Phương Pháp Điều Trị trong y học dân tộc
(Phần 1)
Người xưa, trong quá trình vận dụng trị liệu trên lâm sàng, đã đề ra 1 số
phương pháp điều trị chính yếu gọi là Bát Pháp (8 cách trị bệnh).
I. BÁT PHÁP
Bát Pháp là 8 cách chữa bệnh gồm : Hãn (làm cho ra mồ hôi), Thổ (làm
cho nôn ra), Hạ (làm cho xổ), Thanh (làm cho mát), Ôn (làm cho ấm), Tiêu (làm
cho tiêu mòn), Hòa (làm cho điều hòa cơ thể), Bổ (làm cho bổ).
Tùy theo bệnh tật đã được xác định, chẩn đoán (ở đâu, nguyên nhân nào,
thuộc hội chứng gì...), chọn dùng cách này hay cách khác hoặc phối hợp 2, 3 cách
với nhau để chữa trị.
Về thuốc, mỗi phương pháp của Bát Pháp đều có bài thuốc đặc hiệu có
công dụng cao (do công lao thừa kế của hàng ngàn năm kinh nghiệm của người
xưa). Nhưng về mặt châm cứu, còn nhiều phức tạp trong việc áp dụng cách thức
thủ thuật châm... Tuy nhiên, trong mỗi phương pháp châm cứu, vẫn có thể đạt
được kết quả tốt nếu thực hiện đúng quy tắc thao tác và chọn huyệt.
1. HÃN PHÁP (làm cho ra mồ hôi)
Đại cương: 1 bệnh sốt, khi ra được mồ hôi, sốt tự lui, do đó người xưa đã
vận dụng và tạo ra Hãn Pháp để chữa bệnh. Mục đích làm ta mồ hôi để tà khí theo
mồ hôi thoát ra ngoài.
Áp dụng lâm sàng: Thường dùng chữa bệnh ở Biểu, tà khí còn ở phần
Biểu.
Theo cách nhìn của YHCT, Hãn pháp không chỉ dùng để làm cho ra mồ hôi
mà hễ muốn khu trục Biểu tà, làm cho khí huyết lưu thông đều có thể dùng Hãn
pháp, do đó không nên nhìn 1 cách hạn hẹp rằng Hãn pháp chỉ dùng để làm cho ra
mồ hôi.
Trên lâm sàng có thể dùng nhiều cách : Thuốc uống, châm cứu, xông...
a) Thuốc:
- Dùng thuốc Tân ôn ( cay ấm) để ra mồ hôi, dùng trong chứng Biểu Hàn.
- Dùng thuốc Tân Lương (cay mát), trong chứng Biểu Nhiệt.
b) Châm cứu:
Thường dùng huyệt Hợp cốc (Đtr.4) và Phong môn (Bq.12) khi tà còn ở
Biểu.
+ Nếu do Hàn tà, châm sâu, tả mạnh, vê kim cho tới khi thấy ra mồ hôi ở
trán thì lưu kim. Hoặc dùng phương pháp "Thiêu sơn hỏa".
+ Nếu do nhiệt, châm nông, tả mạnh như trên hoặc châm 1-2 kim theo thủ
thuật "Thiêu sơn hỏa" để giải biểu, khi đã ra mồ hôi ở trán, dùng thủ thuật "Thấu
nhiên lương" để thanh nhiệt.
c) Ngoại khoa:
Trong dân gian thường dùng nồi xông hoặc cháo giải cảm, có hiệu quả phát
hãn rất cao và an toàn.
Nồi xông cũng được dùng trong chứng Phù (thủy thũng) mãn tính để thúc
đẩy bài trừ chất nước.
Chỉ định
- Chỉ dùng chữa bệnh mà tà khí còn ở Biểu.
- Thiên 'Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận' ghi : "Tà khí còn ở bì mao thời
làm cho hãn phát tán đi" và "mình nóng như than đốt, nên phát hãn".
Chống chỉ định (Contraindication) :
- Người mất nhiều tân dịch (tiêu chảy, nôn nhiều), mất nhiều máu, không
được dùng.
- Khi Biểu tà đã giải, cần ngưng ngay.
- Mùa hè nóng nực, không nên làm cho ra mồ hôi nhiều quá.
- Không nên cùng lúc cho uống nhiều loại thuốc phát hãn, đắp nhiều chăn,
làm cho mồ hôi tiết ra nhiều quá, hại đến nguyên khí, gây vong dương.
- Cần nắm 4 không : không hoãn, không cấp, không nhiều, không ít.
Vì Hoãn và Cấp không thể đẩy lui được tà khí ra, nhiều quá thì gây vong
dương, ít quá thì tà khí ra không hết, không hết bệnh.
- Người hư yếu, khi muốn phát hãn, luôn luôn phải bổ thêm.
Chú ý: Cần linh hoạt khi áp dụng phép hãn : "Phát hãn làm cho các lỗ chân
lông nở ra, tà khí theo mồ hôi mà ra, do đó nên dùng những vị thuốc nào chỉ làm
cho tà khí theo chân lông ra dần dần, mà không làm tổn thương trung khí và tân
dịch.
Thí dụ : Trong sách "Thương Hàn Luận", Trương Trọng Cảnh dùng bài
"Ma Hoàng Quế Chi", nhiều người dùng các loại Bạc hà, Kinh giới và thêm các vị
Táo như Khương hoạt, Độc hoạt, Bạch chỉ... để phát hãn. Việc cho thêm thuốc
Táo, tuy cũng có tác dụng phát hãn nhưng chỉ để chữa Hàn thấp chứ không thể
chữa được Thương hàn ôn bệnh. Vì phong hỏa đốt bên trong, ngoài lại dùng thuốc
Táo, thì mồ hôi không thể ra được thì tà khí không có chỗ dựa để ra. Tà khí đã
không ra còn dùng thuốc Táo làm rối loạn chính khí, tổn thương tân dịch, sinh ra
biến chứng.
Do đó cần cẩn thận khi dùng thuốc.
2. THANH PHÁP (Làm Cho Mát)
Đại cương: Có những chứng nóng lâu ngày, quá nóng, phải dùng thuốc
mát mới làm hạ được, vì thế người xưa đề ra Thanh pháp.
Áp dụng: Dùng để chữa những bệnh ôn nhiệt xâm nhập vào cơ thể làm khô
ráo tân dịch.
- Thuốc : Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và vị trí của Nhiệt tà mà
dùng thuốc:
Thanh lương (Thanh nhiệt, Lương huyết), dùng thuốc vị cay, tính
mát, để thanh, nhiệt như : Thạch cao, Lá tre, Tri mẫu... dùng trong trường hợp sốt
cao.
Dùng thuốc vị đắng, tính lạnh để tả hỏa như Hoàng Liên...
Dùng thuốc có tác dụng lương huyết để giải nhiệt như : Sinh địa,
Huyền sâm... loại thuốc này còn được gọi là thuốc "Tư dưỡng" vì ngoài tác dụng
thanh huyết, hạ nhiệt, còn có tác dụng bổ dưỡng.