đây là quảng cáo cho kem dưỡng da ban đêm của Nivea.

Hình 1.10: Quảng cáo kem dưỡng da ban đêm Nivea

16


2. Phân tích xu hướng sáng tạo trong quảng cáo và hiệu quả đạt được mà các doanh
nghiệp sử dụng để làm lợi thế trong truyền thông khi tham gia kinh doanh tại thị
trường Việt Nam

2.1. Xu hướng quảng cáo video
Quảng cáo bằng video vẫn sẽ là một trong những cơng cụ tiếp thị hiệu quả, ít nhất trong 5
năm tới. Bởi lẽ:
• Quảng cáo bắt đầu nở rộ từ thời đại truyền hình và nó vẫn sẽ tiếp tục phát triển
nhờ các nền tảng về truyền thông và công nghệ trí tuệ nhân tạo.
• Quảng cáo vẫn giữ được những mục đích cốt lõi của nó: nói về sản phẩm, nhắc
về sản phẩm và thu hút sự quan tâm của người dùng và thúc đẩy doanh số.
• Video quảng cáo có khả năng truyền tải thơng điệp một cách nhất quán trên các
nền tảng khác nhau. Và vì thế mà nó vẫn trở thành một yếu tố tiếp thị quan
trọng, “thích nghi” thời đại cho dù nhiều hình thức truyền thống đã bị “mai một”
và mất đi.
Ngồi truyền hình, website, video quảng cáo có thể xuất hiện trên các trang
mạng xã hội với lượng lớn người dùng như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram cho
các chiến dịch truyền thông, marketing của doanh nghiệp.
Xu hướng:
Video ngắn: Xu hướng người dùng thay đổi, với việc tiếp cận cùng một lúc quá
nhiều thông tin và video khác nhau, họ có xu hướng chỉ quan tâm tới những quảng cáo
đặc biệt và gây ấn tượng với họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng thời gian mà mọi
người sẵn sàng bỏ ra để xem các video quảng cáo.
Do đó, để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của người dùng, đòi hỏi quảng cáo trở
nên ngắn hơn, trực quan hơn, súc tích hơn nhưng cũng sẽ không kém phần hấp dẫn và
thú vị. Các định dạng mới nhen nhóm xuất hiện trong các chiến dịch truyền thông
trong những năm gần đây tại Việt Nam là Bumper Ads (Quảng cáo 6s), Quảng cáo
15s,...
Ví dụ:
Quảng cáo 3s của Mercedes-Benz, 0-100: />Trong quảng cáo này, Mercedes-Benz giới thiệu chiếc Mercedes-AMG GT S mới
của mình và thực tế nó có thể đi từ 0 – 100 km/h trong 3,8 giây. Với thông “Chiếc xe này
nhanh”. Quảng cáo này rất khéo léo ở việc sử dụng thời lượng quảng cáo để hiển thị tốc
độ xe tăng tốc. Khơng có giọng đọc để thu hút những người xem chưa chú ý đến video
hoặc chỉ nghe âm thanh video.

Quảng cáo 6s của Amazon: />
17


Trong quảng cáo này, Amazon quảng bá dịch vụ giao hàng trong 2 giờ Prime
Now. Thông điệp đơn giản giúp người xem biết ngay rằng Amazon cung cấp giao hàng
miễn phí trong 2 giờ. Người xem cũng có thể hiểu rằng dịch vụ giao hàng này dành cho
các mặt hàng phục vụ tẩy rửa và dọn nhà được bán bởi Amazon. Khơng có lời bình. Điều
này có nghĩa là những người xem khơng chú ý đến màn hình hoặc những người chỉ nghe
được âm thanh sẽ bỏ lỡ quảng cáo.
Quảng cáo 30s của Trà xanh C2: />Mẫu quảng cáo ngắn với thơng điệp: “Có C2, sao phải gắt”. Thời lượng quảng cáo
ngắn, thơng điệp khá đơn giản, có lời bình mô tả đặc điểm sản phẩm: uống C2, mát lành
đầy sảng khoái, tinh thần thoải mái để học tập, làm việc.
Video bán hàng: Khai thác ưu điểm của video là sự trực quan, chân thật từ hình
ảnh và âm thanh, video quảng cáo có thể rút ngắn quy trình mua hàng của khách hàng
bằng cách gắn các quảng cáo trực tiếp trên các video này. Các nút liên kết tới trang bán
hàng sẽ được cài đặt và hiển thị, giống như cách mà landing page vẫn được áp dụng hiện
nay.

Hình 2.1: Dạng video quảng cáo trên Intagram reels
Video trực tiếp: Việc phát video theo thời gian thực hay còn gọi là
“livestream” vẫn trở nên phổ biến trong nhiều doanh nghiệp. Điều này sẽ hiệu quả
với các nội dung thực tế như giới thiệu sản phẩm, phỏng vấn hay hậu trường…

18


Hình 2.2: Quảng cáo dạng video trực tiếp
Hiệu quả đạt được:
Đến thời điểm 2021 hiện tại, với sự phát triển khơng ngừng của Internet,

smartphones và cơng nghệ hiện đại thì loại hình quảng cáo video này rất tiềm năng
cho các doanh nghiệp và có thể sẽ tiếp tục là một trong những xu hướng quảng cáo
kỹ thuật số lớn nhất trong năm tới.
Trong đó, livestream sẽ được xem là hình thức đang trở nên phổ biến hơn
theo từng ngày. Loại hình này mở ra cánh cửa để các doanh nghiệp khám phá thêm
về quảng cáo thông qua kiểu nội dung này.
Với sự xuất hiện của một lượng lớn nội dung có sẵn trên mạng, mọi người
ngày càng trở nên ít nghĩ đến việc tiếp xúc với những bản thuyết trình thương mại.
Họ muốn những thông tin trực tiếp, nhanh và ngắn gọn nhất có thể. Với sự ra đời
của các dạng video quảng cáo ngắn, các dạng video của TikTok và Instagram Reels,
dễ làm, dễ xem được kỳ vọng sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết vào năm 2021.
2.2. Xu hướng trên thiết bị di động
Hầu hết người tiêu dùng sử dụng điện thoại của họ cho các trải nghiệm mua
sắm, duyệt web và giải trí. Điều này dẫn đến việc các thương hiệu đã thay đổi để đảm
bảo rằng các quảng cáo của mình tương thích trên các thiết bị di động.
Xu hướng:
Quảng cáo video dạng dọc: Với sự phát triển chóng mặt của smartphone người
dùng thường sử dụng điện thoại di động để lướt mạng xã hội nhiều hơn và lẽ đương
nhiên là họ khơng thích xoay ngang điện thoại. Vì vậy, các video quảng cáo dạng dọc
sẽ có tỷ lệ khung hình tương thích, mang lại sự thỏa mái cho người xem.
Năm 2018, khi mà Tiktok - ứng dụng có giao diện chính theo định dạng dọc
bùng nổ tồn thế giới, thì tiếp đó 1 loạt các ông lớn như Facebook, Youtube đều chuyển
hướng nội dung sang định dạng dọc.

19


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×