Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Phát triển hậu phôi ở Bò sát (Reptilia) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.53 KB, 7 trang )


Phát triển hậu phôi ở Bò sát
(Reptilia)

Nhiều loài bò sát sau khi nở lớn rất
nhanh, có khi trong vòng 8 tuần đã
lớn gấp đôi so với mới nở, sau đó tốc
độ lớn của chúng chậm lại và dừng lại
ở giai đoạn trưởng thành.
Cá sấu Mỹ mới nở dài 20 cm, sau 1
năm dài 67cm, 2 năm kích thước thân
1,2m. Cá sấu đực 6 tuổi dài 1,8m - 2,5
m, cá sấu cùng tuổi dài 1,6m - 1,8m.
Cá sấu đực 9 tuổi dài 3m. Trăn khi
mới nở dài 0,6m, 1 tuần dài 1,5m, 2
tuần dài 2m, 3 tuần dài 2,5m, 4 tuổi
dài 2,9m và 5 tuổi dài tới 3,3m. Rắn
hổ mang ở nước ta khi mới nở dài
2cm, 1 năm dài 45cm, 2 năm dài 58 -
85cm, 3 năm dài 90 - 95cm, khoảng 3
năm rưởi thì rắn trưởng thành có thể
tiến hành giao phối và sinh đẻ. Khi đã
trưởng thành sinh dục, một số loài
bò sát ngừng lớn. Ở rắn thì vẫn
tiếp tục lớn nhưng rất chậm. Tốc độ
tăng trưởng không giống nhau ở con
đực và con cái. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng như
thức ăn, nhiệt độ và ánh sáng.
Một số loài thằn lằn (tắc kè) thành
thục sau 1 năm, rùa từ 2 - 5 năm; cá


sấu khoảng 8 năm. Rắn có kích thước
nhỏ thành thục sớm hơn loài có kích
thước lớn, rắn đực thành thục sớm
hơn rắn cái (rắn đực khoảng 2 - 4
năm, rắn cái từ 4 - 6 năm).
- Việc xác định tuổi thọ của các loài
động vật hoang dại trong đó có lớp bò
sát là rất khó. Người ta ít có điều kiện
để biết một con vật ngay từ lúc mới
nở đến khi con vật chết bình thường
trong hoàn cảnh sống trong thiên
nhiên. Tuổi thọ của nhiều loài bò sát
chỉ là số liệu tương đối: Tắc kè
khoảng 7 năm, rắn hổ mang khoảng
12 năm, trăn khoảng 20 năm, cá sấu
56 năm. Rùa cạn sống lâu nhất, có
loài lên đến 300 năm.
Quỳnh Hoa
Phát triển phôi ở Bò sát (Reptilia)
Thứ bảy, 14 Tháng 8 2010 20:34

Một đặc điểm rất quan trọng ở bò sát
là trứng có màng ối. Trứng này có
màng và vỏ bảo vệ, có thể được
đẻ trong đất. Trứng có màng ối
của các động vật có xương sống ở
cạn như bò sát và chim có 4 lớp màng
là màng ối, túi niệu, túi noãn hoàng,
màng đệm và ngoài cùng là lớp vỏ.
Màng ối bao bọc một buồng có đầy

dịch, chứa phôi giúp cho phôi tiếp
tục phát triển trong môi trường
nước mặc dù trứng được đẻ trên
cạn. Túi niệu là nơi tiếp nhận các chất
thải của phôi đang phát triển. Các
mạch máu của chúng nằm gần vỏ giữ
chức năng trao đổi khí. Túi noãn
hoàng chứa noãn hoàng là nguồn thức
ăn cho phôi. Màng đệm là lớp màng
ngoài cùng bao quanh phôi và các
màng khác. Giống như bò sát và
chim, thú cũng thụ tinh trong, phôi
cũng có 4 lớp màng nhưng không có
vỏ và không được đẻ ra. Phôi non và
các màng của chúng được giữ lại
trong một buồng đặc biệt của ống sinh
dục cái. Ở đây sự phát triển phôi được
hoàn tất và cá thể con được đẻ ra.
- Trứng bò sát phân cắt hình đĩa, sự
phôi vị hóa khác với loại trứng nhiều
noãn hoàng, phân cắt hình đĩa của
chim và thú: Quá trình dày lên và lõm
vào của phôi không xảy ra ở cạnh đĩa
phôi mà ở phía trong cạnh đó. Quá
trình này phát sinh trung bì, do đó
xoang vị có tên là túi trung bì. Nội bì
hình thành trước trung bì do quá trình
biệt hoá các tế bào noãn hoàng. Trong
quá trình phát triển phôi có hình thành
các màng phôi, nhờ đó phôi của bò

sát, chim và thú phát triển trực tiếp

×